Thách thức to lớn của Việt Nam khi phải đối mặt trong xu thế toàn cầu hoá là
A. quản lí, sử dụng chưa có hiệu quả các nguồn vốn từ bên ngoài
B. sự chênh lệch về trình độ dân trí khi tham gia hội nhập
C. sự bất bình đẳng trong quan hệ quốc tế
D. sự cạnh tranh khốc liệt trong thị trường thế giới
Lời giải của giáo viên
Đáp án D
Phương pháp: phân tích, đánh giá
Cách giải:
Thách thức của Việt Nam trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay bao gồm:
+ Hội nhập là điều không thể tránh khỏi, nhưng đòi hỏi phải có sự nhận thức tìm ra con đường đúng đắn để phát triển lợi thế, nếu không sẽ dễ rơi vào những sai lầm, rủi ro.
+ Điểm xuất phát của các nước đang phát triển thường rất thấp, trình độ phát triển thấp, nguồn nhân lực hạn chế, cơ sở hạ tầng yếu kém cho nên hòa nhập vào thế giới là điều khó khăn. Nó tạo ra nguy cơ tụt hậu cho các nước đang phát triển nếu bỏ lỡ cơ hội.
+ Sự cạnh tranh gay gắt của thị trường thế giới, của các quan hệ kinh tế còn nhiều bất bình đẳng, gây thiệt hại chocác nước đang phát triển.
+ Vấn đề sử dụng có hiệu quả nguồn vốn vay.
+ Vấn đề giữ gìn và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.
Trong đó, thách thức lớn nhất chính là sự cạnh tranh gay gắt của thị trường quốc tế, nếu không có sự điều chỉnh kịp thời rất dễ có nguy cơ tụt hậu
CÂU HỎI CÙNG CHỦ ĐỀ
Khẩu hiệu “Đánh đuổi Pháp - Nhật” thay bằng khẩu hiệu “Đánh đuổi phát xít Nhật” được nêu ra trong
Sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt, thế giới dần chuyển sang xu thế nào?
Sau Chiến tranh thế giói thứ hai, tâm điểm đối đầu giữa hai cực Xô - Mĩ ở châu Âu là sự ra đời và tồn tại
Nguyễn Ái Quốc triệu tập Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản (1 -1930) với cương vị là
Sự chuyển biến về tính chất xã hội Việt Nam sau cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất so với trước là từ xã hội phong kiến sang xã hội
Sau khi bị thất bại trong kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” ở Gia Định năm 1859, thực dân Pháp chuyển sang kế hoạch nào?
Hạn chế trong chủ trưong, đường lối cứu nước của Phan Châu Trinh là
Chính sách nhượng bộ của Anh, Pháp tại Hội nghị Muy-ních (9 - 1938) tác động thế nào đến sự bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945)?
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Tây Âu liên kết kinh tế với nhau nhằm
Nhân dân Liên Xô hoàn thành thắng lợi kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế (1946 - 1950) dựa vào
Đặc điểm mang tính khách quan quyết định sứ mệnh lãnh đạo cách mạng của giai cấp công nhân Việt Nam là
Việt Nam là ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kì 2008 - 2009 có ý nghĩa
Chính sách kinh tế mới của Lê-nin (3 - 1921) đuợc Đảng ta vận dụng sáng tạo trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam như thế nào?
Tính chất của cuộc Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga là