Giới thiệu về khoa học tự nhiên
I. Khái niệm khoa học tự nhiên
Hoạt động nghiên cứu khoa học là hoạt động con người chủ động tìm tòi, khám phá ra tri thức khoa học.
Ví dụ: làm thí nghiệm, nghiên cứu vaccine phòng chống virus corona , lấy mẫu nước bị ô nhiễm….
Một số hoạt động nghiên cứu khoa học
Người thực hiện nghiên cứu khoa học là nhà khoa học.
Ví dụ: Albert Einstein, Isaac Newton, Thomas Edison, Tạ Quang Bửu, Trần Đại Nghĩa…
Thomas Alva Edison (11 tháng 2 năm 1847 – 18 tháng 10 năm 1931) là nhà phát minh ra dèn điện.
Hiện tượng tự nhiên là tất cả những chuyển động và biến đổi trong tự nhiên và được xảy ra theo các quy luật xác định.
Khoa học tự nhiên là ngành khoa học nghiên cứu về các sự vật, hiện tượng, quy luật tự nhiên, tìm ra các tính chất, các quy luật của chúng, những ảnh hưởng của chúng đến cuộc sống con người và môi trường.
II. Vai trò của khoa học tự nhiên
- Khoa học tự nhiên có vai trò quan trọng trong cuộc sống
- Các thành tựu của khoa học tự nhiên được áp dụng vào công nghệ để chế tạo ra các phương tiện phục vụ cho mọi lĩnh vực cùa đời sống con người
+ Hoạt động nghiên cứu khoa học.
Ví dụ: Nghiên cứu cơ thể của con người giúp các nhà khoa học vẽ được sơ đồ các cơ quan trong cơ thể người.
+ Nâng cao nhận thức của con người về thế giới tự nhiên.
Ví dụ: Nghiên cứu thành phần trong nước thải sinh hoạt giúp con người có ý thức bảo vệ nguồn nước, không xả nước thải bừa bãi gây ô nhiêm môi trường
+ Ứng dụng công nghệ vào cuộc sống, sản xuất, kinh doanh.
Ví dụ: Nghiên cứu giống cà chua ra nhiều quả được ứng dụng vào việc sản xuất cà chua với quy mô lớn cho năng suất cao
+ Chăm sóc sức khỏe con người.
Ví dụ: Nghiên cứu virus gây bệnh sốt rét giúp cho các nhà khoa học sản xuất vaccine phòng chống bệnh sốt rét ở người
+ Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Ví dụ: Nghiên cứu ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính đến cuộc sống của con người giúp ứng dụng vào việc đưa ra giải pháp bảo vệ môi trường và sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên đúng cách.
- Khoa học công nghệ càng tiến bộ thì đời sống con người càng được cải thiện.
- Tuy nhiên, nếu không sử dụng đúng phương pháp và mục đích thì KHTN có thể gây hại tới môi trường tự nhiên và con người
Ví dụ: Tiếp xúc với liều lượng rất lớn của bức xạ hạt nhân bên ngoài có thể gây tử vong trong vòng vài ngày hoặc vài tháng, liều lượng bức xạ thấp hơn và tiếp xúc bên trong do hít thở hoặc ăn chất bị ô nhiễm phóng xạ có thể dẫn đến tăng nguy cơ phát triển ung thư và các ảnh hưởng xấu khác đến sức khỏe.
Phóng xạ hạt nhân làm thiệt hại đến mạng người và môi trường