Đề thi thử THPT QG môn Lịch Sử năm 2019 - Trường THPT Yên Lạc 2 Vĩnh Phúc lần 1

Đề thi thử THPT QG môn Lịch Sử năm 2019 - Trường THPT Yên Lạc 2 Vĩnh Phúc lần 1

  • Hocon247

  • 40 câu hỏi

  • 90 phút

  • 56 lượt thi

  • Trung bình

Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com

Câu 1: Trắc nghiệm ID: 221103

Nét nổi bật của văn hóa Ấn Độ dưới thời Vương triều Hồi giáo Đê li là gì?

Xem đáp án

Đáp án: C

Cách giải:

Dưới thời vương triều Hồi giáo Đêli, một yếu tố văn hóa mới – văn hóa Hồi giáo được du nhập vào Ấn Độ, vốn đã có một nền văn hóa phong phú và đa dạng.

Câu 2: Trắc nghiệm ID: 221104

Vì sao Nguyễn Tất Thành quyết định sang phương Tây tìm đường cứu nước?

Xem đáp án

Đáp án: C

Cách giải:

Ngày 5-6-1911, Nguyễn Tất Thành rời bến càng Nhà Rồng (Sài Gòn) ra đi tìm đường cứu nước. Người quyết định sang phương Tây, đến nước Pháp để tìm hiểu xem nước Pháp và các nước khác làm thế nào, rồi trở về giúp đồng bằng đồng bào mình.

Câu 3: Trắc nghiệm ID: 221105

Sự kiện đánh dấu chủ nghĩa thực dân cũ cùng hệ thống thuộc địa của nó ở châu Phi về cơ bản bị sụp đổ là

Xem đáp án

Đáp án: A

Cách giải

Năm 1975, với thắng lợi của nhân dân Môdămbích và Ănggôla trong cuộc đấu tranh chống thực dân Bồ Đào Nha, chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi cùng hệ thống thuộc địa của nó cơ bản bị tan rã.

Câu 4: Trắc nghiệm ID: 221106

Chế độ độc tài phát xít là chế độ của

Xem đáp án

Đáp án: B

Cách giải:

Chế độ phát xít là nền chuyên chính khủng bố công khai của những thế lực phản động nhất, hiếu chiến nhất.

Câu 5: Trắc nghiệm ID: 221107

Mục tiêu của ASEAN là:

Xem đáp án

Đáp án: C

Cách giải:

Mục tiêu chung của ASEAN là hòa bình, ổn định và cùng phát triển (SGK/106, địa lí 11 cơ bản).

Câu 6: Trắc nghiệm ID: 221108

Thách thức lớn nhất mà Việt Nam phải đối mặt trong xu thế toàn cầu hóa là

Xem đáp án

Đáp án: B

Cách giải:

Thách thức lớn nhất mà Việt Nam phải đối mặt trong xu thế toàn cầu hóa là sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường thế giới.

Câu 7: Trắc nghiệm ID: 221109

Ý nào dưới đây không phản ánh sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế Mĩ những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

Xem đáp án

Đáp án: B

Cách giải:

không phản ánh sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế Mĩ những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai: Viện trợ cho các nước Tây Âu 17 tỉ USD qua kế hoạch “phục hưng châu Âu”.

Câu 8: Trắc nghiệm ID: 221110

Những năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai, mối lo ngại lớn nhất của Mĩ là gì?

Xem đáp án

Đáp án: C

cách giải:

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, trật tự hai cực Ianta đứng đầu là Liên Xô và Mĩ được hinh thành => Muốn bá chủ thế giới, Mĩ cần phá bỏ chủ nghĩa xã hội trên thế giới.

=> Mục tiêu quan trọng nhất của Mĩ trong chiến lược toàn cầu là: Ngăn chặn và tiền tới xóa bỏ CNXH trên phạm vi thế giới.

Trong khi đó, sau chiến tranh thế giới thứ hai:

- Chủ nghĩa xã hội được mở rộng từ một ra nước ra toàn châu Âu: sự ra đời của các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.

- Chủ nghĩa xã hội mở rộng từ Âu sang Á: sự ra đởi của Nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Đây chính là mối lo ngại lớn nhất của Mĩ

Câu 9: Trắc nghiệm ID: 221111

Nhân tố chủ yếu đã chi phối quan hệ quốc tế hơn bốn thập kỉ nửa sau thế kỉ XX là

Xem đáp án

Đáp án: D

Cách giải:

Năm 1947, xuất phát từ thông điệp của Tổng thống Truman phát biểu tại Quốc hội Mĩ đã đánh dấu cục diện “Chiến tranh lạnh” được thiết lập. Đây là cuộc chiến tranh không tiếng súng giữa hai phe Tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa , đứng đâu là Liên Xô và Mĩ. Đây cũng là cuộc chiến tranh diễn ra trên hầu hết các lĩnh vực từ kinh tế, chính trị đến văn hóa – tư tưởng. Tuy không nổ ra một cuộc chiến tranh thế giới nhưng trong gần nửa thế kỉ của Chiến tranh lạnh, thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng. Các cuộc chiến tranh cục bộ đã diễn ra như cuộc chiến tranh ở Đông Nam Á, Triều Tiên, Trung Đông,…

Sau khi “Chiến tranh lạnh” chấm dứt bằng sự kiện: Năm 1889, Cuộc gặp gỡ không chính thức giữa lãnh đạo hai cường quốc là Goócbachốp và Busơ tại Manta (Địa Trung Hải). Mở ra thời kì mới trong quan hệ quốc tế giữa, xu thế hòa bình hợp tác cùng nhau phát triển là xu thế nổi bật

=> Như vậy, “Chiến tranh lạnh” là nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc tế trong phần lớn nửa sau thế kỉ XX.

 

Câu 10: Trắc nghiệm ID: 221112

Ý nào dưới đây không phản ánh đúng ý nghĩa của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Trung Quốc (1946-1949)?

Xem đáp án

Đáp án: C

Cách giải:

Ý nghĩa thắng lợi của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Trung Quốc (1946 – 1949) bao gồm:

- Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ Trung Quốc đã hoàn thành, chấm dứt hơn 100 năm nô dịch và thống trị của đế quốc.

- Xóa bỏ tàn dư phong kiến, mở ra kỷ nguyên độc lập tự do tiến lên CNXH.

- Ảnh hưởng sâu sắc đến phong trào giải phóng dân tộc thế giới.

Câu 11: Trắc nghiệm ID: 221113

Tình hình Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai là

Xem đáp án

Đáp án: A

Cách giải:

- Chiến tranh thế giới thứ hai đã để lại cho Nhật Bản nhiều hậu quả hết sức nặng nề (Khoảng 3 triệu người chết và mất tích; 40% đô thị, 80% tàu bè, 34% máy móc công nghiệp bị phá hủy; thảm họa, đói rét đe dọa toàn nước Nhật).

- Nhật còn bị quân đội Mĩ, với danh nghĩa lực lượng Đồng minh chiếm đóng từ năm 1945 đến năm 1952.

Câu 12: Trắc nghiệm ID: 221114

Bài học chủ yếu rút ra từ sự thất bại của các phong trào yêu nước chống Pháp cho cách mạng Việt Nam cuối thế kỉ XIX là gì?

Xem đáp án

Đáp án: B

Cách giải:

Trước tiên cần hiểu nguyên nhân thất bại của các khuynh hướng trong phong trào yêu nước Việt Nam cuối thế kỷ XIX là:

- Chưa có đường lối đúng đắn, thiếu tổ chức, lãnh đạo

- Mới chỉ dựa vào uy tín của cá nhân chưa dựa vào quần chúng nhân dân

- Khuynh hướng phong kiến đã lỗi thời, không phù hợp.

=> Cần phải tìm ra con đường cứu nước mới, tư tưởng mới với một giai cấp đủ sức lãnh đạo quần chúng nhân dân.

 

Câu 13: Trắc nghiệm ID: 221115

Từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70, Liên Xô đi đầu trong các ngành công nghiệp

Xem đáp án

Đáp án: D

Cách giải:

Từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô đi đầu trong những lĩnh vực công nghiệp vũ trụ, công nghiệp điện hạt nhân.

Câu 14: Trắc nghiệm ID: 221116

Thời gian từ phát minh khoa học đến ứng dụng vào sản xuất ngày càng rút ngắn. Đó là đặc điểm của cuộc cách mạng nào?

Xem đáp án

Đáp án: A:

Cách giải:

Đặc điểm nổi bật của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần 2 từ những năm 40 của thế kỉ XX là khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học, cũng có nghĩa thời gian từ phát minh khoa học đến ứng dụng vào sản xuất ngày càng rút ngắn.

Câu 15: Trắc nghiệm ID: 221117

Nội dung chủ yếu của lịch sử thế giới hiện đại là các cuộc chiến tranh nào?

Xem đáp án

Đáp án: A

Cách giải:

Lịch sử thế giới hiện đại là sự phát triển mạnh mẽ của phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mĩ Latinh dẫn đến sự ra đời của hàng trăm quốc gia độc lập. Bản đồ chính trị thế giới có sự thay đổi sâu sắc. Đây chính là nội dung minh chứng cho cuộc đấu tranh dân tộc (giành độc lập dân tộc) và dân chủ (giải quyết mâu thuẫn giai cấp, xây dựng xã hội tiến bộ).

Câu 16: Trắc nghiệm ID: 221118

Sự kiện đánh dấu việc tan vỡ mối quan hệ đồng minh chống phát xít giữa Mĩ và Liên Xô là

Xem đáp án

Đáp án:  C

Cách giải:

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, từ quan hệ đồng minh chống phát xít, Liên Xô và Mĩ nhanh chóng chuyển sang quan hệ đối đầu và đit tới tình trạng chiến tranh lạnh. Sự kiện được xem là khởi đầu cho chính sách chống Liên Xô, gây nên cuộc Chiến tranh lạnh là thông điệp của tổng thống Truman tại Quốc hội Mĩ ngày 12-3-1947. Trong đó, tổng thống Mĩ khẳng định: sự tồn tại của Liên Xô là nguy cơ lớn đối với nước Mĩ.

=> Sự kiện khởi đầu dẫn đến sự tan vỡ mối quan hệ đồng minh giữa Mĩ và Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai đồng nghĩa với sự kiện khởi đầu Chiến tranh lạnh, đó là: Thông điệp của Tổng thống Truman tại Quốc hội Mĩ (12-3-1947).

Câu 17: Trắc nghiệm ID: 221119

Vì sao các thế kỉ XVI – XVII, ở nước ta có sự hình thành và hưng khởi của các đô thị?

Xem đáp án

Đáp án: B

Cách giải:

Sự hình thành và hưng khởi của các đô thị trong thế kỉ XVII là do sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa. Nghề thủ công nghiệp phát triển đã thúc đẩy việc buôn bán được mở rộng ở cả trong và ngoài nước

Câu 18: Trắc nghiệm ID: 221120

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, điểm khác nhau trong quan hệ giữa các nước Tây Âu và Nhật Bản với Mĩ là gì?

Xem đáp án

Đáp án: C
Cách giải:

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, điểm khác nhau trong quan hệ giữa các nước Tây Âu và Nhật Bản với Mĩ là Nhật Bản luôn liên minh chặt chẽ với Mĩ nhưng nhiều nước Tây Âu tìm cách thoát dần ảnh hưởng của Mĩ.

Câu 19: Trắc nghiệm ID: 221121

Điểm khác của khởi nghĩa Yên Thế so với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương là

Xem đáp án

Đáp án: A

Cách giải:

Điểm khác cơ bản của cuộc khởi nghĩa Yên Thế so với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương được thể hiện ở ngay tên của phong trào và cuộc khởi nghĩa, đó là mục tiêu/mục đích đấu tranh. Cụ thể:

- Phong trào Cần Vương có mục tiêu đấu tranh là đánh Pháp giành độc lập dân tộc, khôi phục lại chế độ phong kiến.

- Khởi nghĩa nông dân Yên Thế có mục tiêu đấu tranh là đánh Pháp để tự vệ, giành quyền lợi thiết thân, giữ đất, giữ làng.

=> Mục đích đấu tranh cũng quy định tính chất:

- Phong trào Cần Vương mang tính chất là phong trào theo khunh hướng phong kiến mang tính dân tộc sâu sắc.

- Khởi nghĩa nông dân Yên Thế mang tính tự vệ.

Câu 20: Trắc nghiệm ID: 221122

Sự sụp đổ của Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô tác động như thế nào đến công cuộc xây dựng chủ xã hội ở Việt Nam và các nước trên thế giới?

Xem đáp án

Đáp án: A

Cách giải:

Sự sụp đổ của Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô tác động đến công cuộc xây dựng chủ xã hội ở Việt Nam và các nước trên thế giới: Tiến hành đổi mới toàn diện cho phù hợp với sự thay đổi của tình hình trong nước, thế giới.

Câu 21: Trắc nghiệm ID: 221123

Đặc điểm lớn nhất của phong trào yêu nước chống Pháp ở Việt Nam (1885-1896) là:

Xem đáp án

Đáp án: B

Cách giải:

Đặc điểm lớn nhất của phong trào yêu nước chống Pháp ở Việt Nam (1885-1896) là: theo khuynh hướng phong kiến, diễn ra dưới hình thức khởi nghĩa vũ trang.

Câu 22: Trắc nghiệm ID: 221124

Điểm tương đồng trong công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc với công cuộc cải tổ ở Liên Xô và Đổi mới ở Việt Nam là

Xem đáp án

Đáp án: B

Cách giải:

Điểm tương đồng trong công cuộc cải cách – mở cửa ở Trung Quốc với công cuộc cải tổ ở Liên Xô và đổi mới ở Việt Nam là: Đều tiến hành khi đất nước lâm vào khủng hoảng, không ổn định.

Câu 23: Trắc nghiệm ID: 221125

Một trong những mục đích hoạt động của Liên hợp quốc là

Xem đáp án

Đáp án: B

Cách giải:

Hiến chương Liên hợp quốc là văn kiện quan trọng nhất đã nêu rõ mục đích của tổ chức này là: duy trì hòa bình và an ninh thế giới, phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tư quyết của các dân tộc.

Câu 24: Trắc nghiệm ID: 221126

Hình thức đấu tranh giải phóng dân tộc chủ yếu của các nước châu Phi là

Xem đáp án

Đáp án: B

Cách giải:

Hình thức đấu tranh giải phóng dân tộc chủ yếu của các nước châu Phi là Hình thức đấu tranh giải phóng dân tộc chủ yếu của các nước châu Phi là

Câu 25: Trắc nghiệm ID: 221127

Trong các cuộc phát kiến địa lí thế kỉ XV, nội dung nào ảnh hưởng đến Việt Nam thế kỉ XVI-XVIII?

Xem đáp án

Đáp án: C

Cách giải:

Vào các thế kỉ XV - XVI, trên thế giới diễn ra các cuộc phát kiến địa lý, tìm ra con đường mới, tạo điều kiện giao lưu buôn bán giữa phương Đông và phương Tây thuận lợi. Đây chính là nguyên nhân khách quan dẫn tới sự hưng thịnh của các đô thị trong thế kỉ XVII

Câu 26: Trắc nghiệm ID: 221128

Biến đổi quan trọng của khu vực Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai là:

Xem đáp án

Đáp án: B

Cách giải:

Biến đổi quan trọng của khu vực Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai là: từ thân phận là nước thuộc địa, các nước đã trở thành quốc gia độc lập, tự chủ.

Câu 27: Trắc nghiệm ID: 221129

Nguyên nhân khách quan giúp kinh tế các nước Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai được phục hồi là:

Xem đáp án

Đáp án: D

Cách giải:

Nguyên nhân khách quan giúp kinh tế các nước Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai được phục hồi là: viện trợ của Mĩ theo kế hoạch Mác san.

Câu 28: Trắc nghiệm ID: 221130

Ý nào không phải là kinh nghiệm được rút ra được từ sự phát triển kinh tế của các nước tư bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai nhằm đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Việt Nam hiện nay?

Xem đáp án

Đáp án: C

Cách giải:

Việc tăng cường xuất khẩu công nghệ phần mềm không phải quốc gia nào cũng có thể áp dụng được. Hơn nữa, với trình độ đang phát triển như Việt Nam thì trước tiên cần học hỏi trình độ khoa học kĩ thuật, nâng cao trình độ tập trung vốn và lao động trước. Xuất khẩu phần mềm được còn là một quá trình lâu dài nữa. Hiện nay, tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam giàu có nhưng chưa được khai thác và sử dụng hợp lí, nhiều tài nguyên còn xuất khẩu thô, Vì vậy, yêu cầu đặc ra là cần khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên để làm cơ sở thúc đẩy phát triển kinh tế.

Câu 29: Trắc nghiệm ID: 221131

Tác động của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đối với đời sống loài người là:

Xem đáp án

Đáp án: D

Cách giải:

Tác động của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đối với đời sống loài người là: làm thay đổi vị trí cơ cấu các ngành sản xuất và các vùng kinh tế.

Câu 30: Trắc nghiệm ID: 221132

Chính sách đối ngoại nhất quán của Nhật Bản cuối thế kỉ XIX là

Xem đáp án

Đáp án: D

Cách giải:

Chính sách đối ngoại nhất quán của Nhật Bản cuối thế kỉ XIX là 

xâm lược và bành trướng.

Câu 31: Trắc nghiệm ID: 221133

Từ những năm 90 (XX), Nhật Bản nỗ lực trở thành

Xem đáp án

Đáp án: D

Cách giải:

Từ những năm 90 của thế kỉ XX, Nhật Bản nỗ lực vươn lên thành cường quốc chính trị để tương xứng với vị trí siêu cường kinh tế.

Câu 32: Trắc nghiệm ID: 221134

Cho các sự kiện sau:

1. Quân Đức đầu hàng Đồng minh.

2. Nhật Bản đầu hàng Đồng minh.

3. Mĩ ném bom nguyên tử xuống Hi-rô-si-ma.

4. Liên Xô tuyên chiến với Nhật Bản.

Hãy sắp xếp theo đúng thứ tự thời gian

Xem đáp án

Đáp án: A

Cách giải:

1. Quân Đức đầu hàng Đồng minh (9-5-1945).

3. Mĩ ném bom nguyên tử xuống Hi-rô-si-ma (6-8-1945).

4. Liên Xô tuyên chiến với Nhật Bản (8-8-1945).

2.Nhật Bản đầu hàng Đồng minh (15-8-1945).

Câu 33: Trắc nghiệm ID: 221135

Lãnh đạo cuộc đấu tranh chống thực dân Anh, đòi độc lập dân tộc của nhân dân Ấn Độ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

Xem đáp án

Đáp án: A

Cách giải:

Lãnh đạo cuộc đấu tranh chống thực dân Anh, đòi độc lập dân tộc của nhân dân Ấn Độ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là Đảng Quốc đại do M.Ganđi sau đó là G.Nêru đứng đầu.

Câu 34: Trắc nghiệm ID: 221136

Hàng hóa quan trọng bậc nhất của cư dân các quốc gia cổ đại phương Tây Hi Lạp và Rô ma là

Xem đáp án

Đáp án: B

Cách giải:

Trong xã hội chiếm nô ở Hi Lạp và Rô-ma, nô lệ là thứ hàng hóa quan trọng nhất.

Câu 35: Trắc nghiệm ID: 221137

Nội dung nào dưới đây không phải điểm mới trong phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới?

Xem đáp án

Đáp án: A

Cách giải:

Nội dung không phải điểm mới trong phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới: Chuyển từ con đường cách mạng dân chủ tư sản sang con đường cách mạng vô sản.

Câu 36: Trắc nghiệm ID: 221138

Hiện nay, các quốc gia ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển đất nước lấy lĩnh vực gì làm trọng điểm?

Xem đáp án

Đáp án: D

Cách giải:

Hiện nay, các quốc gia ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển đất nước lấy lĩnh vực Kinh tế làm trọng điểm

Câu 37: Trắc nghiệm ID: 221139

Nguyên nhân cơ bản dẫn đến cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất là gì?

Xem đáp án

Đáp án: B

Cách giải:

Nguyên nhân sâu xa hay chính là nguyên nhân cơ bản bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 -1918) là do mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa.

Đế quốc “già” (Anh, Pháp) có hệ thống thuộc địa rộng lớn >< các nước đế quốc “trẻ” (Mĩ, Đức, Nhật Bản)  đang vươn lên mạnh mẽ về kinh tế nhưng lại có quá ít thuộc địa.

Câu 38: Trắc nghiệm ID: 221140

Thỏa thuận nào tại Hội nghị Ianta dẫn đến sự phân chia hai cực trong quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

Xem đáp án

Đáp án: D

Cách giải:

Thỏa thuận phân chia khu vực đóng quân và phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á đã hình thành vùng ảnh hưởng lớn của Xô – Mĩ ở châu Âu và châu Á => Dẫn đến sự phân chia hai cực trong quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Câu 39: Trắc nghiệm ID: 221141

Đâu là điểm trọng tâm trong chính sách ngoại giao của Nhật Bản từ những năm 70 (XX) đến nay?

Xem đáp án

Đáp án: D

Cách giải:

Từ những năm 70 của thế kỉ XX, Nhật Bản đưa ra chính sách đối ngoại mới, thể hiện trong học thuyết Phucưđa (1977) và Kaiphu (1991). Nội dung cơ bản của các học thuyết trên là tăng cường quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội với các nước Đông Nam Á và tổ chức ASEAN. Đây cũng là thời gian minh chứng cho chính sách ngoại giao hướng về châu Á của Nhật Bản.Cụ thể hơn:

- Năm 1973, Nhật Bản thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam và bình thường hóa mối quan hệ ngoại giao với Trung Quốc. Tháng 8-1977, Thủ tướng Nhật Phucưđa đi thăm một loạt nước Đông Nam Á nhằm tìm lại vị trí của nước Nhật ở nơi đây.

- Từ năm 1991, bên cạnh việc tiếp tục liên minh chặc chẽ với Mĩ, Nhật Bản đề ra các Học thuyết Miyadaoa (1993) và Hasimôtô (1997) với nội dung tiếp tục coi trọng quan hệ với các nước Tây Âu, mở rộng hoạt động đối ngoại với các đối tac trên phạm vi toàn cầu và chú trọng phát triển quan hệ với các nước Đông Nam Á.

=> Bằng những thay đổi lớn trong đường lối đối ngoại của mình, đặc biệt là sự “trở về” Châu Á của Nhật Bản đã cho thấy quốc gia này nỗ lực vươn lên thành một cường quốc chính trị để tương xứng với vị thế siêu cường kinh tế.

Câu 40: Trắc nghiệm ID: 221142

Từ cuối tháng 8/1858 đến đầu tháng 2/1859, liên quân Pháp-Tây Ban Nha bị cầm chân trên bán đảo Sơn Trà, vì:

Xem đáp án

Đáp án: C

Cách giải:

Từ cuối tháng 8/1858 đến đầu tháng 2/1859, liên quân Pháp-Tây Ban Nha bị cầm chân trên bán đảo Sơn Trà, vì: quân dân ta đã anh dũng chống trả quân xâm lược, đẩy lùi nhiều đợt tấn công của chúng.

Bắt đầu thi để xem toàn bộ câu hỏi trong đề

📝 Đề thi liên quan

Xem thêm »
Xem thêm »

❓ Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »