Chuyển động đều - Chuyển động không đều

Lý thuyết về chuyển động đều - chuyển động không đều môn lý lớp 8 với nhiều dạng bài cùng phương pháp giải nhanh kèm bài tập vận dụng
(392) 1305 31/07/2022

I - TÓM TẮT LÝ THUYẾT

1. Chuyển động đều

Là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian.

2. Chuyển động không đều

Là chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian.

3. Vận tốc trung bình của một chuyển động không đều

Vận tốc trung bình của một chuyển động không đều trên một quãng đường đựơc tính bằng công thức:

\({v_{tb}} = \dfrac{s}{t}\)

Trong đó

     + S: là quãng đường đi được

     + t: thời gian đi hết quãng đường đó.

II -  PHƯƠNG PHÁP GIẢI MỘT SỐ DẠNG BÀI

1. Tính vận tốc trung bình của chuyển động không đều

Khi tính vận tốc trung bình cần lưu ý: \({v_{tb}} = \dfrac{{{s_1} + {s_2} + ... + {s_n}}}{{{t_1} + {t_2} + ... + {t_n}}}\)  

Trong đó \({s_1},{s_2},...,{s_n}\)  và \({t_1},{t_2},...,{t_n}\) là những quãng đường và thời gian để đi hết quãng đường đó.

2. Phương pháp giải bài toán bằng đồ thị

- Thường chọn gốc toạ độ trùng với điểm xuất phát của một trong hai chuyển động. chọn trục tung là Ox, trục hoành là Ot.

- Viết phương trình đường đi của mỗi chuyển động có dạng:

\(x = {x_0} + s = {x_0} + v\left( {t - {t_0}} \right)\)

Trong đó:

     + \({x_0}\): là toạ độ ban đầu của vật

     + \({t_0}\): là thời điểm xuất phát – thời điểm được chọn làm mốc.

- Vẽ đồ thị của mỗi chuyển động. dựa vào giao điểm của các đồ thị để tìm thời điểm và vị trí gặp nhau của các chuyển động.

(392) 1305 31/07/2022