Phương pháp giải bài tập vận tốc

Lý thuyết về phương pháp giải bài tập vận tốc môn lý lớp 8 với nhiều dạng bài cùng phương pháp giải nhanh kèm bài tập vận dụng
(395) 1317 31/07/2022

I - CÔNG THỨC TÍNH VẬN TỐC

- Công thức tính vận tốc: \(v = \dfrac{s}{t}\)

- Tính quãng đường đi được khi biết vận tốc và thời gian: \(s = vt\)

- Tính thời gian khi biết vận tốc và quãng đường đi được: \(t = \dfrac{s}{v}\)

II - SO SÁNH CHUYỂN ĐỘNG NHANH HAY CHẬM

Vật A chuyển động, vật  B cũng chuyển động, vật C làm mốc (thường là mặt đường)

- Căn cứ vào vận tốc của các chuyển động trong cùng một đơn vị: Nếu vật nào có vận tốc lớn hơn thì chuyển động nhanh hơn, vật nào có vận tốc nhỏ hơn thì chuyển động chậm hơn.

Ví dụ: \({v_1} = 3km/h\) và \({v_2} = 5,4km/h\) thì \({v_1} < {v_2}\): vật 1 chuyển động chậm hơn vật 2

- Tìm vận tốc của vật A so với vật B (vận tốc tương đối)

+ Khi hai vật chuyển động cùng chiều:

  • \(v = {v_A} - {v_B}\)\(\left( {{v_A} > {v_B}} \right)\): vật A lại gần vật B
  • \(v = {v_B} - {v_A}\)\(\left( {{v_A} < {v_B}} \right)\): vật B đi xa vật A

+ Khi hai vật ngược chiều: Nếu hai vật ngược chiều, ta cộng vận tốc của chúng lại với nhau: \(v = {v_A} + {v_B}\)

III - BÀI TOÁN HAI VẬT CHUYỂN ĐỘNG GẶP NHAU

1. Nếu hai vật chuyển động ngược chiều

Khi gặp nhau, tổng quãng đường đã đi bằng khoảng cách ban đầu của hai vật.

Ta có:

+ \({s_1}\): quãng đường vật A đã tới G

+ \({s_2}\): quãng đường vật B đã tới G

+ \(AB = s = {s_1} + {s_2}\): tổng quãng đường 2 vật đã đi

Tổng quát lại ta có:

\(\left\{ \begin{array}{l}{v_1} = \dfrac{{{s_1}}}{{{t_1}}}\\{v_2} = \dfrac{{{s_2}}}{{{t_2}}}\\s = {s_1} + {s_2}\end{array} \right.;\left\{ \begin{array}{l}{s_1} = {v_1}{t_1}\\{s_2} = {v_2}{t_2}\end{array} \right.;\left\{ \begin{array}{l}{t_1} = \dfrac{{{s_1}}}{{{v_1}}}\\{t_2} = \dfrac{{{s_2}}}{{{v_2}}}\end{array} \right.\)

(Ở đây \(s\) là tổng quãng đường các vật đã đi cũng là khoảng cách ban đầu của hai vật)

Chú ý: Nếu hai vật xuất phát cùng lúc thì thời gian chuyển động của 2 vật cho đến khi gặp nhau bằng nhau: \(t = {t_1} = {t_2}\)

2. Nếu hai vật chuyển động cùng chiều

Khi gặp nhau, hiệu quãng đường các vật đã đi bằng khoảng cách ban đầu giữa hai vật

Ta có:

+ \({s_1}\): quãng đường vật A đã tới G

+ \({s_2}\): quãng đường vật B đã tới G

+ \(AB = s = {s_1} + {s_2}\): tổng quãng đường 2 vật đã đi

Tổng quát, ta được:

\(\left\{ \begin{array}{l}{v_1} = \dfrac{{{s_1}}}{{{t_1}}}\\{v_2} = \dfrac{{{s_2}}}{{{t_2}}}\\s = {s_1} - {s_2}{\rm{   }}khi{\rm{   }}\left( {{v_1} > {v_2}} \right)\\s = {s_2} - {s_1}{\rm{   }}khi{\rm{    }}\left( {{v_2} > {v_1}} \right)\end{array} \right.\)

+ Nếu hai vật xuất phát cùng lúc thì thời gian chuyển động của 2 vật cho đến khi gặp nhau bằng nhau: \(t = {t_1} = {t_2}\)

+ Nếu không chuyển động cùng lúc thì ta tìm \({t_1},{t_2}\) dựa vào thời điểm xuất phát và lúc gặp nhau.

IV - BÀI TOÁN DẠNG CHUYỂN ĐỘNG CỦA THUYỀN KHI XUÔI DÒNG HAY NGƯỢC DÒNG TRÊN HAI BẾN SÔNG

- Khi nước chảy vận tốc thực của canô, xuồng, thuyền, ... lúc xuôi dòng là:

\(v = {v_{can{\rm{o}}}} + {v_{nuoc}}\)   

- Khi nước chảy vận tốc thực của canô, xuồng, thuyền, .. lúc ngược dòng là:

\(v = {v_{can{\rm{o}}}} - {v_{nuoc}}\)

- Khi nước yên lặng: \({v_{nuoc}} = 0\)

(395) 1317 31/07/2022