Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh học - Trường THPT Nguyễn Trãi

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh học - Trường THPT Nguyễn Trãi

  • Hocon247

  • 40 câu hỏi

  • 90 phút

  • 19 lượt thi

  • Trung bình

Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com

Câu 1: Trắc nghiệm ID: 203624

Cho các bào quan sau:

Xem đáp án

Xem xét các ý đưa ra, ta nhận thấy: lưới nội chất (1); perôxixôm (2); ti thể (4); trung thể (5); lục lạp (6) là những bào quan chỉ được tìm thấy ở tế bào nhân thực, ribôxôm (3) là bào quan có ở cả tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ. Vậy đáp án cho câu hỏi này là: 5.

Câu 2: Trắc nghiệm ID: 203625

Từ hai dòng thực vật ban đầu có kiểu gen AaBb và DdEe, bằng phương pháp lai xa kèm đa bội hóa có thể tạo ra những quần thể thực vật nào sau đây?

Xem đáp án

Từ hai dòng thực vật ban đầu có kiểu gen AaBb và DdEe, bằng phương pháp lai xa kèm đa bội hóa thì tạo ra những quần thể thực vật luôn chứa các cặp gen đồng hợp à loại B, C, D.

Chỉ có phương án A là mang những kiểu gen đồng hợp

Câu 4: Trắc nghiệm ID: 203627

Một quần thể có thành phần kiểu gen là 0,16 AA : 0,48 Aa : 0,36 aa. Tần số alen A của quần thể này là:

Xem đáp án

Quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền nên tuân theo công thức: p2AA: 2pqAa : q2aa = 1 (p + q = 1)

Mà tỉ lệ kiểu gen AA= 0,16 à Tần số alen A là: \(\sqrt {0,16} = 0,4\)

Câu 6: Trắc nghiệm ID: 203629

Quá trình giảm phân bình thường ở cơ thể dị hợp tử về 2 cặp gen (A, a và B, b) đã tạo ra 4 loại giao tử trong đó loại giao tử AB chiếm 20%. Theo lí thuyết, kiểu gen của cơ thể này và khoảng cách giữa 2 gen đang xét là:

Xem đáp án

Giao tử AB chiếm 20% → đây là giao tử hoán vị gen → Tần số hoán vị gen f = 2.20%= 40% và cơ thể có kiểu gen dị hợp tử chéo \(\frac{{Ab}}{{aB}}\)

Câu 7: Trắc nghiệm ID: 203630

Trong quá trình nhân đôi ADN ở tế bào nhân sơ, nhờ các enzim tháo xoắn, hai mạch đơn của phân tử ADN tách nhau tạo nên chạc hình chữ Y. Khi nói về cơ chế của quá trình nhân đôi ở chạc hình chữ Y, phát biểu nào sau đây sai?

Xem đáp án

A, B, C đúng.

D sai vì ADN pôlimeraza luôn di chuyển theo chiều từ 3’ → 5’ trên mạch khuôn.

Câu 9: Trắc nghiệm ID: 203632

Khi nói về đột biến số lượng nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

A sai vì có thể tạo ra thể khảm.

B sai vì thể lệch bội có thể tăng cường hoặc giảm bớt hàm lượng ADN.

C đúng cônsixin để ức chế quá trình hình thành thoi phân bào có thể gây đột biến đa bội ở thực vật.

D sai vì thể đa bội chẵn có khả năng sinh sản.

Câu 10: Trắc nghiệm ID: 203633

Sự trao đổi chéo không cân giữa các crômatit không cùng chị em trong một cặp NST tương đồng là nguyên nhân dẫn đến điều gì?

Xem đáp án

Sự trao đổi chéo không cân giữa các crômatit không cùng chị em trong một cặp NST tương đồng là nguyên nhân dẫn đến đột biến lặp đoạn và mất đoạn NST.

Câu 12: Trắc nghiệm ID: 203635

Ở thực vật, nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu nào sau đây là nguyên tố vi lượng?

Xem đáp án

-  Các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu thường được phân thành nguyên tố đa lượng và nguyên tố vi lượng.

+ Nguyên tố đa lượng gồm C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mg.

+ Nguyên tố vi lượng (< 100mg/1kg chất khô của cây) chủ yếu là Fe, Mn, B, Cl, Zn, Cu, Mo, Ni.

Câu 13: Trắc nghiệm ID: 203636

Khi nói về quang hợp thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Quang hợp quyết định 90% đến 95% năng suất cây trồng.

II. Diệp lục b là sắc tố trực tiếp chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng ATP.

III. Quang hợp diễn ra ở bào quan lục lạp.

IV. Quang họp góp phần điều hòa lượng O2 và CO2 khí quyển.

Xem đáp án

- I, III, IV là những phát biểu đúng.

- II là phát biểu sai vì diệp lục a mới là sắc tố trực tiếp chuyển hoá năng lượng ánh sáng thành năng lượng ATP.                                       .

Vậy có 3 phát biểu đúng.

Câu 15: Trắc nghiệm ID: 203638

Quá trình thoát hơi nước có vai trò gì đối với thực vật?

Xem đáp án

Quá trình thoát hơi nước có vai trò tạo lực hút phía trên để hút nước và chất khoáng từ rễ lên.

Câu 16: Trắc nghiệm ID: 203639

Trong thí nghiệm phát hiện hô hấp ở thực vật, khi đưa que diêm đang cháy vào bình chứa hạt sống đang nảy mầm, que diêm bị tắt ngay. Giải thích nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Hiện tượng que diêm đang cháy bị tắt là do bình chứa hạt sống thiếu O2 do hô hấp đã hút hết O2, hết O2 nên que diêm sẽ bị tắt (O2 duy trì sự cháy).

Câu 17: Trắc nghiệm ID: 203640

Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố tiến hóa nào sau đây có thể làm cho một alen dù có lợi cũng có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể?

Xem đáp án

Theo thuyết tiến hoá hiện đại, thì các yếu tố ngẫu nhiên có thể làm cho một alen dù có lợi cũng có thể bị loại bỏ hoàn toàn ra khỏi quần thể.

Câu 19: Trắc nghiệm ID: 203642

Số lượng phân tử ATP được tạo ra từ 5 phân tử glucôzơ được tạo ra ở chu trình đường phân là bao nhiêu?

Xem đáp án

Ở giai đoạn đường phân (nếu không tính tới ATP đã đầu tư) là 4 x  5 = 20 ATP.

Câu 20: Trắc nghiệm ID: 203643

Khi nói về các đặc trưng cơ bản của quần thể, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

A sai ở từ “luôn” vì tỉ lệ giới tính thường xấp xỉ 1/1.

B sai ở từ “luôn” vì kích thước của quần thể không ổn định, thay đổi theo chu kì mùa và theo năm.

C sai vì khi quần thể đạt mức tối đa thì xảy ra cạnh tranh giữa các cá thể do vậy mà tốc độ tăng trưởng của quần thể giảm.

D đúng, đường cong tăng trưởng thực tế có hình chữ S.

Câu 21: Trắc nghiệm ID: 203644

Ở người, bệnh mù màu được qui định bởi một gen lặn nằm trên NST giới tính X, không có alen tương ứng trên NST Y. Bố mẹ không bị mù màu. Họ có con trai đầu lòng bị bệnh mù màu. Xác suất để họ sinh con thứ hai là con gái không bị mù màu là?

Xem đáp án

M bình thường >> m : mù màu

Họ sinh con trai đầu lòng bị bệnh nên người con trai bị bệnh có kiểu gen là XmY, nhận Xm từ mẹ

→ kiểu gen của người mẹ là XMXm

- Phép lai của hai vợ chồng trên là: XMXm x XMY → 1/4XMXM : 1/4XMY : l/4XMXm : l/4XmY. Vậy xác suất để họ sinh con thứ 2 là gái không bị mù màu là: 1/4XMXM + l/4XMXm = 1/2 = 50%

Câu 25: Trắc nghiệm ID: 203648

Khi nói về ổ sinh thái, phát biểu nào sau đây sai?

Xem đáp án

A đúng.

B sai vì cùng một nơi ở có thể chứa nhiều ổ sinh thái khác nhau, C đúng. D đúng.

Câu 26: Trắc nghiệm ID: 203649

Khi nói về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong quần xã sinh vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Trong tự nhiên, hệ sinh thái có hai loại chuỗi thức ăn cơ bản.

II. Khi đi từ vĩ độ thấp đến vĩ độ cao, cấu trúc của lưới thức ăn ở các hệ sinh thái càng trở nên phức tạp hơn.

III. Trong một quần xã sinh vật, mỗi loài có thể tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn khác nhau.

IV. Trong một chuỗi thức ăn, sinh vật có sinh khối cao nhất thì có bậc dinh dưỡng cao nhất.

Xem đáp án

I đúng vì trong tự nhiên có 2 loại chuỗi thức ăn cơ bản. Một loại khởi đầu bằng sinh vật tự dưỡng, một loại khởi đầu bằng sinh vật ăn mùn bã hữu cơ.

II sai vì ở vùng xích đạo (vĩ độ bằng 0) đến 2 cực Nam và Bắc (vĩ độ 90) cấu trúc của lưới thức ăn ngày càng đơn giản hơn.

III đúng.

IV vì trong một chuỗi thức ăn sinh vật có sinh khối cao nhất là sinh vật sản xuất, mà sinh vật sản xuất có bậc dinh dưỡng thấp nhất.

Vậy có 2 phát biểu đúng.

Câu 27: Trắc nghiệm ID: 203650

Cấu trúc di truyền của một quần thể như sau: 0,2 AABb : 0,2 AaBb : 0,3 aaBB : 0,3 aabb. Nếu quần thể trên giao phối tự do thì tỉ lệ cơ thể mang 2 cặp gen đồng hợp lặn sau một thế hệ là:

Xem đáp án

Quần thề có tần số alen A là: 0,2 + 0,2.0,5 = 0,3; tần số alen a là 0,7; tẩn số alen B là 0,3 + 0,4.0,5 = 0,5; tần số alen b là 0,5.

Khi ngẫu phối qua một thế hệ, tần số kiểu gen aabb trong quần thể là: (0,7)2.(0,5)= 0,1225 hay 12,25%.

Câu 28: Trắc nghiệm ID: 203651

Khi nói về các yếu tố ngẫu nhiên theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

- A sai ở từ “chỉ” vì các yếu tố ngẫu nhiên làm thay tần so alen của cả quần thể có kích thước nhỏ và quần thể có kích thước lớn.

- B sai vì các yếu tố ngẫu nhiên làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể.

- C đúng.

-  D sai vì các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen của quẩn thể không theo một hướng xác định.

Câu 31: Trắc nghiệm ID: 203654

Bố có nhóm máu A, mẹ có nhóm máu O, bà nội có nhóm máu AB, ông nội nhóm máu B. Tính xác suất để đứa con đầu lòng của cặp bố mẹ trên là con trai có nhóm máu A.

Xem đáp án

Ở người, hệ nhóm máu ABO được qui định bởi một gen gồm 3 alen: IA;IB;IO, trong đó IA;IB là đồng trội so với IO

Vì ông nội có nhóm máu B tức là không thể cho giao tử Inên bố không thể mang 2 alen này → kiểu gen của bố là IAIO.

Mẹ mang nhóm máu O nên kiểu gen của mẹ là IOIO. Vậy xác suất sinh ra người con trai mang nhóm máu A của cặp bố mẹ nêu trên là: 1/2.1/ 2(IA ). 100%IO = 25%

Câu 32: Trắc nghiệm ID: 203655

Một quần thể thực vật luỡng bội, alen A qui định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a qui định hoa trắng. Ở thế hệ xuất phát (P) gồm 25% cây hoa đỏ và 75% cây hoa trắng. Khi (P) tự thụ phấn liên tiếp qua hai thế hệ, ở F2, cây hoa đỏ chiếm tỉ lệ 17,5%. Theo lí thuyết, trong tổng số cây hoa đỏ ở (P), cây thuần chủng chiếm tỉ lệ:

Xem đáp án

(P) :  x AA : y Aa : 0,75 aa;

F2 : Tỉ lệ hoa trắng (aa) = 100%  - 17,5% = 82,5% (0,825). Áp dụng công thức :

aa = 0,75 + \(\frac{{(1 - \frac{1}{{{2^2}}})y}}{2}\) = 0,825 →  y = 0,2.

Mà x + y + 0,75 = 1 → x = 0,05 →(P) : 0.05AA : 0,2Aa : 0,75aa.

→ Tỉ lệ cây hoa đỏ thuần chủng / tổng số cây hoa đỏ ở P = \(\frac{{0,05}}{{0,05 + 0,2}} = 0,2 = 20\% \)

Câu 33: Trắc nghiệm ID: 203656

Cho biết thể tứ bội giảm phân chỉ sinh ra giao tử lưỡng bội, thể lưỡng bội giảm phân chỉ sinh ra giao tử đơn bội. Ở một loài thực vật, tính trạng màu hạt do một gen có 3 alen là A1, A2, A3 qui định, trong đó A1 qui định hạt vàng trội hoàn toàn so với A2 qui định hạt xanh và trội hoàn toàn so với A3 qui định hạt trắng. Cho cây lưỡng bội hạt vàng thuần chủng lai với cây lưỡng bội hạt trắng thuần chủng được F1. Cho cây F1 lai với cây lưỡng bội hạt xanh thuần chủng được F2. Gây tứ bội hoá F2 bằng hoá chất cônsixin thu được các cây tứ bội gồm các cây hạt xanh và cây hạt vàng. Cho các cây tứ bội hạt vàng lai trở lại với cây F1 thu được F3. Theo lí thuyết, ở F3, cây hạt xanh chiếm tỉ lệ:

Xem đáp án

Cho cây lưỡng bội hạt vàng thuần chủng (A1A1) được F1  mang kiểu gen A1A3 lai với cây lưỡng bội hạt trắng thuần chủng (A3A3 

Cho cây F1 lai với cây lưỡng bội hạt xanh thuần chủng (A2A2) được F2 có thành phần kiểu gen là: 1A1A2: 1A2A3

Gây tứ bội hoá F2 bằng hoá chất cônsixin thu được các cây tứ bội A1A1A2A2  và A2A2A3A3. Khi cho các cây tứ bội hạt vàng (A1A1A2A2 ) lai trở lại với cây F1 (A1A3)

Ta có sơ đồ lai:

P:             A1A1A2A2 x A1A3

G: 1A1A1 : 4A1A2 :1A2A2              1A1 : 1A3

F: 1A1A1A1 : 1A1A1A3 : 4A1A1A2 : 4A1A2A3 : 1A1A2A2 : 1A2A2A3

Như vậy theo lý thuyết, cây hạt xanh (A2 -) chiếm tỉ lệ 1/12.

Câu 34: Trắc nghiệm ID: 203657

Ở một loài thực vật, màu sắc của hoa do 2 gen, mỗi gen gồm 2 alen (kí hiệu là A, a và B, b) nằm trên hai NST khác nhau qui định. Khi có mặt của cả hai alen trội A và B trong kiểu gen thì hoa có màu đỏ, khi chỉ có một trong hai alen trội A hoặc B thì hoa có màu hồng, khi không có alen trội nào thì hoa có màu trắng. Tính theo lý thuyết, có bao nhiêu kết luận dưới đây là đúng?

1. Khi lai hai dòng hoa hồng thuần chủng có kiểu gen khác nhau thu được F1, tiếp tục cho F1 tự thụ phấn thì ở F2 có thể thu được tỉ lệ phân li kiểu hình là 9 : 6 : 1.

2. Cho cá thể F1 dị hợp về hai cặp gen lai phân tích thì F2 thu được tỉ lệ phân li kiểu hình là 1 đỏ : 2 hồng : 1 trắng.

3. Cho cá thể dị hợp về hai cặp gen lai phân tích thì F2 thu được tỉ lệ phân li kiểu hình là 2 đỏ : 1 hồng : 1 trắng.

4. Lấy ngẫu nhiên hai cây hoa đỏ sinh ra từ phép lai AaBb  x AaBb lai với nhau thì xác suất xuất hiện cây hoa trắng là ở đời con là: \(\frac{1}{{81}}\).

5. Nếu cho các cá thể F1 dị hợp tử về hai cặp gen tự thụ phấn thì tỉ lệ cây hoa hồng thuần chủngg ở F2 là: \(\frac{3}{8}\)

Xem đáp án

Xem xét các kết luận đưa ra, ta nhận thấy:

Khi lai hai dòng hoa hồng thuần chủng có kiểu gen khác nhau (AAbb : aaBB) thì thu được F1 có kiểu gen AaBb, tiếp tục cho F1 tự thụ phấn thì ở F2 có thể thu được tỉ lệ phân li kiểu gen là: 1AABB : 2AABb : 2AaBB : 4AaBb : 2Aabb : lAAbb : 2aaBb : 1aaBB : 1aabb với kiểu hình tương ứng là:

9 (A-B-) : 6 (A-bb, aaB-) : 1 (aabb) à 1 đúng.

Cho cá thể F1 dị hợp về hai cặp gen (AaBb) lai phân tích (x aabb) thì F2 thu được tỉ lệ phân li kiểu gen là: 1 AaBb : 1 aaBb : 1 Aabb : 1 aabb (tương ứng với tỉ lệ phân li kiểu hình là: 1 đỏ : 2 hồng : 1 trắng)

→ 2 đúng, 3 sai.

Lấy ngẫu nhiên hai cây hoa đỏ sinh ra từ phép lai AaBb x AaBb (cây hoa đỏ ở đời con sẽ có kiểu gen là AABB, AaBB, AABb hoặc AaBb với tỉ lệ 1AABB : 2AaBB : 2AABb : 4 AaBb; cho giao tử với xác suất 4/9AB : 2/9Ab : 2/9aB : l/9ab) lai với nhau thì xác suất xuất hiện cây hoa trắng là ở đời con là: l/9(ab).l/9(ab) = 1/81 → 4 đúng.

Nếu cho các cá thể F1 dị hợp tử về hai cặp gen (AaBb) tự thụ phấn thì tỉ lệ cây hoa hồng thuần chủng ở F2 là: 1/16 (AAbb) + 1/16 (aaBB) = 1/8 → 5 sai

Vậy có 3 phát biểu đúng là: 1, 2,4.

Câu 35: Trắc nghiệm ID: 203658

Cho phép lai: ♂AaBb  x  ♀aaBb. Biết rằng các gen phân li độc lập, xét các nhận định sau:

1. Nếu quá trình giảm phân và thụ tinh bình thường, con lai sau khi được tứ bội hoá sẽ có kiểu gen là AAaaBBBB; AAaaBBbb; AAaabbbb; aaaaBBBB, aaaaBBbb; aaaabbbb.

2. Nếu trong quá trình giảm phân ở bố, cặp Aa không phân li trong giảm phân 1, các hoạt động khác diễn ra bình thường, ở mẹ giảm phân diễn ra bình thường thì số loại kiểu gen tối đa có thể có ở đời con là 8.

3. Nếu trong quá trình giảm phân ở bố, cặp Bb không phân li trong giảm phân 1, các hoạt động khác diễn ra bình thường. Trong giảm phân ở mẹ, cặp Bb không phân li trong giảm phân 2, các hoạt động khác diễn ra bình thường thì số loại kiểu gen tối đa có thể có ở đời con là 12.

4. Nếu quá trình giảm phân và thụ tinh diễn ra bình thường thì phép lai trên sẽ cho số kiểu gen tối đa ở đời con là 6.

Có bao nhiêu nhận định đúng?

Xem đáp án

\(\frac{5}{6}A:\frac{1}{6}a\) 

→ Khi các cá thể này giao phấn ngẫu nhiên với nhau thì ở đời con, tỉ lệ thể đồng hợp lặn (aa) thu được ở đời sau là: \({\left( {\frac{1}{6}} \right)^2}\) → I đúng

- Quần thể ban đầu có tần số alen A = 0,4 + 0,5.0,2 = 0,5; a = 1 - 0,5 = 0,5 → Khi cho quần thể ban đầu giao phấn ngẫu nhiên qua 2 thế hệ thì F2 có thành phần kiểu gen là: 0,25AA : 0,5Aa : 0,25aa → Khi cho F2 tự thụ phấn qua 2 thế hệ thì tỉ lệ thể đồng hợp ở thế hệ F4 chiếm tỉ lệ: \(1 - 0,5.{\left( {\frac{1}{2}} \right)^2} = 0,875 = 87,5\% \) → II đúng.

- Vì quá trình tự thụ phấn không làm thay đổi tần số alen → Khi tự thụ phấn liên tiếp qua 5 thế hệ, tần số alen A ở thế hệ F5 vẫn là 0,5 → III sai

- Khi loại bỏ thể đồng hợp trội ra khỏi quần thể ban đầu, quần thể mới sẽ có thành phần kiểu gen là: 0,2Aa : 0,4aa → Tần số alen A và a lần lượt là \(\frac{1}{6}\) và \(\frac{5}{6}\) → IV sai

Vậy số nhận định đúng là 2.

Câu 36: Trắc nghiệm ID: 203659

Cho sơ đồ phả hệ sau đây mô tả một bệnh di truyền ở người do một trong hai alen của một gen qui định. Biết rằng không có đột biến mới phát sinh ở tất cả các cá thể trong phả hệ.

Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?

I. Bệnh do alen trội nằm trên NST giới tính qui định.

II. Có 6 người trong phả hệ xác định được chính xác kiểu gen.

III. Có tối đa 9 người trong phả hệ có kiểu gen đồng hợp.

IV. Xác suất sinh con gái đầu lòng không bị bệnh của cặp vợ chồng (12) và (13) là 5/6.

Xem đáp án

(8) và (9) bình thường sinh con gái (14) bị bệnh → Bệnh là đo gen lặn nằm trên NST thường qui định

Vậy có 3 phát biểu đưa ra là đúng.

→ I sai

Qui ước: A: bình thường >> a: bệnh

(7) và (14) bị bệnh nên có kiểu gen là: aa → (8), (9), (11), (12) có kiểu gen là Aa. Vậy có 6 người xác định được chính xác kiểu gen. → II đúng III đúng, những người có khả năng có kiểu gen đồng hợp là: (1), (2), (3) hoặc (4), (5), (6), (7), (10), (13), (14). Vậy có tối đa 9 người có kiểu gen đồng hợp. (8) x  (9): Aa x  Aa → 1AA: 2Aa : 1aa  (13) có kiểu gen là: (1AA: 2Aa) hay (2/3A: l/3a) (12)  x  (13): (1/2A: l/2a)  x  (2/3A: l/3a) → Xác suất sinh con gái đầu lòng không bị bệnh của cặp vợ chồng này là: 5/6.1/2 = 5/12  IV sai

Câu 37: Trắc nghiệm ID: 203660

Vì sao chuỗi thức ăn thường ít mắt xích?

Xem đáp án

Vì sự sự thất thoát  năng lượng qua mỗi bậc dinh dưỡng là rất lớn => chuỗi thức ăn rất ngắn

Đáp án D 

Câu 38: Trắc nghiệm ID: 203661

Một quần thể thực vật lưỡng bội, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Ở thể hệ xuất phát (P) có cấu trúc di truyền 0,5AA+ 0,4Aa+ 0,1 aa = 1. Khi P tự thụ phấn liên tiếp qua 3 thế hệ, theo lý thuyết, trong tổng số cây thân cao ở F3, cây mang kiểu gen dị hợp tử chiếm tỷ lệ:

Xem đáp án

Cấu trúc di truyền của quần thể sau 3 thế hệ tự thụ là:

\(\left( {0.5 + 0.4 \times \frac{{1 - \frac{1}{{{2^3}}}}}{2}} \right){\rm{AA}}:\left( {0.4 \times \frac{1}{{{2^3}}}} \right)Aa:\left( {0.1 + 0.4 \times \frac{{1 - \frac{1}{{{2^3}}}}}{2}} \right){\rm{aa}}\)

↔ 0,675 AA : 0,05Aa : 0,275 aa

Vậy trong tổng số cây thân cao ở F3 , cây mang kiểu gen dị hợp tử chiếm tỷ lệ: : 0.05/(0.05+0.675) x 100% = 6,9%

Đáp án cần chọn là: D

Câu 39: Trắc nghiệm ID: 203662

Vốn gen của quần thể là tập hợp của tất cả các yếu tố nào?

Xem đáp án

Vốn gen của quần thể là tập hợp tất cả các alen trong quần thể tại một thời điểm xác định

Đáp án cần chọn là: C

Câu 40: Trắc nghiệm ID: 203663

Tự thụ phấn ở thực vật có hoa là gì?

Xem đáp án

Tự thụ phấn ở thực vật có hoa nghĩa là hạt phấn của cây nào thụ phấn cho noãn của cây đó.

Đáp án cần chọn là: B

Bắt đầu thi để xem toàn bộ câu hỏi trong đề

📝 Đề thi liên quan

Xem thêm »
Xem thêm »

❓ Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »