Đề thi thử THPT QG môn Sinh năm 2018 - THPT Chuyên Thái Bình
Đề thi thử THPT QG môn Sinh năm 2018 - THPT Chuyên Thái Bình
-
Hocon247
-
40 câu hỏi
-
90 phút
-
24 lượt thi
-
Dễ
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Trong các hiện tượng sau, thuộc về thường biến là hiện tượng
Tắc kè hoa thay đổi màu sắc theo nền môi trường là thường biến
Gen chi phối đến sự hình thành nhiều tính trạng được gọi là
Gen chi phối đến sự hình thành nhiều tính trạng được gọi là gen đa hiệu.
Một phân tử ADN có số nucleotit loại Adenin chiếm 20% tổng số nucleotit. Tỉ lệ nucleotit loại Guanin chiếm
Đáp án C
Theo nguyên tắc bổ sung trong phân tử ADN ta có: %A = %T, %G = %X
mà A + G = 50% → G = 50% - 20% = 30%
Nội dung chính của sự điều hòa hoạt động gen là
Nội dung chính của sự điều hòa hoạt động gen là điều hòa lượng sản phẩm gen.
Chu trình Krep xảy ra ở đâu:
Chu trình Krep xảy ra ở chất nền của ti thể.
Áp suất rễ được thể hiện qua hiện tượng
Áp suất rễ được thể hiện qua hiện tượng rỉ nhựa và ứ giọt.
Những dạng đột biến nào sau đây làm thay đổi vị trí của các gen ở trong nhóm liên kết?
1- đột biến gen.
2- đột biến lệch bội.
3- đảo đoạn nhiễm sắc thể.
4- chuyển đoạn trên cùng 1 nhiễm sắc thể.
5- đột biến đa bội.
Số phương án đúng;
Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen, đột biến lệch bội và đột biến đa bội là đột biến số lượng NST → Không phải là đột biến liên quan đến cấu trúc NST nên không làm thay đổi vị trí các gen ở trong nhóm liên kết.
- Đột biến cấu trúc NST thực chất là sự sắp xếp lại những khối gen và giữa các NST → Có thể thay đổi hình dạng và cấu trúc NST →Có thể Thay đổi vị trí các gen ở trong nhóm gen liên kết.
- Đảo đoạn NST: 1 đoạn NST nào đó đứt ra, dảo ngược 180o rồi nối lại → làm thay đổi trình tự phân bố các gen trên NST → Thay đổi vị trí gen trong nhóm liên kết.
- Chuyển đoạn trên 1 NST: Không làm thay đổi vật chất di truyền nhưng làm thay đổi vị trí các gen trên NST → Thay đổi vị trí các gen trong nhóm gen liên kết.
Vậy các đáp án đúng là: (3),(4)
Trong chu trình Krep, mỗi phân tử axetyl - CoA được oxi hóa hoàn toàn sẽ tạo ra bao nhiêu phân tử CO2?
Đáp án C
Mỗi vòng chu trình Krebs, 1 phân tử acetyl–coA sẽ bị oxy hoá hoàn toàn tạo ra 2CO2, 1 phân tử ATP, 1 phân tử FADH2 + 3NADH.
Trong quá trình phát sinh và hình thành giao tử, tế bào sinh trứng giảm phân hình thành nên tế bào trứng. Kiểu gen của một tế bào sinh trứng là \(\frac{{AB}}{{ab}}{X^D}{X^d}\). Nếu tế bào này giảm phân bình thường và không có trao đổi chéo xảy ra thì có bao nhiêu loại tế bào trứng được hình thành
Đáp án C
1 tế bào sinh trứng giảm phân chỉ cho 1 loại trứng
Một cá thể có kiểu gen \(\frac{{Ab}}{{aB}}Dd\) giảm phân sinh ra giao tử Abd chiếm tỉ lệ 18%. Tần số hoán vị gen giữa gen A và B là:
Đáp án D
Vì Dd giảm phân cho 1/2D : 1/2d
Giao tử Abd = 18% → Tỉ lệ giao tử Ab = 18%.2 = 36%
Ab = 36% > 25% → Đây là giao tử sinh ra do liên kết
→ Tần số hoán vị gen giữa gen A và B là: 100% - 2.36% = 28%
Trường hợp nào sẽ dẫn tới sự di truyền liên kết?
Tất cả các gen nằm trên cùng một NST phải luôn di truyền cùng nhau sẽ dẫn đến sự di truyền liên kết.
Quá trình phiên mã tổng hợp ARN có sự khác biệt so với quá trình tự nhân đôi của ADN:
(1) - Loại enzim xúc tác.
(2) - Sản phẩm của quá trình.
(3) - Nguyên liệu tham gia vào quá trình.
(4) - Chiều tổng hợp mạch mới.
Phương án đúng là:
Quá trình phiên mã tổng hợp ARN có sự khác biệt so với quá trình tự nhân đôi của ADN:
- Loại enzim xúc tác.
- Sản phẩm của quá trình.
- Nguyên liệu tham gia vào quá trình.
Chu trình cố định CO2 ở thực vật C4 diễn ra ở đâu?
Đáp án A
Chu trình cố định CO2 ở thực vật C4 : Giai đoạn đầu cố định CO2 diễn ra ở lục lạp trong tế bào mô giậu và giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình Calvin diễn ra ở lục lạp trong tế bào bó mạch → Đáp án A
Cây hấp thụ nitơ ở dạng:
Cây hấp thụ nitơ ở dạng: NO3- và NH4+.
Sản phẩm đầu tiên của chu trình Canvin là:
Đáp án D
Chu trình Canvil có 3 giai đoạn là giai đoạn cácboxyl hoá, giai đoạn khử và giai đoạn tái tạo chất nhận.
Giai đoạn đầu tiên là cố định CO2: Ở giai đoạn này 3 CO2 để hình thành sản phẩm đầu tiên của quang hợp là 3 phân tử APG (có 3 nguyên tử).
3 C5H12O6(PO4)2 RiDP + 3 CO2 → 6 C3H7O3(PO4) APG
Ở một loài thực vật lưỡng bội có bộ nhiễm sắc thể 2n = 16. Từ một tế bào sinh dưỡng của thể đột biến thuộc loài này, qua 4 đợt nguyên phân bình thường liên tiếp cần môi trường nội bào cung cấp 255 nhiễm sắc thể đơn. Thể đột biến này có thể là:
Đáp án A
Số lượng NST của thể đột biến là: 255 : ( - 1) = 17 NST
17 NST = 16 + 1 = 2n + 1 → Đây là thể đột biến dạng thể ba
Nhận định nào sau đây là không đúng?
Tất cả các hiện tượng di truyền theo dòng mẹ đều là di truyền tế bào chất sai
Để xác định một cơ thể có kiểu hình trội thuần chủng hay không người ta thường dùng phương pháp :
Để xác định một cơ thể có kiểu hình trội thuần chủng hay không người ta thường dùng phương pháp: lai phân tích: cho cơ thể có tính trạng trội lai với cơ thể có tính trạng lặn.
Ở cà chua, A: quả đỏ, a: quả vàng; B: quả tròn, b : quả dẹt; biết các cặp gen phân li độc lập. Để F1 có tỉ lệ 3 đỏ, dẹt: 1 vàng, dẹt thì phải chọn cặp P có kiểu gen và kiểu hình như thế nào?
Đáp án B
Xét riêng từng cặp tính trạng: F1 có tỉ lệ 3 đỏ, dẹt: 1 vàng, dẹt = (3 đỏ : 1 vàng). 100% dẹt
Để F1 có tỉ lệ 3 đỏ : 1 vàng thì P có kiểu gen Aa x Aa
Để F1 có tỉ lệ 100% dẹt (bb) thì P phải có kiểu gen bb x bb
→ Xét chung P: Aabb x Aabb
Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen; alen B quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh ngắn; alen D quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định màu mắt trắng. Thực hiện phép lai sau: \(P:\frac{{AB}}{{ab}}{X^D}{X^d} \times \frac{{AB}}{{ab}}{X^D}Y\) thu được F1. Trong tổng số các ruồi ở F1, ruồi thân xám, cánh dài, mắt đỏ chiếm tỉ lệ 52,5%. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, ở F1 tỉ lệ ruồi đực thân đen, cánh dài, mắt trắng là
Đáp án B
Dạng bài này nên tách riêng ra từng phép lai để giải
XDXd x XDY là 1/4XDXD : 1/4XDY : 1/4XDXd : 1/4XdY
Tức là có 3/4 mắt đỏ.
Ruồi thân xám, cánh dài, mắt đỏ chiếm 52,5% mà trong phép lai XDXd x XDY cho ra ¾ mắt đỏ vậy suy ra tỉ lệ thân xám, cánh dài chiếm: 52,5% : ¾ = 0,7
Áp dụng hệ thức Decatto, ta có tỉ lệ ab/ab = 70 – 50 = 20%
Ruồi thân đen cánh dài chiếm: 25% – 20% = 5%
Ruồi đực mắt trắng chiếm 1/4 vậy ở F1 tỉ lệ ruồi đực thân đen, cánh dài, mắt trắng là: 5%x1/4 = 1,25%
Ở một loài động vật, khi lai giữa hai giống thuần chủng có màu lông trắng khác nhau về nguồn gốc, người ta đã thu được các con lai F1 đồng loạt có lông đen, F2 phân li theo tỉ lệ: 180 lông đen : 140 gà lông trắng. Cho các kết luận sau:
Số ý đúng là (2) và(3)
Dòng mạch gỗ được vận chuyển nhờ
1. Lực đẩy ( áp suất rễ).
2. Lực hút do thoát hơi nước ở lá.
3. Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ.
4. Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn (lá ) và cơ quan chứa ( quả, củ..)
5. Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa môi trường rễ và môi trường đất.
Động lực của dòng mạch gỗ :
- Động lực đầu trên: thoát hơi nước ở lá
- Động lực đầu dưới: Áp suất rễ
- Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ
Chọn B
Ý (4) là vận chuyển trong hệ mạch rây
Ý (5) là hấp thụ nước ở rễ.
Mỗi gen trong cặp gen dị hợp đều chứa 2998 liên kết photphodieste nối giữa các nucleotit. Gen trội D chứa 17,5% số nucleotit loại T. Gen lặn d có A = G = 25%. Tế bào mang kiểu gen Ddd giảm phân bình thường thì loại giao tử nào sau đây không thể tạo ra?
Đáp án B
Đầu tiên ta tính số Nu từng loại
số liên kết phôtphođieste: N-2=2998 => N =3000
+ Xét gen D:
A=T=0,175.N=525 G=X=1500-525=975
+ Xét gen d
A=T=G=X=750
Tế bào có KG là Ddd giảm phân sẽ không tạo giao tử DD; mà giao tử này chứa 525.2=1050
Một mARN được cấu tạo từ 4 loại nucleotit là A,U,G,X. Số bộ ba chứa ít nhất 1 nucleotit loại A làm nhiệm vụ mã hóa cho các axit amin trên phân tử mARN này là:
Đáp án B
Một mARN được cấu tạo từ 4 loại ribonucleotit là A, U, G, X thì số bộ ba được tạo thành là: 4^3 = 64 bộ ba.
Số bộ ba không chứa A là: 3.3.3 = 27 bộ ba.
Số bộ ba chứa ít nhất 1A là: 64 - 27 = 37 bộ ba.
Trong các bộ ba chứa A đó thì có 3 bộ ba: UAA, UGA, UAG không mã hóa cho axit amin.
Vậy số bộ ba chứa ít nhất 1 ribonucleotit loại A làm nhiệm vụ mã hóa cho các axit amin trên phân tử mARN này là: 37 - 3 = 34
Dưới ánh sáng khi có sự chuyển electron thì pH của stroma:
Đáp án D
Dưới ánh sáng khi có sự chuyển electron thì ở stroma xảy ra quá trình quang phân li nước, làm nồng độ H+ tăng → pH giảm
Cho phép lai sau: AaBbDd x AabbDd. Biết mỗi gen quy định một tính trạng có quan hệ trội lặn hoàn toàn, các gen phân li độc lập. Tỉ lệ con có kiểu hình lặn ít nhất về 2 trong 3 tính trạng trên là bao nhiêu?
Đáp án C
Aa x Aa => 3/4 T + 1/4 L
tương tự Dd x Dd
Bb x bb => 1/2T +1/2L
Vậy TH 2 lặn + 1 trội = 3/4T .1/2L .1/4L .2C1 + 1/4L.1/2T.1/4L = 7/32
TH 3 lặn = 1/4.1/2.1/4 = 1/32
Cộng 2 TH lại = 1/4
Trên phân tử ADN có 5 điểm tái bản. Quá trình tái bản hình thành 80 đoạn okazaki. Số đoạn mồi được tổng hợp trong quá trình tái bản trên là:
Đáp án D
Mỗi đoạn Okazaki cần có một đoạn mồi để khởi đầu, trong quá trình tổng hợp mạch mới có 80 đoạn Okazaki => cần có 80 đoạn mồi
Trên mỗi đơn vị tái bản có 2 mạch liên tục , mỗi mạch liên tục này cần có 1 đoạn mồi để tổng hợp mạch mới nên một đơn vị tái bản cần có 2 đoạn mồi để tổng hợp mạch lIên tục .
Tổng số các đoạn mồi cần thiết để khởi đầu quá trình tổng hợp mạch mới của phân tử ADN đó là 80 + 2 x 5 = 90 đoạn mồi
Một tế bào sinh dưỡng của một loài có bộ nhiễm sắc thể kí hiệu: AaBbDdEe bị rối loạn phân li trong phân bào ở 1 nhiễm sắc thể kép của cặp Dd sẽ tạo ra 2 tế bào con có kí hiệu nhiễm sắc thể là
Đáp án A
Theo đề bài AaBbDdEe bị rối loạn phân li trong phân bào ở 1 nhiễm sắc thể kép của cặp Dd
Dd → Nhân đôi tạo DDdd → D và Ddd hoặc DDd và d
Một loài thực vật, gen A: cây cao, gen a : cây thấp; gen B: quả đỏ. gen b : quả trắng. Cho cây có kiểu gen \(\frac{{Ab}}{{aB}}\) giao phấn với cây có kiểu gen \(\frac{{Ab}}{{aB}}\). Biết rằng cấu trúc nhiễm sắc thể của 2 cây không thay đổi trong giảm phân, tỉ lệ kiểu hình ở F1 là:
Cấu trúc NST của 2 cây không thay đổi trong giảm phân hay giảm phân không có TĐC.
\(\frac{{Ab}}{{aB}} \times \frac{{Ab}}{{aB}} \to 1\frac{{Ab}}{{Ab}}:2\frac{{Ab}}{{aB}}:1\frac{{aB}}{{aB}}\)
Tỷ lệ kiểu hình là: 1 cây cao, quả trắng: 2 cây cao quả đỏ: 1 cây thấp quả đỏ
Vào kì đầu của giảm phân I, sự trao đổi đoạn không tương ứng giữa 2 cromatit thuộc cùng một cặp nhiễm sắc thể tương đồng sẽ gây ra:
1- Đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể.
2- Đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể.
3- Đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể.
4- Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể.
Số phương án đúng là:
Đáp án C
Vào kì đầu của giảm phân I, sự trao đổi đoạn không tương ứng giữa 2 cromatit thuộc cùng một cặp nhiễm sắc thể tương đồng sẽ gây ra: Đột biến mất đoạn và lặp đoạn NST
Ở một loài thực vật, chiều cao cây do 3 gen không alen tác động cộng gộp, mỗi gen gồm 2 alen, các gen phân li độc lập và cứ mỗi gen trội khi có mặt trong kiểu gen sẽ làm cho cây thấp đi 10 cm. Cây cao nhất là 220 cm. Cho thụ phấn giữa cây cao nhất và cây thấp nhất thu được đời F1. Cho các cây F1 giao phấn với nhau thu được đời F2. Những cây có chiều cao 190 cm chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
Cây cao nhất là cây không chứa alen trội nào.
Cây có chiều cao 190 cm có chứa 3 alen trội.
F1: AaBbDd
Cho các cây F1 giao phấn với nhau thu được đời F2. Những cây có chiều cao 190 cm chiếm tỉ lệ: \(\dfrac{{C_6^3}}{{{4^3}}} = \dfrac{{20}}{{64}}\)
Một tế bào sinh dưỡng của một loài 2n = 24 tiến hành 5 lần nguyên phân liên tiếp. Số cromatit trong các tế bào con ở kì giữa của lần nguyên phân cuối cùng là:
Đáp án A
Ở kì giữa lần nguyên phân cuối cùng, tức là tế bào đã hoàn thành 4 lần nguyên phân.
Qua 5 lần nguyên phân liên tiếp sẽ tạo được \({2^4} = 16\) tế bào con
Số NST trong các tế bào con là: 16.24 = 384. NST
Ở kì giữa, mỗi NST gồm 2 cromatit dính nhau ở tâm động
Số cromatit trong các tế bào con ở kì giữa của lần nguyên phân cuối cùng là: 384.2 = 768 NST → Đáp án A
Ở một loài động vật có số alen của gen I, II và III lần lượt là 3,4 và 5. Biết các gen đều nằm trên nhiễm sắc thể thường và không cùng nhóm liên kết. Gen IV có 2 alen nằm ở vùng không tương đồng của X không có alen tương ứng trên Y. Xác định ở động vật trên có số kiểu gen đồng hợp về tất cả các gen là:
Đáp án A
Các gen đều nằm trên nhiễm sắc thể thường và không cùng nhóm liên kết nên các gen nằm trên các cặp NST khác nhau.
Gen I có 3 alen → Số kiểu gen đồng hợp về gen I là 3
Gen II có 4 alen → Số kiểu gen đồng hợp về gen II là 4
Gen III có 5 alen → Số kiểu gen đồng hợp về gen III là 5
Gen IV có 2 alen nằm ở vùng không tương đồng của X không có alen tương ứng trên Y thì số kiểu gen đồng hợp là 2
→ Số kiểu gen đồng hợp về tất cả các gen là: 3.4.5.2 = 120 kiểu gen
Một cá thể ở một loài động vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 12. Khi quan sát quá trình giảm phân của 2000 tế bào sinh tinh, người ta thấy 20 tế bào có cặp nhiễm sắc thể số 1 không phân li trong giảm phân I, các sự kiện khác trong giảm phân diễn ra bình thường; các tế bào còn lại giảm phân bình thường. Theo lí thuyết, trong tổng số giao tử được tạo thành từ quá trình trên thì số giao tử có 5 nhiễm sắc thể chiếm tỉ lệ:
Đáp án D
Tỉ lệ tế bào bị rối loạn giảm phân 20 : 2000 = 0,01
- Bộ NST 2n = 12 nên loại giao tử có 5 NST là giao tử đột biến (n-1).
- Giao tử đột biến có số NST n-1 được sinh ra do có 1 cặp NST không phân li.
- Trong quá trình giảm phân của các tế bào này, có 0,01 số tế bào có 1 cặp NST không phân li nên tỉ lệ giao tử đột biến có số NST n - 1 = 0,01/2 = 0,005 = 0,5%
Một đột biến gen lặn được biểu hiện ra kiểu hình trong những trường hợp nào sau đây?
(1) - Tồn tại bên cạnh gen trội có lợi.
(2) - Tồn tại ở trạng thái đồng hợp tử lặn.
(3) - Điều kiện ngoại cảnh thay đổi phù hợp với gen lặn đó.
(4) - Tế bào bị đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể chứa gen trội tương ứng.
Phương án đúng là:
Xét các trường hợp của đề bài:
Trường hợp 1: Tồn tại bên cạnh gen trội có lợi. Trường hợp này sai vì khi alen lặn đột biến tồn tại bên cạnh gen trội có lợi thì nó sẽ bị alen trội lấn át → gen lặn không được biểu hiện ra kiểu hình.
Trường hợp 2: Tồn tại ở trạng thái đồng tử lặn. Trường hợp này đúng vì khi tồn tại ở trạng thái đồng hợp tử lặn thì sẽ biểu hiện kiểu hình của gen lặn.
Trường hợp 3: Điều kiện ngoại cảnh không phù hợp với gen lặn đó. Trường hợp này sai vì điều kiện ngoại cảnh không phù hợp thì gen lặn đó sẽ bị chọn lọc tự nhiên đào thải qua các thế hệ, do đó nó không biểu hiện ra kiểu hình.
Trường hợp 4: Tế bào bị đột biến mất đoạn NST chứa gen trội tương ứng. Trường hợp này đúng vì giả sử cặp NST ban đầu là chứa đoạn Aa đang biểu hiện kiểu hình của gen trội, nhưng do đột biến mất đoạn mất đi A, khi đó thành phần kiểu gen chỉ còn lại a sẽ biểu hiện kiểu hình của gen lặn.
Vậy có 3 trường hợp: 2, 4 đúng
Ở một loài thực vật, gen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với gen a quy định quả vàng. Cho cây 4n có kiểu gen aaaa giao phấn với cây 4n có kiểu gen AAaa, kết quả phân tính đời lai là:
Cây AAaa giảm phân cho giao tử 1/6AA : 4/6Aa : 1/6aa
Cây aaaa giảm phân cho giao tử aa
Phép lai AAaa x aaaa → F 1: 1/6AAaa : 4/6Aaaa : 1/6aaaa → Kiểu hình: 5 đỏ : 1 vàng
Ở con cái một loài động vật có 2n = 24, trong đó có 6 cặp nhiễm sắc thể đồng dạng có cấu trúc giống nhau, giảm phân có trao đổi chéo đơn xảy ra ở 2 cặp nhiễm sắc thể. Số loại giao tử tối đa là:
Đáp án A
2n=24 → n =12. Loài đó có 6 cặp NST đồng dạng → chỉ cho 1 loại giao tử.
số cặp NST còn lại là 12-6 =6 cặp. Có 2 cặp trao đổi chéo → 4^2 giao tử. 4 cặp còn lại bình thường → 2^4 giao tử.
Số giao tử tối đa là: 2^4 × 4^2 = 256
Một phân tử ADN dạng vòng có 105 cặp nucleotit tiến hành nhân đôi 3 lần, số liên kết photphođieste được hình thành giữa các nucleotit trong quá trình nhân đôi là:
Đáp án A
Phân tử ADN dạng vòng, 2 đầu nối lại với nhau do đó chúng ta không cần trừ đi 2.
Số liên kết cộng hóa trị hình thành giữa các nucleotit của ADN là:
2N .(2^k - 1) = 1400000.
Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao, alen a quy định thân thấp; gen B quy định quả màu đỏ, alen b quy định quả màu vàng; gen D quy định quả tròn, alen d quy định quả dài. Biết rằng các gen trội là trội hoàn toàn. Cho giao phấn cây thân cao, quả màu đỏ, tròn với cây thân thấp, quả màu vàng, dài thu được Fa gồm 81 cây thân cao, quả màu đỏ, quả dài; 80 cây thân cao, quả màu vàng, quả dài; 79 cây thân thấp, quả màu đỏ, tròn; 80 cây thân thấp, quả màu vàng, quả tròn. Trong trường hợp không xảy ra hoán vị gen, sơ đồ lai nào dưới đây cho kết quả phù hợp với phép lai trên?
+ Cao/thấp = 1:1 → Aa × aa
+ Quả đỏ/quả vàng = 1:1 → Bb × bb
+ Quả tròn/quả dài = 1:1 → Dd × dd
→ P dị hợp 3 cặp gen lai phân tích → Sẽ cho 2^3 = 8 tổ hợp nhưng F1 có tỉ lệ kiểu hình 1:1:1:1 = 4 tổ hợp
→ Di truyền liên kết
Ta thấy: Cao luôn đi với dài, thấp luôn đi với tròn
→ A liên kết với D và a liên kết với d → P: AD/ad Bb × ad/ab bb
Ở một loài thực vật, alen A quy định màu hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định màu hoa trắng. Tính trạng chiều cao cây được quy định bởi hai gen, mỗi gen có 2 alen ( B, b và D, d) phân li độc lập. Cho cây thân cao, hoa đỏ (P) dị hợp tử về 3 cặp gen trên lai phân tích thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 7 cây thân cao, hoa đỏ : 18 cây thân cao, hoa trắng: 32 cây thân thấp, hoa trắng: 43 cây thân thấp, hoa đỏ. Kiểu gen của cây P là:
Xét sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng, ta có:
Thân cao : thân thấp = 1 : 3 mà đây là kết quả của phép lai phân tích → Tính trạng chiều cao thân di truyền theo quy luật tương tác gen bổ sung
Quy ước: B-D-: thân cao,B-dd + bbD- + bbdd: thân thấp
Hoa đỏ : hoa trắng = 1 : 1 → Màu sắc hoa di truyền theo quy luật phân li của Menđen
Fa thân cao, hoa trắng: aaB-D- = 18%
→ 1 trong 2 cặp tính trạng chiều cao di truyền liên kết với tính trạng màu sắc hoa và có xảy ra hoán vị gen.
Giả sử cặp Aa liên kết với Bb
Ta có: (aaB-)D- = 18% → aaB- = 36% → Mà đây là kết quả phép lai phân tích nên 36%aaB- = 36%aB . 100%ab
aB = 36% → Đây là giao tử liên kết, f hoán vị = 100% - 2.36% = 28%
→ Kiểu gen P: (Ab/aB)Dd hoặc Ad/aD Bb