Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh học - Trường THPT Đồng Đậu lần 1

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh học - Trường THPT Đồng Đậu lần 1

  • Hocon247

  • 40 câu hỏi

  • 90 phút

  • 19 lượt thi

  • Trung bình

Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com

Câu 1: Trắc nghiệm ID: 203944

Quá trình nào dưới đây không diễn ra ở pha sáng của quang hợp?

Xem đáp án

Quá trình không diễn ra ở pha sáng của quang hợp: Cố định CO2

Câu 2: Trắc nghiệm ID: 203945

Vật chất di truyền chủ yếu ở vùng nhân của tế bào vi khuẩn là gì?

Xem đáp án

Vì: Vật chất di truyền chủ yếu ở vùng nhân của tế bào vi khuẩn là ADN

Câu 3: Trắc nghiệm ID: 203946

Cơ quan nào sau đây của cây bàng thực hiện chức năng hút nước từ đất?

Xem đáp án

Cơ quan của cây bàng thực hiện chức năng hút nước từ đất: Rễ

Câu 4: Trắc nghiệm ID: 203947

Trong kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp, người ta sử dụng enzim nào để cắt hai mạch đơn phân tử ADN của vector chuyển gen?

Xem đáp án

Trong kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp, người ta sử dụng enzim restrictaza để cắt hai mạch đơn phân tử ADN của vector chuyển gen

Câu 5: Trắc nghiệm ID: 203948

Khi nói về năng suất cây trồng có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

  1. Vì quang hợp quyết định 90% đến 95% năng suất cây trồng cho nên nếu không có nguyên tố khoáng thì năng suất cũng đạt 90 đến 95%
  2. Khi tăng cường độ quang hợp và tăng hiệu suất quang hợp thì sẽ góp phần tăng năng suất cây trồng
  3. Cùng một cường độ quang hợp như nhau nhưng nếu giống có hệ số kinh tế càng cao thì năng suất càng cao
  4. Cùng một giống cây, nhưng cây nào có diện tích lá càng lớn thì lượng chất hữu cơ tạo ra càng lớn
Xem đáp án
  1. Vì quang hợp quyết định 90% đến 95% năng suất cây trồng cho nên nếu không có nguyên tố khoáng thì năng suất cũng đạt 90 đến 95% → sai
  2. Khi tăng cường độ quang hợp và tăng hiệu suất quang hợp thì sẽ góp phần tăng năng suất cây trồng → đúng
  3. Cùng một cường độ quang hợp như nhau nhưng nếu giống có hệ số kinh tế càng cao thì năng suất càng cao → đúng
  4. Cùng một giống cây, nhưng cây nào có diện tích lá càng lớn thì lượng chất hữu cơ tạo ra càng lớn → đúng
Câu 7: Trắc nghiệm ID: 203950

Do thiếu thức ăn và nơi ở, các cá thể trong quần thể của một loài thú đánh lẫn nhau để bảo vệ nơi sống. Đây là ví dụ về mối quan hệ:

Xem đáp án

Do thiếu thức ăn và nơi ở, các cá thể trong quần thể của một loài thú đánh lẫn nhau để bảo vệ nơi sống. Đây là ví dụ về mối quan hệ: Cạnh tranh cùng loài

Câu 8: Trắc nghiệm ID: 203951

Dưới tác dụng của vi khuẩn phản nitrat hoá, nitrat sẽ bị chuyển hoá trực tiếp thành

Xem đáp án

Dưới tác dụng của vi khuẩn phản nitrat hoá, nitrat sẽ bị chuyển hoá trực tiếp thành Nitơ khí quyển.

Câu 9: Trắc nghiệm ID: 203952

Xét cặp alen A, a qui định một cặp tính trạng trội lặn hoàn toàn. Phép lai nào dưới đây cho kiểu hình phân tính ở đời con?

Xem đáp án

Xét cặp alen A, a qui định một cặp tính trạng trội lặn hoàn toàn. Phép lai cho kiểu hình phân tính ở đời con: Aa x Aa

Câu 11: Trắc nghiệm ID: 203954

Thể đột biến nào sau đây có thể được hình thành do sự không phân li của tất cả các nhiễm sắc thể trong lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử lưỡng bội?

Xem đáp án

Thể đột biến thể tứ bội có thể được hình thành do sự không phân li của tất cả các nhiễm sắc thể trong lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử lưỡng bội.

Câu 13: Trắc nghiệm ID: 203956

Tinh trùng thường có bộ nhiễm sắc thể

Xem đáp án

Tinh trùng thường có bộ nhiễm sắc thể đơn bội (n)

Câu 14: Trắc nghiệm ID: 203957

Theo quan niệm hiện đại, thực chất của quá trình chọn lọc là:

Xem đáp án

Theo quan niệm hiện đại, thực chất của quá trình chọn lọc là sự phân hóa khả năng sống sót và sinh sản của các kiểu gen khác nhau trong quần thể.

Câu 16: Trắc nghiệm ID: 203959

Có bao nhiêu trường hợp sau đây là cách li sau hợp tử?

  1. Chó và mèo cơ quan giao cấu khác nhau nên không thể giao phối được với nhau.
  2. Cừu có thể giao phối với dê nhưng hợp tử bị chết ngay sau khi thụ tinh.
  3. Lừa cái lai với ngựa đực sinh ra con lai bất thụ (bac-đô).
  4. Trứng nhái khi thụ tinh với tinh trùng ếch sẽ tạo ra hợp tử không có khả năng phát triển.
Xem đáp án
  1. Chó và mèo cơ quan giao cấu khác nhau nên không thể giao phối được với nhau. → cách li trước hợp tử
  2. Cừu có thể giao phối với dê nhưng hợp tử bị chết ngay sau khi thụ tinh. → cách li sau hợp tử
  3. Lừa cái lai với ngựa đực sinh ra con lai bất thụ (bac-đô). → cách li sau hợp tử
  4. Trứng nhái khi thụ tinh với tinh trùng ếch sẽ tạo ra hợp tử không có khả năng phát triển. → cách li sau hợp tử
Câu 17: Trắc nghiệm ID: 203960

Ở một hồ nước ở châu Phi, người ta thấy có hai loài cá rất giống nhau về đặc điểm hình thái, chỉ khác nhau về màu sắc và mặc dù sống chung một môi trường nhưng chúng không giao phối với nhau. Ví dụ trên phản ánh con đường hình thành loài bằng

Xem đáp án

Ở một hồ nước ở châu Phi, người ta thấy có hai loài cá rất giống nhau về đặc điểm hình thái, chỉ khác nhau về màu sắc và mặc dù sống chung một môi trường nhưng chúng không giao phối với nhau. Ví dụ trên phản ánh con đường hình thành loài bằng cách li tập tính.

Câu 18: Trắc nghiệm ID: 203961

Từ một phôi cừu có kiểu gen AaBb, bằng phương pháp cấy truyền phôi có thể tạo ra cừu non có kiểu gen

Xem đáp án

Chọn D

Vì: Truyền phôi là tách phôi ban đầu thành 2 hay nhiều phôi khác nhau nên kiểu gen giống hoàn toàn với phôi ban đầu có kiểu gen AaBb

Câu 20: Trắc nghiệm ID: 203963

Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đởi con có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1 : 1?

Xem đáp án

Chọn C

Vì: Phép lai có tỉ lệ phân li kiểu gen theo tỉ lệ 1 : 1 là: Aa x aa → 1 Aa : laa

Câu 21: Trắc nghiệm ID: 203964

Tại vùng chín của gà, người ta quan sát được các NST của một tế bào đang sắp xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc. Hãy cho biết số lượng và trạng thái NST của tế bào nói trên.

Xem đáp án

Chọn A

Vì: Gà có bộ NST 2n = 78. Tại vùng chín của gà, người ta quan sát được các NST của một tế bào đang sắp xếp thành hai hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc → Tế bào này đang ở kì giữa của giảm phân II → Tế bào chứa 2n = 39 NST ở trạng thái kép.

Câu 22: Trắc nghiệm ID: 203965

Chọn đáp án đúng khi nói về kích thước quần thể

Xem đáp án

Đáp án A

A. Kích thước quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu thì quần thể dễ dẫn tới diệt vong. → đúng

B. Kích thước quần thể không phụ thuộc vào mức sinh sản và mức tử vong của quần thể. → sai

C. Kích thước quần thể luôn ổn định, không phụ thuộc vào điều kiện sống của môi trường. → sai

D. Kích thước quần thể là khoảng không gian cần thiết để quần thể tồn tại và phát triển. → sai

Câu 23: Trắc nghiệm ID: 203966

Trong tự nhiên, quan hệ giữa mèo và chuột là gì?

Xem đáp án

Đáp án D

Trong tự nhiên, quan hệ giữa mèo và chuột là sinh vật ăn sinh vật.

Câu 24: Trắc nghiệm ID: 203967

Khi tim bị cắt rời khỏi cơ thể vẫn có khả năng

Xem đáp án

Khi tim bị cắt rời khỏi cơ thể vẫn có khả năng co dãn nhịp nhàng nếu được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, ôxi và nhiệt độ thích hợp

Câu 25: Trắc nghiệm ID: 203968

Hệ tuần hoàn hở có ở

Xem đáp án

Hệ tuần hoàn hở có ở: Ốc sên, trai, côn trùng, tôm

Câu 26: Trắc nghiệm ID: 203969

Khi nói về chu trình nitơ, người ta đưa ra các kết luận sau:

  1. Vi khuẩn nitrat hoá có khả năng chuyển hoá amôni thành nitrit.
  2. Vi khuẩn nốt sần sống cộng sinh với cây họ Đậu có khả năng cố định nitơ trong đất.
  3. Vi khuẩn phản nitrat hoá có khả năng chuyển hoá nitrat thành nitrit.
  4. Nấm và vi khuẩn có khả năng phân huỷ hợp chất chứa nitơ thành amôni.

Có bao nhiêu kết luận đúng?

Xem đáp án
  1. Vi khuẩn nitrat hoá có khả năng chuyển hoá amôni thành nitrit. → sai, Vi khuẩn nitrat hoá có khả năng chuyển hoá amôni thành nitrat.
  2. Vi khuẩn nốt sần sống cộng sinh với cây họ Đậu có khả năng cố định nitơ trong đất. → đúng
  3. Vi khuẩn phản nitrat hoá có khả năng chuyển hoá nitrat thành nitrit. → sai, Vi khuẩn phản nitrat hoá có khả năng chuyển hoá nitrat thành N2.
  4. Nấm và vi khuẩn có khả năng phân huỷ hợp chất chứa nitơ thành amôni. → đúng
Câu 28: Trắc nghiệm ID: 203971

Khi nói về thể dị đa bội, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

  1. Lai xa kèm đa bội hóa có thể tạo ra thể dị đa bội có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các gen.
  2. Ở thực vật có hoa, thể dị đa bội luôn tạo quả không hạt.
  3. Từ thể dị đa bội có thể hình thành nên loài mới.
  4. Thể dị đa bội có thể được tạo ra bằng cách áp dụng kĩ thuật dung hợp tế bào trần kết hợp với nuôi cấy tế bào.
Xem đáp án
  1. Lai xa kèm đa bội hóa có thể tạo ra thể dị đa bội có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các gen. → đúng
  2. Ở thực vật có hoa, thể dị đa bội luôn tạo quả không hạt. → sai
  3. Từ thể dị đa bội có thể hình thành nên loài mới. → đúng
  4. Thể dị đa bội có thể được tạo ra bằng cách áp dụng kĩ thuật dung hợp tế bào trần kết hợp với nuôi cấy tế bào. → đúng
Câu 29: Trắc nghiệm ID: 203972

Khi nói về quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Khi nói về quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực, phát biểu đúng: Quá trình phiên mã chỉ diễn ra trên mạch mã gốc của gen.

Câu 30: Trắc nghiệm ID: 203973

Quá trình tiêu hóa xenlulôzơ của động vật nhai lại chủ yếu diễn ra ở:

Xem đáp án

Chọn D

Vì: Quá trình tiêu hóa xenlulôzơ của động vật nhai lại chủ yếu diễn ra ở dạ cỏ vì trong dạ cỏ có vi sinh vật cộng sinh có khả năng tiết ra enzim xenlulaza và tiết ra các enzim tiêu hoá các chất hữu cơ khác trong tế bào thực vật thành chất dinh dưỡng đơn giản

Câu 31: Trắc nghiệm ID: 203974

Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào làm giảm số lượng gen trên một nhiễm sắc thể?

Xem đáp án

Chọn A

Vì: Đột biến cấu trúc NST làm giảm số lượng gen trên một nhiễm sắc thể là mất đoạn

Câu 32: Trắc nghiệm ID: 203975

Cho nhiều hạt nảy mầm vào một bình nối kín với ống đựng nước vôi trong hay Ca(OH)2 loãng, sau một thời gian nước vôi vẫn đục chứng tỏ

Xem đáp án

Vì: Hạt đang nảy mầm hô hấp sản sinh ra khí CO2, khí CO2 tác dụng với dung dịch nước vôi trong làm nước vôi bị vẩn đục do có kết tủa 

Câu 33: Trắc nghiệm ID: 203976

Đặc điểm nào dưới đây không có ở thú ăn thịt?

Xem đáp án

Chọn D

Vì: Mang tràng là nơi vi sinh vật cộng sinh giúp tiêu hoá thức ăn thực vật có vách xenlulôzơ. Thức ăn của thú ăn thịt là thịt. Thịt mềm, giàu chất dinh dưỡng dễ tiêu hoá và hấp thụ, không cần tiêu hoá vi sinh vật, nếu manh tràng của thú ăn thịt không phát triển.

Câu 34: Trắc nghiệm ID: 203977

Xét các đặc điểm sau:

(1) Máu được tim bơm vào động mạch và sau đó tràn vào khoang cơ thể

(2) Máu được trộn lẫn với dịch mô tạo thành hỗn hợp máu - dịch mô

(3) Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình, tốc độ máu chảy nhanh

(4) Máu tiếp xúc và trao đổi chất trực tiếp với các tế bào, sau đó trở về tim

(5) Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm

Có bao nhiêu đặc điểm đúng với hệ tuần hoàn hở?

Xem đáp án

Chọn C

Vì: Hệ tuần hoàn hở có ở đa số động vật thân mềm (ốc sên, trai,...) và chân khớp (côn trùng, tôm,...). Máu được tim bơm vào động mạch và sau đó vào khoang cơ thể qua tĩnh mạch và về tim. Máu tiếp xúc và trao đổi chất trực tiếp với các tế bào. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm. Không có mao mạch.

Vậy có 4 ý đúng với hệ tuần hoàn hở là : 1, 2, 4, 5

Câu 35: Trắc nghiệm ID: 203978

Vào mùa sinh sản, các cá thể cái trong quần thể cò tranh giành nhau nơi thuận lợi để làm tổ. Đây là ví dụ về mối quan hệ

Xem đáp án

Chọn B

Vì: Vào mùa sinh sản, các cá thể cái trong quần thể cò tranh giành nhau nơi thuận lợi để làm tổ à đây là mối quan hệ cạnh tranh cùng loài.

Câu 36: Trắc nghiệm ID: 203979

Diễn thế nguyên sinh không có đặc điểm nào sau đây?

Xem đáp án

Chọn C

Vì: Diễn thế nguyên sinh: xảy ra khi môi trường chưa có sinh vật, được biến đổi tuần tự qua các quần xã trung gian, kết quả cuối cùng sẽ hình thành quần xã đỉnh cực và không có sự phá hại môi trường.

Câu 37: Trắc nghiệm ID: 203980

Khu sinh học nào sau đây có độ đa dạng sinh học cao nhất?

Xem đáp án

Chọn A

Vì: Khu sinh học có độ đa dạng sinh học cao nhất thường có các điều kiện thuận lợi nhất về mọi mặt nên rừng mưa nhiệt đới có độ đa dạng cao nhất.

Câu 38: Trắc nghiệm ID: 203981

Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, ở đại nào sau đây phát sinh các nhóm linh trưởng?

Xem đáp án

Chọn C

Vì: Nhóm linh trưởng phát sinh ở đại Tân sinh

Câu 39: Trắc nghiệm ID: 203982

Một phân tử glucôzơ bị ôxi hoá hoàn toàn trong đường phân và chu trình Crep, nhưng 2 quá trình này chỉ tạo ra một vài ATP. Một phần năng lượng còn lại mà tế bào thu nhận từ phân tử glucôzơ đi đâu?

Xem đáp án

Chọn C

Vì: Một phân tử glucôzơ bị ôxi hoá hoàn toàn trong đường phân và chu trình Crep, nhưng 2 quá trình này chỉ tạo ra một vài ATP. Một phần năng lượng còn lại mà tế bào thu nhận từ phân tử glucôzơ trong NADH và FADH2

Câu 40: Trắc nghiệm ID: 203983

Ở người, nhóm máu ABO do gen có 3 alen  qui định. Bố có nhóm máu AB, sinh con có nhóm máu AB, nhóm máu nào dưới đây chắc chắn không phải là nhóm máu của người mẹ?

Xem đáp án

Chọn C

Vì: Để con có nhóm máu AB thì mẹ phải cho giao từ IA hoặc IBnên mẹ không thể có nhóm máu O được

Bắt đầu thi để xem toàn bộ câu hỏi trong đề

📝 Đề thi liên quan

Xem thêm »
Xem thêm »

❓ Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »