Kính hiển vi

Lý thuyết về kính hiển vi khoa học tự nhiên lớp 6 sách chân trời sáng tạo với nhiều dạng bài cùng phương pháp giải nhanh kèm bài tập vận dụng
(399) 1331 26/09/2022

I. Tìm hiểu về kính hiển vi quanh học

Kính hiển vi quang học có cấu tạo gồm 4 hệ thống:

+ Hệ thống phóng đại: thị kính, vật kính (đây là bộ phận được coi là quan trọng nhất).

+ Hệ thống giá đỡ: chân kính, thân kính, bàn kính, kẹp giữ mẫu.

+ Hệ thống chiếu sáng: đèn chiếu sáng, gương, màn chiếu sáng.

+ Hệ thống điều chỉnh độ dịch chuyển của ống kính: ốc to (ốc sơ cấp), ốc nhỏ (ốc vi cấp). 

 

 

Độ phóng đại của kính hiển vi quang học từ 40 lần đến 3000 lần.

Kính hiển vi được sử dụng để quan sát những vật nhỏ bé mà mắt thường không thể quan sát được (Ví dụ như vi khuẩn, virus, tế bào thực vật, tế bào động vật...)

Hiện nay, kính hiển vi quang học hầu như chỉ được sử dụng trong các phòng thí nghiệm, phục vụ cho học tập, nghiên cứu.

 

Kính hiển vi sinh học nào phù hợp cho học sinh?

Kính hiển vi quang học sử dụng trong học tập  

 

Ứng dụng kính hiển vi trong thụ tinh nhân tạo

Kính hiển vi quang học sử dụng trong nghiên cứu

 

 

II. Sử dụng và bảo quản kính hiển vi

Cách sử dụng:

Bước 1: Chuẩn bị kính, chọn vật kính thích hợp (10X, 40X, 100X...).

Bước 2: Điều chỉnh ánh sáng.

Bước 3: Quan sát mẫu vật bằng cách đặt tiêu bản lên mâm kính, điều chỉnh ốc sơ cấp và vi cấp để nhìn rõ các chi tiết bên trong

 

Hướng dẫn sử dụng kính hiển vi cho người mới bắt đầu

 

Bảo quản: 

+ Cầm kính hiển vi bằng chân kính,  tay kia đỡ chân đế của kính

+ Để kính trên bề mặt phẳng.

+ Không được để tay ướt hổng bẩn lên kính.

+ Lau vật kính và thị kính bằng giấy chuyên dụng trước và sau khi sử dụng.

 

Vệ sinh kính bằng bông gạc sạch

 

(399) 1331 26/09/2022