Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh học - Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh học - Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng

  • Hocon247

  • 40 câu hỏi

  • 90 phút

  • 29 lượt thi

  • Trung bình

Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com

Câu 1: Trắc nghiệm ID: 204064

Một loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thế lưỡng bội 2n. Tế bào sinh dưỡng của thể ba thuộc loài này có bộ nhiễm sắc thể là:

Xem đáp án

Chọn D

Một loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thế lưỡng bội 2n. Tế bào sinh dưỡng của thể ba thuộc loài này có bộ nhiễm sắc thể là 2n+1

Câu 2: Trắc nghiệm ID: 204065

Theo quan niệm hiện đại, sự sống đầu tiên xuất hiện ở môi trường 

Xem đáp án

Chọn D

Theo quan niệm hiện đại, sự sống đầu tiên xuất hiện ở môi trường trong nước đại dương

Câu 3: Trắc nghiệm ID: 204066

Ở người bình thường, huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương bằng khoảng

Xem đáp án

Chọn C

Ở người bình thường, huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương bằng khoảng 110 - 120 mmHg và 70 - 80 mmHg

Câu 4: Trắc nghiệm ID: 204067

Trong ống tiêu hóa của động vật nhai lại, thành xenlulôzơ của tế bào thực vật

Xem đáp án

Chọn C

Trong ống tiêu hóa của động vật nhai lại, thành xenlulôzơ của tế bào thực vật được tiêu hóa nhờ vi sinh vật cộng sinh trong manh tràng và dạ dày.

Câu 5: Trắc nghiệm ID: 204068

Khi nói về các nhân tố tiến hóa theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây sai?

Xem đáp án

Chọn A

A. Giao phối không ngẫu nhiên là nhân tố định hướng quá trình tiến hóa. à sai, CLTN là nhân tố định hướng cho tiến hóa

Câu 8: Trắc nghiệm ID: 204071

Trong một hệ sinh thái trên cạn, nhóm sinh vật nào sau đây thường có sinh khối lớn nhất?

Xem đáp án

Chọn D

Trong một hệ sinh thái trên cạn, sinh vật sản xuất thường có sinh khối lớn nhất

Câu 9: Trắc nghiệm ID: 204072

Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Chọn B

A. Gen đột biến luôn được di truyền cho thế hệ sau. → sai, đột biến xoma không di truyền

B. Đột biến gen có thể xảy ra ở cả tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục. → đúng

C. Gen đột biến luôn được biểu hiện thành kiểu hình. → sai, đột biến gen lặn khi ở trạng thái dị hợp không biểu hiện ra kiểu hình.

DĐột biến gen cung cấp nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hóa. → sai, đột biến gen cung cấp nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa.

Câu 10: Trắc nghiệm ID: 204073

Khi nói về sinh sản hữu tính ở động vật, nhận định nào sau đây sai?

Xem đáp án

Chọn C

Sinh sản hữu tính là kiểu sinh sản có sự kết hợp của các giao tử lưỡng bội để tạo ra cá thể mới thích nghi với môi trường sống. → sai, kết hợp các giao tử đơn bội

Câu 11: Trắc nghiệm ID: 204074

Khi nói về hậu quả của đột biến chuyển đoạn NST, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

  I. Có thể làm thay đổi trình tự phân bố của các gen trên NST.

  II. Không làm thay đổi thành phần và số lượng gen trong nhóm gen liên kết.

  III. Làm cho một gen nào đó đang hoạt động có thể ngừng hoạt động.

  IV. Có thể làm giảm khả năng sinh sản của thể đột biến.

  V. Có thể làm thay đổi chiều dài của phân tử ADN cấu trúc nên NST đó.

Xem đáp án

Chọn A

Khi nói về hậu quả của đột biến chuyển đoạn NST, các phát biểu đúng:

I. Có thể làm thay đổi trình tự phân bố của các gen trên NST.

III. Làm cho một gen nào đó đang hoạt động có thể ngừng hoạt động.

IV. Có thể làm giảm khả năng sinh sản của thể đột biến.

V. Có thể làm thay đổi chiều dài của phân tử ADN cấu trúc nên NST đó

Câu 12: Trắc nghiệm ID: 204075

Theo thuyết tiến hóa hiện đại, loại biến dị nào sau đây là nguyên liệu thứ cấp của quá trình tiến hóa? 

Xem đáp án

Chọn C

Theo thuyết tiến hóa hiện đại, biến dị tổ hợp là nguyên liệu thứ cấp của quá trình tiến hóa.

Câu 13: Trắc nghiệm ID: 204076

Sắc tố nào sau đây tham gia trực tiếp vào chuyển hóa quang năng thành hóa năng trong sản phẩm quang hợp ở cây xanh?

Xem đáp án

Chọn D

Diệp lục a tham gia trực tiếp vào chuyển hóa quang năng thành hóa năng trong sản phẩm quang hợp ở cây xanh.

Câu 14: Trắc nghiệm ID: 204077

Các bộ ba trên mARN có vai trò qui định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã là:

Xem đáp án

Chọn A

Các bộ ba trên mARN có vai trò qui định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã là UAG; UAA; UGA

Câu 15: Trắc nghiệm ID: 204078

Khi nói về opêron Lac ở vi khuẩn E. coli, phát biểu nào sau đây đúng

Xem đáp án

Chọn B

A. Gen điều hòa (R) nằm trong thành phần của opêron Lac. → sai, gen điều hòa (R) không nằm trong thành phần của opêron Lac

B. Khi môi trường có lactozo thì các gen cấu trúc Z, Y, A phiên mã với số lần bằng nhau. → đúng

C. Vùng khởi động (P) là nơi prôtêin ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã. → sai, vùng vận hành (O) là nơi prôtêin ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã.

D. Khi môi trường không có lactozo thì gen điều hòa (R) không phiên mã. → sai, gen điều hòa luôn phiên mã kể cả khi môi trường có hay không có lactozo

Câu 17: Trắc nghiệm ID: 204080

Khi nói về mã di truyền, phát biểu nào sau đây đúng

Xem đáp án

Chọn D

A. Với bốn loại nuclêotit có thể tạo ra tối đa 64 cođon mã hóa các axit amin. → sai, chỉ có 61 codon mã hóa aa.

B. Anticođon của axit amin mêtiônin là 5’AUG3’. → sai, anticodon của metionin là 3’UAX5’

C. Mỗi cođon chỉ mã hóa cho một loại axit amin gọi là tính thoái hóa của mã di truyền. → sai, mỗi codon mã hóa 1 aa gọi là tính đặc hiệu.

D. Với ba loại nuclêôtit A, U, G có thể tạo ra tối đa 24 cođon mã hóa các axit amin. → đúng, vì 3 codon kết thúc không quy định aa

Câu 18: Trắc nghiệm ID: 204081

Ở Việt Nam, số lượng cá thể của quần thể ếch đồng tăng vào mùa mưa, giảm vào mùa khô. Đây là ví dụ về kiểu biến động số lượng cá thể

Xem đáp án

Chọn C

Ở Việt Nam, số lượng cá thể của quần thể ếch đồng tăng vào mùa mưa, giảm vào mùa khô. Đây là ví dụ về kiểu biến động số lượng cá thể theo chu kì mùa

Câu 19: Trắc nghiệm ID: 204082

Ổ sinh thái dinh dưỡng của bốn quần thể M, N, P, Q thuộc bốn loài thú sống trong cùng một môi trường và thuộc cùng một bậc dinh dưỡng được kí hiệu bằng các vòng tròn ở hình bên.

Phân tích hình này, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Quần thể N và quần thể Q không cạnh tranh về dinh dưỡng.

II.  Sự thay đổi kích thước quần thể M có thể ảnh hưởng đến kích thước quần thể N.

III. Quần thể N và quần thể Q có ổ sinh thái dinh dưỡng không trùng nhau.

IV. Quần thể N và quần thể P có ổ sinh thái dinh dưỡng không trùng nhau hoàn toàn.

Xem đáp án

Chọn B

Ổ sinh thái dinh dưỡng của bốn quần thể M, N, P, Q thuộc bốn loài thú sống trong cùng một môi trường và thuộc cùng một bậc dinh dưỡng được kí hiệu bằng các vòng tròn ở hình bên.

I. Quần thể N và quần thể Q không cạnh tranh về dinh dưỡng. → đúng

II.  Sự thay đổi kích thước quần thể M có thể ảnh hưởng đến kích thước quần thể N. → đúng

III. Quần thể N và quần thể Q có ổ sinh thái dinh dưỡng không trùng nhau. → đúng

IV. Quần thể N và quần thể P có ổ sinh thái dinh dưỡng không trùng nhau hoàn toàn. → đúng

Câu 20: Trắc nghiệm ID: 204083

Nhóm động vật sinh trưởng và phát triển qua biến thái hoàn toàn là:

Xem đáp án

Chọn C

Nhóm động vật sinh trưởng và phát triển qua biến thái hoàn toàn là cánh cam, bọ rùa, bướm, ruồi

Câu 21: Trắc nghiệm ID: 204084

Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, phát biểu nào sau đây sai?

Xem đáp án

Chọn B

Enzim ADN pôlimeraza di chuyển trên mạch khuôn theo chiều 5’ → 3’ → sai, ADN pôlimeraza di chuyển trên mạch khuôn theo chiều 3’ → 5’

Câu 22: Trắc nghiệm ID: 204085

Khi nói về quan hệ sinh thái giữa các loài trong quần xã sinh vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Trong quan hệ cộng sinh, các loài hợp tác chặt chẽ với nhau và tất cả các loài tham gia đều có lợi.

II. Trong quan hệ sinh vật này ăn sinh vật khác, kích thước cơ thể sinh vật ăn thịt luôn lớn hơn kích thước cơ thể con mồi.

III. Trong quan hệ kí sinh, kích thước cơ thể sinh vật kí sinh nhỏ hơn kích thước cơ thể sinh vật chủ.

IV. Trong quan hệ hội sinh, có một loài có lợi còn loài kia không có lợi cũng không bị hại.

Xem đáp án

Chọn D

I. Trong quan hệ cộng sinh, các loài hợp tác chặt chẽ với nhau và tất cả các loài tham gia đều có lợi. → đúng

II. Trong quan hệ sinh vật này ăn sinh vật khác, kích thước cơ thể sinh vật ăn thịt luôn lớn hơn kích thước cơ thể con mồi. → sai

III. Trong quan hệ kí sinh, kích thước cơ thể sinh vật kí sinh nhỏ hơn kích thước cơ thể sinh vật chủ. → đúng

IV. Trong quan hệ hội sinh, có một loài có lợi còn loài kia không có lợi cũng không bị hại. → đúng

Câu 23: Trắc nghiệm ID: 204086

Nhóm vi khuẩn nào sau đây có khả năng chuyển hóa N2 thành NH4+?

Xem đáp án

Chọn D

Vi khuẩn cố định nitơ có khả năng chuyển hóa N thành NH4+

Câu 26: Trắc nghiệm ID: 204089

Xét 3 quần thể của cùng một loài vào cùng một thời điểm, số lượng cá thể của ba nhóm tuổi ở mỗi quần thể như sau:

Xem đáp án

Chọn D

A. Quần thể A có kích thước bé nhất. → sai, kích thước quần thể tính bằng tổng số lượng cá thể của quần thể.

B. Quần thể C đang có sự tăng trưởng số lượng cá thể. → sai, quần thể C đang có xu hướng suy thoái.

C. Quần thể C được khai thác ở mức độ phù hợp. → sai, quần thể C đang bị khai thác quá mức

D. Quần thể B có kích thước đang tăng lên. → đúng

Câu 28: Trắc nghiệm ID: 204091

Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1 : 1?

Xem đáp án

Chọn C

AaBB  x  aabb.  1AaBb: 1aaBb

Câu 30: Trắc nghiệm ID: 204093

Trong thí nghiệm phát hiện hô hấp ở thực vật, một bạn học sinh đổ nước sôi vào bình chứa hạt mới nhú mầm để giết chết hạt. Tiếp theo, cho hạt vào bình và nút chặt 2 giờ. Sau đó, mở nút bình chứa hạt chết và đưa que diêm đang cháy vào bình thì ngọn lửa sẽ tiếp tục cháy vì hạt chết

Xem đáp án

Chọn B

Trong thí nghiệm phát hiện hô hấp ở thực vật, một bạn học sinh đổ nước sôi vào bình chứa hạt mới nhú mầm để giết chết hạt. Tiếp theo, cho hạt vào bình và nút chặt 2 giờ. Sau đó, mở nút bình chứa hạt chết và đưa que diêm đang cháy vào bình thì ngọn lửa sẽ tiếp tục cháy vì hạt chết không hô hấp thải CO và không lấy O2 trong bình

Câu 32: Trắc nghiệm ID: 204095

Ở một quần thể ngẫu phối, mỗi gen qui định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Thế hệ ban đầu có tỉ lệ kiểu gen là: 0,4 AaBb : 0,2 Aabb : 0,2 aaBb : 0,2 aabb. Theo lý thuyết ở F1 có:

Xem đáp án

Chọn D

P: 0,4 AaBb : 0,2 Aabb : 0,2 aaBb : 0,2 aabb. QT ngẫu phối

GP: AB = 0,1; Ab = 0,2; aB = 0,2; ab = 0,5

A. Số cá thể mang một trong hai tính trạng trội chiếm 53%. → sai

A-bb + aaB- = 0,57

B. Số cá thể dị hợp về hai cặp gen chiếm 31%. → sai

AaBb = 0,18               

C. 10 loại kiểu gen khác nhau. → sai, có 9 KG

D. Số cá thể mang hai tính trạng trội chiếm 27%. → đúng

A-B- = 0,27

Câu 33: Trắc nghiệm ID: 204096

Một loài thực vật, tính trạng màu hoa do hai cặp gen qui định. Cho hai cây đều có hoa vàng giao phấn với nhau, thu được F1 gồm 100% cây hoa đỏ. Cho các cây F1 tự thụ phấn, thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 56,25% cây hoa đỏ : 37,5% cây hoa vàng : 6,25% cây hoa trắng. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

  I. Trong số các cây hoa đỏ ở F2, số cây thuần chủng chiếm 6,25%.

  II. F2 có 6 loại kiểu gen qui định kiểu hình hoa vàng.

  III. Cho tất cả các cây hoa đỏ ở F2 lai phân tích, thu được đời con có số cây hoa đỏ chiếm tỉ lệ 1/4.

  IV. Cho tất cả các cây hoa vàng ở F2 giao phấn với cây hoa trắng, thu được F3 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 2 cây hoa vàng : 1 cây hoa trắng.

Xem đáp án

Chọn B

F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 56,25% cây hoa đỏ : 37,5% cây hoa vàng : 6,25% cây hoa trắng. (9 đỏ: 6 vàng: 1 trắng)

→ A-B-: đỏ

A-bb; aaB-: vàng

aabb : trắng

P: AAbb x aaBB

F1: AaBb

I. Trong số các cây hoa đỏ ở F2, số cây thuần chủng chiếm 6,25%. → sai

AABB / A-B- = 1/9

II. F2 có 6 loại kiểu gen qui định kiểu hình hoa vàng. → sai, 4KG quy định hoa vàng

III. Cho tất cả các cây hoa đỏ ở F2 lai phân tích, thu được đời con có số cây hoa đỏ chiếm tỉ lệ 1/4. → sai

(1AABB: 2AaBB: 2AABb: 4AaBb) x aabb

AB = 4/9

→ A-B-= 4/9

IV. Cho tất cả các cây hoa vàng ở F2 giao phấn với cây hoa trắng, thu được F3 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 2 cây hoa vàng : 1 cây hoa trắng. → đúng

(1AAbb: 2Aabb: 1aaBB: 2aaBb) x aabb

Ab = aB = ab = 1/3

→ 2 vàng; 1 trắng

Câu 34: Trắc nghiệm ID: 204097

Từ một tế bào xôma có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n, qua một số lần nguyên phân liên tiếp tạo ra các tế bào con. Tuy nhiên, trong một lần phân bào, ở một tế bào con có hiện tượng tất cả các nhiễm sắc thể không phân li nên chỉ tạo ra một tế bào có bộ nhiễm sắc thể 4n; tế bào 4n này và các tế bào con khác tiếp tục nguyên phân bình thường với chu kì tế bào như nhau. Kết thúc quá trình nguyên phân trên tạo ra 240 tế bào con. Theo lí thuyết, trong số các tế bào con tạo thành có bao nhiêu tế bào có bộ nhiễm sắc thể 2n?

Xem đáp án

Chọn B

Giả sử đột biến xảy ra sau x lần nguyên phân, sau đó chúng tiếp tục nguyên phân k lần

→ số TB tạo ra trước đột biến = 2x

1 TB đột biến trong nguyên phân → 1 tế bào 4n

Tế bào này tiếp tục nguyên phân k-1 lần → tạo ra 2k-1 tế bào chứa 4n

Còn lại 2x -1 tế bào 2n tiếp tục nguyên phân k lần tạo ra: (2x – 1) (2k) tế bào 2n

→ 2k-1 + (2x – 1) (2k) = 240→à 2x = 240/2k + 1/2

Điều kiện x và k là số nguyên → x=3, k = 5 thỏa mãn

Số TB con có 2n = (23 – 1).25 = 224 tế bào

Câu 35: Trắc nghiệm ID: 204098

Giả sử có hai cây khác loài có kiểu gen AaBB và DDEe. Người ta sử dụng công nghệ tế  tế bào để tạo ra các cây con từ hai cây này. Theo lí thuyết, trong các phát biểu sau về các cây con, có bao nhiêu phát biểu đúng?

I. Nuôi cấy hạt phấn riêng rẽ của từng cây sau đó lưỡng bội hóa sẽ thu được 8 dòng thuần chủng ccó kiểu gen khác nhau.

II. Các cây con được tạo ra do nuôi cấy hạt phấn của từng cây và gây lưỡng bội hóa có kiểu gen AABB, aaBB hoặc DDEE, DDee.

III. Cây con được tạo ra do lai tế bào sinh dưỡng (dung hợp tế bào trần) của hai cây với nhau có kiểu gen AaBBDDEe.

Xem đáp án

Chọn B

I. Nuôi cấy hạt phấn riêng rẽ của từng cây sau đó lưỡng bội hóa sẽ thu được 8 dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau. → sai, tạo được 4 dòng thuần chủng khác nhau.

II. Các cây con được tạo ra do nuôi cấy hạt phấn của từng cây và gây lưỡng bội hóa có kiểu gen AABB, aaBB hoặc DDEE, DDee. → đúng

III. Cây con được tạo ra do lai tế bào sinh dưỡng (dung hợp tế bào trần) của hai cây với nhau có kiểu gen AaBBDDEe. → đúng

Câu 36: Trắc nghiệm ID: 204099

Ở một loài côn trùng, cặp nhiễm sắc thể giới tính ở giới cái là XX, giới đực là XY; tính trạng màu cánh do hai cặp gen phân li độc lập cùng quy định. Cho con cái cánh đen thuần chủng lai với con đực cánh trắng thuần chủng (P), thu được  toàn con cánh đen. Cho con đực  lai với con cái có kiểu gen đồng hợp tử lặn, thu được  có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 2 con đực cánh trắng : 1 con cái cánh đen : 1 con cái cánh trắng. Cho  giao phối ngẫu nhiên, thu được . Theo lí thuyết, trong số con cánh trắng ở , số con đực chiếm tỉ lệ

Xem đáp án

Chọn A

Cái là XX, giới đực là XY

Tính trạng màu cánh do hai cặp gen phân li độc lập cùng quy định.

Fa: 3 trắng: 1 đen → tương tác bổ sung tỉ lệ 9: 7

Tính trạng màu sắc cánh biểu hiện không đều ở 2 giới → nằm trên vùng không tương đồng của X mà tính trạng màu sắc do 2 gen phân li độc lập quy định

→ A-XB- : đen

A-Xb- ; aaXB-; aaXb-: trắng

Sơ đồ lai kiểm chứng thích hợp.

Cho F1 ngẫu phối: AaXBXb x AaXBY

→ F2: (3A-: 1aa) (1/4 XBXB: 1/4 XBXb: 1/4 XBY: 1/4 XbY)

Đực cánh trắng/ cánh trắng = (A-XbY + aaXBY) / (A-Xb- ; aaXB-; aaXb-)

= 5/7

Câu 37: Trắc nghiệm ID: 204100

Theo lý thuyết có bao nhiêu Codon mã hóa cho axit amin có thể tạo ra trên đoạn phân tử mARN gồm 3 loại nuclêôtit A, U và G?

Xem đáp án

Chọn C

Vì: Số codon mã hóa cho axit amin có thể tạo ra trên đoạn phân tử mARN gồm 3 loại nuclêôtit A, U và G = 33 – 3 (UAA, UAG, UGA) = 24

Câu 38: Trắc nghiệm ID: 204101

Ví dụ nào sau đây phản ánh sự biến đổi số lượng cá thể của quần thể không theo chu kỳ?

Xem đáp án

 Chọn D

Ví dụ phản ánh sự biến đổi số lượng cá thể của quần thể không theo chu kỳ: Mùa rét năm 2017, có đợt rét hại làm cho số lượng gia súc chết hàng loạt

Câu 39: Trắc nghiệm ID: 204102

Khi nói về kích thước của quần thể phát biểu nào sau đây sai?

Xem đáp án

Chọn D

Kích thước của quần thể luôn tỷ lệ thuận với kích thước cá thể trong quần thể → sai, kích thước quần thể có thể không tỉ lệ thuận với kích thước cá thể trong quần thể.

Bắt đầu thi để xem toàn bộ câu hỏi trong đề

📝 Đề thi liên quan

Xem thêm »
Xem thêm »

❓ Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »