Đề thi thử THPT QG môn Lịch Sử năm 2018 - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc lần 3

Đề thi thử THPT QG môn Lịch Sử năm 2018 - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc lần 3

  • Hocon247

  • 40 câu hỏi

  • 90 phút

  • 40 lượt thi

  • Trung bình

Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com

Câu 1: Trắc nghiệm ID: 219303

Cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933) ở Mĩ bắt đầu từ ngành nào?

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp: Sgk 11 trang 69

Cách giải:

Cuộc khủng hoảng kinh tế ở Mĩ bùng nổ vào tháng 10 – 1929 chấm dứt thời kì hoảng kinh của nền kinh tế Mĩ, Cuộc  khủng hoảng bắt đầu từ ngành tài chính ngân hàng.

Câu 2: Trắc nghiệm ID: 219304

Trong giai đoạn đầu của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918), vì sao Pháp thoát khỏi nguy cơ bị Đức tiêu diệt?

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp: Sgk 11 trang 33, suy luận

Cách giải:

Ngày 28-7-1914, Áo-Hung tuyên chiến với Xéc-bi. Ngày 1-8, Đức tuyên chiến với Nga, ngày 3-8 tuyên chiến với Pháp. Ngày 4-8, Anh tuyên chiến với Đức. Chiến tranh đế quốc đã bùng nổ và nhanh chóng lan rộng thành chiến tranh thế giới.

Mở đầu cuộc chiến, Đức dự định đánh bại Pháp một cách chớp nhoáng, sau đó quay lại đánh Nga. Vì vậy, Đức tập trung phần lớn binh lực ở Mặt trận phía Tây, và ngay trong đêm ngày 3-8-1914 đã tràn vào Bỉ - một đất nước trung lập rồi đánh thọc sang Pháp. Đức chặn cả con đường ra biển không cho quân anh sang tiếp viện, Pa-ri bị uy hiếp, quân Pháp có nguy cơ bị tiêu diệt.

Giữa lúc đó, ở mặt trận phía Đông, quân Nga tấn công vào Đông Phổ, buộc Đức phải điều bớt quân từ mặt trận phía Tây về chống lại quân Nga, Pa-ri được cứu thoát. Lợi dụng thời cơ, đầu tháng 9-1914, Pháp phản công và giành thắng lợi trên sông Mác-nơ. Quân Anh cũng đổ bộ lên lục địa Châu Âu. Kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Đức đã thất bại. Quân của hai bên lúc xuống chiến hào cầm cự dai dẳng trên một chiến tuyến dài 780 km, từ Biển Bắc tới biên giới Thụy Sĩ

Câu 3: Trắc nghiệm ID: 219305

Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 – 1929), Pháp đầu tư vốn nhiều nhất vào ngành nào?

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp: Sgk 12 trang 76

Cách giải:

Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 2, Pháp đầu tư với tốc độ nhanh và quy mô lớn vào các ngành kinh tế. Trong vòng 6 năm, số vốn đầu tư vào Đông Dương, chủ yếu là vào Việt Nam lên khoảng 4 tỉ phrăng.

Trong đó, vốn đầu tư vào nông nghiệp là nhiều nhất, chủ yếu là cho đồn điền cao su.

Câu 4: Trắc nghiệm ID: 219306

Trong giai đoạn từ tháng 11-1942 đến tháng 8-1945, chiến thắng nào của Liên Xô đã tạo nên bước ngoặt của Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)?

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp: Sgk 11 trang 97

Cách giải:

Ở mặt trận Xô-Đức, trận phản công tại Xta-li-grat (từ tháng 11-1942 đến tháng 2-1943) của quân đội Liên Xô đã tạo nên bước ngoặt của cuộc chiến tranh thế giới. Bắt đầu từ đây, Liên Xô và phe Đồng minh chuyển sang tấn công đồng loạt trên tất cả các mặt trận.

Câu 5: Trắc nghiệm ID: 219307

Đảng Cộng sản đầu tiên được thành lập ở nước Đông Nam Á nào?

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp: Sgk 11 trang 84

Cách giải:

Đầu thập niên 20, giai cấp vô sản trẻ tuổi ở Đông Nam Á bắt đầu trưởng thành. Một số Đảng Cộng sản được thành lập, đầu tiên là đảng cộng sản Inđônêxia (5-1920)

Câu 6: Trắc nghiệm ID: 219308

Nhiệm vụ trọng tâm trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô từ năm 1925 đến 1941 là

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp: Sgk 11 trang 55

Cách giải:

Sau khi hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế, nhân dân Liên Xô bước vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội với nhiệm vụ trọng tâm là công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa thông qua kế hoạch 5 năm.

Câu 7: Trắc nghiệm ID: 219309

Nội dung nào dưới đây thể hiện rõ vai trò của Liên Hợp Quốc hiện nay?

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp: suy luận

Cách giải:

Trước tình hình cụ thể của thế giới hiện nay là tình trạng mâu thuẫn dân tộc, xung đột sắc tộc để diễn ra ở nhiều nơi, chủ nghĩa khủng bố đang là mối đe dọa lớn đối với nhân loại. Liên hợp quốc ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề trên.

Mục đích hàng đầu của Liên hợp quốc là duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, đồng thời xác định những mục đích quan trọng khác các hoạt động của Liên hợp quốc là tăng cường quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc, thúc đẩy hợp tác để giải quyết các vấn đề quốc tế về kinh tế, xã hội, văn hóa, nhân đạo và đảm bảo quyền con người. Các quốc gia cũng trao cho Liên hợp quốc vai trò là trung tâm điều hòa các hành động của các dân tộc hướng theo những mục đích đó.

Tại hội nghị cấp cao thế giới năm 2005, các nhà lãnh đạo các quốc gia đã nhất trí về ý nghĩa sống còn của việc xây dựng một hệ thống đa phương hữu hiệu, lấy Liên hợp quốc làm trung tâm nhằm đối phó với những thách thức đa dạng, toàn cầu như hiện nay.

Câu 8: Trắc nghiệm ID: 219310

Năm nước tham gia sáng lập tổ chức Asean năm 1967 là

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp: Sgk 12 trang 31

Cách giải:

Ngày 8-8-1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của 5 nước: Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Philippin.

Câu 9: Trắc nghiệm ID: 219311

Tổ chức Trung Quốc đồng minh hội đấu tranh theo khuynh hướng cách mạng nào?

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp: Sgk 11 trang 15

Cách giải:

Trung Quốc đồng minh hội là chính Đảng của giai cấp tư sản Trung Quốc, đứng đầu là Tôn Trung Sơn theo khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản.

Câu 10: Trắc nghiệm ID: 219312

Chủ trương hoạt động của hội Duy Tân do Phan Bội Châu thành lập năm 1974 là

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp: Sgk 11 trang 141

Cách giải:

Chủ trương hoạt động của Hội Duy Tân do Phan Bội Châu thành lập năm 1904 là: đánh đuổi giặc Pháp, giành độc lập, thiết lập một chính thể quân chủ lập hiến ở Việt Nam.

Câu 11: Trắc nghiệm ID: 219313

Sau khi Nhật đảo chính Pháp (9-3-1945), Đảng ta xác định kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương là

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp: Sgk 12 trang 112

Cách giải:

Chỉ thị: “Nhật-Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” (12-3-1945) đã nhận định: phát xít Nhật trở thành kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương. Thay khẩu hiệu “Đánh đuổi Pháp - Nhật” thành khẩu hiệu “Đánh đuổi phát xít Nhật”

Câu 12: Trắc nghiệm ID: 219314

Hiệp ước nào đã đặt nền tảng mới cho quan hệ liên minh giữa Nhật và Mỹ sau chiến tranh thế giới thứ hai?

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp: Sgk 12 trang 53

Cách giải:

Hiệp ước an ninh Mỹ-Nhật (kí ngày 8-9-1951), đặt nền tảng mới cho quan hệ mới giữa hai nước. Theo đó, Nhật Bản chấp nhận đứng dưới “chiếc ô” bảo hộ hạt nhân của Mỹ, để cho Mỹ đóng quân và xây dựng căn cứ quân sự trên lịch lãnh thổ Nhật Bản.

Câu 13: Trắc nghiệm ID: 219315

Nội dung nào sau đây không phải là biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa?

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp: Sgk  trang 69, loại trừ

Cách giải:

Biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa bao gồm:

- Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.

- Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia.

- Sự sáp nhập và hợp nhất các công ty thành những tập đoàn lớn.

- Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực.

Câu 14: Trắc nghiệm ID: 219316

Sau chiến tranh lạnh, các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược tập trung và phát triển

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp: Sgk 12 trang 73

Cách giải:

Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, hầu như tất cả các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm, bởi ngày này kinh tế đã trở thành nội dung căn bản trong quan hệ quốc tế

Câu 15: Trắc nghiệm ID: 219317

Sau khi vua Hàm Nghi bị bắt (1888), phong trào Cần Vương đã

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp: Sgk 11 trang 126

Cách giải:

Sau khi vua Hàm Nghi bị bắt (1888) tuy không còn sự chỉ đạo của triều đình nhưng trong giai đoạn 1888-1896, phong trào đấu tranh của nhân dân vẫn tiếp tục phát triển, quy tụ dần thành các trung tâm lớn và ngày càng lan rộng, tiêu biểu là khởi nghĩa Hùng Lĩnh, khởi nghĩa Hương Khê.

Câu 16: Trắc nghiệm ID: 219318

Nét nổi bật trong đường lối đối ngoại của Liên bang Nga (1991-2000) là

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp: Sgk 12 trang 17, suy luận

Cách giải:

Chính sách đối ngoại của Liên bang Nga từ năm 1991 đến năm 2000 là:

- Một mặt ngả về phương Tây với hi vọng nhận được sự ủng hộ về chính trị và viện trợ về kinh tế.

- Mặt khác, Nga khôi phục và phát triển mối quan hệ với các nước châu Á (Trung Quốc, Ấn Độ, các nước ASEAN,…)

Câu 17: Trắc nghiệm ID: 219319

Nội dung nào dưới đây không là bài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp: Sgk 12 trang 120, loại trừ

Cách giải:

Những bài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng Tám bao gồm:

- Đảng phải có đường lối đúng đắn, trên cơ sở vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam; nắm bắt tình hình thế giới và trong nước đã đề ra chủ trương, biện pháp cách mạng phù hợp.

- Đảng tập hợp, tổ chức các lực lượng yêu nước rộng rãi trong mặt trận dân tộc thống nhất, trên cơ sở khối liên minh công-nông; phân hóa và cô lập cao độ kẻ thù, tiến tới đánh bại chúng.

- Linh hoạt kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, tiến hành khởi nghĩa từng phần, chớp thời cơ phát động tổng khởi nghĩa trong cả nước.

Câu 18: Trắc nghiệm ID: 219320

Phong trào nông dân lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc từ thế kỷ XIX đến thế kỷ XX là

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp: Sgk 11 trang 14

Cách giải:

Cuộc khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc là phong trào nông dân lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc. Cuộc khởi nghĩa kéo dài 14 năm (từ năm 1851 đến năm 1864). Nghĩa quân xây dựng được chính quyền Trung ương ở Thiên Kinh (tức Nam Kinh) và thi hành nhiều chính sách tiến bộ.

Câu 19: Trắc nghiệm ID: 219321

Sự kiện nào đánh dấu kết thúc phong trào Cần Vương chống Pháp cuối thế kỷ XIX?

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp: Sgk 11 trang 128

Cách giải:

Khi tiếng súng kháng chiến đã yên lặng yên trên núi Vụ Quang (Hương Khê-Hà Tĩnh) vào cuối năm 1895 - đầu năm 1896 => Khởi nghĩa Hương Khê thất bại => phong trào Cần Vương coi như chấm dứt.

Câu 20: Trắc nghiệm ID: 219322

Khẩu hiệu chính trị được sử dụng trong phong trào cách mạng 1930-1931 là

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp: Sgk 12 trang 91

Cách giải:

Trong phong trào 1930-1931, từ tháng 2 đến tháng 4 -1930, xuất hiện những khẩu hiệu chính trị trong cuộc đấu tranh của nhân dân như: “Đả đảo chủ nghĩa đế quốc! Đả đảo phong kiến!”, “Thả tù chính trị”.

Câu 21: Trắc nghiệm ID: 219323

Bài học kinh nghiệm có thể rút ra từ cuộc cải cách Minh Trị ở Nhật Bản (1868) đối với Việt Nam hiện nay là

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp: liên hệ

Cách giải:

Cuộc Duy tân Minh trị của Nhật Bản (1868) được thực hiện trên tất cả các mặt: chính trị, kinh tế, quân sự, giáo dục. Thông qua cuộc cải cách này đã đưa Nhật Bản chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc. Để có được sự thành công này nhân tố quan trọng nhất là có sự đoàn kết của toàn dân tộc và tinh thần tự cường của quốc gia. Nhân dân đoàn kết vì mục tiêu chung là sức mạnh để cuộc cải cách thực hiện thành công và thúc đẩy đất nước phát triển.

 Việt Nam hiện nay trong công cuộc xây dựng đất nước cần học tập Nhật Bản, đoàn kết toàn dân thực hiện vì một mục tiêu chung, phát huy tinh thần tự lực tự cường của dân tộc.

Câu 22: Trắc nghiệm ID: 219324

Yếu tố quyết định thành công trong chính sách mới của tổng thống Mĩ Ru-dơ-ven là

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp: Sgk 11 trang 72

Cách giải:

Để thực hiện Chính sách mới cần thực hiện một hệ thống các chính sách, biện pháp của Nhà nước trên lĩnh vực kinh tế-tài chính và chính trị-xã hội. Bằng sự can thiệp tích cực của nhà nước vào đời sống kinh tế, Chính phủ Ru-dơ-ven đã thực hiện các biện pháp giải pháp giải quyết nạn thất nghiệp, phục hồi sự phát triển kinh tế thông qua các đạo luật về ngân hàng, phục hưng công nghiệp, điều chỉnh nông nghiệp.

=> Yếu tố nhà nước can thiệp tích cực vào đời sống kinh tế là nhân tố quyết định sự thành công của trong Chính sách mới của tổng thống Mĩ Ru-dơ-ven.

Câu 23: Trắc nghiệm ID: 219325

vai trò của Liên Xô trong chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) là gì?

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp: phân tích, đánh giá.

Cách giải:

Trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít (1939-1945) Liên Xô là nước đi đầu, là lực lượng tiên phong và giữ vai trò quan trọng:

Ngay từ khi chủ nghĩa phát xít ra đời đặt thế giới trước nguy cơ chiến tranh, Liên Xô đã đề nghị Anh, Pháp cùng hợp tác để ngăn chặn Chủ nghĩa Phát xít và chiến tranh nhưng không được Anh Pháp chấp lại. Trái lại, hai nước này còn thực hiện chính sách dung dưỡng, thỏa hiệp bằng việc ký với Đức hiệp dịnh Muyních (1938). Theo hiệp định này, Anh và Pháp chấp nhận cho Đức chiếm đóng vùng đất Xuyđét của Tiệp Khắc, đổi lại Đức sẽ tấn công Liên Xô và không xâm phạm đến Anh, Pháp Cũng như đồng minh của họ.

- Liên Xô giữ vai trò quan trọng chống phát xít:

+ Khi bị quân phát xít thực hiện kế hoạch chiến tranh chớp nhoáng tấn công Liên Xô (6/1941) với lực lượng và trang bị mạnh hơn nhiều nhưng đã vấp phải tinh thần chiến đấu anh dũng của Hồng quân Liên Xô, ngăn chặn bước tiến của quân phát xít, qua đó làm thất bại kế hoạch tấn công của chúng. Đây là lần đầu tiên quân Đức bị chặn lại trên đường tấn công của mình. Việc quân phát xít thất bại trong âm mưu chiến tranh chớp nhoáng đã góp phần làm chậm quá trình mở rộng chiến tranh xâm lược của phát xít Đức đối với các dân tộc khác.

+ Chiến thắng lớn tại Xtalingrát (1943) Hồng quân Liên Xô đã làm thay đổi cục diện chiến tranh thế giới, tạo nên bước ngoặt mới: từ sau chiến tranh này, quân đồng minh đã chuyển từ phòng thủ sang phản công quân phát xít trên tất cả các mặt trận mặt trận Xô-Đức, mặt trận Tây Âu, mặt trận Bắc Phi và mặt trận Châu Á-Thái Bình Dương. Từ năm 1943, quân phát xít liên tiếp thất bại trên các chiến trường.

+ Trong quá trình truy quét quân đội phát xít Đức (1944-1945), Hồng quân Liên Xô đã nhiều lần giúp đỡ nhiều nước Đông Âu đứng lên Tiêu diệt kẻ thù, lập ra hàng loạt các nhà nước Dân chủ Nhân dân ở Đông Âu như: Hungari, Bungari, Ba Lan, Tiệp Khắc, Nam Tư,… Các nước này sau đó đã xây dựng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa.

Câu 24: Trắc nghiệm ID: 219326

Tính chất điển hình của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp: đánh giá

Cách giải:

- Đáp án A: Việt Nam bắt đầu từ năm 1884 đã trở thành thuộc địa của Pháp, sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Cách Mạng Tháng Tám đã đập tan ách thống trị của đế quốc thực dân, làm cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập. Vì thế, cách Mạng Tháng Tám mang tính chất là cách mạng giải phóng dân tộc.

- Đáp án B: cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới: Làm nhiệm vụ của cách mạng dân chủ tư sản do giai cấp vô sản lãnh đạo, sau khi thắng lợi sẽ chuyển lên cách mạng xã hội chủ nghĩa. (Cách mạng 1975 ở Nga là 1 cuộc CMDCTS kiểu mới).

- Đáp án C: Cách mạng Tháng Tám không phải là cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ. Cách mạng dân chủ tư sản do giai cấp tư sản lãnh đạo, quần chúng nhân dân là lực lượng quan trọng nhằm đánh đổ chế độ phong kiến đã lỗi thời, giành dân chủ. Sau khi cách mạng thành công, giai cấp tư sản nắm quyền thống trị, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. Trong cách mạng dân chủ tư sản, đông đảo quần chúng nhân dân (Công nhân, nông dân) đưa ra những yêu sách về kinh tế, chính trị của mình, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của cách mạng tư sản; một số yêu cầu vượt khỏi giới hạn và giai cấp tư sản đặt ra cho mình.

- Đáp án D: Cách mạng Tháng Tám 1945 là cuộc cách mạng dân tộc dân chủ điển hình dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, đi theo con đường cách mạng vô sản, giành độc lập dân tộc, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Vì thế Cách Mạng Tháng Tám là một cuộc cách mạng dân chủ nhân dân triệt để, không phải là dân tộc dân chủ nhân dân triệt để.

Câu 25: Trắc nghiệm ID: 219327

Từ sự thất bại của phong trào cách mạng 1930-1931, Đảng ta đã rút ra bài học cơ bản nào cho Việt Nam hiện nay?

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp: liên hệ

Cách giải:

Cao trào 1930-1931 mà đỉnh cao là Xô viết Nghệ-Tĩnh đã để lại bài học lớn về sức lôi cuốn, tập hợp được đông đảo các tầng lớp nhân dân của Đảng ta thông qua đường lối, chủ trương, khẩu hiệu đấu tranh đúng đắn, đáp ứng được khát vọng cháy bỏng của nhân dân. Từ đó, rút ra kinh nghiệm lịch sử quý báu là bao giờ nhân dân lao động cảm nhận được những lợi ích của mình trong các chủ trương, chính sách, việc làm cụ thể của giai cấp lãnh đạo, thì họ sẽ tích cực, tự giác tham gia hưởng ứng. Và chính Đảng ta ngay từ đầu đã giúp nhân dân cảm nhận được những lợi ích cơ bản và cấp bách của mình thông qua các chủ trương, khẩu hiệu đúng đắn là giành độc lập thoát khỏi ách nô lệ dành ruộng đất, nhà máy về tay công-nông, thực hiện những quyền dân sinh dân chủ cơ bản đầu tiên…; từ đó khơi dậy và thúc đẩy động lực cách mạng trong quần chúng.

Ngày nay, trong sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước, thực hiện chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, việc hoàn thiện đường lối chủ trương, chính sách, cơ chế phù hợp với xu thế phát triển thời đại và nguyện vọng, lợi ích thiết thực, chính đáng của nhân dân để hoàn thành động lực, sức mạnh tổng hợp trong sự nghiệp đổi mới đang là nhiệm vụ cấp bách, to lớn của Đảng và Nhà nước ta.

Câu 26: Trắc nghiệm ID: 219328

Điểm tương đồng về bối cảnh trong nước giữa Việt Nam và Trung Quốc vào giữa thế kỉ XIX là

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp: so sánh

Cách giải:

Tình hình Việt Nam và Trung Quốc vào giữa thế kỷ XIX:

- Việt Nam: cũng suy yếu, khủng hoảng trầm trọng: nông nghiệp sa sút, công thương nghiệp đình đốn, quân sự lạc hậu, chính sách đối ngoại sai lầm; nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân chống lại triều đình ta đã nổ ra.

- Trung Quốc: từ giữa thế kỷ XIX, chính quyền phong kiến Mãn Thanh suy yếu, khủng hoảng và bị các nước đế quốc xâu xé nhiều cuộc đấu tranh của nhân dân đã nổ ra.

Câu 27: Trắc nghiệm ID: 219329

Nhật Bản được mệnh danh là một “đế quốc kinh tế” vì

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp: liên hệ

Cách giải:

- Đáp án A: đồng tiền Nhật Bản có giá trị lớn trên toàn thế giới không đúng vì đồng tiền có giá trị lớn nhất là đồng Franc Thụy Sĩ (1 franc = 1,12 USD). Thụy Sĩ là một trong những quốc gia giàu nhất thế giới và có nền kinh tế lớn nhất thế giới tính theo GDP và năm 2004.

- Đáp án B: Nhật Bản là cường quốc kinh tế đứng thứ ba thế giới sau Mỹ và Trung Quốc.

- Đáp án C: Hàng hóa Nhật Bản len lỏi, xâm nhập và cạnh tranh tốt trên thị trường thế giới. Có rất nhiều nước có hàng hóa xâm nhập, len lỏi và xâm nhập tốt trên thị trường, tiêu biểu là hàng hóa của Trung Quốc.

- Đáp án D: Nhật Bản là nước có nguồn vốn viện trợ lớn nhất cho các nước bên ngoài. Cán cân thương mại thặng dư và dự trữ ngoại tệ đứng đó hàng đầu thế giới, nên nguồn vốn đầu tư của Nhật Bản ra nước ngoài rất nhiều, là nước cho vay viện trợ tái thiết và phát triển lớn nhất thế giới. Nhật Bản có nhiều tập đoàn tài chính. ngân hàng đứng đầu hàng đầu thế giới. Đơn vị tiền tệ là: đồng Yên Nhật. 

Dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản, bán lẻ, giao thông, viễn thông tất cả đều là ngành công nghiệp lớn của Nhật Bản, Nhật Bản có năng lực rất lớn về công nghiệp, và đây là trụ sở của nhiều nhà sản xuất công nghệ tiên tiến bậc nhất thế giới về các sản phẩm xe có động cơ, trang thiết bị điện tử, công cụ máy móc, thép, phi kim loại, công nghiệp tàu thủy, hóa học, dệt may, thức ăn chế biến. Đây cũng là nơi đặt trụ sở của các tập đoàn đa quốc gia và nhiều mặt hàng thương mại trong lĩnh vực công nghiệp và máy móc. Xây dựng từ lâu đã trở thành một trong những nền công nghiệp lớn nhất của Nhật Bản.

Nhật Bản là trụ sở của một trong những ngân hàng lớn nhất thế giới, tập đoàn tài chính Mitsubishi UFJ (Mitsubishi UFJ Financial Group) với một với số vốn ước tính lên đến 3.500 tỉ (2013). Nhật Bản cũng là nơi có thị trường chứng khoán lớn thứ hai thế giới - thị trường chứng khoán Tokyo với khoảng 549.7 nghìn tiên vào tháng 12/2006. Đây cũng là trụ sở của một số công ty dịch vụ tài chính, những tập đoàn kinh doanh và những ngân hàng lớn nhất thế giới. Ví dụ như những tập đoàn kinh doanh và công ty đa quốc gia như Sony, Sumitomo, Mitsubishi và Toyota sở hữu hàng tỷ và hàng nghìn tỷ đô la đang hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, nhóm các nhà đầu tư hàng dịch vụ tài chính ngân hàng Sumitomo, ngân hàng Fuji, ngân hàng Mitsubishi, các định chế tài chính của Toyota và Sony.

Câu 28: Trắc nghiệm ID: 219330

Đảng ta đã vận dụng nguyên tắc nào của Liên Hợp Quốc để giải quyết vấn đề tranh chấp chủ quyền biển đảo hiện nay?

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp: liên hệ

Cách giải:

Những năm gần đây, vấn đề biển Đông đang trở thành vấn đề nóng trong quan hệ quốc tế.  Trong nguyên tắc của Liên hợp quốc, Việt Nam có thể áp dụng nguyên tắc giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình để giải quyết vấn đề biển Đông do các lý do sau:

- Các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam từ lâu đời.

- Trong xu thế hòa hoãn, đối thoại, chung sống hòa bình giữa các nước, chiến tranh không phải là biện pháp giải quyết tình hình thỏa đáng.

- Biểu hiện là: lãnh đạo Việt Nam đã có những cuộc gặp gỡ với những nhà lãnh đạo Trung Quốc, đưa ra những bằng chứng thuyết phục từ trong lịch sử để khẳng định hai quần đảo này thuộc chủ quyền của Việt Nam. Việt Nam thuyết phục Trung Quốc tham gia DOC, kêu gọi sự đồng thuận của nhân dân các nước trong khu vực và trên thế giới.

Câu 29: Trắc nghiệm ID: 219331

Sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc khi vận dụng lý luận cách mạng vô sản và hoàn cảnh thực tiễn của các nước thuộc địa là thấy được vai trò của giai cấp

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp: phân tích, đánh giá.

Cách giải:

Về lực lượng cách mạng, Cương lĩnh xác định, giai cấp công nhân, thì cách mạng “phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản trí thức và trung nông… để kéo họ về phe vô sản giai cấp. Còn đối với phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư bản An Nam mà chưa lộ rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng, ít ra cũng làm cho trung lập”. Như vậy, ngoài công nhân và nông dân là hai lực lượng chính của cách mạng, Cương lĩnh chủ trương phải tranh thủ các lực lượng khác: tư sản dân tộc, tiểu tư sản, trung Tiểu Địa Chủ các loại. Điều đó hoàn toàn phù hợp với thực tế của lịch sử Việt Nam. Vì các giai cấp ngoài công nhân và nông dân, có một số bộ phận khác cũng có tinh thần yêu nước, như: Tư sản dân tộc, tiểu tư sản, địa chủ yêu nước…, vì thế, cần phải tranh thủ kéo họ về cách mạng. Đó cũng là vấn đề thể hiện sự ưu tiên hơn cho nhiệm vụ giải phóng dân tộc của Cương lĩnh, điều hoàn toàn hợp lý và đúng đắn

Câu 30: Trắc nghiệm ID: 219332

“Đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau” là câu Nguyễn Ái Quốc nói về chủ trương cứu nước của ai?

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp: liên hệ

Cách giải:

Đau xót chứng kiến nỗi thống khổ, cảnh lầm than của nhân dân dưới ách thống trị của thực dân Pháp, cũng như nhiều sĩ phu và thanh niên trí thức yêu nước lúc bấy giờ, Nguyễn Tất Thành đã sớm có ý chí đuổi Pháp, giải phóng đồng bào. Rất khâm phục các sĩ phu dũng cảm tìm đường đấu tranh cứu dân, cứu nước nhưng người thanh niên Nguyễn Tất Thành cũng sớm nhận ra những hạn chế trong con đường của các vị ấy… Cụ Phan Chu Trinh yêu cầu thực dân Pháp thực hiện cải lương, việc này “chẳng khác nào xin nhận rủ lòng thương”. Cụ Phan Bội Châu hy vọng Nhật giúp ta đuổi Pháp cũng chẳng khác gì “đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau”. Cụ Hoàng Hoa Thám thực tế hơn, đã trực tiếp đấu tranh chống Pháp, nhưng còn nặng cốt cách phong kiến, mà con đường theo lập trường phong kiến thì đã hết thời…

Câu 31: Trắc nghiệm ID: 219333

Chúng ta phải hành động cho nhanh, với tinh thần vô cùng quả cảm, vô cùng thận trọng!” Câu trích trên ở trong văn kiện nào?

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp: liên hệ

Cách giải:

Sau khi Hồng quân Liên Xô đánh bại đạo quân Quan Đông của Nhật ở Đông Bắc Trung Quốc và Mỹ ném bom nguyên tử xuống hai thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật, Nhật Hoàng tuyên bố đầu hàng đồng minh. Như vậy, thời cơ xuất hiện đúng như Đảng ta dự báo. Lúc này tại bản Nà Lừa (xã Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) mặc dầu đang bị bệnh nặng, lãnh tụ Hồ Chí Minh đã chỉ đạo: “Thời cơ đã đến, dù hy sinh đến đâu, dù phải đốt cháy dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập”.

Thực hiện lời của Người, Tổng bộ Việt Minh đã thành lập Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc. Ủy ban Khởi nghĩa ra quân lệnh số 1 nêu rõ: “Giờ Tổng khởi nghĩa!... Chúng ta phải hành động cho nhanh, với tinh thần vô cùng quả cảm, vô cùng thận trọng!...”

Câu 32: Trắc nghiệm ID: 219334

Chính sách kinh tế mới (3-1921) của nước Nga Xô Viết để lại bài học kinh nghiệm gì đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở một số nước trên thế giới?

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp: liên hệ

Cách giải:

Chính sách kinh tế mới của Liên Xô năm 1921 là sự chuyển đổi kịp thời từ nền kinh tế nhà nước nắm độc quyền về mọi mặt sang nền kinh tế nhiều thành phần, nhưng vẫn đặt dưới sự quản lý của nhà nước. Với chính sách này, nhân dân Liên Xô đã vượt qua được những khó khăn to lớn, phấn khởi sản xuất và hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế mới.

=> chính sách này đã để lại bài học kinh nghiệm xây dựng Chủ nghĩa xã hội cho một số nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Câu 33: Trắc nghiệm ID: 219335

Điểm giống nhau giữa Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) và chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) là

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp: so sánh.

Cách giải:

Điểm giống nhau giữa Chiến tranh thế giới thứ nhất và chiến tranh thế giới thứ hai là:

- Nguyên nhân: đều bùng nổ bắt nguồn từ mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thị trường và thuộc địa, khi mâu thuẫn đó đạt đến đỉnh cao không thể giải quyết được dẫn đến chiến tranh.

- Về tính chất: phi nghĩa, gây tổn thương nặng nề về sức người sức của của nhân loại để lại những hậu quả nặng nề.

- Thoát ra khỏi hai cuộc chiến tranh tất cả các nước dù thắng trận hay bạn chọn đều phải gánh chịu những hậu quả tổn thất hết sức nặng nề.

- Sau hai cuộc chiến, trật tự thế giới được thiết lập

Câu 34: Trắc nghiệm ID: 219336

Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp (1897 – 1914), kinh tế Việt Nam có đặc điểm mới là nền kinh tế

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp: đánh giá, phân tích.

Cách giải:

Đặc điểm của nền kinh tế thuộc địa nửa phong kiến ở Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp (1897-1914):

- Quan hệ sản xuất TBCN đã xâm nhập vào, kinh tế hàng hóa và kinh tế tiền tệ được mở rộng, từng bước đẩy lùi và thu hẹp phạm vi của nền kinh tế tự cấp, tự túc. Một nền kinh tế không hoàn toàn là phong kiến cũng không hoàn toàn là TBCN, đó là nền kinh tế của thuộc địa nửa phong kiến. Để bóc lột, vơ vét nguồn lợi từ thuộc địa, Pháp thực hiện một chính sách kinh tế thực dân rất bảo thủ và phản động: “Duy trì phương thức sản xuất phong kiến kết hợp việc thiết lập một cách hạn chế phương thức sản xuất TBCN”

- Do sự xâm nhập ngày càng mạnh mẽ của quan hệ sản xuất TBCN và chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp mà nền sản xuất trong nước đã có những biến đổi sâu sắc. Một số ngành công nghiệp đã ra đời như thay thác mỏ, giao thông vận tải… Quan hệ ruộng đất cũng không còn giữ nguyên được hiện trạng và hình thức bóc lột đặc thù vốn có của nó.

Câu 35: Trắc nghiệm ID: 219337

Tính chất của phong trào Cần vương là

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp: suy luận

Cách giải:

Tính chất của phong trào Cần Vương là phong trào yêu nước chống thực dân Pháp theo ý thức hệ phong kiến, thể hiện tính dân tộc sâu sắc

Câu 36: Trắc nghiệm ID: 219338

Việt Nam có thể rút ra kinh nghiệm gì từ sự phát triển kinh tế của nhóm năm nước sáng lập ASEAN sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)?

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp: liên hệ

Cách giải:

Từ những năm 60-70 trở đi, nhóm nước sáng lập ASEAN chuyển sang “chiến lược kinh tế hướng ngoại” (công nghiệp hóa lấy xuất khẩu làm chủ đạo)

- Nội dung:

+ Mở cửa kinh tế, thu hút vốn đầu tư và kỹ thuật của nước ngoài.

+ Tập trung sản xuất hàng hóa để xuất khẩu.

+ Phát triển ngoại thương. 

- Kết quả: bộ mặt kinh tế-xã hội của các nước này có sự biến đổi lớn.

+ Tỉ trọng công nghiệp cao hơn nông nghiệp, mậu dịch đối ngoại tăng trưởng nhanh.

+ Năm 1980, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 130 tỷ USD, chiếm 14% tổng kim ngạch ngoại thương của các quốc gia và khu vực đang phát triển.

+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao: Thái Lan 9% (1985-1995), Singapore 12% (1968 – 1973) đứng đầu 4 con rồng châu Á.

+ Từ năm 1997-1998, trải qua khủng hoảng tài chính, kinh tế suy thoái, chính trị không ổn định, sau vài năm khắc phục, các nước ASEAN vẫn tiếp tục phát triển.

=> Thông qua quá trình xây dựng và phát triển đất nước của các nước sáng lập ASEAN, các nước phát triển ở Đông Nam Á cần xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ kết hợp với mở cửa, hội nhập khu vực và quốc tế.

Câu 37: Trắc nghiệm ID: 219339

Thách thức to lớn đối với Việt Nam trước xu thế toàn cầu hóa là

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp: phân tích, đánh giá.

Cách giải:

Thách thức của Việt Nam trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay bao gồm:

+ Hội nhập là điều không thể tránh khỏi, nhưng đòi hỏi phải có sự nhận thức tìm ra con đường đúng đắn để phát triển lợi thế nếu không sẽ dễ rơi vào những sai lầm, rủi ro.

 + Điểm xuất phát của các nước đang phát triển thường rất thấp, trình độ phát triển thấp, nguồn nhân lực hạn chế, cơ sở hạ tầng yếu kém cho nên hòa nhập vào thế giới là điều khó khan. Nó tạo ra nguy cơ tụt hậu trong các nước đang phát triển nếu bỏ lỡ cơ hội.

+ Sự cạnh tranh gay gắt của thị trường thế giới, của các quan hệ kinh tế còn nhiều bất bình đẳng, gây thiệt hại cho các nước đang phát triển.

+ Vấn đề sử dụng có hiệu quả nguồn vốn vay.

+ Vấn đề giữ gìn và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.

Trong đó, thách thức lớn nhất chính là sự cạnh tranh gay gắt của thị trường quốc tế, nếu không có sự điều chỉnh kịp thời rất dễ có nguy cơ tụt hậu.

Câu 38: Trắc nghiệm ID: 219340

Sự kiện nào dưới đây là biểu hiện của xu thế hòa hoãn Đông – Tây và Chiến tranh lạnh chấm dứt?

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp: Sgk 12 trang 62

Cách giải:

Từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX, xu hướng hòa hoãn Đông-Tây xuất hiện với những cuộc gặp gỡ và thương lượng Xô - Mỹ. Một trong những sự kiện biểu hiện cho xu hướng này ký kết các thỏa thuận hạn chế vũ khí chiến lược. Trong đó có Hiệp ước về việc hạn chế hệ thống phòng chống tên lửa (ABM)

Câu 39: Trắc nghiệm ID: 219341

Hạn chế trong chủ trương, đường lối cứu nước của Phan Bội Châu là:

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp: đánh giá, nhận xét

Cách giải:

Nguyễn Ái Quốc đã từng có nhận định: Cụ Phan Bội Châu hy vọng Nhật giúp ta đuổi Pháp cũng chẳng khác gì “đưa hổ cửa trước rước beo cửa sau”. Phan Bội Châu coi Nhật Bản là nước đồng văn đồng chúng với Việt Nam, hơn nữa lại thành công sau cuộc cải cách Duy Tân Minh Trị 1868 và trở thành một nước đế quốc phát triển mạnh. Phan Bội Châu chưa đánh giá được bản chất của các nước đế quốc đều cơ bản giống nhau, đều áp bức và bóc lột các nước thuộc địa của họ. Thực chất là sau đó, vào tháng 8-1908, chính phủ Nhật Bản đã câu kết với thực dân Pháp ở Đông Dương trục xuất một số lưu học sinh của Việt Nam, kể cả thủ lĩnh Phan Bội Châu về nước

Câu 40: Trắc nghiệm ID: 219342

Ba tư tưởng cơ bản sau đây của Nguyễn Ái Quốc được trình bày đầy đủ trong tác phẩm nào trước năm 1930?

“Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”

“Cách mạng phải do Đảng theo chủ nghĩa Mác – Lenin lãnh đạo”

“Cách mạng Việt Nam phải gắn bó đoàn kết với cách mạng thế giới”.

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp: liên hệ

Cách giải:

Đường cách mệnh giới thiệu tính chất và kinh nghiệm các cuộc cách mạng Mỹ (1776), cách mạng Pháp (1789), Cách mạng tháng Mười Nga (1917) và khẳng định chỉ có Cách mạng tháng Mười Nga là triệt để. Tác phẩm được cho là đã nhấn mạnh tính chất và nhiệm vụ của các mạng Việt Nam là cách mạng “giải phóng dân tộc”, lực lượng cách mạng bao gồm: sĩ, nông, công, thương, cho rằng cách mạng là “sự nghiệp của quần chúng”, vì vậy phải động viên, tổ chức và lãnh đạo đông đảo quần chúng “vùng lên đánh đuổi kẻ thù”. Đường cách mệnh cho rằng cách mạng Việt Nam là một bộ phận của các mạng thế giới, cần được sự giúp đỡ quốc tế, nhưng không được ỷ lại mà cần “chủ động”, “tự cường”, được cho là đã khẳng định muốn đưa cách mạng đến thắng lợi thì “cần phải có sự lãnh đạo của một Đảng cách mạng”.

=> Đường cách mệnh là tác phẩm trình bày được đầy đủ ba tư tưởng trên.

Bắt đầu thi để xem toàn bộ câu hỏi trong đề

📝 Đề thi liên quan

Xem thêm »
Xem thêm »

❓ Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »