Năng lượng
I. Các dạng năng lượng - CTST
Một số dạng năng lượng:
- Động năng: là năng lượng mà một vật có do chuyển động.
- Thế năng hấp dẫn: là năng lượng vật có được khi ở trên cao so với mặt đất.
- Thế năng đàn hồi: là năng lượng mà những vật như lò xo, dây cao su, …có được khi bị biến dạng.
- Quang năng: Mặt Trời, bóng đèn, ngọn lửa, …phát ra ánh sáng. Ánh sáng mang năng lượng và được gọi là quang năng.
- Nhiệt năng: cốc nước nóng, hòn than đang cháy, … có năng lượng dưới dạng nhiệt năng.
- Điện năng: Các nhà máy nhiệt điện, điện gió, thủy điện, …sản xuất ra điện năng và được truyền tải qua đường dây tải điện đến nơi tiêu thụ.
- Hóa năng: là năng lượng có được do quá trình biến đổi hóa học tạo ra.
Ví dụ: năng lượng trong pin, thực phẩm,...
Phân loại năng lượng theo tiêu chí:
- Theo nguồn tạo ra năng lượng, được phân loại thành các dạng: cơ năng (động năng, thế năng), nhiệt năng, điện năng, quang năng, hóa năng, năng lượng hạt nhân, …
- Theo nguồn gốc vật chất của năng lượng:
+ Năng lượng chuyển hóa toàn phần: là dạng năng lượng được sinh ra từ nhiên liệu hóa thạch như than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên.
+ Năng lượng tái tạo: là dạng năng lượng như ánh sáng mặt trời, gió, thủy triều, hạt nhân,…
- Theo mức độ ô nhiễm môi trường:
+ Năng lượng sạch: năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng thủy triều.
+ Năng lượng gây ô nhiễm môi trường: năng lượng hóa thạch.
II. Đặc trưng của năng lượng
- Mọi vật đều cần năng lượng để hoạt động. Sự hoạt động (thay đổi chuyển động hoặc biến dạng của vật) có được là do có tác dụng lực giữa các vật.
=> Năng lượng đặc trưng cho khả năng tác dụng lực.
III. Nhiên liệu và năng lượng tái tạo
- Nhiên liệu là các vật liệu khi bị đốt cháy giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt và ánh sáng.
- Năng lượng tái tạo là năng lượng từ những nguồn liên tục được coi là vô hạn như Mặt Trời, gió, thủy triều, sóng, …
- Năng lượng tái tạo được sử dụng thay thế các nguồn nhiên liệu truyền thống trong các lĩnh vực như: phát điện, đun nước nóng, nhiên liệu động cơ và hệ thống điện độc lập nông thôn.