Đề thi thử THPT QG môn Sinh năm 2018 - Trường THPT Gia Định

Đề thi thử THPT QG môn Sinh năm 2018 - Trường THPT Gia Định

  • Hocon247

  • 40 câu hỏi

  • 90 phút

  • 21 lượt thi

  • Dễ

Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com

Câu 1: Trắc nghiệm ID: 207424

Thực vật thuỷ sinh hấp thụ nước qua bộ phận nào sau đây? 

Xem đáp án

Thực vật thuỷ sinh hấp thụ nước qua bề mặt cơ thể.

Câu 2: Trắc nghiệm ID: 207425

Cây hấp thụ Canxi ở dạng nào sau đây? 

Xem đáp án

Đáp án C

Cây hấp thụ các nguyên tố khoáng dưới dạng ion hòa tan. Vì vậy, trong các chất nói trên, chỉ có ion Ca2+ thì cây mới hấp thụ được → Đáp án C

Câu 3: Trắc nghiệm ID: 207426

Ở động vật có ống tiêu hoá, quá trình tiêu hoá hoá học diễn ra chủ yếu ở cơ quan nào sau đây? 

Xem đáp án

Đáp án C

Tiêu hoá hoá học diễn ra ở miệng, ở dạ dày, ở ruột non nhưng chủ yếu diễn ra ở ruột non. Vì chỉ ở ruột non thì mới có đủ các loại enzim để tiêu hoá các loại chất hữu cơ có trong thức ăn.

Câu 4: Trắc nghiệm ID: 207427

Những nhóm động vật  nào sau đây có hệ tuần hoàn kép? 

Xem đáp án

Đáp án C

Hệ tuần hoàn kép là hệ tuần hoàn có 2 vòng tuần hoàn. Hệ tuần hoàn kép gắn liền với việc tim thất có 2 ngăn. Trong các nhóm động vật thì chỉ có 4 lớp động vật bậc cao là lưỡng cư, bò sát, chim, thú có hệ tuần hoàn kép. → Đáp án C.

Câu 5: Trắc nghiệm ID: 207428

Quá trình nào sau đây sử dụng axit amin làm nguyên liệu? 

Xem đáp án

Đáp án C

Quá trình tổng hợp protein sử dụng axit amin làm nguyên liệu. Quá trình tổng hợp ARN, ADN sử dụng nucleotit làm nguyên liệu.

Câu 6: Trắc nghiệm ID: 207429

Ở người, alen A quy định mắt đen là trội hoàn toàn so với alen a quy định mắt xanh. Cặp vợ chồng nào sau đây có thể sinh ra có người mắt đen, có người mắt xanh? 

Xem đáp án

Đáp án B

Để thế hệ sau có cả con mắt đen và con mắt xanh thì bố mẹ phải có kiểu gen Aa x aa hoặc Aa x Aa → Chỉ có B đúng

Câu 7: Trắc nghiệm ID: 207430

Ở một loài thực vât, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Dựa vào tỉ lệ kiểu hình có thể khẳng định quần thể nào sau đây đang ở trạng thái cân bằng di truyền?  

Xem đáp án

Quần thể cân bằng khi có cấu trúc 100%AA hoặc 100%aa
Với quần thể có cấu trúc xAA : yAa : zaa = 1 cân bằng khi x.z = \({\left( {\dfrac{y}{2}} \right)^2}\)
Trong các quần thể trên:
Quần thể A có cấu trúc 100%aa → quần thể cân bằng

Câu 8: Trắc nghiệm ID: 207431

Loại enzim nào sau đây được sử dụng để tạo ADN tái tổ hợp? 

Xem đáp án

Đáp án B

Các enzim được sử dụng để tạo ADN tái tổ hợp gồm enzym cắt giới hạn và enzyme nối

Enzyme cắt giới hạn (restrictaza), cắt hai mạch đơn của phân tử ADN ở những vị trí nucleotid xác định

Enzyme nối: (ligaza), tạo liên kết phosphodieste làm liền mạch ADN, tạo ADN tái tổ hợp

Câu 9: Trắc nghiệm ID: 207432

Khi nói về di – nhập gen, phát biểu nào sau đây đúng

Xem đáp án

Đáp án B

Xét các phát biểu của đề bài:

A – Sai. Vì di nhập gen làm thay đổi cả tần số tương đối của các alen và thành phần kiểu gen trong quần thể.

B – Đúng.

C – Sai. Di – nhập gen có thể mang đến cho quần thể các alen mới hoặc mang đến quần thể những alen đã có sẵn trong quần thể, hoặc làm mất đi alen đã có trong quần thể.

D – Sai. Vì di nhập gen làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể không theo một hướng xác định.

Câu 10: Trắc nghiệm ID: 207433

Trong quá trình phát triển của thế giới sinh vật qua các đại địa chất, sinh vật ở kỉ Cacbon của đại Cổ sinh có đặc điểm: 

Xem đáp án

Đáp án A

Kỉ Cacbon của đại cổ sinh có đặc điểm:

- Đầu kỉ nóng, về sau trở nên lạnh, khô.

- Sinh vật có đặc điểm: Dương xỉ phát triển mạnh, thực vật có hạt xuất hiện, lưỡng cư ngự trị, phát sinh bò sát.

Câu 11: Trắc nghiệm ID: 207434

Khi nói về đặc trưng cơ bản của quần thể, phát biểu nào sau đây đúng? 

Xem đáp án

Đáp án C

Xét các phát biểu của đề bài:

A – Sai. Các quần thể khác nhau của cùng 1 loài thường có kích thước khác nhau

B – Sai. Quần thể có các nhóm tuổi đặc trưng nhưng thành phần nhóm tuổi của quần thể luôn thay đổi tùy thuộc vào từng loài và điều kiện sống của môi trường.

C – Đúng.

D – Sai. Mật độ cá thể trong quần thể không cố định mà thay đổi theo mùa, năm hoặc tùy theo điều kiện của môi trường sống.

Câu 12: Trắc nghiệm ID: 207435

Khi nói về độ đa dạng của quần xã, phát biểu nào sau đây đúng? 

Xem đáp án

Đáp án D

Xét các phát biểu của đề bài:

A – Sai. Vì độ đa dạng của quần xã thay đổi theo điều kiện của môi trường.

B – Sai. Trong quá trình diễn thế nguyên sinh, độ đa dạng của quần xã tăng dần.

C – Sai. Quần xã có độ đa dạng càng cao thì cấu trúc của quần xã càng ổn định.

D – Đúng.

Câu 13: Trắc nghiệm ID: 207436

Giai đoạn đường phân không sử dụng chất nào sau đây? 

Xem đáp án

Đáp án D

- Đường phân sử dụng nguyên liệu là glucôzơ, sử dụng chất oxi hoá NAD+ và sử dụng ATP để hoạt hoá phân tử đường glucôzơ.

- Đường phân không sử dụng O2. Trong hô hấp, O2 chỉ được sử dụng vào giai đoạn cuối cùng (O2 là chất nhận điện tử cuối cùng của chuỗi truyền e).

Câu 14: Trắc nghiệm ID: 207437

Khi nói về sự thay đổi vận tốc máu trong hệ mạch, phát biểu nào sau đây đúng

Xem đáp án

Đáp án B

Vận tốc máu trong hệ mạch phụ thuộc vào tiết diện mạch và chênh lệch huyết áp giữa các đoạn mạch: Tiết diện nhỏ và chênh lệch huyết áp lớn → máu chảy nhanh (và ngược lại).

Vận tốc máu biến thiên trong hệ mạch như sau: vận tốc lớn nhất ở động mạch chủ, rồi giảm dần ở các động mạch nhỏ, tiểu động mạch và chậm nhất ở mao mạch; sau đó lại tăng dần ở các tiểu tĩnh mạch về các tĩnh mạch nhỏ và tĩnh mạch chủ.

Câu 15: Trắc nghiệm ID: 207438

Trong cơ chế điều hòa hoạt động gen của opêron Lac, sự kiện nào sau đây thường xuyên diễn ra? 

Xem đáp án

Đáp án B

Trong cơ chế điều hòa hoạt động gen của opêron Lac, khi môi trường có hay không có lactozo thì gen điều hòa R luôn tổng hợp protein ức chế → Đáp án B

A – Sai. Vì khi môi trường có lactozo thì một số phân tử lactôzơ liên kết với prôtêin ức chế.

C – Sai. Vì khi môi trường có lactozo thì các gen cấu trúc Z, Y, A mới phiên mã tạo ra các phân tử mARN tương ứng.

D – Sai. Vì ARN pôlimeraza liên kết với vùng khởi động của opêron Lac và tiến hành phiên mã khi môi trường có lactozo.

Câu 16: Trắc nghiệm ID: 207439

Khi nói về quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực, phát biểu nào sau đây đúng? 

Xem đáp án

Đáp án A

Xét các phát biểu của đề bài:

A – Đúng.

B – Sai. Vì quá trình phiên mã không cần sự tham gia của enzim ligaza. Quá trình nhân đôi ADN mới cần sự tham gia của enzim ligaza.

C – Sai. Vì quá trình phiên mã của các gen ngoài nhân vẫn xảy ra ở tế bào chất.

D – Sai. Vì quá trình phiên mã cần môi trường nội bào cung cấp các nucleotit: A, U, G, X.

Câu 17: Trắc nghiệm ID: 207440

Ở cừu, kiểu gen HH quy định có sừng, kiểu gen hh quy định không sừng, kiểu gen Hh biểu hiện có sừng ở cừu đực và không sừng ở cừu cái; gen nằm trên nhiễm sắc thể thường. Cho cừu đực không sừng lai với cừu cái có sừng được F1. Cho F1 giao phối với cừu cái có sừng được F2. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở F2 là  

Xem đáp án

Đáp án B

Ở cừu HH-có sừng, hh-không sừng, Hh-có sừng ở cừu đực và không sừng ở cừu cái. Gen thuộc NST thường

Cừu đực không sừng (hh) × cừu cái có sừng (HH) → Hh: (cừu đực có sừng : cừu cái không sừng, tỷ lệ giới tính 1:1 → 1 cừu có sừng: 1 cừu không sừng)

Cho F1 giao phối với cừu cái có sừng:

Cừu F1 có kiểu gen Hh, cừu cái có sừng có kiểu gen HH

F1: Hh x HH

→ F2: 1HH : 1Hh

Kiểu hình: Giới đực: 100% có sừng

Giới cái: 50% có sừng : 50% không sừng

→ Tính chung: 3 có sừng : 1 không sừng.

Câu 18: Trắc nghiệm ID: 207441

Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, khi nói về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây đúng? 

Xem đáp án

Phát biểu đúng là C.

VD : Quần thể ban đầu có cấu trúc : 0,25AA :0,5Aa :0,25aa, tần số alen A=a =0,5

- Nếu CLTN chống lại thể đồng hợp trội => cấu trúc quần thể là 2/3Aa :1/3aa → tần số alen : 1/3A :2/3a

- Nếu CLTN chống lại thể đồng hợp => cấu trúc quần thể là 100%Aa, tần số alen A =a =0,5

→ CLTN chống lại thể đồng hợp trội hoặc đồng hợp lặn làm thay đổi tần số alen nhanh hơn CLTN chống lại cả thể đồng hợp trội và  đồng hợp lặn.

Ý A,B sai vì : CLTN không tạo ra kiểu gen mới

Ý D sai vì : CLTN đảm bảo sự sống sót, ưu thế sinh sản của các cá thể mang kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi.

Câu 19: Trắc nghiệm ID: 207442

Trong khu bảo tồn đất ngập nước có diện tích là 1000 ha. Người ta theo dõi số lượng của quần thể chim cồng cộc, vào cuối năm thứ nhất ghi nhận được mật độ cá thể trong quần thể là 1,25 cá thể/ha. Đến cuối năm thứ hai, đếm được số lượng cá thể là 1350 cá thể. Biết quần thể có tỉ lệ tử vong là 3%/năm. Trong điều  kiện  không có di - nhập cư, quần thể có tỉ lệ sinh sản là bao nhiêu? 

Xem đáp án

Đáp án C

Tỉ lệ sinh sản = số cá thể mới được sinh ra/ tổng số cá thể ban đầu.

- Số cá thể vào cuối năm thứ nhất là: 1,25.1000 = 1250 cá thể

- Số cá thể vào cuối năm thứ hai là: 1350 cá thể

- Gọi tỉ lệ sinh sản là x%. Ta có:

- Số lượng cá thể vào cuối năm thứ 2 là: \(1250 + 1250.x - 1250.3\%  = 1350 \to x = 11\%  \to \) Đáp án C đúng

Câu 21: Trắc nghiệm ID: 207444

Khi nói về quang hợp, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Nếu có một chất độc ức chế chu trình Canvil thì cây sẽ không giải phóng O2.

II. Phân tử oxi được thải ra trong quang hợp có nguồn gốc từ nguyên tử oxi của H2O.

III. Quang hợp ở tất cả các loài thực vật đều có 2 pha là pha sáng và pha tối.

IV. Nguyên tử oxi có trong phân tử C6H12O6 là có nguồn gốc từ nguyên tử oxi của phân tử CO2

Xem đáp án

Đáp án D

Cả 4 phát biểu đều đúng. → Đáp án D.

I đúng. Vì chu trình Canvil bị ức chế thì sẽ không tạo ra NADP+. Khi không có NADP+ thì sẽ không diễn ra pha sáng, do đó không giải phóng O2.

II đúng. Vì oxi được giải phóng ở pha sáng từ quá trình quang phân li H2O.

III đúng. Tất cả các loài thực vật đều có quang hợp 2 pha.

IV đúng. Vì CO2 tham gia vào pha tối để tổng hợp C6H12O6.

Câu 22: Trắc nghiệm ID: 207445

Khi nói về cân bằng nội môi, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Nếu nhịn thở thì sẽ làm tăng nhịp tim.

II. Nếu khiêng vật nặng thì sẽ tăng nhịp tim.

III. Nếu tăng nhịp tim thì sẽ góp phần làm giảm độ pH máu.

IV. Hoạt động thải CO2 ở phổi góp phần làm giảm độ pH máu. 

Xem đáp án

Đáp án C

Phát biểu I, II đúng

III – Sai. Vì đột biến gen có thể xảy ra do những sai sót ngẫu nhiên trong phân tử ADN xảy ra trong quá trình tự nhân đôi của ADN.

IV – Sai. Vì chỉ quá trình tự nhân đôi không diễn ra theo nguyên tắc bổ sung thì mới làm phát sinh đột biến gen. Còn các cơ chế: phiên mã, dịch mã không làm phát sinh đột biến gen.

Câu 23: Trắc nghiệm ID: 207446

Khi nói về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Quá trình nhân đôi ADN không theo nguyên tắc bổ sung thì sẽ phát sinh đột biến gen.

II. Đột biến gen trội ở dạng dị hợp cũng được gọi là thể đột biến.

III. Đột biến gen chỉ được phát sinh khi trong môi trường có các tác nhân vật lí, hóa học.

IV. Nếu cơ chế di truyền ở cấp phân tử không diễn ra theo nguyên tắc bổ sung thì đều làm phát sinh đột biến gen.

Xem đáp án

Phát biểu I, II đúng. → Đáp án C.
III sai. Vì đột biến gen có thể xảy ra do những sai sót ngẫu nhiên trong phân tử ADN xảy ra trong quá trình tự nhân đôi của ADN.
IV sai. Vì chỉ quá trình tự nhân đôi không diễn ra theo nguyên tắc bổ sung thì mới làm phát sinh đột biến gen. Còn các cơ chế: phiên mã, dịch mã không làm phát sinh đột biến gen.

Câu 25: Trắc nghiệm ID: 207448

Khi nói về các yếu tố ngẫu nhiên, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Khi không xảy ra đột biến, không có chọn lọc tự nhiên, không có di - nhập gen, nếu thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể có biến đổi thì đó là do tác động của các yếu tố ngẫu nhiên.

II. Một quần thể đang có kích thước lớn nhưng do các yếu tố thiên tai hoặc bất kì các yếu tố nào khác làm giảm kích thước của quần thể một cách đáng kể thì những cá thể sống sót có thể có vốn gen khác biệt hẳn với vốn gen của quần thể ban đầu.

III. Với quần thể có kích thước càng lớn thì các yếu tố ngẫu nhiên càng dễ làm thay đổi tần số alen của quần thể và ngược lại.

IV. Sự thay đổi đột ngột của điều kiện thời tiết làm giảm đột ngột số lượng cá thể của quần thể có thể dẫn tới loại bỏ hoàn toàn một alen nào đó ra khỏi quần thể.

V. Kết quả tác động của các yếu tố ngẫu nhiên thường dẫn tới làm nghèo vốn gen của quần thể, giảm sự đa dạng di truyền và luôn dẫn tới làm suy thoái quần thể. 

Xem đáp án

Đáp án A

Các phát biểu I, II, IV đúng. → Đáp án A

III – Sai. Vì với quần thể có kích thước càng nhỏ thì các yếu tố ngẫu nhiên càng dễ làm thay đổi tần số alen của quần thể và ngược lại.

Câu 26: Trắc nghiệm ID: 207449

Khi nói về mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Khi mật độ cá thể quá cao và nguồn sống khan hiếm thì sự cạnh tranh cùng loài giảm.

II. Cạnh tranh cùng loài giúp duy trì ổn định số lượng cá thể của quần thể, cân bằng với sức chứa của môi trường.

III. Cạnh tranh cùng loài làm thu hẹp ổ sinh thái của loài.

IV. Sự gia tăng mức độ cạnh tranh cùng loài sẽ làm tăng tốc độ tăng trưởng của quần thể. 

Xem đáp án

Đáp án A

Chỉ có phát biểu II đúng.

I – Sai. Vì khi mật độ cá thể quá cao và nguồn sống khan hiếm thì sự cạnh tranh cùng loài tăng.

III – Sai. Cạnh tranh cùng loài làm các loài có xu hướng phân li ổ sinh thái → làm mở rộng ổ sinh thái của loài.

IV – Sai. Sự gia tăng mức độ cạnh tranh cùng loài sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng của quần thể.

Câu 29: Trắc nghiệm ID: 207452

Cho biết một đoạn mạch gốc của gen A có 15 nuclêôtit là: 3’AXG GXA AXA TAA GGG5’. Các côđon mã hóa axit amin: 5’UGX3’, 5’UGU3’ quy định Cys; 5’XGU3’, 5’XGX3’ ; 5’XGA3’; 5’XGG3’ quy định Arg; 5’GGG3’, 5’GGA3’, 5’GGX3’, 5’GGU3’ quy định Gly; 5’AUU3’, 5’AUX3’, 5’AUA3’ quy định Ile; 5’XXX3’, 5’XXU3’, 5’XXA3’, 5’XXG3’ quy định Pro; 5’UXX3’ quy định Ser. Đoạn mạch gốc của gen nói trên mang thông tin quy định trình tự của 5 axit amin. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Nếu gen A bị đột biến thay thế cặp A-T ở vị trí thứ 12 của đoạn ADN nói trên bằng cặp G-X thì sẽ làm tăng sức sống của thể đột biến.

II. Nếu gen A bị đột biến thay thế cặp A-T ở vị trí thứ 6 của đoạn ADN nói trên bằng bất kì một cặp nuclêôtit nào cũng không làm thay đổi cấu trúc của chuỗi pôlipeptit.

III. Nếu gen A bị đột biến thay thế cặp G-X ở vị trí thứ 4 của đoạn ADN nói trên bằng cặp A-T thì sẽ làm xuất hiện bộ ba kết thúc sớm.

IV. Nếu gen A bị đột biến thay thế cặp G-X ở vị trí thứ 13 của đoạn ADN nói trên bằng cặp A-T thì sẽ làm cho chuỗi polipeptit bị thay đổi 1 axit amin. 

Xem đáp án

Đáp án B

Có 2 phát biểu đúng, đó là III và IV. à Đáp án B.

Mạch gốc của gen A có 3’AXG GXA AXG TAA GGG5’. à Đoạn phân tử mARN là 5’UGX XGU UGU AUU XXX5’.

I sai. Vì đột biến thay thế cặp A-T ở vị trí thứ 12 thành cặp G-X thì sẽ làm thay đổi bộ ba AUU thành AUX. Mà cả hai bộ ba này đều quy định tổng hợp axit amin Ile. Vì vậy không làm thay đổi cấu trúc của protein nên đây là đột biến trung tính.

II đúng. Vì khi đột biến thay thế cặp A-T ở vị trí thứ 6 bằng bất kì một cặp nuclêôtit nào khác thì sẽ làm cho bộ ba XGU trở thành các bộ ba XGX hoặc XGG hoặc XGA. Mà các bộ ba này đều quy định tổng hợp axit amin Arg nên không làm thay đổi cấu trúc của chuỗi pôlipeptit.

III sai. Vì khi gen A bị đột biến thay thế cặp G-X ở vị trí thứ 4 bằng cặp A-T thì sẽ làm cho bộ ba XGU thành bộ ba UGU. Mà UGU không phải là bộ ba kết thúc.

IV đúng. Vì khi gen A bị đột biến thay thế cặp G-X ở vị trí thứ 13 bằng cặp A-T thì sẽ làm thay đổi bộ ba XXX được thay bằng bộ ba UXX. Mà bộ ba XXX quy định Pro còn bộ ba UXX quy định Ser nên chuỗi pôlipeptit sẽ bị thay đổi axit amin Pro thành axit amin Ser.

Câu 30: Trắc nghiệm ID: 207453

Giả sử một đoạn nhiễm sắc thể có 5 gen I, II, III, IV, V được phân bố ở 5 vị trí. Các điểm a, b, c, d, e, g là các điểm trên nhiễm sắc thể và gen IV là gen có hại. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng

I. Nếu đảo đoạn be thì trật tự sắp xếp của các gen sẽ là I, IV, III, II, V.

II. Nếu gen II phiên mã 5 lần thì gen IV cũng phiên mã 5 lần.

III. Nếu bị mất 1 cặp nuclêôtit ở vị trí d thì sẽ làm thay đổi cấu trúc của toàn bộ các bộ ba ở các gen IV và V.

IV. Nếu đoạn de bị đứt ra và tiêu biến đi thì có thể sẽ làm tăng sức sống của thể đột biến. 

Xem đáp án

Đáp án A

(Cần phân biệt đột biến gen với đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. Đột biến gen sẽ làm thay đổi cấu trúc của mARN nhưng đột biến cấu trúc NST thì chỉ liên quan tới gen đột biến mà không liên quan tới gen khác).

Có 2 phát biểu đúng, đó là I và IV. Đáp án A.

- I đúng. Vì đảo đoạn be thì sẽ làm thay đổi vị của 3 gen là gen II, gen III, gen IV. Trật tự là I, IV, III, II, V.

- II sai. Vì các gen khác nhau thì có vùng điều hòa khác nhau nên có số lần phiên mã khác nhau.

- III sai. Vì d là vị trí thuộc vùng liên gen (vùng nối giữa gen III và gen IV). Do đó, nếu mất 1 cặp nucleotit ở vị trí d không làm thay đổi cấu trúc của bất cứ gen nào.

- IV đúng. Vì nếu mật đoạn de thì sẽ làm mất gen IV. Nếu khi gen IV là gen có hại thì việc mất gen IV sẽ làm tăng sức sống cho thể đột biến.

Câu 31: Trắc nghiệm ID: 207454

Gen M có 5022 liên kết hidro và trên mạch một của gen có G = 2A = 4T; Trên mạch hai của gen có G = A + T. Gen M bị đột biến điểm làm giảm 1 liên kết hidro trở thành alen m. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Gen m và gen M có chiều dài bằng nhau.

II. Gen M có 1302 nuclêôtit loại G.

III. Gen m có 559 nuclêôtit loại T.

IV. Nếu cặp gen Mm nhân đôi 2 lần thì cần môi trường cung câp 7809 số nucleotit loại X. 

Xem đáp án

Ta có H = 2A + 3G  = 5022

Mạch 1: G1 = 2A1 = 4T ; Mạch 2 của gen có : G2 = A2 + T2                                      

M bị đột biến điểm giảm 1 liên kết hiđrô đây là dạng đột biến thay thế cặp G-X thành cặp A-T

- I đúng vì đột biến thay thế không làm thay đổi số lượng nuclêôtit trên gen nên chiều dài của gen không thay đổi.

A1 = 1/2G,

T1= 1/4G,

X1 = G2 = A2 + T2 = T1 + A1 = 1/4G1 + 1/2G1 = 3/4G1

H = = 2A + 3G = 2(A1 + A2) + 3(G1 + G2) = 2(1/2G1 + 1/4G1) + 3(G1 + 3/4G1) = 5022

→ 3/2G1 + 21/4 G1 = 5022 ó  27/4 G1 = 5022 à G1= 744

→ số nuclêôtit loại G là: G = G1 + G2 = G1+ 3/4G1 = 744 + 3/4.744 = 1302 à II đúng

- Gen M có A = T = A1 + A2 = l/2G1 + 1/4G1= 558 → Gen m có T= 558 + 1= 559  → III đúng

- Nếu cặp gen Mm nhân đôi 2 lần thì cần môi trường cung cấp số nuclêôtit loại X là:

(2X - 1)(XM + Xm) = (22 - 1)(1302 + 1301) = 7809 → IV đúng

→  Vậy 4 phát biểu đưa ra là đúng

Câu 35: Trắc nghiệm ID: 207458

Một loài động vật có kiểu gen aaBbDdEEHh giảm phân tạo tinh trùng. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?

I. Cơ thể trên giảm phân cho tối đa 8 loại tinh trùng.

II. 6 tế bào của cơ thể trên giảm phân cho tối đa 12 loại tinh trùng.

III. Loại tinh trùng chứa 3 alen trội chiếm tỉ lệ là 3/8.

IV. Loại tinh trùng chứa ít nhất 3 alen trội chiếm tỉ lệ là 1/2. 

Xem đáp án

Có 3 phát biểu đúng, đó là I, II và IV.

- I đúng vì cơ thể trên gồm 3 cặp gen dị hợp nên số loại tinh trùng tối đa = 23 = 8 loại.

- II sai vì mặc dù có 6 tế bào cho tối đa số loại giao tử = 6×2 = 12 loại tinh trùng. Tuy nhiên, cơ thể này có 3 cặp gen dị hợp nên số loại giao tử luôn ≤ 8 loại.

- III đúng vì loại tinh trùng chứa 3 alen trội chiếm tỉ lệ \(C_3^2 \times {\left( {\frac{1}{2}} \right)^3} = \frac{3}{8}\)

(vì cặp gen EE luôn cho giao tử chứa E).

- IV đúng vì loại tinh trùng chứa ít nhất 3 alen trội thì chỉ chứa 3 alen trội hoặc 4 alen trội \(C_3^2 \times {\left( {\frac{1}{2}} \right)^3} + C_3^3 \times {\left( {\frac{1}{2}} \right)^3} = \frac{3}{8} + \frac{1}{8} = \frac{1}{2}\)

Câu 36: Trắc nghiệm ID: 207459

Cho biết mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Phép lai \(P:\frac{{AB}}{{ab}}{X^{De}}{X^{dE}} \times \frac{{aB}}{{ab}}{X^{De}}Y\) , thu được F1. Biết rằng không xảy ra đột biết, khoảng cách giữa gen A và gen B = 20cM; giữa gen D và gen E = 40cM. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?

I. Phép lai trên có 64 kiểu tổ hợp giao tử.

II. Đời F1 có 56 loại kiểu gen, 24 loại kiểu hình.

III. Ở F1, loại kiểu hình có 1 tính trạng trội và 3 tính trạng lặn chiếm tỉ lệ 14,5%.

IV. Ở F1, có 9 loại kiểu gen quy định kiểu hình A-B-D-E-. 

Xem đáp án

Cả 4 phát biểu đúng. → Đáp án D
I đúng. Số kiểu tổ hợp giao tử:
Cơ thể \(\dfrac{{\underline {{\rm{AB}}} }}{{{\rm{ab}}}}{{\rm{X}}^{{\rm{De}}}}{{\rm{X}}^{{\rm{dE}}}}\)có hoán vị gen cho nên sẽ sinh ra 16 loại giao tử; Cơ thể \(\dfrac{{\underline {{\rm{aB}}} }}{{{\rm{ab}}}}{{\rm{X}}^{{\rm{De}}}}{\rm{Y}}\) sẽ sinh ra 4 loại giao tử -> Số kiểu tổ hợp giao tử = 16 × 4 = 64 loại.
II đúng Đời F1 có bao nhiêu kiểu gen, bao nhiêu kiểu hình?
- Số loại kiểu gen: \(\dfrac{{\underline {{\rm{AB}}} }}{{{\rm{ab}}}}{{\rm{X}}^{{\rm{De}}}}{{\rm{X}}^{{\rm{dE}}}}\)× \(\dfrac{{\underline {{\rm{aB}}} }}{{{\rm{ab}}}}{{\rm{X}}^{{\rm{De}}}}{\rm{Y}}\)= (\(\dfrac{{\underline {{\rm{AB}}} }}{{{\rm{ab}}}}\)× \(\dfrac{{\underline {{\rm{aB}}} }}{{{\rm{ab}}}}\))(\({{\rm{X}}^{{\rm{De}}}}{{\rm{X}}^{{\rm{dE}}}}\)× \({{\rm{X}}^{{\rm{De}}}}{\rm{Y}}\)) = = 7 × 8 = 56 loại kiểu gen.
- Số loại kiểu hình:
\(\dfrac{{\underline {{\rm{AB}}} }}{{{\rm{ab}}}}{{\rm{X}}^{{\rm{De}}}}{{\rm{X}}^{{\rm{dE}}}}\)× \(\dfrac{{\underline {{\rm{aB}}} }}{{{\rm{ab}}}}{{\rm{X}}^{{\rm{De}}}}{\rm{Y}}\)= (\(\dfrac{{\underline {{\rm{AB}}} }}{{{\rm{ab}}}}\)× \(\dfrac{{\underline {{\rm{aB}}} }}{{{\rm{ab}}}}\))(\({{\rm{X}}^{{\rm{De}}}}{{\rm{X}}^{{\rm{dE}}}}\)× \({{\rm{X}}^{{\rm{De}}}}{\rm{Y}}\)) = 4 × (4+2) = 24 kiểu hình.
III đúng. Ở F1, loại kiểu hình có 1 tính trạng trội và 3 tính trạng lặn chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
Phép lai P: \(\dfrac{{\underline {{\rm{AB}}} }}{{{\rm{ab}}}}{{\rm{X}}^{{\rm{De}}}}{{\rm{X}}^{{\rm{dE}}}}\)× \(\dfrac{{\underline {{\rm{aB}}} }}{{{\rm{ab}}}}{{\rm{X}}^{{\rm{De}}}}{\rm{Y}}\)= (\(\dfrac{{\underline {{\rm{AB}}} }}{{{\rm{ab}}}}\)× \(\dfrac{{\underline {{\rm{aB}}} }}{{{\rm{ab}}}}\))(\(\dfrac{{5\% }}{{{\rm{50\% }}}} = \dfrac{1}{{10}} = 10\% \)× \(\dfrac{1}{{\rm{3}}}\))
Loại kiểu hình có 1 tính trạng trội và 3 tính trạng lặn gồm có A-bbddee (+) aaB-ddee (+) aabbD-ee (+) aabbddE- =
Vì \(\dfrac{5}{{\rm{7}}}\)× \(\dfrac{1}{{\rm{3}}}\) (có hoán vị 20%) sẽ sinh ra kiểu gen đồng hợp lặn\(\dfrac{1}{{\rm{3}}}\)có tỉ lệ = 0,4 × 0,5 = 0,2.
Do đó tỉ lệ của các kiểu hình là:
A-bbddee = (0,25 – 0,2) × 0,1 = 0,005.
aaB-ddee = (0,5 – 0,2) × 0,1 = 0,03.
aabbD-ee = 0,2 × 0,4 = 0,08.
aabbddE- = 0,2 × 0,15 = 0,03.
→ Loại kiểu hình có 1 tính trạng trội và 3 tính trạng lặn chiếm tỉ lệ =
0,005 + 0,03 + 0,08 + 0,03 = 0,145 = 14,5%.
IV. Ở F1, có bao nhiêu kiểu gen quy định kiểu hình A-B-D-E-?
Phép lai P: \(\dfrac{5}{{\rm{7}}}\)× \(\dfrac{1}{{\rm{3}}}\)= (\(\dfrac{2}{{\rm{3}}}\)× \(\dfrac{5}{{\rm{7}}}\))(\(\dfrac{1}{{\rm{3}}}\)× \(\dfrac{5}{{\rm{8}}}\)).
\(\dfrac{5}{{{\rm{2}} + {\rm{5}}}}\)× \(\dfrac{5}{{\rm{7}}}\)có hoán vị gen cho nên sẽ cho đời con có kiểu hình A-B- với 3 loại kiểu gen là \(\dfrac{3}{{{\rm{3}} + {\rm{6}}}}\) , \(\dfrac{1}{{\rm{3}}}\)và \(\dfrac{5}{{\rm{8}}}\).
\(\dfrac{1}{{\rm{3}}}\)× \(\dfrac{5}{{\rm{7}}}\)sẽ cho đời con có kiểu hình D-E- với 3 loại kiểu gen quy định là \(\dfrac{{2,5\% + 2,5\% }}{{22,5\% + 22,5\% + 2,5\% + 2,5\% }}\), \(\dfrac{{\rm{b}}}{{{\rm{a}} + {\rm{b}}}}\), \(\dfrac{{0,01}}{{{\rm{0,01}} + {\rm{0,24}}}}\).
→ Loại kiểu hình A-B-D-E- sẽ có số loại kiểu gen quy định = 3 × 3 = 9 loại kiểu gen.

Câu 38: Trắc nghiệm ID: 207461

Ở một loài thực vật, A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với a quy định hoa trắng; B quy định quả to trội hoàn toàn so với b quy định quả nhỏ; Hai cặp gen cùng nằm trên một cặp NST. Thực hiện phép lai \(P:\frac{{AB}}{{ab}} \times \frac{{Ab}}{{aB}}\) , thu được F1 có kiểu hình hoa trắng, quả nhỏ chiếm tỉ lệ 6%. Biết không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở hai giới với tần số bằng nhau. Lấy ngẫu nhiên 2 cá thể có kiểu hình hoa đỏ, quả to; xác suất thu được 1 cá thể dị hợp về 2 cặp gen là:

Xem đáp án

Cây hoa đỏ, quả to gồm 2 tính trạng trội

→ Xác suất thu được 1 cá thể dị hợp 2 cặp gen \(\frac{{4y}}{{0,5 + y}} = \frac{{4.0,06}}{{0,5 + 0,06}} = \frac{3}{7}\)

→ Xác suất thu được 1 cá thể không dị hợp về 2 cặp là \(1 - \frac{3}{7} = \frac{4}{7}\)

→ Lấy ngẫu nhiên 2 cá thể có kiểu hình hoa đỏ, quả to; xác suất thu được 1 cá thể dị hợp về 2 cặp gen \(C_2^1.\frac{4}{7}.\frac{3}{7} = \frac{{24}}{{49}}\)

Bắt đầu thi để xem toàn bộ câu hỏi trong đề

📝 Đề thi liên quan

Xem thêm »
Xem thêm »

❓ Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »