Đề thi thử THPT QG môn Lịch Sử năm 2018 - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc lần 4

Đề thi thử THPT QG môn Lịch Sử năm 2018 - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc lần 4

  • Hocon247

  • 40 câu hỏi

  • 90 phút

  • 27 lượt thi

  • Dễ

Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com

Câu 1: Trắc nghiệm ID: 219343

Chính sách khai thác lần thứ nhất của Pháp ở Việt Nam (1897 - 1914) trong công nghiệp chú trọng vào ngành

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp: Sgk 11 trang 137

Cách giải:

Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, tư bản Pháp tập tiưng vào việc khai thác mỏ (than đá, thiếc, kẽm,...) ở Hòn Gai, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Thái Nguyên.

Câu 2: Trắc nghiệm ID: 219344

Sau Chiến tranh thế giói thứ hai, tâm điểm đối đầu giữa hai cực Xô - Mĩ ở châu Âu là sự ra đời và tồn tại

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp: phân tích, đánh giá

Cách giải:

Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai chấm dứt, nước Đức bị chia thành bốn vùng chiếm đóng theo Hội nghị Yalta, do các nước Đồng Minh (Mỹ, Liên Xô, Anh và Pháp) kiểm soát và quản lý. Berlin từng là thủ đô của Đức Quốc xã, cũng bị chia làm bốn khu vực tuơng tự như nuớc Đức. Cùng lúc đó cuộc Chiến tranh Lạnh giữa Đôngvà Tây cũng đã bắt đầu trên nhiều phương diện khác nhau. Berlin trở thành trung tâm của cuộc chiến giữa các cơ quan tình báo của cả hai phe. Trong năm 1948 Cuộc phong tỏa Berlin của Liên bang Xô Viết là một trong những cuộc khủng hoảng lớn đầu tiên trong Chiến tranh Lạnh.

Hai hội nghị hòa bình của phe đồng minh tại Yalta và Potsdam quyết định số phận của những vùng lãnh thổ Đức. Họ chia nuớc bại trận thành 4 "vùng cai quản của đồng minh". Phần phía đông của đất nuớc thuộc về Liên Xô, trong khi phần phía tây thuộc về Mỹ, Anh và Pháp.

Dù Berlin nằm hoàn toàn trong vùng Liên Xô kiểm soát (cách ranh giới giữa các vùng cai quản đông và tây hơn 160 km), các hiệp định Yalta và Potsdam chia thành phố thành những phần tuơng tự. Liên Xô cai quản nửa phía đông, còn các đồng minh khác kiểm soát phần phía tây. Việc chiếm đóng 4 bên ở Berlin bắt đầu vào tháng 6/1945

Trong năm 1949, khi nuớc Cộng hòa Liên bang Đức (Tây Đức) đuợc thành lập trong ba vùng chiếm đóng ở phía tây và ngay sau đó là nuớc Cộng hòa Dân chủ Đức (Đông Đức) đuợc thành lập trong vùng chiếm đóng của Liên bang Xô Viết, biên giới bắt đầu đuợc cả hai bên tăng cuờng củng cố và canh phòng. Hai quốc gia được thành lập đã tạo nền tảng cho việc chia cắt nước Đức về chính trị. Đầu tiên, chỉ có cảnh sát biên phòng và lực lượng quân đội biên phòng được giao nhiệm vụ canh gác giữa Đông Đức và Tây Đức, sau đó Đông Đức bắt đầu xây dựng nhiều rào chắn.

Vào ngày 13/8/1961, chính phủ Cộng hòa Dân chủ Đức (GDR hay Đông Đức) bắt đầu dựng hàng rào dây thép gai và "bức tường chống phát xít" giữa Đông và Tây Berlin. Mục đích chính thức của Bức tường Berlin này là nhằm ngăn cái gọi là "những kẻ phát xít" phương Tây vào Đông Đức, nhưng nó cũng nhằm ngăn việc di tản quy mô lớn từ Đông sang Tây. Bức tường Berlin vẫn đứng sừng sững cho tới ngày 9/11/1989, khi lãnh đạo đảng Công nhân xã hội thống nhất cầm quyền thông báo công dân của GDR có thể vượt qua biên giới bất kỳ khi nào họ muốn.

Ngày 9/11/1989, Bức tường Berlin sụp đổ sau 28 năm được xây dựng, chấm dứt sự chia cắt nước Đức. Sự sụp đổ của nó dẫn đến thống nhất nước Đức và đánh một dấu mốc quan trọng trong lịch sử thế giới hiện đại.

Câu 3: Trắc nghiệm ID: 219345

Thực dân Pháp chiếm đuợc 3 tỉnh Tây Nam Kì (1867) là do nguyên nhân cơ bản nào?

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp: Sgk 11 trang 114, suy luận

Cách giải:

Sau khi chiếm được ba tỉnh miền Đông Nam Kì, thực dân Pháp bắt tay ngay vào việc tổ chức bộ máy cai trị và chuẩn bị mở rộng phạm vi chiếm đóng. Pháp vu cáo triều Nguyễn vi phạm Hiệp ước 1962, yêu cầu triều đình giao nốt cho chúng quyền kiểm soát cả ba tình miền Tây Nam Kì.

Lợi dụng sự bạc nhược, nặng tư tưởng cầu hòa của triều đình Huế, trong vòng 5 ngày (20 đến 24- 6- 1867), thực dân Pháp đã chiếm gọn ba tỉnh miền Tây Nam Kì (Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên) mà không tốn một viên đạn. Trong khi nhân dân nơi đây vẫn tiếp tục dàng cao, diễn ra sôi nổi, bển bỉ.

=> Nguyên nhân cơ bản khiến ba tỉnh Nam Kì rơi vào tay thực dân Pháp là do nhà Nguyễn bạc nhuợc, mang nặng tự tưởng cầu hòa

Câu 4: Trắc nghiệm ID: 219346

Sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt, thế giới dần chuyển sang xu thế nào?

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp: Sgk 12 trang 64

Cách giải:

Xu mới của thế giới sau Chiến tranh lạnh dần chuyển sang xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển, các dân tộc hi vọng về một tuơng lại tốt đẹp của loài người

Câu 5: Trắc nghiệm ID: 219347

Nguyễn Ái Quốc triệu tập Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản (1 -1930) với cương vị là

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp: Sgk 12 trang 87

Cách giải:

Trước tình trạng các tổ chức cộng sản hoạt động riêng rẽ, ảnh hưởng xấu đến cách mạng Việt Nam. Với cương vị là phái viên của Quốc tế cộng sản, có quyền quyết định mọi vấn đề của cách mạng Đông Dương, Nguyễn Ái Quốc đã chủ động triệu tập đại biểu của Đông Duơng Cộng sản đảng và An Nam Cộng sản đảng đến Cửu Long (Huơng Cảng, Trung Quốc) để bàn việc hợp nhất

Câu 6: Trắc nghiệm ID: 219348

Trật tự thế giói mới được thiết lập sau Chiến tranh thế giới thứ nhất được gọi là

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp: Sgk 11 trang 59

Cách giải:

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, một trật tụ thế giới mới đuợc thiết lập thông qua các văn kiện đuợc kí ở Véc-xai và Oa-sinh-tơn, thuờng đuợc gọi là hệ thống Vécxai- Oasinhtơn

Sai lầm và chú ý:

- Xu hướng đa cực: sau khi Liên Xô tan rã.

- Trật tự một cực: là ý đồ của Mĩ sau khi Liên Xô tan rã nhung không thực hiện đuợc.

- Trật tự hai cực. Được thiết lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai

Câu 7: Trắc nghiệm ID: 219349

Nguyên nhân cơ bản dẫn đến bùng nổ cuộc Chiến tranh thế giói thứ nhất (1914 - 1918) là do mâu thuẫn giữa

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp: Sgk 11 trang 31, suy luận

Cách giải:

Nguyên nhân sâu xa hay chính là nguyên nhân cơ bản bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 -1918) là do mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa.

Đế quốc “già” (Anh, Pháp) có hệ thống thuộc địa rộng lớn >< các nước đế quốc “trẻ” (Mĩ, Đức, Nhật Bản) đang vươn lên mạnh mẽ về kinh tế nhưng lại có quá ít thuộc địa

Câu 8: Trắc nghiệm ID: 219350

Khẩu hiệu “Đánh đuổi Pháp - Nhậtthay bằng khẩu hiệu “Đánh đuổi phát xít Nhật” được nêu ra trong

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp: Sgk 12 trang 112

Cách giải:

Ngày 12-3-1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã ra chỉ thị: “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động chúng ta”. Chỉ thị đã chuyển từ khẩu hiệu “Đánh đuổi Pháp - Nhật” thay bằng khẩu hiệu "'Đánh đuôi phát xít Nhật”

Câu 9: Trắc nghiệm ID: 219351

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô và Mĩ chuyển từ quan hệ đồng minh sang

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp: Sgk 12 trang 58

Cách giải:

Từ liên minh chống phát xít, sau chiến tranh, hai cường quốc Liên Xô - Mĩ nhanh chóng chuyển sang thế đối đầu và đi tới tình trạng chiến tranh lạnh

Câu 10: Trắc nghiệm ID: 219352

Sự kiện đánh dấu chế độ phong kiến Việt Nam sụp đổ hoàn toàn là

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp: Sgk 12 trang 117

Cách giải:

Chiều ngày 30-8-1945, trong cuộc mít tinh lớn có hàng vạn quần chúng tham gia, vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị. Chế độ phong kiến Việt Nam hoàn toàn sụp đổ

Câu 11: Trắc nghiệm ID: 219353

Tính chất của cuộc Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga là

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp: Sgk 11 trang 50, suy luận

Cách giải:

Cách mạng Tháng Hai về tính chất là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới vì lãnh đạo cuộc cách mạng là giai cấp vô sản và hướng đi lên của cuộc cách mạng là xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa chứ không phải chế độ tư bản chủ nghĩa, thành lập được hai chính quyền là chính phủ tư sản lâm thời và Xô Viết.

Câu 12: Trắc nghiệm ID: 219354

Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Nhật là

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp: Sgk 11 trang 7

Cách giải:

Đế quốc Nhật có đặc điểm là chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt.

Câu 13: Trắc nghiệm ID: 219355

Khẩu hiệu nào dưới đây thuộc cao trào kháng Nhật cứu nước (từ tháng 3 đến giữa tháng 8 - 1945)?

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp: Sgk 12 trang 113

Cách giải:

Trong cao trào kháng Nhật cứu nước, ở Bắc Kì và Trung Kì, trước thực tế nạn đói diễn ra trầm trọng do chính sách cướp bóc của Pháp - Nhật, Đảng đề ra khẩu hiệu: “Phá kho thóc giai quyết nạn đói’, Khẩu hiệu đã đáp ứng nguyện vọng cấp bách của nông dân, tạo thành phong trào đấu tranh mạnh mẽ chưa từng có

Câu 14: Trắc nghiệm ID: 219356

Sau khi bị thất bại trong kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” ở Gia Định năm 1859, thực dân Pháp chuyển sang kế hoạch nào?

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp: Sgk 11 trang 110

Cách giải:

Sau khi kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” ở Gia Định năm 1859 thất bại, thực dân Pháp chuyển sang kế hoạch “Chinh phục từng gói nhỏ” (“Tằm ăn lá”).

Kế hoạch này thực hiện sau năm 1859 cụ thể như sau:

- Năm 1862, Tụ Đức kí Hiệp uớc nhuợng Sài Gòn và ba tỉnh miền Đông Nam Kì cho Pháp.

Năm 1874, triều đình Huế chính thức thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì thuộc Pháp (Hiệp uớc Giáp Tuất).

Hiệp uớc Hác măng (1883) và Hiệp uớc Pa-tơ-nốt (1884), triều đình Huế đã chính thức thừa nhận Việt Nam hoàn toàn thuộc Pháp.

Câu 15: Trắc nghiệm ID: 219357

Sau cuộc vận động ngoại giao của Quốc vương N.Xihanúc (9-11-1953) ở Campuchia, chính phủ Pháp đã

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp: Sgk 12 trang 28

Cách giải:

Ngày 9-11-1953, do hoạt động ngoại giao của Quốc vương N.Xuhanúc, Chính phủ Pháp kí Hiệp ước trao trả độc lập cho Campuchia, nhưng quân Pháp vẫn chiếm đóng đất nước này

Câu 16: Trắc nghiệm ID: 219358

Nhân dân Liên Xô hoàn thành thắng lợi kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế (1946 - 1950) dựa vào

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp: Sgk 12 trang 10

Cách giải:

Với tinh thần tự lực tự cường, nhân dân Liên Xô đã hoàn thành thắng lợi kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế (1946 - 1950) trong vòng 4 năm 3 tháng

Câu 17: Trắc nghiệm ID: 219359

Chính sách nhượng bộ của Anh, Pháp tại Hội nghị Muy-ních (9 - 1938) tác động thế nào đến sự bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945)?

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp: Sgk 11 trang 91

Cách giải:

Chính sách nhượng bộ của Anh, Pháp tại Hội nghị Muy-ních, hòng đẩy chiến tranh về phía :Liên Xô, với đạo luật trưng lập (8-1935), giới cầm quyền Mĩ thực hiện chính sách không can thiệp vào các sự kiện xảy ra bên ngoài nước Mĩ.

=> Chính quyền các nước phát xít đã lợi dụng tình tình đó để thực hiện mục tiêu gây chiến tranh xâm lược

Câu 18: Trắc nghiệm ID: 219360

Trong 20 năm đầu (1885 - 1905) Đảng Quốc đại chủ trương dùng phương pháp nào chống thực dân ở Ản Độ?

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp: Sgk 11 trang 10

Cách giải:

Trong 20 năm đầu (1885 - 1905), Đảng Quốc Đại chủ trương dùng phương pháp đấu tranh ôn hòa để đòi chính phủ thực dân tiến hành cải cách và phản đối phương pháp đấu tranh bằng bạo lực

Câu 19: Trắc nghiệm ID: 219361

Hiến pháp năm 1889 quy định thể chế chính trị của Nhật Bản là

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp: Sgk 11 trang 6

Cách giải:

Ở Nhật Bản, năm 1889, Hiến pháp mới được ban hành, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến

Câu 20: Trắc nghiệm ID: 219362

Đâu không phải là nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc?

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp: Sgk 12 trang 7, loại trừ

Cách giải:

Những nguyên tắc của Liên hợp quốc bao gồm:

- Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.

- Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các nước.

- Không can thiệp vào nội bộ của bất kì nước nào.

- Giải quyết tranh chấp, xung đột quốc tế bằng phương pháp hòa bình.

Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa 5 cường quốc: Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc

Câu 21: Trắc nghiệm ID: 219363

“Nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của đại bộ phận giai cấp đến vạn năm sau cũng không đòi lại được”.

Đoạn văn trên được Nguyễn Ái Quốc trình bày trong

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp: liên hệ

Cách giải:

Nhận định về tình hình cách mạng nước ta lúc đó, Nghị quyết Hội nghị Trang ương lần thứ VIII của Đảng đã khẳng định: “Trong lúc này, quyền lợi của bộ phận, của giai cấp phải đặt dưới sự sinh tử, tồn vong của quốc gia, của dân tộc. Trong lúc này, nếu không giai quyết được vẩn đề dân tộc giải phóng, không đòi lại được độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, của giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được

Câu 22: Trắc nghiệm ID: 219364

Việt Nam có thể rút ra kinh nghiệm gì từ sự phát triển kinh tế của nhóm năm nước sáng lập ASEAN sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp: liên hệ

Cách giải:

Từ những năm 60-70 trở đi, nhóm nước sáng lập ASEAN chuyển sang “Chiến lược kinh tế hướng ngoại” (công nghiệp hóa lấy xuất khẩu làm chủ đạo).

-Nội dung:

+ Mở cửa kinh tế, thu hút vốn đầu tư và kĩ thuật của nước ngoài

+ Tập trung sản xuất hàng hóa để xuất khẩu

+ Phát triên ngoại thương.

  • Kết quả: bộ mặt kinh tế - xã hội của các nước này có sự biến đổi lớn.

+ Tỉ trọng công nghiệp cao hơn nông nghiệp, mậu dich đối ngoại tăng trưởng nhanh.

+ Năm 1980, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 130 tỉ USD, chiếm 14% tổng kim ngạch ngoại thương của các quốc gia và khu vực đang phát triển.

+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao: Thái Lan 9% (1985-1995), Singapore 12% (1968 -1973),...đứng đầu 4 con rồng châu Á.

+ Từ năm 1997-1998, trải qua khủng hoảng tài chính, kinh tế suy thoái, chính trị không ồn định , sau vài năm khác phuc, các nước ASEAN vẫn tiếp tục phát triển.

=> Thông qua quá trình xây dựng và phát triển đất nước của các nước sáng lập ASEAN, các nước phát triển ở Đông Nam Á cần xây dựng nền kinh tế tự chủ kết hợp với mở cửa nền kinh tế, thu hút vốn đầu tư và kỹ thuật của nước ngoài

Câu 23: Trắc nghiệm ID: 219365

Hình thức và phương pháp của cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp: đánh giá, nhận xét

Cách giải:

- Bạo lực không phải là mục đích của giai cấp vô sản mà chỉ là phương tiện của giai cấp vô sản mà thôi. Khi kẻ thù đã lún sâu vào thất bại thì lúc đó nắm chắc thời cơ và tình thế cách mạng để lãnh đạo quần chúng nhân dân đấu tranh giành lấy chính quyền về tay nhân dân. Trong sử dụng bạo lực cách mạng, Đảng ta kết hợp chặt chẽ 2 lục luợng chính trị, quân sự và sử dụng kết hợp 2 hình thức đấu tranh này để hình thành nên phuong pháp cách mạng bạo lực hiệu quả. Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, cách mạng bạo lực bao giờ cũng phải dựa vào 2 lực lượng: chính trị của toàn dân và vũ trang nhân dân, trong đó lực lượng chính trị là cơ sở để xây dựng lực lượng vũ trang

- Trong Cách mạng tháng Tám, bạo lực của cách mạng là sự kết hợp chặt chẽ giữa lực lượng chính trị với lực lượng vũ trang, kết hợp nổi dậy của quần chúng với tiến công của lực lượng vũ trang cách mạng ở cả nông thôn và thành thị, trong đó vai trò quyết định là các cuộc tổng khởi nghĩa ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn. Khởi nghĩa vũ trang ở nơi địch yếu nhất, đánh địch dần dần, sử dụng cách đánh du kích tiến đến đánh nơi địch mạnh, đuổi kẻ thù ra khỏi lãnh thồ Việt Nam thống nhất nước nhà

Câu 24: Trắc nghiệm ID: 219366

Cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam thành công nhanh chóng và ít đổ máu là do

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp: suy luận

Cách giải:

  1. Hoàn cảnh khách quan thuận lợi
  • Giữa tháng 8 - 1945, phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh, quân Nhật ở Đông Dương rệu rã, Chính phủ thân Nhật Trần Trọng Kim hoang mang, tạo điều kiện khách quan thuận lợi cho Tổng khởi nghĩa.
  1. Chủ trương, biện pháp để khởi nghĩa giành chính quyền
  • Ngày 13 - 8 - 1945, Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh thành lập Uỷ ban Khởi nghĩa toànquốc. Uỷ ban Khởi nghĩa toàn quốc ban bố “Quân lệnh số l”phát lệnh Tổng khởi nghĩa trong cảnước.
  • Từ ngày 14 đến ngày 15 - 8 - 1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào (Tuyên Quang) thông qua kế hoạch lãnh đạo toàn dân Tổng khởi nghĩa.
  • Từ ngày 16 đến ngày 17 - 8 - 1945, Đại hội Quốc dân họp ở Tân Trào tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa của Đảng, thông qua 10 chính sách của Việt Minh, cử ra Uỷ ban Dân tộc giải phóng Việt Nam.

=> Nếu có thời cơ thuận lợi nhưng không có sự lãnh đạo sáng suốt của đảng để chớp thời cơ thì cũng không thể đưa đến thắng lợi của Cách mạng tháng Tám

Câu 25: Trắc nghiệm ID: 219367

Điểm khác trong quá trình đi lên chủ nghĩa đế quốc ở Nhật Bản sau cuộc Duy tân Minh Trị so với các nuớc đế quốc khác là gì?

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp: So sánh.

Cách giải:

Quá trình đi lên chủ nghĩa đế quốc:

  • Các nước đế quốc khác, quá trình đi lên chủ nghĩa đế quốc là quá trình đi xâm lược các quốc gia khác, nhưng làm giàu bằng cách thu nhập tài nguyên thiên nhiên và lợi dụng nhân lực của các nước thuôc địa để phát triển kinh tế và làm giàu cho chính quốc. Đây là đặc điểm chung của chủ nghĩa đế quốc ở châu Âu.

Nhật Bản: chủ trương xây dựng đất nước bằng sức mạnh quân sự. Dù tiến lên chủ nghĩa tư bản nhưng Nhật Bản vần duy trì chế độ sở hữu mộng đất phong kiến. Tầng lớp quý tộc đặc biệt là Samurai có ưu thế về chính trị rất lớn chủ trương xây dựng Nhật Bản bằng sức mạnh quân sự => đế quốc Nhật Bản là chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt

Câu 26: Trắc nghiệm ID: 219368

Để thực hiện mưu đồ bá chủ thế giới, Mĩ lo ngại nhất điều gì?

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp: Sgk trang 58, suy luận

Cách giải:

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ hết sức lo ngại trước ảnh hưởng to lớn của Liên Xô cùng những thắng lợi của cuộc cách mạng dân chủ nhân dân ở các nước Đông Âu, đặc biệt là sự thành công của cách mạng Trung Quốc với sự ra đời của nước Cộng Hòa Nhân dân Trung Hoa.

=> Chủ nghĩa xã hội trở thành một hệ thống thế giới, trải dài từ Đông Âu tới phía Đông châu Á.

Đây là điều Mĩ lo ngại nhất trong quá trình thực hiện mưu đồ bá chủ thế giới của mình.

=> Mĩ đã chủ động gây nên Chiến tranh lạnh chống lại Liên Xô và các nước Đông Âu vào bốn thập kỉ cuối thế kỉ XX

Câu 27: Trắc nghiệm ID: 219369

Chính sách kinh tế mới của Lê-nin (3 - 1921) đuợc Đảng ta vận dụng sáng tạo trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam như thế nào?

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp: liên hệ

Cách giải:

Chính sách kinh tế mới của Liên Xô năm 1921 là sự chuyển đồi kịp thời từ nền kinh tế nhà nước nắm độc quyền về mọi mặt sang nền kinh tế nhiều thành phần, nhưng vẫn đặt dưới sự quản lí của nhà nước. Với chính sách này, nhân dân Liên Xô đã vượt qua được những khó khăn to lớn, phấn khởi sản xuất và hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế mới

=> Chính sách này đã để lại bài học kinh nghiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội cho một số nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam (12-1986) đến nay, Việt Nam đã chủ trương xóa bỏ cơ chế quản lí tập trung quan liêu bao cấp, hình thành cơ chế thị trường; phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa...

Câu 28: Trắc nghiệm ID: 219370

Hạn chế trong chủ trưong, đường lối cứu nước của Phan Châu Trinh là

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp: đánh giá, nhận xét

Cách giải:

Tư tưởng cải cách của Phan Châu Trinh là tư tưởng tiến bộ. Phan Châu Trinh là một trong những nhân vật tiêu biểu cho phong trào này đã đề cao nâng cao dân trí, dân khí và kêu gọi các tầng lớp nhân dân cải cách phong tục hăng hái tham gia vào những hoạt động kinh doanh nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước.

Tuy nhiên, xem xét cụ thể tình hình của Việt Nam lúc đó, xem những cải cách này là điều kiện tiên quyết để giành độc lập là sự hạn chế trong chủ trương và đường lối cứu nước của ông. Pháp sẽ không để cho một nước thuộc địa lớn mạnh và chống lại chính quốc thống qua việc ủng hộ các chính sách cải cách này, điều này không thể xảy ra.

=> Cải cách đất nước là đúng đắn những để giành độc lập dân tộc tiên quyết nhất vần là sử dụng bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực cách mạng.

Câu 29: Trắc nghiệm ID: 219371

Từ cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít (1939 - 1945), nhân loại có thể rút ra bài học gì để bảo vệ hòa bình thế giới?

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp: liên hệ

Cách giải:

Từ cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít (1939 - 1945), nhân loại có thể rút ra bài học cần phải đoàn kết, đấu tranh chống các thế lực hiếu chiến để bảo vệ hòa bình thế giới:

  • Nhân loại đã chứng minh rằng các thế lực xâm lược bao giờ cũng đưa những điều tốt đẹp, cao quí, hô hào khẩu hiệu bảo vệ quyền tự do, dân chủ, nhân quyền.. .để biện minh, che đậy cho mưu đồ xấu xa, hành động đen tối của chúng. Vì vậy, các nước, các dân tộc trên thế giới cần tỉnh táo, bình tĩnh, sáng suốt, cảnh giác trước các luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc để không mắc mưu kẻ thù. Đồng thời cũng chỉ ra những thế lực hiếu chiến, liều lĩnh phát động chiến tranh xâm lược chống lại loài người thì nhất định sẽ chuốc lấy thất bại thảm hại.
  • Bài học về đoàn kết các lực lượng tiến bộ của loài người trong mặt trận đấu tranh chống các thế lực hiếu chiến, ngăn chặn chiến tranh, bảo vệ hòa bình trên thế giới vẫn còn nguyên giá trị.
  • Ngày nay, mặc dù hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển là xu thế của thòi đại, nhưng thế giới vẫn còn tiềm ẩn những nhân tố bất ổn định như: trật tự chính trị, kinh tế thế giói không công bằng; khoảng cách giàu nghèo giữa các nước phát triển và chậm phát triển ngày càng lớn; xung đột cục bộ do nhiều nguyên nhân khác nhau vẫn liên tiếp xảy ra; các thế lực ly khai và khủng bố quốc tế ngày càng tăng... nguy cơ đe dọa hòa bình, an ninh vẫn còn rất lớn.

=> Tăng cường đoàn kết, hợp tác, hình thành mặt trận rộng lớn đấu tranh cho hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội; ngăn chặn, chống lại sự áp đặt, can thiệp của nước ngoài, bảo vệ độc lập chủ quyền và bản sắc văn hóa dân tộc phải được coi là vấn đề quan trọng hàng đầu trong chiến lược phát triển của các quốc gia dân tộc.

Câu 30: Trắc nghiệm ID: 219372

Lý do Mĩ quyết định tham gia vào Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) muộn và đứng về phe Hiệp uớc là?

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp: phân tích, đánh giá

Cách giải:

Ở giai đoạn đầu của Chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ muốn làm “ngư ông đắc lợi”. Mĩ giữ thái độ trung lập để thu lợi nhuận từ việc bán vũ khí cho các bên tham chiến.

Sau đó khi thấy thế trận đã rõ ràng, các nước cũng yếu dần đi thì nhảy vào đứng về bên đang thắng thế (phe Hiệp ước), đánh bại bên kia để được chia phần sau khi kết thúc chiến tranh và ngăn chặn phong trào cách mạng lan rộng. Trên cơ sở đó Mĩ vươn lên đứng đầu thế giới. Bằng chứng là sau Chiến tranh thế giới, trong khi các nước tham chiến chịu thiệt hại nặng thì Mĩ lại thu được nhiều lợi nhuận sau Chiến tranh và vươn lên đứng đầu thế giới với ưu thế sức mạnh về kinh tế và quân sự

Câu 31: Trắc nghiệm ID: 219373

Từ cuộc Duy tân Minh Trị của Nhật Bản, Việt Nam có thể áp dụng chính sách nào trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước?

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp: liên hệ

Cách giải:

Từ cuộc Duy tân Minh Trị của Nhật Bản, Việt Nam có thể áp dụng chính sách cải cách kinh tế của Nhật Bản trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nuớc hiện nay như: Ban bố quyền tự do buôn bán và đi lại, thiết lập chế độ tiền tệ thống nhất, xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển chủ nghĩa tư bản tới tận cùng các vùng nông thôn.

  • Quyền tự do buôn bán và đi lại thiết lập chế độ tiền tệ thống nhất sẽ rất dễ dàng cho lưu thông hàng hóa, phát triển ngoại thương.
  • Xây dựng cơ sở hạ tầng là điều kiện tối quan trọng để phát triển kinh tế. Cơ sở hạ tầng: giao thông, nhà máy, xí nghiệp, ...

Phát triển kinh tế nông thôn: giảm khoảng cách phn biệt giàu nghèo giữa các địa phương

Câu 32: Trắc nghiệm ID: 219374

Đặc điểm mang tính khách quan quyết định sứ mệnh lãnh đạo cách mạng của giai cấp công nhân Việt Nam là

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp: phân tích

Cách giải:

Giai cấp công nhân có đặc điểm quan trọng nhất, khác biệt với các giai cấp khác trong xã hội đó là đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, với lực lương đông đảo và phát triển nhanh chóng giai cấp công nhân đấu tranh mạnh mẽ chống thực dân Pháp, dần tiếp thu ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga và chủ nghĩa Mác - Lê-nin (tư tưởng cách mạng vô sản) đã thay đổi tư tưởng của giai cấp công nhân, chuyển từ đấu tranh tự phát sang tự giác. Đây cũng là đặc điểm quan trọng chứng tỏ công nhân là giai cấp có khả năng lãnh đạo cách mạng chứ không phải giai cấp nào khác

Câu 33: Trắc nghiệm ID: 219375

Việt Nam là ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kì 2008 - 2009 có ý nghĩa

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp: suy luận

Cách giải:

Liên hợp quốc là một tồ chức quốc tế có nhiệm vụ duy trì hòa bình và an ninh thế giới. Trong đó, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đóng vai trò quan trọng nhất.

Theo kết quả bỏ phiếu, có tổng cộng 183 trên tổng số 190 quốc gia thành viên Đại hội đồng Liên hơp quốc đã ủng hộ Việt Nam vào vị trí thành viên không thường trực Hội đồng bảo an. Đây là một tỷ lệ áp đảo: hơn 96%. Theo quy định, với 190 nước bỏ phiếu, Việt Nam chỉ cần 127 phiếu thuận là được bầu chọn. Ngoài Việt Nam, Libi và Burkina Faso cũng đã được bầu là thành viên không thường trực trong Hội đồng bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2008-2009. Sự kiện này đã tạo cơ hội để Việt Nam đống vai trò quan trọng trong nhiệm vụ bảo vệ hòa bình thế giới, từ đó nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế

Câu 34: Trắc nghiệm ID: 219376

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Tây Âu liên kết kinh tế với nhau nhằm

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp: suy luận

Cách giải:

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, với sự viện trợ của Mĩ theo kế hoạch Macsan (1947), các nước Tây Âu đã khôi phục được nền kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Tuy nhiên, các nước Tây Âu lại phải lệ thuộc vào Mĩ, liên minh chặt chẽ với Mĩ, nhiều nước tham gia khối quân sự NATO chống lại Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa. Khi đã đạt đến sự phát triển nhất định, các nước Tây Âu muốn thoát dần ra khỏi sự ảnh hưởng của Mĩ

=> Các nước Tây Âu đã liên kết lại với nhau để thực hiện mục đích đó. Hiên nay, EU là tổ chức liên kết chính trị - kinh tế lớn nhất hành tinh, chiếm hơn Va GDP của thế giới

Câu 35: Trắc nghiệm ID: 219377

Sự chuyển biến về tính chất xã hội Việt Nam sau cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất so với trước là từ xã hội phong kiến sang xã hội

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp: phân tích, đánh giá

Cách giải:

Chế độ thuộc địa nửa phong kiến là chế độ mà ở đó tồn tại đan xen cả hình thái xã hội tư bản chủ nghĩa, khi ở đó có sự phát triển kinh tế tư bản, có giai cấp tư sản, công nhân và có sự tồn tại (không mất đi) của hình thái xã hội phong kiến khi giai cấp phong kiến, địa chủ vẫn còn nắm quyền thống trị (dù chỉ là hình thức) và bóc lột nông dân. Điển hình là xã hội Việt Nam sau cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp

Câu 36: Trắc nghiệm ID: 219378

Chiến thắng cầu Giấy lần thứ hai (5 - 1883) thể hiện điều gì trong cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta?

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp: Sgk trang 121, suy luận

Cách giải:

Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai (19-5-1883) thể hiện rõ quyết tâm tiêu diệt giặc của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược

Câu 37: Trắc nghiệm ID: 219379

Thách thức to lớn của Việt Nam khi phải đối mặt trong xu thế toàn cầu hoá là

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp: phân tích, đánh giá

Cách giải:

Thách thức của Việt Nam trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay bao gồm:

+ Hội nhập là điều không thể tránh khỏi, nhưng đòi hỏi phải có sự nhận thức tìm ra con đường đúng đắn để phát triển lợi thế, nếu không sẽ dễ rơi vào những sai lầm, rủi ro.

+ Điểm xuất phát của các nước đang phát triển thường rất thấp, trình độ phát triển thấp, nguồn nhân lực hạn chế, cơ sở hạ tầng yếu kém cho nên hòa nhập vào thế giới là điều khó khăn. Nó tạo ra nguy cơ tụt hậu cho các nước đang phát triển nếu bỏ lỡ cơ hội.

+ Sự cạnh tranh gay gắt của thị trường thế giới, của các quan hệ kinh tế còn nhiều bất bình đẳng, gây thiệt hại chocác nước đang phát triển.

+ Vấn đề sử dụng có hiệu quả nguồn vốn vay.

+ Vấn đề giữ gìn và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.

Trong đó, thách thức lớn nhất chính là sự cạnh tranh gay gắt của thị trường quốc tế, nếu không có sự điều chỉnh kịp thời rất dễ có nguy cơ tụt hậu

Câu 38: Trắc nghiệm ID: 219380

Yếu tố quyết định dẫn tới sự thành công của Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản năm 1930 là

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp: phân tích

Cách giải:

Tại Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản năm 1930, yếu tố quyết định dẫn đến sự thành công của Hội nghị này là vai trò và uy tín của Nguyễn Ái Quốc do:

  • Nguyễn Ái Quốc với tư cách là phái viên của Quốc tế cộng sản đã về rời khỏi Xiêm, sang Trung Quốc để thống nhất các tổ chức cộng sản.
  • Nguyễn Ái Quốc chủ động triệu tập đại biểu của Đông Dương Cộng sản đảng và An Nam Cộng sản đảng đến Cửu Long (Hương Cảng, Trung Quốc) để bàn việc hợp nhất.
  • Nguyễn Ái Quốc chủ trì hội nghị thành lập Đảng và đưa ra chương trình của Hội nghị.
  • Nguyễn Ái Quốc phê phán những quan điểm sai lầm của các tổ chức cộng sản riêng rẽ và nêu chương trình của Hội nghị.

Nguyễn Ái Quốc soạn thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên của đảng đề ra đường lối cách mạng Việt Nam

Câu 39: Trắc nghiệm ID: 219381

Nguyên nhân cơ bản dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933) là gì?

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp: suy luận

Cách giải:

Nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế “thừa” 1929 - 1933

  • Dễ dãi trong tín dụng.
  • Cung vượt quá cầu và bất công trong phân chia thành quả lao động.
  • Chính sách của chính phủ chưa hợp lí và thiết thực.

Chinh sách thắt chặt tiền tệ, hạn chế phát triển của ngân hàng

Câu 40: Trắc nghiệm ID: 219382

Giai cấp công nhân Việt Nam hình thành trên cơ sở nền kinh tế nào?

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp: suy luận

Cách giải:

Từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa bước đầu được du nhập vào Việt Nam dẫn đến sự phân hóa trong xã hội Việt Nam, xuất hiện thêm giai cấp mới là giai cấp công nhân.

=> Giai cấp công nhân được hình thành trên cơ sở kinh tế thuộc địa nửa phong kiến

Bắt đầu thi để xem toàn bộ câu hỏi trong đề

📝 Đề thi liên quan

Xem thêm »
Xem thêm »

❓ Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »