Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Lịch Sử - Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu Lần 2

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Lịch Sử - Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu Lần 2

  • Hocon247

  • 40 câu hỏi

  • 90 phút

  • 35 lượt thi

  • Trung bình

Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com

Câu 1: Trắc nghiệm ID: 215944

Tính chất của nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ đổi mới là 

Xem đáp án

Một trong những nội đổi mới về kinh tế của Đảng : phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng XHCN. Nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ đổi mới không phải là nền kinh tế tự do mà là nền kinh tế hàng hóa có sự điều tiết của Nhà nước 

Câu 2: Trắc nghiệm ID: 215945

Các nước ở Đông Nam Á giành được độc lập vào năm 1945 là

Xem đáp án

Vào giữa tháng 8-1945, nhân dân Đông Nam Á đứng lên đấu tranh, nhiều nước đã giành đọc lập dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, cụ thể là ba quốc gia sau:

- Inđônêxia: ngày 17-8-1945, tuyên bố độc lập và thành lập nước Cộng hòa.

- Việt Nam: thàng 8-1945 tiến hành khởi nghĩa => 2-9-1945, nước VNDCCH ra đời.

- Lào: thàng 8-1945, nhân dân các bộ tộc Lào nổi dậy, đên ngày 12-10, Lào tuyên bố độc lập.

Câu 3: Trắc nghiệm ID: 215946

Tháng 7/1920 Nguyễn Ái Quốc đã 

Xem đáp án

Hai sự kiện nêu trên phản ánh mối quan hệ mối quan hệ giữa chuyển biến trong nhận thức và hành động của Nguyễn Ái Quốc. Sự kiện tháng 7-1920 là sự chuyển biến trong nhận thức của Nguyễn Ái Quốc “muốn cứu nước giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác ngoài con đường cách mạng vô sản”. Từ chuyển biến trong nhận thức đã dẫn tới chuyển biến trong hành động: tháng 12-1920, Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế cộng sản và thành lập Đảng cộng sản Pháp.

Câu 4: Trắc nghiệm ID: 215947

Tư tưởng cốt lõi trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam là

Xem đáp án

Cương lĩnh chính trị là một cương lĩnh cách mạng giải phóng dân tộc sáng tạo, kết hợp đúng đắn vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp. Độc lập và tự do là tư tưởng cốt lõi của cương linh.

Câu 5: Trắc nghiệm ID: 215948

Mặt trận được thành lập tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5 – 1941) có tên gọi là gì? 

Xem đáp án

Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh.

Câu 6: Trắc nghiệm ID: 215949

Trong “chiến tranh đặc biệt”, “bình định” miền Nam trong vòng 2 năm là mục tiêu của  kế hoạch nào của Mỹ?

Xem đáp án

Từ tháng 3-1964, đế quốc Mỹ thực hiện kế hoạch mới, kế hoạch Giônxơn - Mắc Namara, nhằm bình định miền Nam trong vòng 2 năm (1964-1965). Chúng lập ra bộ chỉ huy liên hợp Việt-Mỹ, tăng thêm 6.000 cố vấn và lính chiến đấu Mỹ, đưa số quân Mỹ ở miền Nam lên 2 vạn tên vào cuối năm 1964.

Câu 7: Trắc nghiệm ID: 215950

Hội nghị lần thứ 24 của BCH Trung ương Đảng tháng 9 năm 1975 đã đề ra nhiệm vụ gì?

Xem đáp án

Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.

Câu 8: Trắc nghiệm ID: 215951

Cách mạng tháng Hai ở Nga đã lật đổ được

Xem đáp án

Cách mạng tháng Hai (1917) đã đạt được kết quả cao nhất là lật đổ chế độ Nga hoàng Nicôlai II, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế ở Nga.

Câu 9: Trắc nghiệm ID: 215952

Chiến thắng nào của LX đã làm phá sản chiến lược “chiến tranh chớp nhoáng” của Hít le?

Xem đáp án

Tháng 12-1941, Hồng quân Liên Xô do tướng Giu-cốp chỉ huy đã phản công quyết liệt, đẩy lùi quân Đức ra khỏi cửa ngõ Thủ đô. Chiến thắng Mát-xcơ-va đã làm phá sản chiến lược “chiến tranh chớp nhoáng” của Hít-le.

Câu 10: Trắc nghiệm ID: 215953

Những nước nào được mệnh danh là những “con rồng kinh tế  ”ở Đông Bắc Á ?

Xem đáp án

Những quốc gia và vùng lãnh thổ nào ở khu vực Đông Bắc Á được gọi là “con rồng” kinh tế châu Á là: Hồng Kông, Hàn Quốc, Đài Loan.

Câu 11: Trắc nghiệm ID: 215954

Đâu là sự kiện kiện khởi đầu cuộc“Chiến tranh lạnh”?

Xem đáp án

Sự kiện được xem là khởi đâu cho chính sách chống Liên Xô, gây nên cuộc Chiến tranh lạnh là thông điệp của Tổng thống Truman tại Quốc hội Mỹ ngày 12-2-1947. Trong đó, tổng thống Mĩ khẳng định: sự tồn tại của Liên Xô là nguy cơ lớn đối với nước Mĩ và đề nghị viện trợ khẩn cấp 400 triệu USD cho hai nước Hi Lạp và Thổ Nhĩ Kì.

Câu 12: Trắc nghiệm ID: 215955

Giai cấp công nhân Việt Nam xuất thân chủ yếu từ đâu? 

Xem đáp án

Giai cấp công nhân Việt Nam chủ yếu xuất thâm từ giai cấp nông dân bị tước đoạt ruộng đất.

Câu 13: Trắc nghiệm ID: 215956

Một trong những mục đích của tổ chức Liên hợp quốc là : 

Xem đáp án

Hiến chương Liên hợp quốc là văn kiện quan trọng nhất đã nêu rõ mục đích của tổ chức này là: duy trì hòa bình và an ninh thế giới, phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tư quyết của các dân tộc.

Câu 14: Trắc nghiệm ID: 215957

Mĩ thực hiện ngăn chặn đẩy lùi, tiến tới tiêu diệt các nước xã hội chủ nghĩa. Đó là mục tiêu của : 

Xem đáp án

Chiến lược toàn cầu              

Câu 15: Trắc nghiệm ID: 215958

Quân đồng minh vào phía Bắc nước ta sau cách mạng tháng 8 năm 1945 là

Xem đáp án

Trung Hoa Dân Quốc.       

Câu 16: Trắc nghiệm ID: 215959

Khởi nghĩa nào sau đây không thuộc phong trào Cần Vương ? 

Xem đáp án

Khởi nghĩa Yên Thế là cuộc khởi nghĩa nông dân do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo nên không nằm trong phong trào Cần vương. Những cuộc khởi nghĩa còn lại đều do các văn thân, sĩ phu lãnh đạo, nằm trong phong trào Cần vương.

Câu 17: Trắc nghiệm ID: 215960

Nền tảng căn bản trong chính sách đối ngoại của Nhật sau chiến tranh thế giới thứ hai là

Xem đáp án

Qua các giai đoạn phát triển, Nhật Bản vẫn luôn liên minh chặt chẽ với Mĩ. Bên cạnh đó cũng coi trọng mở rộng quan hệ với các nước Đông Nam Á và ASEAN. => Nền tảng trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai là Liên minh chặt chẽ với Mĩ.

Câu 18: Trắc nghiệm ID: 215961

Nội dung nào sau đây không thuộc Nghị quyết Hội nghị trung ương Đảng ( 5/1941) ? 

Xem đáp án

Hội nghị tháng 5-1941 khẳng định nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của cách mạng là giải phóng dân tộc.

Câu 19: Trắc nghiệm ID: 215962

Tại sao vào đầu thế kỉ XX, xuất hiện con đường cứu nước theo xu hướng dân chủ tư sản?

Xem đáp án

Do xuất phát từ lòng yêu nước và xuất hiện những giai tầng mới trong xã hội.

Câu 20: Trắc nghiệm ID: 215963

Từ sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày 6/3/1946, Đảng ta chủ trưong hòa hoãn với quân Trung Hoa Dân quốc vì:

Xem đáp án

Từ sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày 6/3/1946, Đảng ta chủ trương tạm hòa hoãn, nhân nhượng với quân Trung Hoa Dân quốc vì để tránh trường hợp một mình đối phó với nhiều kẻ thù cùng một lúc, từ đó chủ trương tạm thời hòa hoãn, tránh xung đột với quân Trung Hoa Dân quốc

Câu 21: Trắc nghiệm ID: 215964

Tại sao đến năm 1965, Mĩ phải chuyển sang thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ”?

Xem đáp án

Sau thất bại của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, Mĩ đẩy mạnh chiến tranh xâm lược, chuyển sang chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam và mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc.

=> Như vậy, do chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” bị phá sản nên Mĩ chuyển sang chiến sang chiến lược “Chiến tranh cục bộ”.

Câu 22: Trắc nghiệm ID: 215965

Lý do quan trọng nhất để phong trào dân chủ 1936 - 1939 ở Việt Nam thu hút được sự hưởng ứng của đông đảo các tầng lớp nhân dân?

Xem đáp án

Lý do quan trọng nhất để phong trào dân chủ 1936 - 1939 ở Việt Nam thu hút được sự hưởng ứng của đông đảo các tầng lớp nhân dân?

Câu 23: Trắc nghiệm ID: 215966

Tập đoàn Ních-xơn thực hiện cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai với ý đồcơ bản gì?

Xem đáp án

Tập đoàn Ních-Xơn thực hiện cuộc Chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai nhằm cứu nguy cho chiến lược "Việt Nam hoá" chiến tranh và tạo thế mạnh trên bàn đàm phán ở Pa-ri.

Câu 24: Trắc nghiệm ID: 215967

“Việt Nam hóa chiến tranh” thực chất là tiếp tục thực hiện âm mưu gì?

Xem đáp án

Trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, Mĩ rút bớt quân Mĩ và quân đồng minh và tăng cường quân đội Sài Gòn để tận dụng xương máu của người Việt Nam. Thực chất, đó là sự tiếp tục âm mưu “dùng người Việt đánh người Việt” của Mĩ.

Câu 25: Trắc nghiệm ID: 215968

Ý nào sao đây không phải là minh chứng cho nhận định “Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (3 – 2 – 1930) là bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam”?

Xem đáp án

Đảng ra đời là sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác, phong trào công nhân và phong trào yêu nước.

Câu 26: Trắc nghiệm ID: 215969

Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo đúng trình tự thời gian.

1. Chiến thắng Ấp Bắc (Mĩ Tho)

2. Phong trào "Đồng khởi".          

3. Chiến thắng Bình Giã (Bà Rịa).

4. Chính quyền Ngô Đình Diệm bị sụp đổ.

Xem đáp án

1. Chiến thắng Ấp Bắc (Mĩ Tho) (2-1-1963)

2. Phong trào "Đồng khởi". (1960)

3. Chiến thắng Bình Giã (Bà Rịa). (2-12-1964)

4. Chính quyền Ngô Đình Diệm bị sụp đổ. (11- 1963)

Câu 27: Trắc nghiệm ID: 215970

Sự khác biệt cơ bản giữa “chiến tranh lạnh” và những cuộc chiến tranh thế giới đã qua:

Xem đáp án

Chiến tranh lạnh diễn ra trên mọi lĩnh vực nhưng không xung đột trực tiếp bằng quân sự.

Câu 28: Trắc nghiệm ID: 215971

Mục tiêu bao trùm trong chính sách đối ngoại của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là:

Xem đáp án
Mục tiêu bao trùm trong chính sách đối ngoại của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là: thực hiện chiến lược toàn cầu với tham vọng làm bá chủ thế giới.
Câu 29: Trắc nghiệm ID: 215972

Theo sáng kiến của ASEAN, Diễn đàn khu vực (ARF) thành lập 1993 nhằm mục đích gì?

Xem đáp án

Diễn đàn khu vực ASEAN (tiếng Anh: ASEAN Regional Forum; viết tắt: ARF) được thành lập năm 1994 nhằm thúc đẩy cơ chế đối thoại và tham vấn về các vấn đề an ninh và chính trị trong khu vực, xây dựng lòng tin và phát triển ngoại giao phòng ngừa.

Câu 30: Trắc nghiệm ID: 215973

Tính chất của phong trào Cần vương là

Xem đáp án

Phong trào này được khởi xướng bởi Tôn Thất thuyết thay vua Hàm nghi xuống chiếu Cần vương, kêu gọi văn thân sĩ phu và nhân dân cả nước đứng lên kháng chiến Nhằm mục đích giúp Vua đánh Pháp giành lại độc lập, khôi phục lại chế độ phong kiến nên mang ý thức hệ phong kiến.

Câu 31: Trắc nghiệm ID: 215974

Phong trào công nhân trong giai đoạn 1926-1929 có gì khác so với giai đoạn 1919-1925 ?

Xem đáp án

Giai đoạn 1919 - 1925 phong trào công nhân tuy đã phát triển nhưng còn trong thời kì mang tính “tự phát”, chưa tỏ rõ được là một lực lượng chính trị độc lập, chưa có ý thức rõ rệt về sứ mệnh lịch sử của giai cấp mình. Cuộc bãi công của công nhân xưởng Ba Son tháng 8/1925 là dấu mốc đánh dấu giai cấp công nhân nước ta từ đây bước đầu đi vào đấu tranh tự giác do tác động của hội VNCMTN , giai cấp công nhân từng bước đã có ý thức về giai cấp rõ rệt, phong trào ngày càng phát triển về chất 

Câu 32: Trắc nghiệm ID: 215975

Nội dung nào dưới đây thể hiện tính nguyên tắc trong hiệp định sơ bộ ngày 6/3/1946? 

Xem đáp án

Khi ký hiệp định sơ bộ với Pháp ta gặp nhiều khó khăn, để giữ được nền độc lập dân tộc ta đã hết sức mềm dẻo khôn khéo, nhưng vẫn đảm bảo được nguyên tăc cứng rắn là độc lập chủ quyền không bị xâm phạm  

Câu 33: Trắc nghiệm ID: 215976

Điểm khác của chiến lược “ Việt Nam hóa chiến tranh” so với “chiến tranh đặc biệt là

Xem đáp án

Cả hai chiến lược đều sử dụng quân Ngụy là chủ yếu nhưng trong chiến tranh Việt Nam hóa có phối hợp một bộ phận chiến đấu Mỹ 

Câu 34: Trắc nghiệm ID: 215977

Sự kiện nào đánh dấu khuynh hướng cách mạng vô sản thắng thế hoàn toàn trong phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam đầu thế kỉ XX?

Xem đáp án

Trong giai đoạn 1919-1930 ở VN có 2 khuynh hướng cách mạng : Dân chủ tư sản và vô sản cùng tồn tại, nhưng đến 1930 khuynh hướng cách mạng tư sản đã thất bại và chấm dứt vai trò hoạt động từ sau khởi nghĩa Yên Bái, còn khuynh hướng cách mạng vô sản phát triển mạnh từ sau phong trào vô sản hóa dẫn đến sự ra đời Đảng cộng sản Việt nam 3/2/1030. Chấm duwta thwoif kỳ khủng hoảng của cách mạng VN .

Câu 35: Trắc nghiệm ID: 215978

So với chiến lược kinh tế hướng nội, chiến lược kinh tế hướng ngoại của các nước tham gia sáng lập ASEAN có gì khác?

Xem đáp án

Kinh tế hướng nội là phát triển các ngành sản xuất hàng tiêu dùng nội địa thay hàng nhập khẩu.  Kinh tế hướng ngoại lấy xuất khẩu làm chủ đạo, mở cửa nền kinh tế, thu hút vốn đầu tư. Đây là điểm khác nhau co bản giữa 2 chiến lược kinh tế này.

Câu 36: Trắc nghiệm ID: 215979

Yếu tố nào làm thay đổi to lớn bản đồ chính trị thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

Xem đáp án

Vì khi các nước Á , Phi, MLT đều giành được độc lập, làm phá vỡ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân. Các quốc gia đã được công nhận độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ nên mỗi nước đều có bản đồ chính trị riêng, do đó bản đồ chính trị thế giới phải thay đổi so với trước chiến tranh thế giới hai.

Câu 37: Trắc nghiệm ID: 215980

Chiến dịch nào sau đây được xem là “Trận trinh sát chiến lược”  ? 

Xem đáp án

Chiến dịch Đường 14 Phước Long được coi như một trận “ trinh sát chiến lược” vì: Sau hiệp định Pa Ri, Mỹ đã rút hết quân đội về nước, lực lượng Ngụy Sài Gòn mất chổ dựa. Để thăm dò khẳ năng của lực lượng lính ngụy và khả năng can thiệp của Mỹ ta mở đợt hoạt động quân sự vào cuối 1974 và đầu 1975 ta giành thắng lợi vang dội ở đường 14 Phước Long . Điều đó cho ta có nhận định đúng về khả năng của địch để đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn Miền Nam., 

Câu 38: Trắc nghiệm ID: 215981

Việt Nam có thể rút ra kinh nghiệm gì từ sự phát triển kinh tế của các nước tư bản  sau chiến tranh thế giới thứ hai để đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước?

Xem đáp án

Su chiến tranh thế giới thứ hai Nhật Bản là nước bại trận và chịu hậu quả nặng nề nhất sau chiến tranh. Nhưng Nhật Bản đã nhanh chóng vươn lên trở thành một cường quốc đứng thứ hai thế giới sau Mỹ trong thập niên 70 của thế kỷ XX. Nguyên nhân quan trọng nhất để Nhật Bản đạt được sự phát triên thần kỳ đó là nhờ vào yếu tố con người và đầu tư cho Khoa học kỹ thuật. Do vậy VN hiện nay đang trong quá trình thực hiện CNH,HĐH đất nước, nước ta cũng gặp rất nhiều khó khăn do đó VN cần học kinh nghiệm của Nhật Bản 

Câu 39: Trắc nghiệm ID: 215982

Điểm chung trong kế hoạch Rơve (1949), kế hoạch Đơ Lat đơ Tácxinhi (1950) và kế hoạch Nava (1953) của Pháp - Mĩ là

Xem đáp án

- Sau thất bại chiến dịch Việt Bắc 194, được sự giúp sức của Mỹ Pháp đề ra kế hoạch Rơ ve với âm mưu “ đánh nhanh thắng nhanh” nhưng cuối cùng Pháp đã thất bại kế đánh nhanh buộc phải chuyển sáng đánh lâu dài.

- Nwam 1950, Pháp tiếp tục dựa vào Mỹ đề ra kế hoạch Đờ Lát Đờ Tac Xi Nhi cũng mong muốn nhanh chóng kết thức chiến tranh -> kết quả Pháp mất thế chủ động chiến lược trên chiến trường chính ở Bắc Bộ

- !953 một lần nữa dựa vào Mỹ Pháp đề ra kế hoạch Na Va để kết thúc chiến tranh trong danh dự nhưng kết quả Pháp thất bại trong kế hoạch Na Va.

=> Những kế hoạch trên của Pháp đều được đề ra khi Pháp gặp khó khăn và muốn xoay chuyển cục diện chiến tranh.

Câu 40: Trắc nghiệm ID: 215983

Thực tiễn cách mạng Việt Nam từ sau ngày 2-9-1945 đến ngày 19-12-1946 phản ánh  quy luật nào của lịch sử dân tộc Việt Nam?

Xem đáp án

Dựng nước đã khó mà giữ lấy nước lại càn khó hơn. Thực tiễn cách mạng Việt Nam từ sau 2/9/1945 đến trước ngày 19/12/1946, nước ta đang  ở vào tình thế  “như ngàn cân treo sợi tóc”. Đảng , chính phủ và Bác Hồ đã có những giải pháp hết sức đúng đắn, sáng tạọ và kịp thời để củng cố xây dựng chính quyền cách mạng, giải quyết nạn đói, nạn dốt khó khăn về tài chính . Mặt khác để bảo vệ được chính quyền cách mạng non trẻ Đảng ta đã có những đối sách hết sức mềm dẻo, khôn khéo để giải quyết khó khăn về ngoại xâm và nội phản . Đó là quy luật của lịch sử dân tộc ta như Bác Hồ đã từng nhắc nhở “ Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước.” => Dựng nước phải đi đôi với giữ nước. 

Bắt đầu thi để xem toàn bộ câu hỏi trong đề

📝 Đề thi liên quan

Xem thêm »
Xem thêm »

❓ Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »