Đề thi thử THPT QG môn Sinh năm 2018 - Trường THPT Lê Lợi

Đề thi thử THPT QG môn Sinh năm 2018 - Trường THPT Lê Lợi

  • Hocon247

  • 40 câu hỏi

  • 90 phút

  • 37 lượt thi

  • Trung bình

Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com

Câu 1: Trắc nghiệm ID: 207184

Ở sinh vật nhân thực, bộ ba nào sau đây mã hóa axit amin mêtiônin? 

Xem đáp án

Đáp án D

Ở sinh vật nhân thực, bộ ba mã hóa axit amin mêtiônin là bộ ba mở đầu trên phân tử mARN

Mà mARN có chiều từ 5’ → 3’ và bộ ba mở đầu luôn là AUG

Vậy bộ ba 5’AUG3’ thỏa mãn

Câu 2: Trắc nghiệm ID: 207185

Trong các kiểu gen dưới đây kiểu gen nào viết sai?

Xem đáp án

Đáp án D

Kiểu gen viết sai là “\(\frac{{Aa}}{{bB}}\)”, các gen alen với nhau không cùng nằm cùng phía với NST.

Câu 3: Trắc nghiệm ID: 207186

Trong các nhân tố tiến hóa, nhân tố làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể chậm nhất là 

Xem đáp án

Đáp án A

Vì tần số đột biến gen tính trên mỗi gen trong một thế hệ dao động từ 10-6 → 10-4. Như vậy, ở mỗi thế hệ, cứ khoảng một triệu giao tử sẽ có một giao tử mang alen đột biến. Với tốc độ như vậy, đột biến gen làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể rất chậm và có thể coi như không đáng kể.

Câu 4: Trắc nghiệm ID: 207187

Đặc điểm về cấu trúc di truyền của một quần thể tự phối qua nhiều thế hệ là 

Xem đáp án

Đáp án B

Quần thể tự phối qua các thế hệ thì tỉ lệ đồng hợp tăng lên và tỉ lệ dị hợp giảm đi qua các thế hệ thì phần lớn các gen ở trạng thái đồng hợp.

Câu 5: Trắc nghiệm ID: 207188

Khi nói về hoạt động của tim, phát biểu nào sau đây sai

Xem đáp án

Đáp án B

- A đúng vì khi kích thích cường độ dưới ngưỡng thì tim hoàn toàn không co bóp, kích thích cường độ tới ngưỡng thì cơ tim co tối đa, nếu kích thích cường độ trên ngưỡng thì cơ tim cũng không co mạnh hơn nữa.

- B sai vì tim có khả năng hoạt động tự động, khi tim bị cắt rời khỏi cơ thể vẫn có khả năng co dãn nhịp nhàng nếu được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, oxi và nhiệt độ thích hợp.

- C, D đúng

Câu 6: Trắc nghiệm ID: 207189

Quá trình truyền tin qua xináp diễn ra 

Xem đáp án

Đáp án B

Quá trình truyền tin qua xináp diễn ra theo một chiều.

Câu 7: Trắc nghiệm ID: 207190

Kết quả lai thuận nghịch khác nhau và con luôn có kiểu hình giống mẹ thì gen quy định tính trạng đó 

Xem đáp án

Đáp án C

Kết quả lai thuận nghịch khác nhau và con luôn có kiểu hình giống mẹ thì gen quy định tính trạng đó nằm ở ngoài nhân hay di truyền theo dòng mẹ.

Câu 8: Trắc nghiệm ID: 207191

Đối với mỗi nhân tố sinh thái thì khoảng thuận lợi là khoảng giá trị của nhân tố sinh thái mà ở đó sinh vật 

Xem đáp án

Đáp án B

Khoảng thuận lợi là khoảng mà các nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sinh vật thực hiện chức năng sống tốt nhất.

Câu 9: Trắc nghiệm ID: 207192

Sắc tố tiếp nhận ánh sáng trong phản ứng quang chu kì của thực vật là 

Xem đáp án

Đáp án C

Phitôcrôm là sắc tố tiếp nhận ánh sáng trong phản ứng quang chu kì của thực vật.

Câu 10: Trắc nghiệm ID: 207193

Khi nói về thực vật C4, nhận định nào dưới đây là chính xác? 

Xem đáp án

Đáp án A

- A đúng vì hô hấp sáng chỉ xảy ra ở các đại diện của nhóm thực vật C3.

- B sai vì lá mọng nước chỉ có ở các đại diện của nhóm thực vật CAM.

- C, D sai vì thực vật C4 có cường độ quang hợp cao, điểm bão hòa ánh sáng cao, mặt khác lại không có hô hấp sáng nên năng suất sinh học của nhóm thực vật này cao hơn hẳn so với thực vật C3 và thực vật CAM

Câu 11: Trắc nghiệm ID: 207194

Trong quá trình hô hấp hiếu khí ở thực vật, ôxi dược sử dụng ở giai đoạn nào? 

Xem đáp án

Đáp án D

Trong quá trình hô hấp hiếu khí ở thực vật, oxi được sử dụng trong chuỗi electron

Câu 13: Trắc nghiệm ID: 207196

Tập hợp nào sau đây được xem là một quần thể sinh vật? 

Xem đáp án

Đáp án A

Một tập hợp sinh vật được coi là quần thể khi nó thỏa mãn : là những cá thể cùng loài sống trong khoảng không gian xác định, vào thời điểm nhất định và có khả năng giao phối với nhau để sinh ra thế hệ sau.

- A thỏa mãn là quần thể

- B, C không phải là quần thể vì không có quan hệ sinh sản để sinh ra thế hệ sau, mặt khác gà khu vực phân bố trong lồng gà chỉ là nhất thời.

- D không phải là quần thể vì trong rừng cây gồm nhiều loài cây khác nhau.

Câu 15: Trắc nghiệm ID: 207198

Năng suất cây trồng phụ thuộc vào bao nhiêu nhân tố nào sau đây?

1. Khả năng quang hợp của giống cây trồng

2. Nhịp điệu sinh trưởng của bộ máy quang hợp - bộ lá

3. Khả năng tích lũy chất khô vào cơ quan kinh tế

4. Thời gian hoạt động của bộ máy quang hợp 

Xem đáp án

Đáp án D

Năng suất cây trồng phụ thuộc vào những nhân tố như : khả năng quang hợp của cây trồng, nhịp điệu sinh trưởng, thời gian hoạt động của bộ máy quang hợp, khả năng tích lũy chất thô vào cơ quan kinh tế. Vậy cả 4 ý trên đều đúng

Câu 17: Trắc nghiệm ID: 207200

Con mối mới nở “liếm” hậu môn đồng loại để tự cấy trùng roi Trichomonas. Trùng roi có enzim phân giải được xenlulôzơ ở gỗ mà mối ăn. Quan hệ này giữa mối và trùng roi là 

Xem đáp án

Đáp án A

Con mối mới nở “liếm” hậu môn đồng loại để tự cấy trùng roi Trichomonas. Trùng roi có enzim phân giải được xenlulôzơ ở gỗ mà mối ăn đây là hiện tượng cộng sinh.

Câu 18: Trắc nghiệm ID: 207201

Nhận định nào sau đây thể hiện quan điểm tiến hóa của Đacuyn? 

Xem đáp án

Đáp án D

- A sai vì đây là quan điểm của thuyết tiến hóa hiện đại.

- B sai vì đây là quan điểm thuyết tiến hóa của Lamac.

- C sai vì sự hình thành giống vật nuôi cây trồng là kết quả của quá trình chọn lọc nhân tạo.

- D đúng là quan điểm của Đacuyn

Câu 19: Trắc nghiệm ID: 207202

Khi nói về chu trình cacbon, điều nào dưới đây là sai

Xem đáp án

Đáp án A

- A là phát biểu sai vì chỉ một phần CO2 được lắng đọng, không hoàn trả vào chu trình.

- B, C, D là những phát biểu đúng.

Câu 20: Trắc nghiệm ID: 207203

Thành tựu nào dưới đây không được tạo ra từ ứng dụng công nghệ gen? 

Xem đáp án

Đáp án D

- A, B, C là những thành tựu của phương pháp ứng dụng công nghệ gen.

- D là thành tựu của phương pháp gây đột biến.

Câu 21: Trắc nghiệm ID: 207204

Trong lịch sử phát triển của sinh giới trên Trái Đất, bò sát cổ ngự trị ở 

Xem đáp án

Đáp án A

Trong lịch sử phát triển của sinh giới trên Trái Đất, bò sát cổ ngự trị ở kỉ Jura.

Câu 22: Trắc nghiệm ID: 207205

Khi nói về giới hạn sinh thái, phát biểu nào sau đây sai

Xem đáp án

Đáp án D

- A, B, C là những phát biểu đúng

- D sai vì giới hạn sinh thái về nhiệt độ của các loài là khác nhau.

Câu 23: Trắc nghiệm ID: 207206

Phép lai nào sau đây có thể tạo ra cây lai có kiểu gen dị hợp về cả ba cặp gen? 

Xem đáp án

Đáp án A

Phép lai có thể tạo ra cây lai có kiểu gen dị hợp về cả ba cặp gen khi trong kiểu gen không có cặp đồng hợp giống nhau lai với nhau. Vậy chỉ có phép lai “AaBbDd x AabbDd”

Câu 24: Trắc nghiệm ID: 207207

Hình ảnh dưới đây minh họa cho kì nào của quá trình nguyên phân ở tế bào thực vật?

 

Xem đáp án

Đáp án C

Quan sát hình ảnh ta thấy NST di chuyển về hai cực của tế bào → đây là kì sau của quá trình nguyên phân.

Câu 29: Trắc nghiệm ID: 207212

Hình ảnh này khiến em liên tưởng đến nhân tố tiến hóa nào?

 

Xem đáp án

Đáp án A

Quan sát hình ảnh ta thấy có một cá thể di cư từ quần thể I sang quần thể II là xuất hiện alen a ở quần thể II → hình ảnh phản ánh hiện tượng di – nhập gen.

Câu 30: Trắc nghiệm ID: 207213

Các bệnh do đột biến phân tử ở người: 

Xem đáp án

Đáp án B

- Bệnh do đột biến phân tử ở người là bệnh liên quan đến đột biến gen.

- A, C, D sai vì đây có chứa những bệnh/hội chứng liên quan đến NST → do đột biến tế bào.

- B đúng, “bệnh Phêninkêtô niệu, hồng cầu liềm, bạch tạng” đều do đột biến gen gây nên → đây là những bệnh liên quan đến đột biến phân tử.

Câu 31: Trắc nghiệm ID: 207214

Một loài thực vật, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Hạt phấn (n +1) không có khả năng sinh sản, hạt phấn (n) sinh sản bình thường và các loại tế bào noãn có khả năng thụ tinh bình thường. Phép lai của các thể lệch bội nào dưới đây cho quả vàng chiếm tỉ lệ 1/3? 

Xem đáp án

AAa: 2A : 1a : 1AA : 2Aa
Aaa: 1A : 2a : 2Aa : 1aa
AAA: 1A : 1AA
hạt phấn n + 1 không có khả năng thụ tinh, hạt phấn n sinh sản bình thường
A. P: ♀ AAa x ♂ Aaa
(2A : 1a : 1AA : 2Aa) (1A : 2a)
aa = 1/9
B. P: ♀ AAa x ♂ AAa
(2A : 1a : 1AA : 2Aa) (2A : 1a)
aa = 1/18
C. P: ♀ Aaa x ♂ Aaa
(1A : 2a : 2Aa : 1aa) (1A : 2a)
aa = 2/9, aaa = 1/9
Tỷ lệ quả vàng là 2/9 + 1/9 = 1/3
D. P: ♀ AAA x ♂ AAa
(1A : 2AA) (2A : 1a)
Tỷ lệ quả vàng aa = 0

Câu 32: Trắc nghiệm ID: 207215

Ngày nay, việc kiểm tra sức khỏe thai nhi định kì có thể phát hiện được nhiều bất thường của thai nhi. Dùng phương pháp quan sát tiêu bản NST các bác sĩ có kết luận : Thai nhi là một thể một nhiễm. Kết luận trên đến từ quan sát nào sau đây? 

Xem đáp án

Đáp án D

Thể một nhiễm dạng (2n – 1) = 46 – 1 = 45 NST → trong tiêu bản nhân tế bào có 45NST.

Câu 33: Trắc nghiệm ID: 207216

Một phụ nữ bình thường (1) lấy chồng (2) bị bệnh máu khó đông sinh con trai (3) bị bệnh máu khó đông. Người con trai này lớn lên lấy vợ (4) bình thường và sinh một bé trai (5) cũng bị bệnh như bố. Biết rằng bệnh do gen lặn a nằm trên NST giới tính X quy định. Kiểu gen của 5 người nói trên lần lượt là: 

 

Xem đáp án

Đáp án C

Quy ước A: bình thường >> a: bệnh máu khó đông.

Biết rằng bệnh do gen lặn a nằm trên NST giới tính X quy định → loại A, B

(1) bình thường nên (1) có chứa alen A → loại D

Câu 34: Trắc nghiệm ID: 207217

Một quần thể thực vật đang ở trạng thái cân bằng di truyền, xét 2 gen nằm trên 2 NST khác nhau, alen A quy định quả tròn trội hoàn toàn với alen a quy định quả dài, alen B quy định quả ngọt trội hoàn toàn với alen b quy định quả chua. Tần số alen A là 0,5; alen B là 0,7. Tỉ lệ cây có kiểu hình quả dài, ngọt là: 

Xem đáp án

Đáp án C

A: tròn >> a: dài

B: ngọt >> b: chua

Tần số alen A = a = 0,5 → Cấu trúc di truyền về cặp tính trạng này là: 0,25AA : 0,5Aa : 0,25aa

Tần số alen B = 0,7 → b = 0,3 → Cấu trúc di truyền về cặp tính trạng này là: 0,49BB : 0,42Bb : 0,09bb

Vậy tỉ lệ kiểu hình quả dài ngọt (aaB-) = 0,25.0,91 = 22,75%

Câu 36: Trắc nghiệm ID: 207219

Một gen ở sinh vật nhân sơ có 1500 cặp nuclêôtit và số nuclêôtit loại A chiếm 15% tổng số nuclêôtit của gen. Mạch 1 có 150 nuclêôtit loại T và số nuclêôtit loại G chiếm 30% tổng số nuclêôtit của mạch. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Mạch 1 của gen có G/X = 3/4.        II. Mạch 1 của gen có (A + G) = (T + X).

III. Mạch 2 của gen có T = 2A.          IV. Mạch 2 của gen có (A + X)/(T + G) = 2/3. 

Xem đáp án

Đáp án D

*Lưu ý: bài này đề bài cho 1500 cặp nuclêôtit nên tổng số nuclêôtit của gen là 1500.2=3000

- Gọi số nuclêôtit ở mạch 1 của gen lần lượt là A1, T1, G1, X1

- Gọi số nuclêôtit ở mạch 2 của gen lần lượt là A2, T2, G2, X2

A = T = 15% = 0,15.3000 = 450; G = X = 50% - 15% = 35% = 0,35.3000 = 1050

T1 = A2 = 150 ; G1 = X2 = 0,3.1500 = 450

T2 = A1 = A – A2 = 450 – 150 = 300; G2 = X1 = G – G1 = 1050 – 450 = 600

- G1 / X1 = 450/600 = 3/4 → 1 đúng

- (A1 + G1) = 300 + 450 = (T1 + X1) = 150 +  600 = 750 → II đúng

- T2 = 300, A2 = 150 → T2 = 2A2 → III đúng

- (A2 + X2) / (T2 + G2) = (150 + 450)/(300 + 600) = 2/3 → IV đúng

Vậy cả 4 phát biểu đều đúng.

Câu 39: Trắc nghiệm ID: 207222

Cho một sơ đồ lưới thức ăn giả định ở hình dưới đây. Mỗi chữ cái trong sơ đồ biểu diễn một mắt xích trong lưới thức ăn. Có bao nhiêu phát biểu về lưới thức ăn này là đúng?

I. Mắt xích có thể là sinh vật sản xuất là B

II. Mắt xích có thể là động vật ăn thịt là: D, E, A.

III. Mắt xích có thể là động vật ăn thực vật là: C, D, A

IV. Chuỗi thức ăn dài nhất trong lưới thức ăn trên có 5 mắt xích. 

Xem đáp án

Đáp án C

- I đúng, vì từ B mũi tên xuất phát ra các điểm khác trong lưới thức ăn nên B có thể là sinh vật sản xuất.

- II đúng vì nếu D, E, A nằm chuỗi thức ăn: B → C → D → E → A thì D, E, A có thể là động vật ăn thịt.

- III đúng vì C, D, A đều là mắt xích tiếp theo của B nên C, D, A có thể là động vật ăn thực vật.

- IV đúng, chuỗi thức ăn dài nhất chứa toàn bộ sinh vật trong lưới thức ăn: B → C → D → E → A

Vậy cả 4 phát biểu đưa ra là đúng

Bắt đầu thi để xem toàn bộ câu hỏi trong đề

📝 Đề thi liên quan

Xem thêm »
Xem thêm »

❓ Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »