Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Lịch Sử - Trường THPT Thanh Khê

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Lịch Sử - Trường THPT Thanh Khê

  • Hocon247

  • 40 câu hỏi

  • 90 phút

  • 42 lượt thi

  • Dễ

Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com

Câu 1: Trắc nghiệm ID: 217263

Trung Quốc trở thành quốc gia thứ mấy trên thế giới có người bay vào khoảng không vũ trụ?

Xem đáp án

Từ tháng 11-1999 đến tháng 3-2003, Trung Quốc đã phóng 4 con tàu “Thần Châu” với chế độ tự động. Và ngày 15-10-2003, con tàu “Thần Châu 5” cùng nhà du hành vũ trụ Dương Lợi Vĩ đã bay vào không gian vũ trụ. Với sự kiện này, Trung Quốc trở thành quốc gia thứ ba trên thế giới (sau Nga, Mĩ) có tàu cùng với con người bay vào vũ trụ.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 2: Trắc nghiệm ID: 217264

Từ năm 1945 đến 1950, các nước tư bản Tây Âu dựa vào đâu để đạt được sự phục hồi cơ bản về mọi mặt?

Xem đáp án

Với sự cố gắng của từng nước và nguồn viện trợ của Mĩ trong khuôn khổ “Kế hoạch Macsan”, đế.n khoảng những năm 50, kinh tế các nước tư bản Tây Âu cơ bản được phục hồi và đạt mức trước chiến tranh.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 3: Trắc nghiệm ID: 217265

Năm 1947, Mĩ đề ra và thực hiện “kế hoạch Mácsan” nhằm mục đích chính trị gì?

Xem đáp án

Tháng 6/1947, Mĩ đề ra và thực hiện kế hoạch Mácsan với khoản viện trợ khoảng 17 tỉ USD để giúp các nước Tây Âu phục hồi nền kinh tế bị tàn phá sau chiến tranh. Mặt khác, qua kế hoạch này, Mĩ còn nhằm tập hợp các nước Tây Âu vào Liên minh quân sự chống Liên Xô và các nước Đông Âu.

Đáp án cần chọn là: C

Chú ý

Lôi các nước Tây Âu vào khối Đồng minh chống Liên Xô và các nước Đông Âu là một trong ba mục tiêu quan trọng trong Chiến lược toàn cầu của Mĩ.

Câu 4: Trắc nghiệm ID: 217266

Nguyên nhân cơ bản giúp kinh tế Tây Âu phát triển sau chiến tranh thế giới thứ 2 là

Xem đáp án

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế các nước Tây Âu phát triển nhanh chóng, do nhiều yếu tố. Trong đó, yếu tố quan trọng, cơ bản nhất là sự tận dụng tốt cơ hội bên ngoài như: nguồn viện trợ của Mĩ, giá nguyên liệu rẻ từ các nước thuộc địa,… và việc áp dụng thành công khoa học - kĩ thuật vào sản xuất.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 5: Trắc nghiệm ID: 217267

Hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) để lại đã làm cho nền kinh tế Tây Âu trở nên

Xem đáp án

Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) đã để lại cho các nước Tây Âu nhiều hậu quả nặng nề. Sau chiến tranh, nền kinh tế của các nước này hoàn toàn kiệt quệ: ở Pháp năm 1945 sản xuất công nghiệp chỉ bằng 38%, nông nghiệp chỉ bằng 50% so với năm 1938; Italia tổn thất khoảng 1/3 của cải quốc gia.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 6: Trắc nghiệm ID: 217268

Cho các dữ liệu sau:

1. Tây Âu trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới.

2. Sau hơn một thập kỉ suy thoái, kinh tế các nước đã phục hồi và phát triển trở lại.

3. Tây Âu đẩy mạnh khôi phục kinh tế, khắc phục hậu quả chiến tranh.

4. Giống như Mĩ và Nhật Bản, Tây Âu lâm vào tình trạng suy thoái, khủng hoảng kéo dài.

Hãy sắp xếp các dữ kiện theo thứ tự thời gian các giai đoạn phát triển của Tây Âu sau năm 1945.

Xem đáp án

1. Tây Âu trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới. (1950 - 1973)

2. Sau hơn một thập kỉ suy thoái, kinh tế các nước đã phục hồi và phát triển trở lại. (1991 – 2000)

3. Tây Âu đẩy mạnh khôi phục kinh tế, khắc phục hậu quả chiến tranh. (1945 – 1950)

4. Giống như Mĩ và Nhật Bản, Tây Âu lâm vào tình trạng suy thoái, khủng hoảng kéo dài. (1973 – 1991).

Chọn đáp án: A (3,1,4,2).

Câu 7: Trắc nghiệm ID: 217269

Điểm khác biệt trong chính sách đối ngoại của Tây Âu và Nhật với Mĩ là

Xem đáp án

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản và các nước Tây Âu đều chịu thiệt hại năng nề và đều nhận được viện trợ từ Mĩ. Đối với Tây Âu, Mĩ viện trợ cho các nước này theo kế hoach Macsan. Đối với Nhật Bản là thực hiện các cải cách về hiến pháp, các cải cách dân chủ về lao động.

Ở giai đoan đầu Nhật Bản và Tây Âu đều liên minh chặt chẽ với Mĩ. Tuy nhiên, đến giai đoạn sau nhất là từ năm 1991 đến năm 2000, chính sách đối với Mĩ của Nhật Bản và Tây Âu lại khác nhau:

- Nhật Bản vẫn tiếp tục liên minh chặt chẽ với Mĩ (Sgk trang 57). Tháng 4 – 1996, Mĩ và Nhật Bản ra tuyên bố khẳng định lại việc kéo dài vĩnh viễn Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật. 

- Tây Âu: (Sgk trang 50) Anh vẫn liên minh chặt chẽ với Mĩ, Pháp và Đức đã trở thành những đối trọng của Mĩ trong nhiều vấn đề quốc tế quan trọng.

=> Như vậy, điểm khác nhau trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản đối với Tây Âu là: Nhật Bản chủ trương liên minh chặt chẽ với Mĩ còn nhiều nước Tây Âu tìm cách thoát khỏi ảnh hưởng của Mĩ.

Câu 8: Trắc nghiệm ID: 217270

Giai đoạn 1945 - 1950, tình hình Nhật Bản và các nước Tây Âu có gì đặc biệt?

Xem đáp án

(sgk trang 53) Nhật Bản: sau chiến tranh thế giới thứ hai gặp nhiều khó khăn và chịu sự chiếm đóng của quân đội đồng minh của Mĩ. Tuy nhiên, với sự viện trợ của Mĩ, đến khoảng năm 1950 – 1951, Nhật Bản đã khôi phục kinh tế đạt mức trước chiến tranh.

(sgk trang 47) Tây Âu: cũng giống như Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai nhưng với sự viện trợ của Mĩ theo kế hoạch Mácsan tình hình Tây Âu về cơ bản được ổn định và phục hồi về mọi mặt, trở thành đối trọng với khối xã hội chủ nghĩa Đông Âu vừa mới hình thành.

=> Từ năm 1945 đến năm 1950, Nhật Bản và Tây Âu đều dựa vào sự viện trợ của Mĩ và dần phục hồi nền kinh tế ngang bằng trước chiến tranh.

Câu 9: Trắc nghiệm ID: 217271

Đâu không phải lý do tại sao cho đến nay Đài Loan vẫn nằm ngoài sự kiểm soát của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa?

Xem đáp án

Năm 1949, chính quyền của Quốc dân Đảng bị thất bại, phải chạy ra Đài Loan, xây dựng khu vực này thành một vùng độc lập với Trung Quốc đại lục. Đến nay, Đài Loan vẫn nằm ngoài sự kiểm soát của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Cùng với đó, nhân dân Đài Loan không muốn chịu sự kiểm soát của CHND Trung Hoa và đường lối “một đất nước hai chế độ” mà nhà nước CHND Trung Hoa muốn thực hiện. Đây là những lí do khiến cho đến nay Đài Loan vẫn nằm ngoài sự kiểm soát của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 10: Trắc nghiệm ID: 217272

Hiệp định hòa hợp giữa hai miền Nam - Bắc Triều Tiên được kí kết từ năm 2000 có ý nghĩa gì?

Xem đáp án

Từ năm 2000, hai nhà lãnh đạo cao nhất của hai miền đã kí hiệp định hòa hợp giữa hai nước, mở ra một bước mới trong tiến trình hòa hợp, thống nhất bán đảo Triều Tiên.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 11: Trắc nghiệm ID: 217273

Trong những năm 1950-1953, hai miền bán đảo Triều Tiên ở trong tình thế

Xem đáp án

Trong những năm 1950-1953, cuộc chiến tranh giữa hai miền Triều Tiên đã diễn ra. Đến tháng 7-1953, hai bên kí hiệp định đình chiến tại Bàn Môn Điếm, vĩ tuyến 38 vẫn được coi là ranh giới giữa hai nhà nước trên bán đảo.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 12: Trắc nghiệm ID: 217274

Nhà nước Đại Hàn Dân quốc (Hàn Quốc) được thành lập vào thời gian nào và ở đâu?

Xem đáp án

Sau khi thoát khỏi ách thống trị của phát xít Nhật, trong bối cảnh của cuộc chiến tranh lạnh, bán đảo Triều Tiên bị chia cắt thành hai miền theo vĩ tuyến 38. Phía Nam là nhà nước Đại Hàn Dân Quốc (tháng 8-1948). Phía Bắc là nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (tháng 9-1948).

Đáp án cần chọn là: A

Câu 13: Trắc nghiệm ID: 217275

Bán đảo Triều Tiên bị chia cắt thành 2 miền theo vĩ tuyến số bao nhiêu?

Xem đáp án

Sau khi thoát khỏi ách thống trị của phát xít Nhật, trong bối cảnh của cuộc chiến tranh lạnh, bán đảo Triều Tiên bị chia cắt thành hai miền theo vĩ tuyến 38. Phía Nam là nhà nước Đại Hàn Dân Quốc. Phía Bắc là nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên

Đáp án cần chọn là: B

Câu 14: Trắc nghiệm ID: 217276

Quốc gia và vùng lãnh thổ nào dưới đây không được mệnh danh là “con rồng” kinh tế của châu Á?

Xem đáp án

Trong nửa sau thế kỉ XX, khu vực Đông Bắc Á đã đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế, đời sống của nhân dân được cải thiện. Trong 4 “con rồng” kinh tế châu Á, Đông Bắc Á có 3 là Hàn Quốc, Hồng Công, Đài Loan.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 15: Trắc nghiệm ID: 217277

Các quốc gia và vùng lãnh thổ nào ở khu vực Đông Bắc Á được mệnh danh là “con rồng” kinh tế châu Á?

Xem đáp án

Trong nửa sau thế kỉ XX, khu vực Đông Bắc Á đã đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế, đời sống của nhân dân được cải thiện. Trong 4 “con rồng” kinh tế châu Á, Đông Bắc Á có 3 là Hàn Quốc, Hồng Công, Đài Loan

Đáp án cần chọn là: C

Câu 16: Trắc nghiệm ID: 217278

Nước nào dưới đây được đánh giá là một nước có đường lối ngoại giao thân Mĩ "như hình với bóng"?

Xem đáp án

Từ năm 1945 đến năm 1950, Anh liên minh chặt chẽ với Mĩ.

Từ năm 1950 đến năm 1973, nếu như Pháp rút khỏi NATO thì Anh vẫn nằm trong bộ chỉ huy của tổ chức này.

Từ năm 1991 đến năm 2000, nếu Pháp và Đức trở thành đối trọng của Mĩ trong nhiều vấn đề quốc tế quan trọng thì Anh vẫn duy trì liên minh chặt chẽ với Mĩ.

=> Anh được đánh giá là một nước có đường lối ngoại giao thân Mĩ “như hình với bóng”.

Câu 17: Trắc nghiệm ID: 217279

Ý nào sau đây không phải là kinh nghiệm được rút ra từ sự phát triển kinh tế của các nước tư bản sau chiến tranh thế giới thứ hai nhằm đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Việt Nam hiện nay?

Xem đáp án

Việc tăng cường xuất khẩu công nghệ phần mềm không phải quốc gia nào cũng có thể áp dụng được. Hơn nữa, với trình độ đang phát triển như Việt Nam thì trước tiên cần học hỏi trình độ khoa học kĩ thuật, nâng cao trình độ tập trung vốn và lao động trước. Xuất khẩu phần mềm được còn là một quá trình lâu dài nữa. Hiện nay, tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam giàu có nhưng chưa được khai thác và sử dụng hợp lí, nhiều tài nguyên còn xuất khẩu thô, Vì vậy, yêu cầu đặc ra là cần khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên để làm cơ sở thúc đẩy phát triển kinh tế.

Câu 18: Trắc nghiệm ID: 217280

ASEAN có thể rút ra bài học kinh nghiệm gì từ hiệu ứng “Brexít” ở châu Âu? 

Xem đáp án

Với Liên minh châu Âu (EU), “Brexit” được coi là một thảm họA. Các quốc gia trong EU hiểu rằng, họ mạnh hơn rất nhiều khi liên kết chặt chẽ với nhau, có chung thị trường, nhiều định chế và đồng tiền euro. Vì thế, EU đã kỳ vọng có thể tiến lên từ một khối kinh tế khổng lồ sánh ngang với Mỹ và gần đây là Trung QuốC. Nhưng không phải không có câu hỏi đặt ra: Ai sẽ mạo hiểm đi theo con đường của nước Anh? Hung-ga-ri, Ba Lan, Hy Lạp hay Hà Lan? Mỗi nước đều có sự tính toán thận trọng với lợi ích, quyền lợi quốc gia của mình. Song, rõ ràng là Brexit đã làm cho EU suy yếu, mất mát lớn cả về kinh tế, chính trị, an ninh và đứng trước nguy cơ khủng hoảng trầm trọng, có thể tan rã, hoặc chí ít đã tác động tiêu cực đến lập trường, quan điểm về một EU thống nhất trong đa dạng. Nước Anh ra đi, EU mất 10% dân số, một nền kinh tế lớn thứ hai sau Đức, một cường quốc hạt nhân nắm ghế thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, một đồng minh thân thiết của Mỹ. Hơn thế, EU mất đi vị thế, uy tín, sự đoàn kết, ... Khẩu hiệu của EU là thống nhất trong đa dạng, nay đa dạng thì vẫn còn, nhưng thống nhất đã rạn nứt nghiêm trọng. “Brexit” diễn ra trong bối cảnh EU đang đối mặt với các cuộc khủng hoảng kinh tế - chính trị và nhiều vấn đề khác, như: khủng hoảng tài chính ở Hy Lạp, làn sóng người nhập cư, chủ nghĩa khủng bố, quan hệ với Nga,.. Brexit làm cho các vấn đề này càng thêm trầm trọng, hiệu ứng Domino trưng cầu dân ý tách khỏi EU ở các nước tiếp theo không phải là xa vời. Đặc biệt ở Thụy Điển, Phần Lan, Hà Lan, thậm chí cả Pháp, I-ta-li-a,...Ở các quốc gia này đang nổi lên một số đảng phái, tổ chức chính trị - xã hội theo tư tưởng cực hữu, dân tộc chủ nghĩa, bài ngoại, chống: chính sách nhập cư, Hồi giáo và việc ở lại EU.

=> Bài học đặt ra cho tổ chức ASEAN là cần tăng cường đoàn kết nội khối để giải quyết các vấn đề mang tính khu vực. 

Câu 19: Trắc nghiệm ID: 217281

Điểm giống nhau cơ bản về kinh tế của Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản từ những năm 70 đến năm 2000 là gì?

Xem đáp án

Mĩ khoảng 20 năm sau chiến tranh thế giới thứ hai trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.

Nhật Bản, Tây Âu từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX trở thành trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới.

=> Điểm giống nhau cơ bản về kinh tế của Mĩ, Tây Âu và Nhật Bản từ đầu những năm 70 đến năm 2000 là đều là trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới.

Câu 20: Trắc nghiệm ID: 217282

Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại có nguồn gốc từ đâu?

Xem đáp án

Cũng như cách mạng công nghiệp ở thế kỉ XVIII - XIX, cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật ngày nay diễn ra là do những đòi hỏi của cuộc sống, của sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 21: Trắc nghiệm ID: 217283

Những đòi hỏi của cuộc sống, của sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người là nguồn gốc của

Xem đáp án

Cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật ngày nay diễn ra là do những đòi hỏi của cuộc sống, của sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người, nhất là trong tình hình bùng nổ dân số và sự vơi cạn nghiêm trọng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 22: Trắc nghiệm ID: 217284

Điểm giống nhau giữa cuộc cách mạng công nghiệp ở thế kỉ XVIII - XIX với cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật hiện đại là

Xem đáp án

Cuộc cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII-XIX và cách mạng khoa học- kĩ thuật hiện đại đều bắt nguồn từ những đòi hỏi của cuộc sống và sản xuất để đáp ứng nhu cầu về vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 23: Trắc nghiệm ID: 217285

Ý nghĩa then chốt của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại là?

Xem đáp án

Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại có ý nghĩa như một bước nhảy vọt mới của nền văn minh thế giới. Góp phần làm thay đổi một cách cơ bản các nhân tố sản xuất.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 24: Trắc nghiệm ID: 217286

Cách mạng khoa học - kĩ thuật đã làm thay đổi kết cấu lao động ở các nước tư bản phát triển như thế nào?

Xem đáp án

Việc chế tạo ra những công cụ sản xuất mới đặc biệt là hệ thống máy tự động đã giúp thay thế sức lao động của con người trong các ngành sản xuất vật chất. Do đó cơ cấu lao động đã có sự dịch chuyển theo hướng tăng lao động trong ngành dịch vụ và phi sản xuất vật chất, đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 25: Trắc nghiệm ID: 217287

Ngày nay, sức mạnh của mỗi quốc gia được xây dựng dựa trên những nền tảng nào?

Xem đáp án

Ngày nay, sức mạnh của mỗi quốc gia được xây dựng dựa trên một nền sản xuất kinh tế phồn vinh, một nền tài chính vững chắc, một nền công nghệ có trình độ cao cùng với một lực lượng quốc phòng hùng mạnh.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 26: Trắc nghiệm ID: 217288

Nét nổi bật của quan hệ quốc tế từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến những năm đầu thập niên 90 của thế kỉ XX là

Xem đáp án

Nét nổi bật của quan hệ quốc tế từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là tình trạng đối đầu gay gắt giữa hai siêu cường Mĩ và Liên Xô, hai phe Tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa mà đỉnh cao là tình trạng Chiến tranh lạnh kéo dài tới hơn bốn thập kỉ.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 27: Trắc nghiệm ID: 217289

Đâu không phải là chuyển biến của hệ thống tư bản chủ nghĩa trong nửa sau thế kỉ XX?

Xem đáp án

Trong nửa sau thế kỉ XX, hệ thống tư bản chủ nghĩa đã có những chuyển biến quan trọng:

1- Từ sau chiến tranh, Mĩ vươn lên trở thành đế quốc giàu mạnh nhất. Với lực lượng kinh tế- tài chính và quân sự vượt trội, Mĩ đã triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng bá chủ thế giới.

2- Nhờ sự tự điều chỉnh kịp thời, nền kinh tế các nước tư bản có sự tăng trưởng khá liên tục, hình thành các trung tâm kinh tế lớn của thế giới là Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản.

3- Dưới tác động của cách mạng khoa học kỹ thuật, sự phát triển mạnh của lực lương sản xuất, dẫn đến sự liên kết kinh tế khu vực. Tiêu biểu là sự ra đời và phát triển của Cộng đồng kinhh tế châu Âu (EEC) mà ngày nay là Liên minh châu Âu (EU).

Đáp án cần chọn là: D

Câu 28: Trắc nghiệm ID: 217290

Để hạn chế những tác động tiêu cực của cách mạng khoa học kĩ thuật hiện nay, các nước cần phải làm gì?

Xem đáp án

Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện nay mang lại những tác động tiêu cực, trong đó quan trọng nhất là sự đe dọa hủy diệt của những loại vũ khí hiện đại và vấn nạn ô nhiễm môi trường. Vì thế, để hạn chế những tác động tiêu cực này, các nước cần phải tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường, hạn chế vũ khí hủy diệt.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 29: Trắc nghiệm ID: 217291

Loại vũ khí nào sử dụng trong Chiến tranh thế giới thứ hai hiện nay đã được dân sự hóa phục vụ cho cuộc sống con người?

Xem đáp án

Trong chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) Mĩ đã chế tạo thành công vũ khí hạt nhân với việc thử nghiệm hai quả bom nguyên tử ở Nhật Bản. Sau chiến tranh, hạt nhân được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như năng lượng, y tế, nông nghiệp…

Đáp án cần chọn là: A

Câu 30: Trắc nghiệm ID: 217292

Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại có ý nghĩa như thế nào?

Xem đáp án

Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại có ý nghĩa như một bước nhảy vọt mới của nền văn minh thế giới. Với quy mô rộng lớn, nội dung sâu sắc và toàn diện, nhịp điệu vô cùng nhanh chóng,… Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại đã đem lại những thành tựu kì diệu, những thay đổi to lớn trong đời sống nhân loại.

Đáp án cần chọn là: A

Chú ý

Các đáp án B, C, D là tác động không phải ý nghĩa.

Câu 31: Trắc nghiệm ID: 217293

Nội dung nào không thể hiện đúng mục tiêu chiến lược của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

Xem đáp án

Mục tiêu bao quát của Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai là thực hiện chiến lược toàn cầu tham vọng bá chủ thế giới với ba mục tiêu chính:

- Một là, ngăn chặn và tiến tới xóa bỏ chủ nghĩa xã hội trên thế giới.

- Hai là, đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân và cộng sản quốc tế, phong trào chống chiến tranh, vì hòa bình, dân chủ trên thế giới.

- Ba là, khống chế, chi phối các nước tư bản đồng minh phụ thuộc vào Mĩ.

=> Mĩ không hề can thiệp vào công việc nội bộ của các nước đồng minh.

Câu 32: Trắc nghiệm ID: 217294

Ý nào sau đây không phải là hệ quả của Chiến tranh lạnh đến quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

Xem đáp án

Hệ quả của chiến tranh lạnh đến quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai bao gồm:

- Sự đối đầu giữa hai phe gây ra tình trạng căng thẳng kéo dài.

- Xác lập cục diện hai cực hai phe…nội dung này đã trở thành nhân tố chủ yếu chi phối tác động thế giới nửa sau thế kỉ XX.

- Chiến tranh lạnh dẫn tới cuộc chạy đua vũ trang nhiều năm, nhiều quốc gia bị lôi kéo.

- Gây ra tình trạng chia cắt cục bộ, chạy đua vũ trang, gây bất ổn ở nhiều khu vực. Kinh tế Mĩ và Liên Xô suy giảm là nguyên nhân đưa tới hai nước tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh và là hậu quả của riêng hai cường quốc này.

Câu 33: Trắc nghiệm ID: 217295

Chiến tranh lạnh tạo nên cục diện căng thẳng ở châu Âu biểu hiện ở điểm nào? 

Xem đáp án

Tại Hội nghị Pôxđam, ba cường quốc đã khẳng định nước Đức phải trở thành một quốc gia thống nhất, hòa bình, dân chủ; tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít; thỏa thuận việc phân chia các khu vực chiếm đóng và kiểm soát nước Đức sau chiến tranh: quân đội Liên Xô chiếm đóng vùng lãnh thổ phía Đông nước Đức, quân đội Anh chiếm vùng Tây Bắc, quân đội Mĩ chiếm vùng phía Nam, quân đội Pháp được chiếm một phần lãnh thổ phía Tây nước Đức. Nhưng Mĩ, Anh và sau đó là Pháp đã tiến hành riêng rẽ việc hợp nhất các khu vực chiếm đóng của mình, tháng 9 - 1949 lập ra Nhà nước Cộng hòa Liên bang Đức. Tháng 10 - 1949 được sự giúp đỡ của Liên Xô các lực lượng dân chủ ở Đông Đức đã thành lập Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Đức.

Như thế, trên lãnh thổ nước Đức đã xuất hiện hai nhà nước với hai chế độ chính trị khác nhau. Sự ra đời của Cộng hòa Dân chủ Đức là một đòn giáng mạnh vào chính “ngăn chặn” của Mĩ.

Câu 34: Trắc nghiệm ID: 217296

Nguyên nhân chung thúc đẩy kinh tế Mĩ, Tây Âu và Nhật Bản phát triển mạnh mẽ sau chiến tranh thế giới thứ hai là

Xem đáp án

Những nguyên nhân chung đưa đến sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế các nước tư bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai bao gồm:

- Áp dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.

- Vai trò quản lí và điều tiết có hiệu quả của nhà nước.

- Trình độ tập trung tư bản và tập trung sản xuất cao nên có sức sản xuất và cạnh tranh lớn.

Câu 35: Trắc nghiệm ID: 217297

Đến năm 2007 EU có bao nhiêu nước thành viên?

Xem đáp án

Cho đến năm 2007, EU có tất cả là 27 nước thành viên bao gồm: Pháp, Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan, Lúcxăm-bua, Anh, Ai Len, Đan Mạch, Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Áo, Thụy Điển, Phần Lan, Séc, Hung-ga-ri, Ba Lan, Slô-va-kia, Slô-ve-nia, Lít-va, Lát-vi-a, Exờ-tô-nia, Man-ta, Síp, Bun-ga-ri và Ru-ma-ni.

Câu 36: Trắc nghiệm ID: 217298

Ý nào không phải là nét tương đồng về sự hình thành và phát triển của liên minh châu Âu (EU) và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)?

Xem đáp án

Đáp án A: sau khi hoàn thành khôi phục kinh tế sau chiến tranh, các quốc gia Đông Nam Á cũng như các nước Tây Âu đều có nhu cầu liên minh hợp tác để giúp đỡ lần nhau cùng phát triển trên cơ sở có nền văn hóa tương đồng.

Đáp án B: ASEAN là tổ chức hợp tác kinh tế - văn hóa, EU là tổ chức hợp tác về cả kinh tế, văn hóa , chính trị, quân sự.

Đáp án C: ANSEAN ban đầu có 5 nước thành viên, EU ban đầu có 6 nước thành viên. Đây là con số tương đối nhiều, không phải chỉ có vài nước.

Từ thập kỉ 90 hai tổ chức này mới hoàn thiện khi có thêm thành viên, phải đến giai đoạn sau đó khi quá trình mở rộng thành viên được hoàn thành thì hai tổ chức này mới có địa vj quốc tế cao.

Câu 37: Trắc nghiệm ID: 217299

Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, tình hình các nước Đông Bắc Á như thế nào?

Xem đáp án

Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Bắc Á (trừ Nhật Bản) đều bị chủ nghĩa thực dân nô dịch.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 38: Trắc nghiệm ID: 217300

Khu vực Đông Bắc Á bao gồm các quốc gia nào?

Xem đáp án

Đông Bắc Á là khu vực rộng lớn bao gồm 4 quốc gia là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên

Đáp án cần chọn là: A

Chú ý

Ở Đông Bắc Á còn có 2 vùng lãnh thổ là Đài Loan (không thuộc sự quản lý của Trung Quốc) và vùng Viễn Đông Liên bang Nga.

Câu 39: Trắc nghiệm ID: 217301

Hãy chọn đáp án đúng để hoàn thiện đoạn tư liệu về tổ chức ASEAN: “Mục tiêu của ASEAN là phát triển ... (1) và... (2) thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực”.

Xem đáp án

Mục tiêu của ASEAN là phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực”.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 40: Trắc nghiệm ID: 217302

Tại sao khi cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai chưa kết thúc, hội nghị Ianta đã được triệu tập?

Xem đáp án

Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc, nhiều vấn đề quan trọng và cấp bách đặt ra trước các cường quốc Đồng minh: 

+ Nhanh chóng đánh bại phát xít. 

+ Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh. 

+Việc phân chia thành quả chiến thắng.

=> Từ ngày 4 đến 11/2/1945, Mỹ ( Ru dơ ven), Anh (Sớc sin), Liên Xô (Xtalin) cho hội nghị quốc tế ở I-an-ta (Liên Xô) để thỏa thuận việc giải quyết những vấn đề bức thiết sau chiến tranh hình thành một trật tự thế giới mới. 

Bắt đầu thi để xem toàn bộ câu hỏi trong đề

📝 Đề thi liên quan

Xem thêm »
Xem thêm »

❓ Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »