Sự nổi

Lý thuyết về sự nổi môn lý lớp 8 với nhiều dạng bài cùng phương pháp giải nhanh kèm bài tập vận dụng
(399) 1330 31/07/2022

I - KHI NÀO VẬT CHÌM, KHI NÀO VẬT NỔI?

Gọi $P$ là trọng lượng của vật, ${F_A}$  là lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật.

Nếu ta thả vật ở trong chất lỏng thì:

- Vật chìm xuống khi lực đẩy Ác-si-mét \({F_A}\) nhỏ hơn trọng lượng \(P\): \({F_A} < P\)

- Vật nổi lên khi: \({F_A} > P\)

- Vật lơ lửng trong chất lỏng khi: \({F_A} = P\)

II - ĐỘ LỚN CỦA LỰC ĐẨY ÁC-SI-MÉT KHI VẬT NỔI TRÊN MẶT THOÁNG CỦA CHẤT LỎNG

Khi vật nổi trên mặt chất lỏng thì lực đẩy Ác-si-mét: \({F_A} = d.V\)

Trong đó:

     + ${F_A}$ : Lực đẩy Ác-si-mét $\left( N \right)$

     + \(d\): trọng lượng riêng của chất lỏng $\left( {N/{m^3}} \right)$

     + $V$: thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ trong chất lỏng $\left( {{m^3}} \right)$

+ V là thể tích của phần vật chìm trong chất lỏng chứ không phải là thể tích của vật.

+ Khi vật nổi trên mặt thoáng của chất lỏng thì lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật có độ lớn bằng trọng lượng của vật.

(399) 1330 31/07/2022