Đề thi THPT QG môn Sinh năm 2018 - Bộ GD&ĐT - Mã đề: 206
Đề thi THPT QG môn Sinh năm 2018 - Bộ GD&ĐT - Mã đề: 206
-
Hocon247
-
40 câu hỏi
-
90 phút
-
38 lượt thi
-
Trung bình
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn hở?
Châu chấu là ngành Chân khớp có hệ tuần hoàn hở.
Một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tần số alen A là 0.4. theo lí thuyết, tần số kiểu gen AA của quần thể này là
Tần số AA = (0,4)2 = 0,16.
Động vật nào sau đây có quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường được thực hiện qua da?
Giun đất là động vật có quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường được thực hiện qua da.
Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố tiến hóa nào sau đây có thể làm cho một alen dù có lợi cũng có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể?
Theo thuyết tiến hóa hiện đại các yếu tố ngẫu nhiên có thể làm cho một alen dù có lợi cũng có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể.
Côđon nào sau đây mang tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã?
5’UGA3’ là codon mang tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã.
Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, ở đại nào sau đây phát sinh loài người?
Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất ở đại Tân sinh phát sinh loài người.
Ở thực vật sống trên cạn, loại tế bào nào sau đây điều tiết quá trình thoát hơi nước ở lá?
Ở thực vật sống trên cạn tế bào khí khổng điều tiết quá trình thoát hơi nước ở lá.
Từ phôi cừu có kiểu gen DdEe, bằng phương pháp cấy truyền phôi có thể tạo ra cừu con có kiểu gen
Từ phôi cừu có kiểu gen DdEe, bằng phương pháp cấy truyền phôi có thể tạo ra cừu con có kiểu gen DdEe.
Ở thực vật, nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu nào sau đây là nguyên tố đại lượng?
Ở thực vật, nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu là cacbon.
Trùng roi (Trichomomas) sống trong ruột mối tiết emzim phân giải xenlulôzơ trong thức ăn của mối thành đường để nuôi sống cả hai. Đây là ví dụ về mối quan hệ
Trùng roi (Trichomomas) sống trong ruột mối tiết emzim phân giải xenlulôzơ trong thức ăn của mối thành đường để nuôi sống cả hai. Đây là ví dụ về mối quan hệ cộng sinh.
Chó rừng đi kiếm ăn theo đàn, nhờ đó bắt được trâu rừng có kích thước lớn hơn. Đây là ví dụ về mối quan hệ
Chó rừng đi kiếm ăn theo đàn, nhờ đó bắt được trâu rừng có kích thước lớn hơn. Đây là ví dụ về mối quan hệ hỗ trợ cùng loài.
Cho biết alen A trội hoàn toàn so với alen a. theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con gồm toàn cá thể có kiểu hình thái lặn?
aa x aa → 100% cá thể lặn
Khi nói về tiêu hóa ở động vật, phát biểu nào sau đây đúng?
Ở động vật nhai lại, dạ múi khế có khả năng tiết ra enzim pepsin và HCl
Khi nói về mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng?
Ở thực vật, cạnh tranh cùng loài có thể dẫn đến hiện tượng tự tỉa thưa.
Ăn thịt lẫn nhau không phải là hiện tượng xảy ra phổ biến ở các quần thể động vật. Quan hệ hỗ trợ mới là là hiện tượng phổ biến.
Số lượng cá thể trong quần thể càng tăng thì sự cạnh tranh cùng loài càng tăng.
Khi nguồn thức ăn của quần thể càng dồi dào thì sự cạnh tranh về dinh dưỡng giảm đi.
Một phân tử AND ở vi khuẩn có tỉ lệ (A + T)(G + X) = 2/3. Theo lí thuyết, tỉ lệ nuclêôtít loại G của phân tử này là
Ta có: A/G = 2/3 → A = 20% và G = 30%.
Khi nói về vai trò của đột biến đối với quá trình tiến hóa, phát biểu nào sau đây đúng?
Ý A sai vì đột biến gen làm thay đổi rất chậm tần số alen của quần thể
Ý D sai vì đột biến cung cấp nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hoá
Ý C sai
Khi nói về điểm khác nhau cơ bản giữa hệ sinh thái nhân tạo về hệ sinh thái tự nhiên, phát biểu nào sau đây đúng?
Hệ sinh thái nhân tạo thường có độ đa dạng sinh học thấp; kém ổn định, lưới thức ăn đơn giản và khả năng tự điều chỉnh kém hơn so với hệ sinh thái tự nhiên.
Một loài thực vật, biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 3: 1?
Một loài thực vật, biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết, phép lai cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 3: 1 là Ab/ab x AB/aB
Để phát hiện hô hấp ở thực vật, một nhóm học sinh đã tiến hành thí nghiệm như sau: Dùng 4 bình cách nhiệt giống nhau đánh số thứ tự 1, 2, 3 và 4. Cả bốn bình đều được hạt của một giống lúa: bình 1 chứa 1kg hạt mới nhú mầm, bình 2 chứa 1kg hạt khô, bình 3 chứa 1kg hạt mới nhú mầm luộc chín và bình 4 chứa 0.5kg hạt mới nhú mầm. Đậy kín nắp mỗi bình rồi để trong 2 giờ. Biết rằng các điều kiện khác ở 4 bình là như nhau và phù hợp với thí nghiệm. Theo lí thuyết, có bao nhiêu dự đoán sau đây dùng để nói về kết quả thí nghiệm?
I. Nồng độ O2 ở bình 1 giảm mạnh nhất. II. Nhiệt độ của bình 1 cao hơn so với bình 2.
III. Nồng độ CO2 ở bình 1 và bình 4 đều tăng. IV. Nồng độ CO2 ở bình 3 không thay đổi.
Tất cả các dự đóa nđều nói về kết quả thí nghiệm
Dùng côn si xin xử lí hợp tử có kiểu gen AaBb, sau đó cho phát triển thành cây hoàn chỉnh thì có thể tạo ra được thể tứ bội có kiểu gen.
Cônsixin gây tứ bội hóa bằng cách ngăn cản hình thành thoi vô sắc, làm cho tất cả các cặp NST. Do đó, từ hợp tử AaBb thì sẽ gây tứ bội hóa làm cho tất cả các gen đều được gấp đôi, thu được thể tứ bội AAaaBBbb.
Khi nói về hệ tuần hoàn của người bình thường, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tim co dãn tự động theo chu kì là do hệ dẫn truyền tim.
II. Khi tim thất co, máu được đẩy vào động mạch.
III. Máu trong buồng tâm nhĩ trái nghèo ôxi hơn máu trong buồng tâm nhĩ phải.
IV. Máu trong tĩnh mạch chủ nghèo ôxi hơn máu trong động mạch chủ.
Các phát biểu đúng là: I,II,IV
Ý III sai vì máu trong tâm nhĩ trái là từ phổi về giàu oxi
Khi nói về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể làm thay đổi trình tự phân bố các gen trên một nhiễm sắc thể.
II. Đột biến chuyển đoạn giữa 2 nhiễm sắc thể không tương đồng làm thay đổi nhóm gen liên kết.
III. Có thể gây đột biến mất đoạn nhỏ để loại khối nhiễm sắc thể những gen không mong muốn.
IV. Đột biến lặp đoạn có thể làm cho hai alen của một gen cùng nằm trên một nhiễm sắc thể.
Cả 4 phát biểu đúng.
I đúng. Vì đảo đoạn làm thay đổi vị trí của các gen.
II đúng. Vì chuyển đoạn giữa 2 NST sẽ làm thay đổi thành phần và số lượng gen ở 2 NST bị đột biến.
III đúng. Vì nếu đoạn NST bị mất chỉ chứa một gen có hại thì đột biến đó đã loại bỏ gen có hại ra khỏi kiểu gen.
IV đúng. Vì lặp đoạn sẽ làm cho A và a cùng nằm trên 1 NST.
Một quần thể ngẫu phối có tần số kiểu gen là 0,36 AA : 0,48 Aa : 0,16 aa. Theo lí thuyết có bao nhiêu phát biểu đúng?
I. Nếu không có tác dụng của các nhân tố tiến hóa thì ở F1 có 60% số cá thể mang alen A.
II. Nếu có tác động của nhân tố đột biến thì có thể làm giảm đa dạng di truyền của quần thể.
III. Nếu có tác động của các yếu tố ngẫu nhiên thì alen a có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể.
IV. Nếu chỉ chịu tác động của di-nhập gen thì có thể sẽ làm tăng tần số alen A.
Có 2 phát biểu đúng, đó là III và IV. → Đáp án A.
I sai. Vì không chịu tác động của nhân tố tiến hóa thì cá thể mang alen A = 0,36 + 0,48 = 0,84.
II sai. Vì đột biến không bao giờ làm giảm đa dạng di truyền của quần thể.
III đúng. Vì các yếu tố ngẫu nhiên có thể loại bỏ hoàn toàn a hoặc loại bỏ hoàn toàn A, ....
IV đúng. Vì di – nhập gen có thể mang đến alen A cho quần thể, làm cho quần thể tăng tần số alen A.
Khi nói về pha sáng của quang hợp ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Quang phân li nước diễn ra trong xoang của tilacôit.
II. Sản phẩm của pha sáng cung cấp cho pha tối là NADPH và ATP.
III. Ôxi được giải phóng từ quá trình quang phân li nước.
IV. Pha sáng chuyển hóa năng lượng của ánh sáng thành năng lượng trong ATP và NADPH.
Cả 4 phát biểu trên đều đúng
Khi nói về chu trình nitơ trong sinh quyển, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Thực vật hấp thụ nitơ dưới dạng NO-3 và NH4+.
II. Trong tự nhiên, N2 có thể chuyển hóa thành NH4+ nhờ hoạt động của vi khuẩn cố định nitơ.
III. Trong đất, NO-3 có thể chuyển hóa thành N2 do hoạt động của vi khuẩn phản nitrat hóa.
IV. Nếu không có hoạt động của các sinh vật tiêu thụ thì chu trình nitơ trong tự nhiên không xảy ra.
Có 3 phát biểu đúng, đó là I, II và III. → Đáp án D. IV sai. Vì nếu chỉ có sinh vật sản xuất và vi sinh vật tiêu thụ thì vẫn xảy ra chu trình sinh địa hóa của nitơ.
Trên tro tàn núi lửa xuất hiện quần xã tiên phong. Quần xã này sinh sống và phát triển làm tăng độ ẩm và làm giàu thêm nguồn dinh dưỡng hữu cơ, tạo thuận lợi cho cỏ thay thế. Theo thời gian, sau cỏ là trang cây thân thảo, thân gỗ và cuối cùng là rừng nguyên sinh. Theo lí thuyết, khi nói về quá trinh này, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Đây là quá trình diễn thể sinh thái.
II. Rừng nguyên sinh là quần xã đỉnh cực của quá trình biến đổi này.
III. Độ đa dạng sinh học giảm dần trong quá trình biến đổi này.
IV. Một trong những nguyên nhân gây ra quá trình biến đổi này là sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã.
Có 3 phát biểu đúng, đó là I, II và IV.
- Đây là diễn thế sinh thái (vì có sự biến đổi tuần tự của quần xã). Trong diễn thế sinh thái thì luôn có sự biến đổi song song giữa quần xã và môi trường. Đây là diễn thế nguyên sinh nên độ đa dạng của quần xã tăng dần, lưới thức ăn phức tạp dần → I, II đúng; III sai.
- Có nhiều nguyên nhân gây ra diễn thế, trong đó sự cạnh tranh giữa các loài chỉ là một nguyên nhân (nhân tố bên trong) → IV đúng.
Một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định quả ngọt trội hoàn toàn só với len b quy định quả chua. Cho cây thân cao, quả ngọt (P) tự thụ phấn, thu được F1 gồm 4 loại kiểu hình, trong đó có 21% số cây thân thấp, quả ngọt. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?
Trong tổng số cây thân cao, quả ngọt ở F1, số cây có kiểu gen đồng hợp tử về cả 2 cặp gen chiếm tỉ lệ 0,04/0,54 = 2/27 → C đúng
Khi nói về ổ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Giới hạn sinh thái của một nhân tố sinh thái là ổ sinh thái của loài về nhân tố sinh thái đó.
II. Ổ sinh thái của một loài chính là nơi ở của chúng.
III.Các loài có ổ sinh thái trùng nhau càng nhiều thì sự cnahj tranh giữa chúng càng gay gắt.
IV. Kích thước thức ăn, hình thức bắt mồi,…. của mỗi loài tạo nên các ổ sinh thái về dinh dưỡng.
Có 3 phát biểu đúng, đó là I, III và IV. Giải thích:
I đúng vì giới hạn sinh thái của mỗi nhân tố sinh thái chính là ổ sinh thái về nhân tố sinh thái đó.
II sai vì ổ sinh thái bao gồm không gian sinh thái về các nhân tố sinh thái. Nơi ở chỉ là nơi cư trú của loài.
III đúng vì trùng nhau về ổ sinh thái là nguyên nhân dẫn tới giống nhau về nhu cầu sống. Vì có nhu cầu giống nhau và cùng sống trong một môi trường nên sẽ cạnh tranh nhau. Càng giống nhau về nhu cầu thì cạnh tranh càng gay gắt.
IV đúng vì tất cả các đặc điểm về con mồi, phương thức kiếm mồi,... tạo thành ổ sinh thái dinh dưỡng.
Ở người, gen quy định nhóm máu và gen quy định dạng tóc đều nằm trên nhiễm sắc thể thường và phân li độc lập. Theo dõi sự duy truyền của hai gen này ở một dòng họ, người ta vẽ được phả hệ sau:
Biết rằng kiểu gen quy định nhóm máu gồm 3 alen, trong đó kiểu gen IAIA và IAIO đều quy định nhóm máu A, kiểu gen IBIB và IBIO đều quy định nhóm máu B, kiều gen IAIB quy định nhóm máu AB và kiểu gen IOIO quy định nhóm máu O; gen quy định dạng tóc có 2 alen, alen trội là trội hoàn toàn; người số 5 năm alen quy định tóc thẳng và không phát sinh đột biến mới ở tất cả những người trong phả hệ. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Xác định tối đa kiểu gen của 9 người trong phả hệ.
II. Người số 8 và người số 10 có thể có kiểu gen khác.
III. Xác xuất sinh con có nhóm máu B và tóc xoăn của cặp 8 – 9 là 17/96.
IV. Xác xuất sinh con có nhóm máu O và tóc thẳng của cặp 10 – 11 là ½.
I đúng. Xác định kiểu gen của 9 người trong phả hệ về cả 2 bệnh:
+ Về nhóm máu: xác định được kiểu gen của người số 1, 2, 3, 5, 6, 7, 10, 11.
+ Về dạng tóc: 1, 2, 3, 5, 7, 9, 10, 11.
→ Có 7 người đã biết được kiểu gen về cả 2 tính trạng, đó là 1, 2, 3, 5, 7, 10, 11.
→ Những người chưa biết được kiểu gen là: 4, 6, 8, 9.
II đúng. Những người có kiểu hình giống nhau và chưa xác định được kiểu gen thì những người đó có thể có kiểu gen giống nhau và cũng có thể có kiểu gen khác nhau. → người số 4, số 8 và số 10 có thể có kiểu gen giống nhau hoặc khác nhau; Người số 6 và số 9 có thể có kiểu gen giống nhau;
IV sai. Người số 10 có kiểu gen IAIO; người số 11 có kiểu gen IOIO nên cặp 10-11 sẽ sinh con có máu O với xác suất 1/2; Người số 10 dị hợp về dạng tóc, người 11 có tóc thẳng. Do đó, xác suất cặp 10-11 sinh con tóc thẳng = 1/2; sinh con tóc xoăn = 1/2. → Cặp 10-11 sinh con có máu O và tóc thẳng là 1/4.
III sai. Vì:
- Người số 8 có xác suất kiểu gen về nhóm máu là 1/3IBIO và 2/3IBIB nên sẽ cho giao tử IB với tỉ lệ 5/6 và giao tử IO với tỉ lệ 1/6; Người số 9 có xác suất kiểu gen 1/2IAIO; 1/2IAIA nên sẽ cho giao tử IA với tỉ lệ 3/4; Giao tử IO với tỉ lệ 1/4 → Sinh con có máu AB với xác suất = 5/6×3/4 = 5/8. Sinh con máu A với xác suất = 1/6 × 3/4 = 1/8; Sinh con máu B với xác suất = 5/6 × 1/4 = 5/24.
- Người số 8 có xác suất kiểu gen về dạng tóc là 3/5Aa : 2/5AA → Cho giao tử a = 3/10. Người số 9 có kiểu gen Aa. → Xác suất sinh con tóc xoăn của cặp 8-9 là = 1 – 3/10×1/2 = 17/20.
→ Xác suất sinh con có máu A và tóc xoăn của cặp 8-9 là = 1/8×17/20 = 17/160.
Một loài thực vật, xét 6 gen mã hóa 6 chuỗi pôlipeptit nằm trên đoạn không chứa tâm động của một nhiễm sắc thể. Từ đầu một nhiễm sắc thể, các gen này sắp xếp theo thứ tự: M, N, P, Q, S, T. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Đột biến mất 1 cặp nuclêôtít ở giữa gen M sẽ làm thay đổi trình tự cô đon của các phân tử mẢN được phiên mã từ các gen N, P, Q, S và T.
II. Nếu xảy ra đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể chứa gen N chuyển vào vị trí giữa gen S và gen T thì có thể làm thay đổi mức độ hoạt động của gen N
III. Nếu xảy ra đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể chứa gen N và gen P thì có thể tạo điều kiện cho đột biến gen, tạo nên các gen mới.
IV. Nếu xảy ra đột biến điểm ở gen S thì có thể không làm thay đổi thành phần các loại nuclêôtit của gen này.
I sai. Đột biến mất 1 cặp nuclêôtit ở giữa gen M sẽ làm thay đổi trình tự côđon của các phần tử mARN được phiên mã từ các gen M, N, P, Q, S và T.
II đúng. Đột biến chuyển đoạn làm thay đổi vị trí của gen N → có thể làm thay đổi mức độ hoạt động của gen N.
III đúng
IV đúng. Đột biến gen cũng có thể không làm thay đổi thành phần, số lượng nucleotit của gen. Ví dụ, đột biến thay thế cặp A-T bằng cặp T-A hoặc đột biến thay thế cặp G-X bằng cặp X-G.
Một quần thể thực vật giao phấn ngẫu nhiên, xét 4 cặp gen A, a; B, b; D, d; E, e phân li độc lập, mỗi gen quy định một tính trạng và các alen trội là trội hoàn toàn. Cho biết không xảy ra đột biến nhiễm sắc thể, các alen đột biến đều không ảnh hưởng tới sức sống và khả năng sinh sản của thể đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu A, B, D, E là các alen đột biến thì các thể đột biến có tối đa 77 loại kiểu gen.
II. Nếu A, B, D, e là các alen đột biến thì các thể đột biến về cả 4 gen có tối đa 8 loại kiểu gen.
III. Nếu A, B, d, e là các alen đột biến thì các thể đột biến về cả 4 gen có tối đa 6 loại kiểu gen.
IV. Nếu a, b, d, e là các alen đột biến thì các thể đột biến có tối đa 65 loại kiểu gen.
Trong loài luôn có 2 loại kiểu hình, đó là kiểu hình không đột biến và kiểu hình đột biến.
- Tổng số kiểu gen của loài này là 34 = 81 kiểu gen.
- Nếu cả 4 alen A, B, D, E, đều là alen đột biến (đột biến trội) thì kiểu hình bình thường chỉ có 1 kiểu gen (aabbddee) nên số kiểu gen có trong các thể đột biến = 34 – 1 = 80. → I sai.
- Nếu A, B, D, e là các alen đột biến thì các thể đột biến về cả 4 gen (A-B-D-ee) có số kiểu gen = 8. → II đúng.
- Nếu A, B, d, e là các alen đột biến thì các thể đột biến về cả 4 gen (A-B-ddee) có số kiểu gen = 4. → III sai.
- Nếu a, b, d, e là các alen đột biến (có 0 alen đột biến là alen trội) thì kiểu hình bình thường có 16 kiểu gen (A-B-D-E-) nên các thể đột biến có số kiểu gen = 81 – 16 = 65. → IV đúng.
Một loài động vật, xét 3 gen cùng nằm trên 1 nhiễm sắc thể thường theo thứ tự là gen 1 – gen 2- gen 3. Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, mỗi gen đều có 2 alen, các alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Cho các cá thể được mang kiểu hình trội về 2 trong 3 tình trạng lai với các cá thể mang kiểu hình lặn về 2 trong 3 tính trạng thì trong loài có tối đa 90 phép lai.
II. Loài này có tối đa 6 loại kiểu gen đồng hợp tử về cả 3 cặp gen.
III. Cho các cá thể đực mang kiểu hình trội về 3 tính trạng, dị hợp tử về 2 cặp gen lai với cá thể cái mang kiểu hình lặn về 1 trong 3 tính trạng, có thể thu được đời con có 1 loại kiểu hình.
IV. Cho cá thể được mang kiểu hình trội về 1 trong 3 tính trạng lai với cá thể cái mang kiểu hình trội về 1 trong 3 tính trạng, có thể thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 3 : 3 : 1 : 1.
gen cùng nằm trên 1 nhiễm sắc thể thường theo thứ tự là gen 1 - gen 2 - gen 3. Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, mỗi gen đều có 2 alen, các alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến.
Giả sử gen 1 do cặp A, a quy định
Gen 2 do cặp B, b quy định
Gen 3 do cặp D, d quy định
I. Cá thể đực trội về 2 trong 3 tính trạng x cá thể cái lặn về 2 trong 3 tính trạng
→ Cá thể đực trội về 2 trong 3 tính trạng có kiểu gen = 3C2 x 5 x 1 = 15 kiểu gen
[Giải thích chút : Vì trội về 2 trong 3 tính trạng nên có chọn 2 trong 3 3C2 hoặc 3C1 đều được
Ví dụ cặp A, a và B, b trội thì có tất cả 5 kiểu gen là AB/AB, AB/Ab, AB/aB, AB/ab và Ab/aB
Còn 1 cặp D, d lặn có 1 kiểu gen là dd]
→ Tương tự: cá thể cái lặn về 2 trong 3 tính trạng có số kiểu gen là 3C2 x 2 x 1 = 6 kiểu gen.
[Giải thích: Vì Cá thể cái lặn về 2 trong 3 tính trạng chọn 2 trong 3 hoặc hay nói trội về 1 trong 3 tính trạng 3C1
Giả sử cặp A, a trội thì có tất cả 2 kiểu gen là AA và aa
Cặp B, b và cặp D, d lặn thì có 1 kiểu gen là bbdd]
→ Số phép lai tối đa là 15 x 6 = 90 phép lai
→ I ĐÚNG.
II. Số loại kiểu gen đồng hợp về cả 3 cặp gen là 2^3 = 8 kiểu gen
[Vì gen 1: cặp A, a đồng hợp có 2 kiểu gen là AA, aa
Tương tự như gen 2, gen 3, mỗi gen đều có 2 kiểu gen đồng hợp là BB, bb và DD, dd]
=> 2 SAI.
III. ♂ trội về 3 tính trạng, dị hợp tử về 2 cặp gen x ♀ lặn về 1 trong 3 tính trạng
=> F1 1 loại kiểu hình.
Để thu được 1 loại kiểu hình, F1 kiểu hình ko phân li => 100% đời con phải mang kiểu hình trội, muốn thế P phải cho giao tử A_B_D_ và đồng hợp tử những cặp gen thõa mãn yêu cầu đề bài.
Ví dụ phép lai: ♂ ABD/Abd x ♀ aBD/aBD => 100% đời con đều mang kiểu hình trội A-B-D- (xét đến liên kết gen hoàn toàn không có hoán vị gen)
Tương tự cũng sẽ có thêm 2 phép lai nữa như ♂ABD/aBd x ♀AbD/AbD và ♂ ABD/abD x ♀ ABd/ABd.
=> 3 ĐÚNG.
IV. Cá thể đực mang kiểu hình trội về 1 trong 3 tính trạng x cá thể cái mang kiểu hình trội về 1 trong 3 tính trạng
=> F1: 3 : 3 : 1 : 1 = 8 tổ hợp => Không thể có.
Ví dụ cá thể đực trội về 1 trong 3 tính trạng có kiểu gen Abd/abd (Không thể xảy ra hoán vị gen)
=> Liên kết gen nhiều nhất cho 4 tổ hợp gen mà thôi.
=> IV SAI.
Một loài động vật, tính trạng màu mắt do một gen có 4 alen nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định. Thực hiện 2 phép lai giữa các cá thể thuộc laoij này, thu được kết quả như sau:
- Phép lai 1: Cá thể đưc mắt đỏ lai với cá thể cái mắt nâu (P), thu được F1 có kiểu phân li theo tỉ lệ 1 cá thể mắt đỏ : 2 cá thể mắt nâu : 1 cá thể mắt vàng.
- Phép lai 2: Cá thể được mắt vàng lai với cá thể cái mắt vàng (P), thu được F1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 3 cá thể mắt vàng : 1 cá thể mắt trắng.
Cho biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ở loài này, kiểu hình mắt đỏ được quy định bởi nhiều loại kiểu gen nhất.
II. Ở loài này, cho cá thể được mắt nâu giao phối với cá thể cái có kiểu hình khác, có tối đa 6 phép lai đều thu được đời con gồm toàn cá thể mắt nâu.
III. F1 của phép lai 1 có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1.
IV. Cho cá thể đực mắt đỏ ở P của phép lai 1 giao phối với cá thể cái mắt vàng ở P của phép lai 2, có thể thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 : 2 : 1.
Ở dạng bài toán này, chúng ta dựa vào kết quả của 2 phép lai để xác định thứ tự trội lặn, sau đó mới tiến hành làm các phát biểu.
- Từ kết quả của phép lai 1 suy ra nâu trội so với đỏ, đỏ trội so với vàng.
- Từ kết quả của phép lai 2 suy ra vàng trội so với trắng.
Quy ước: A1 nâu; A2 đỏ; A3 vàng; A4 trắng (A1 > A2 > A3 > A4).
I sai. Vì mắt nâu là trội nhất cho nên kiểu hình mắt nâu do nhiều loại kiểu gen quy định (có 4 kiểu gen). - Các kiểu hình mắt đỏ có 3 kiểu gen (A2A2; A2A3; A2A4); mắt vàng có 2 kiểu gen (A3A3; A2A4); mắt trắng có 1 kiểu gen (A4A4).
II đúng. Cá thể đực mắt nâu giao phối với các cá thể cái có kiểu hình khác, thu được đời con gồm toàn cá thể mắt nâu thì chứng tỏ cá thể đực mắt nâu phải có kiểu gen A1A1; Các kiểu hình khác gồm đỏ, vàng, trắng có số kiểu gen = 3+2+1 = 6. → Số phép lai = 6×1 = 6.
III đúng. Phép lai 1 sơ đồ lai là P: A1A3 × A2A3 nên đời F1 có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1.
IV đúng. Đực mắt đỏ ở P của phép lai 1 (có kiểu gen A2A3 hoặc A2A4) giao phối với cá thể cái mắt vàng ở P của phép lai 2 (có kiểu gen A3A4). Nếu cá thể mắt đỏ là cá thể A2A4 thì phép lai A2A4 × A3A4 sẽ thu được đời con có kiểu gen là 1A2A3; 1A2A4; 1A3A4; 1A4A4 nên kiểu hình phân li theo tỉ lệ 2 đỏ : 1 vàng : 1 trắng.
Một loài thực vật, tính trạng màu hoa do 2 cặp gen (A, a và B, b) phân li độc lập cùng quy định, tình trạng cấu trúc cánh hoa do 1 cặp gen (D, d) quy định. Cho hia cây (P) thuần giao phấn với nhau, thu được F1. Cho F1 tự thụ phấn, thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 49,5 % cây hoa đỏ, cánh kép : 6,75 % cây hoa đỏ, cánh đơn : 25,5 5 cây hoa trắng, cánh kép : 18,25% cây hoa trắng, cánh đơn. Biết rằng không xảy ra đột biết gen nhưng xảy ra hoán vị gen trong cả quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Kiểu gen của cây P có thể là \({\rm{AA}}\dfrac{{{\rm{Bd}}}}{{{\rm{Bd}}}} \times {\rm{aa}}\dfrac{{{\rm{bD}}}}{{{\rm{bD}}}}\).
II. F2 có số cây hoa đỏ, cánh kép dị hợp tử về 1 trong 3 cặp gen chiếm 12%.
III. F2 có tối đa 10 loại kiểu gen quy định kiểu hình hoa trắng, cánh kép.
IV. F2 có số cây hoa trắng, cánh đơn thuần chủng chiếm 8, 25%.
Cây hoa đỏ, cánh hoa kép ở F1 có kí hiệu kiểu gen A-B-D- nên suy ra 49,5% cây hoa đỏ, cánh hoa kép = 0,495A-B-D-. Vì bài toán cho biết có hoán vị cho nên ta sẽ suy ra Bb phân li độc lập với 2 cặp gen Aa và Dd (Vì Aa và Bb cùng quy định tính trạng màu hoa theo quy luật 9:7 nên không liên kết với nhau.
I sai. Vì Aa phân li độc lập nên ta khử A-. → B-D- có tỉ lệ = 0,45 : 0,75 = 0,66.
→ \(\dfrac{{\underline {{\rm{bd}}} }}{{{\rm{bd}}}}\) = 0,16 = 0,4bd × 0,4bd. → bd là giao tử liên kết nên kiểu gen của F1 là \({\rm{Aa}}\dfrac{{\underline {{\rm{BD}}} }}{{{\rm{bd}}}}\). → Kiểu gen của P có thể là \({\rm{AA}}\dfrac{{\underline {{\rm{BD}}} }}{{{\rm{BD}}}} \times {\rm{aa}}\dfrac{{\underline {{\rm{bd}}} }}{{{\rm{bd}}}}\).`
II đúng. F2 có số cây hoa đỏ, cánh kép (A-B-D-) dị hợp tử về 1 trong 3 cặp gen (\({\rm{Aa}}\dfrac{{\underline {{\rm{BD}}} }}{{{\rm{BD}}}}\); \({\rm{AA}}\dfrac{{\underline {{\rm{BD}}} }}{{{\rm{Bd}}}}\); \({\rm{AA}}\dfrac{{\underline {{\rm{BD}}} }}{{{\rm{bD}}}}\)) chiếm tỉ lệ = 0,5×0,16 + 0,25×0,08 + 0,25×0,08) = 0,12 = 12%.
III sai. F2 có số loại kiểu gen quy định kiểu hình hoa trắng, cánh kép (A-bbD- + aaB-D- + aabbD-) = 4 + 5 + 2 = 11 kiểu gen.
IV đúng. F2 có số cây hoa trắng, cánh đơn thuần chủng chiếm (\({\rm{AA}}\dfrac{{{\rm{bd}}}}{{{\rm{bd}}}}\); \({\rm{aa}}\dfrac{{\underline {{\rm{Bd}}} }}{{{\rm{Bd}}}}\); \({\rm{aa}}\dfrac{{\underline {{\rm{bd}}} }}{{{\rm{bd}}}}\)) chiếm tỉ lệ = 0,25×0,16 + 0,25×0,01 + 0,25×0,16) = 0,0825 = 8,25%.
Một loài thực vật giao phấn ngẫu nhiên có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 6. Xét 3 cặp gen A, a; B, b; D, D nằm trên ba cặp nhiễm sắc thể, mỗi gen quy định một tính trạng và các alen trội là trội hoàn toàn. Giả sử do đột biến, trong loài đã xuất hiện các dạng tương ứng với các cặp nhiễm sắc thể và các thể ba đều có sức sống và khả năng sinh sản. Cho biết không xảy ra các dạng đột biến khác. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ở loài này có tối đa 42 loại kiểu gen.
II. Ở loài này, các cây mang kiểu hình trội về cả ba tính trạng có tối đa 20 loại kiều gen.
III. Ở loài này, các thể ba có tối đa 33 loại kiểu gen.
IV. Ở loài này, các cây mang kiểu hình lặn về 1 trong 3 tình trạng có tối đa 18 loại kiểu gen.
→ Tổng số kiểu gen thể ba: 12 + 12 + 9 = 33 kiểu gen → III đúng.
→ Tổng số kiểu gen trong quần thể = 12 + 12 + 9 + 9 = 42 kiểu gen → I đúng.
- Các cá thể mang kiểu hình trội về cả ba tính trạng.
→ số KG của cá thể trội 3 tính trạng = 6 + 6 + 4 + 4 = 20 KG → II đúng.
- Lặn 1 trong ba tính trạng:
+) Thể 2n + 1: 1(aaa) x 2(BB, Bb) x 1(DD) + 2(AA, Aa) x 1(bbb) x 1 (DD) + 3(AAA, AAa, Aaa) x 1 (bb) x 1(DD) + 1(aa) x 3(BBB, BBb, Bbb)x 1(DD) + 1(aa) x 2(BB, Bb) x 1(DD) + 2(AA, Aa) x 1(bb) x 1(DDD) = 14 KG
+) Thể 2n: 1(aa) x 2(BB, Bb) x 1(DD) + 2(AA, Aa) x 1(bb) x 1(DD) = 4 KG
→ Số KG lặn 1 trong 3 tính trạng = 14 +4 = 18 kiểu gen → IV đúng.
Một loài thực vật, xét 2 cặp gen phân li độc lập cũng tham gia vào quá trình chuyển hóa chất K màu trắng trong tế bào cánh hoa: alen A quy định enzim A chuyển hóa chất K thành sắc tố đỏ; alen B quy định enzim B chuyển hóa chất K thành sắc tố xanh. Khi trong tế bào có cả sắc tố đỏ và sắc tố xanh thì cánh hoa có màu vàng. Các alen đột biến lặn a và b quy định các prôtêin không có hoạt tính enzim. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Cho cây dị hợp tử về 2 cặp gen tự thụ phấn hoặc cho cây này giao phấn với cây hoa trắng thì cả 2 phép lai này đều cho đời con có 4 loại kiểu hình.
II. Cho cây hoa đỏ giao phấn với cây hoa xanh, có thể thu được đời con có tối đa 4 loại kiểu gen.
III. Cho hai cây hoa đỏ có kểu gen khác nhau giao phấn với nhau, có thể thu được đời con có hai loại kiểu hình.
IV. Cho cây hoa vàng giao phấn với cây hoa trắng, có thể thu được đời con có 50% số cây hoa đỏ.
A-B- quy định hoa vàng;
A-bb quy định hoa đỏ;
aaB- quy định hoa xanh;
Aabb quy định hoa trắng.
I đúng. Cây dị hợp 2 cặp gen (AaBb) tự thụ phấn thì đời con sẽ có 4 loại kiểu hình với tỉ lệ 9:3:3:1. Cây dị hợp về 2 cặp gen (AaBb) lai với cây hoa trắng (lai phân tích) thì đời con sẽ có 4 loại kiểu hình với tỉ lệ 1:1:1:1.
II đúng. Cây hoa đỏ (AAbb hoặc Aabb) giao phấn với cây hoa xanh (aaBB hoặc aaBb) thì có thể thu được đời con có 4 loại kiểu gen, 4 loại kiểu hình với tỉ lệ 1:1:1:1.
III sai. Hai cây hoa đỏ có kiểu gen khác nhau lai với nhau thì sơ đồ lai là AAbb × Aabb. Do vậy, đời con luôn có 100% cá thể hoa đỏ.
IV đúng. Cây hoa vàng (có kiểu gen A-B-) lai với cây hoa trắng (aabb) thì đời con có thể có các trường hợp:
+ AABB × aabb, sẽ thu được đời con có 100% hoa vàng;
+ AABb × aabb, sẽ thu được đời con có 50% hoa đỏ : 50% hoa vàng;
+ AaBB × aabb, sẽ thu được đời con có 50% hoa xanh : 50% hoa vàng;
+ AaBb × aabb, sẽ thu được đời con có 25% hoa vàng : 25% hoa đỏ : 25% hoa xanh : 25% hoa trắng.
Một loài thực vật, xét 3 cặp gen nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể; mỗi gen quy định một tính trạng, mỗi gen đều có 2 alen và các alen trội là trội hoàn toàn. Cho hai cây đều có kiểu hình trội về cả 3 tình trạng (P) giao phấn với nhau, thu được F1 có 1% số cây mang kiểu hình lặn về cả 3 tính trạng. Cho biết không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở cả quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ở F1 tỉ lệ cây đồng hợp tử về cả 3 cặp gen lớn hơn tỉ lệ cây dị hợp tử về cả 3 cặp gen.
II. Ở F1 , có 13 loại kiểu gen quy định kiểu hình trội về 2 trong 3 tính trạng.
III. Nếu hai cây ở P có kiểu gen khác nhau thì đã xảy ra hoán vị gen với tần số 20%.
IV. Ở F1 có 13,5 % số cây mang kiểu hình trội về 1trong 3 tính trạng.
3 cặp gen nằm trên 2 cặp NST cho nên chúng ta có thể quy ước hai cặp gen Aa và Bb nằm trên một cặp NST; Cặp gen Dd nằm trên cặp NST khác.
→ 1% cá thể có kiểu hình lặn về 3 tính trạng thì suy ra \(\dfrac{{\underline {{\rm{ab}}} }}{{{\rm{ab}}}}{\rm{dd}}\)= 0,01. → kiểu gen \(\dfrac{{\underline {{\rm{ab}}} }}{{{\rm{ab}}}}\) = 0,04.
0,04\(\dfrac{{\underline {{\rm{ab}}} }}{{{\rm{ab}}}}\) = 0,2ab × 0,2ab hoặc 0,04\(\dfrac{{\underline {{\rm{ab}}} }}{{{\rm{ab}}}}\) = 0,4ab × 0,1ab.
I sai. P dị hợp 3 cặp gen thì ở đời con, đồng hợp 3 cặp gen luôn có tỉ lệ = dị hợp 3 cặp gen.
- Nếu P có kiểu gen khác nhau thì suy ra 0,04\(\dfrac{{\underline {{\rm{ab}}} }}{{{\rm{ab}}}}\) = 0,4ab × 0,1ab. Khi đó, tần số hoán vị = 2×0,1 = 0,2 = 20%.
- Nếu P có kiểu gen giống nhau thì suy ra 0,04\(\dfrac{{\underline {{\rm{ab}}} }}{{{\rm{ab}}}}\) = 0,2ab × 0,2ab. Khi đó, tần số hoán vị = 2×0,2 = 0,4 = 40%.
II đúng. Số kiểu gen quy định kiểu hình trội về 2 tính trạng (A-B-dd; A-bbD-; aaB-D-) = 5 + 4+4 = 13 kiểu gen.
III đúng. Tần số hoán vị = 2×0,1 = 0,2 = 20%.
IV đúng. Số cây mang kiểu hình trội về 1 tính trạng = (0,5 + 4x).1/4 = (0,5 + 0,04) ×1/4 = 0,135 = 13,5%.
Một loài động vật, xét 2 cặp gen cùng nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể thường: mỗi gen quy định một tính trạng, mỗi gen đều có 2 alen và các alen trội là trội hoàn toàn. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu dự đoán sau đây đúng?
I. Lai hai cá thể với nhau có thể thu được đời con gồm toàn cá thể dị hợp tử về 1 cặp gen.
II. Lai hai cá thể với nhau có thể thu được đời con có 5 loại kiểu gen.
III. Cho cơ thể dị hợp tử về 2 cặp gen lai với cơ thể dị hợp tử về 1 cặp gen, thu được đời con có số cá thể đồng hợp tử về 2 cặp gen chiếm 30.
IV. Lai hai cá thể với nhau có thể thu được đời con có 2 loại kiểu hình với tỉ lệ bằng nhau.
Bài toán chỉ cho biết 2 cặp gen cùng nằm trên 1 cặp NST thường. Vì vậy, đây là một bài toán mở.
I đúng. Lai hai cá thể với nhau thì có thể thu được đời con gồm toàn cá thể dị hợp tử về 1 cặp gen. Bởi vì nếu bố mẹ đem lai có kiểu gen là \(\dfrac{{\underline {{\rm{AB}}} }}{{{\rm{AB}}}} \times \dfrac{{\underline {{\rm{aB}}} }}{{{\rm{aB}}}}\) thì đời con có 100% cá thể dị hợp 1 cặp gen (\(\dfrac{{\underline {{\rm{AB}}} }}{{{\rm{aB}}}}\)).
II sai. Lai hai cá thể với nhau thì có thể thu được đời con có 10 loại kiểu gen (nếu P đều dị hợp 2 cặp gen và đều có hoán vị gen ở 2 giới); Có 7 kiểu gen (nếu P dị hợp 2 cặp gen và có hoán vị gen ở 1 giới hoặc P dị hợp 2 cặp gen với dị hợp 1 cặp gen); Có 4 kiểu gen (nếu P dị hợp và có kiểu gen khác nhau và không có hoán vị); Có 3 kiểu gen (Nếu P dị hợp 1 cặp gen và có kiểu gen giống nhau); Có 2 kiểu gen; Có 1 kiểu gen. → nếu đề bài nói rằng có 5 kiểu gen hoặc có 6 kiểu gen là sai.
II sai. Cho cơ thể dị hợp tử về 2 cặp gen lai với cơ thể dị hợp tử về 1 cặp gen, thì LUÔN thu được đời con có tỉ lệ cá thể đồng hợp tử về 2 cặp gen = tỉ lệ cá thể dị hợp tử về 2 cặp gen = 25% (Nội dung này thầy đã dạy trong khóa nâng cao Sinh học).
IV đúng. Lai hai cá thể với nhau có thể thu được đời con có 2 loại kiểu hình với tỉ lệ bằng nhau hoặc có thể thu được đời con có 4 loại kiểu hình với tỉ lệ bằng nhau hoặc có thể thu được đời con có tỉ lệ kiểu hình 3:1.
+ Vì nếu P có kiểu gen \(\dfrac{{\underline {{\rm{AB}}} }}{{{\rm{aB}}}} \times \dfrac{{\underline {{\rm{aB}}} }}{{{\rm{ab}}}}\) thì đời con sẽ có 2 loại kiểu hình với tỉ lệ 1:1.
+ Vì nếu P có kiểu gen \(\dfrac{{\underline {{\rm{Ab}}} }}{{{\rm{ab}}}} \times \dfrac{{\underline {{\rm{aB}}} }}{{{\rm{ab}}}}\) thì đời con sẽ có 4 loại kiểu hình với tỉ lệ 1:1:1:1.
+ Vì nếu P có kiểu gen \(\dfrac{{\underline {{\rm{Ab}}} }}{{{\rm{ab}}}} \times \dfrac{{\underline {{\rm{Ab}}} }}{{{\rm{ab}}}}\) thì đời con sẽ có 2 loại kiểu hình với tỉ lệ 3:1.
Một quần thể thực vật tự thụ phấn, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Thế hệ xuất phát (P) của quần thể này có thành phần kiểu gen là 0,2 AABb : 0,2 AaBb : 0,2 Aabb : 0,4 aabb. Cho rằng quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa khác. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. F2 có tối đa 9 loại kiểu gen.
II. Tỉ lệ kiểu gen dị hợp tử giảm dần qua các thế hệ.
III. Trong tổng số các cây thân cao, hoa đỏ ở F2, có 4/65 số cây có kiểu gen dị hợp tử về cả 2 cặp gen.
IV. Ở F3, số cây có kiểu gen dị hợp tử về 1 trong 2 cặp gen chiếm tỉ lệ 3/64.
I đúng, vì có kiểu gen AaBb tự thụ phấn tạo ra tất cả các kiểu gen (9)
II đúng vì quần thể tự thụ có tần số kiểu gen dị hợp giảm, đồng hợp tăng
III đúng
Tỷ lệ thân cao hoa đỏ ở F2 là: \(0,2 \times 1 \times \left( {1 - \frac{{1 - 1/{2^2}}}{2}} \right) + 0,2 \times \left( {1 - \frac{{1 - 1/{2^2}}}{2}} \right) \times \left( {1 - \frac{{1 - 1/{2^2}}}{2}} \right) = \frac{{13}}{{64}}\)
Tỷ lệ thân cao hoa đỏ dị hợp về 2 cặp gen là: \(0,2 \times \frac{1}{{{2^2}}}Aa \times \frac{1}{{{2^2}}}Bb = \frac{1}{{80}}\)
Tỷ lệ cần tính là \(\frac{{1/80}}{{13/64}} = \frac{4}{{65}}\)
IV sai, ở F3 tỷ lệ dị hợp về 1 trong 2 cặp gen chiếm tỷ lệ :\(0,2 \times 1 \times \frac{1}{{{2^3}}}AABb + 0,2 \times 2 \times \frac{1}{{{2^3}}} \times \left( {1 - \frac{1}{{{2^3}}}} \right) + 0,2 \times \frac{1}{{{2^3}}} \times 1 = \frac{3}{{32}}\)
Khi nói về hoạt động của opêron Lac ở vi khuẩn E. coli, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu xảy ra đột biến ở giữa gen cấu trúc Y thì có thể làm cho prôtêin do gen này quy định bị bất hoạt.
II. Nếu xảy ra đột biến ở gen điều hòa R làm cho gen này không được phiên mã thì các gen cấu trúc Z, Y, A cũng không được phiên mã.
III. Khi prôtêin ức chế liên kết với vùng vận hành thì các gen cấu trúc Z, Y, A không được phiên mã.
IV. A phiên mã ngay cả khi môi trường không có Lactôzơ.
Có 3 phát biểu đúng, đó là I, III và IV. → Đáp án D.
- Các gen Z, Y, A trong operon Lac chịu sự kiểm soát của protein ức chế. Do đó, nếu gen điều hòa bị đột biến làm mất khả năng phiên mã hoặc đột biến làm cho protein ức chế bị mất chức năng thì các gen cấu trúc Z, Y, A sẽ phiên mã liên tục.
- Đột biến ở gen Z hoặc gen Y hoặc gen A thì chỉ làm thay đổi cấu trúc của mARN ở gen bị đột biến mà không liên quan đến gen khác. Khi gen bị đột biến thì cấu trúc của protein do gen đó mã hóa có thể sẽ bị thay đổi cấu trúc và mất chức năng sinh học.
- Gen điều hòa phiên mã liên tục để tổng hợp protein ức chế bám lên vùng vận hành làm ngăn cản sự phiên mã của các gen Z, Y, A.
II sai. Vì gen điều hòa không phiên mã thì các gen Z, Y, A sẽ liên tục phiên mã.