Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh - Trường THPT Bến Cát

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh - Trường THPT Bến Cát

  • Hocon247

  • 40 câu hỏi

  • 90 phút

  • 24 lượt thi

  • Dễ

Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com

Câu 1: Trắc nghiệm ID: 200194

Nhóm vi khuẩn nào sau đây có khả năng chuyển hóa \(NO_3^ - \) thành \({N_2}\)?

Xem đáp án

Nhóm vi khuẩn có khả năng chuyển hóa \(NO_3^ - \) thành \({N_2}\) là vi khuẩn phản nitrat hóa.

Một số nguồn Nitơ và quá trình chuyển hóa Nitơ trong đất

Câu 2: Trắc nghiệm ID: 200195

Các loại động vật như cào cào, châu chấu, ve sầu có hình thức hô hấp là gì?

Xem đáp án

Các loại động vật như cào cào, châu chấu, ve sầu có hình thức hô hấp bằng ống khí.

Câu 3: Trắc nghiệm ID: 200196

Trong quá trình nhân đôi ADN ở vi khuẩn E. coli, xét trên toàn bộ phân tử ADN

Xem đáp án

Quá trình nhân đôi ADN của sinh vật nhân sơ

Nếu chỉ xét trên một mạch nhân đôi thì trong hai mạch mới được tổng hợp, một mạch được tổng hợp liên tục, một mạch được tổng hợp gián đoạn. Nhưng khi xét trên 1 đơn vị nhân đôi (hay nói cách khác là xét trên toàn bộ phân tử ADN) thì cả hai mạch mới đều được tổng hợp một cách gián đoạn).

Phương án C không đúng vì cả hai mạch đều được tổng hợp theo chiều 5’ đến 3’.

Câu 4: Trắc nghiệm ID: 200197

Plasmit được sử dụng làm thể truyền trong công nghệ chuyển gen có bản chất là gì?

Xem đáp án

Plasmid là những phân tử ADN, vòng, sợi kép, tự tái bản, được duy trì trong vi khuẩn như các thực thể độc lập ngoài nhiễm sắc thể.

- Một số plasmid mang thông tin về việc di chuyển chính nó từ tế bào này sang tế bào khác (F plasmid), một số khác mã hóa khả năng kháng lại kháng sinh (R plasmid), một số khác mang các gen đặc biệt để sử dụng các chất chuyển hóa bất thường (plasmid phân hủy).

- Để được dùng làm vectơ plasmid cần phải có:

+ Vùng nhân dòng đa vị chứa các điểm cắt cho các endonucleaza giới hạn, dùng để chèn các ADN nhân dòng.

+ Plasmid chứa gen để chọn (như gen kháng ampicillin,…).

+ Điểm khởi động sao chép hoạt động trong E. coli.

Câu 5: Trắc nghiệm ID: 200198

Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể điển hình ở sinh vật nhân thực, sợi cơ bản và vùng xếp cuộn có đường kính lần lượt là:

Xem đáp án

Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể điển hình ở sinh vật nhân thực, sợi cơ bản và vùng xếp cuộn có đường kính lần lượt là 11 nm và 300 nm.

Câu 6: Trắc nghiệm ID: 200199

Bệnh do gen trội trên nhiễm sắc thể X ở người gây ra có đặc điểm di truyền nào sau đây?

Xem đáp án

Bệnh do gen trội trên nhiễm sắc thể X ở người gây ra có đặc điểm di truyền là bố mắc bệnh thì tất cả các con gái đều mắc bệnh.

Câu 7: Trắc nghiệm ID: 200200

Để kiểm tra giả thuyết của mình, Menđen đã làm thí nghiệm được gọi là phép lai kiểm nghiệm hay còn được gọi là phép lai?

Xem đáp án

Để kiểm chứng lại giả thuyết của mình, Menđen đã dùng phép lai phân tích.

Câu 8: Trắc nghiệm ID: 200201

Quy luật phân li độc lập góp phần giải thích hiện tượng

Xem đáp án

Quy luật phân li độc lập góp phần giải thích hiện tượng biến dị tổ hợp vô cùng phong phú ở loài giao phối.

Câu 10: Trắc nghiệm ID: 200203

Hãy nghiên cứu hình ảnh và cho biết tế bào đang ở kì nào của quá trình nguyên phân, bộ nhiễm sắc thể của loài này bằng bao nhiêu?

Xem đáp án

- Ta thấy các nhiễm sắc thể ở trạng thái đơn và đang trong quá trình phân li về hai cực của tế bào, chứng tỏ tế bào này đang ở kì sau của quá trình nguyên phân. Ở kì sau này ta thấy có 8 nhiễm sắc thể đơn, nên các kì trước đó có tế bào có 4 nhiễm sắc thể kép.

- Do vậy trước khi nhân đôi để có 4 nhiễm sắc thể kép này, tế bào phải có 4 nhiễm sắc thể đơn.

Câu 11: Trắc nghiệm ID: 200204

Quần thể sinh vật có thành phần kiểu gen nào sau đây đang ở trạng thái cân bằng di truyền?

Xem đáp án

Áp dụng công thức: - \({p^2} \times {q^2} = {\left( {\frac{{2pq}}{2}} \right)^2} \to \) Quần thể đạt cân bằng di truyền.

- Xét A ta có: \({p^2} \times {q^2} = {\left( {\frac{{2pq}}{2}} \right)^2} \Leftrightarrow 0,3.0,2 \ne {\left( {\frac{{0,2}}{2}} \right)^2} \to \) quần thể chưa cân bằng.

- Xét B ta có: \({p^2} \times {q^2} = {\left( {\frac{{2pq}}{2}} \right)^2} \Leftrightarrow 0,16.0,36 \ne {\left( {\frac{{0,48}}{2}} \right)^2} \to \) quần thể cân bằng.

- Xét tương tự với C, D đều chưa cân bằng.

Câu 12: Trắc nghiệm ID: 200205

Cho các thành tựu sau đây, thành tựu nào không phải của phương pháp gây đột biến

Xem đáp án

A đúng vì, tạo cừu Đôli là phương pháp tạo giống bằng công nghệ tế bào.

B, C, D là những thành tựu của phương pháp gây đột biến.

Câu 13: Trắc nghiệm ID: 200206

Đối với quá trình tiến hóa, yếu tố ngẫu nhiên:

Xem đáp án

A đúng vì, đối với quần thể có kích thước nhỏ thì yếu tố ngẫu nhiên dễ làm biến đổi tần số alen của quần thể và ngược lại.

B sai vì yếu tố ngẫu nhiên làm giảm sự đa dạng di truyền của quần thể sinh vật.

C sai vì yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen một cách vô hướng.

D sai vì yếu tố ngẫu nhiên đào thải cả alen có lợi và alen có hại của quần thể.

Câu 14: Trắc nghiệm ID: 200207

Hình ảnh dưới đây khiến em liên tưởng đến thuyết tiến hóa nào?

Xem đáp án

Nguyên lý cơ bản của sự tiến hóa bằng cách lựa chọn tự nhiên như được định nghĩa bởi Đác-uyn:

  • Nhiều hơn các cá thể được sinh ra trong mỗi thế hệ thì có thể sống sót.
  • Biến thể kiểu hình tồn tại giữa các cá nhân và biến thể là theo di truyền.
  • Những cá thể có những đặc điểm di truyền thích nghi với môi trường thì khả năng sống sót sẽ cao hơn.
  • Khi cách ly sinh sản xảy ra, loài mới sẽ hình thành.

Thuyết tiến hóa Đác-uyn khắc phục được nhiều hạn chế của Lacmac khi giải thích sự hình thành đặc điểm thích nghi.

Câu 15: Trắc nghiệm ID: 200208

Nhóm cá thể nào dưới đây là một quần thể?

Xem đáp án

A sai vì cỏ có nhiều loại cỏ.

B đúng vì đây là quần thể.

C sai, vì đây có thể là cá trê ta hoặc là cá trê lai.

D sai vì cây gồm nhiều loài cây khác nhau.

Câu 18: Trắc nghiệm ID: 200211

Tại sao máu vận chuyển trong hệ mạch tuần hoàn chỉ theo một chiều nhất định?

Xem đáp án

Máu vận chuyển trong hệ tuần hoàn chỉ theo một chiều là do trong hệ mạch (động mạch và tĩnh mạch) có các van cho máu chảy theo một chiều.

Câu 20: Trắc nghiệm ID: 200213

Cho dữ kiện về các diễn biến trong quá trình dịch mã ở sinh vật nhân sơ như sau:

1- Sự hình thành liên kết peptit giữa axitamin mở đầu với axitamin thứ nhất.

2- Hạt bé của ri bô xôm gắn với mARN tại mã mở đầu

3- tARN có anticodon là 3’UAX5’ rời khỏi ribôxôm.

4- Hạt lớn của ribôxôm gắn với hạt bé.

5- Phức hợp \(\left[ {fmet - tARN} \right]\) đi vào vị trí mã mở đầu.

6- Phức hợp \(\left[ {a{a_2} - tARN} \right]\) đi vào ribôxôm.

7- Hạt lớn và hạt bé của ribôxôm tách nhau ra.

8- Hình thành liên kết peptit giữa \(a{a_1}\) và \(a{a_2}\).

9- Phức hợp \(\left[ {a{a_1} - tARN} \right]\) đi vào ribôxôm.

Trình tự nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Trật tự đúng là:

2- Hạt bé của ri bô xôm gắn với mARN tại mã mở đầu.

5- Phức hợp \(\left[ {fmet - tARN} \right]\) đi vào vị trí mã mở đầu.

4- Hạt lớn của ribôxôm gắn với hạt bé.

9- Phức hợp \(\left[ {a{a_1} - tARN} \right]\) đi vào ribôxôm.

1- Sự hình thành liên kết peptit giữa axitamin mở đầu với axitamin thứ nhất.

3- tARN có anticodon là 3’UAX5’ rời khỏi ribôxôm.

6- Phức hợp \(\left[ {a{a_2} - tARN} \right]\) đi vào ribôxôm.

8- Hình thành liên kết peptit giữa \(a{a_1}\) và \(a{a_2}\).

7- Hạt lớn và hạt bé của ribôxôm tách nhau ra.

Câu 22: Trắc nghiệm ID: 200215

Hình vẽ sau mô tả cơ chế phát sinh dạng đột biến:

Xem đáp án

Hình vẽ mô tả cơ chế phát sinh dạng đột biến mất đoạn giữa nhiễm sắc thể.

Câu 23: Trắc nghiệm ID: 200216

Loại bằng chứng nào sau đây có thể giúp chúng ta xác định được loài nào xuất hiện trước, loài nào xuất hiện sau trong lịch sử phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất?

Xem đáp án

Bằng chứng hóa thạch cho biết loài nào xuất hiện trước loài nào xuất hiện sau.

Câu 24: Trắc nghiệm ID: 200217

Nhóm sinh vật có mức năng lượng lớn nhất trong một hệ sinh thái là gì?

Xem đáp án

Qua mỗi bậc dinh dưỡng, năng lượng lại bị thất thoát, vì vậy nhóm sinh vật có năng lượng cao nhất là sinh vật đầu bảng.

Câu 25: Trắc nghiệm ID: 200218

Người ta tiến hành tổng hợp ARN nhân tạo với nguyên liệu gồm 3 loại nuclêôtit là A, U, X với tỉ lệ 2:3:5. Tỉ lệ xuất hiện bộ ba có chứa 2 nuclêôtit loại A là:

Xem đáp án

Tỉ lệ các loại nuclêôtit là: \(A:U:X = 0,2:0,3:0,5.\)

Bộ 3 có chứa 2 nu loại A, vị trí còn lại có thể là U hoặc X với tỉ lệ là: \(0,3 + 0,5 = 0,8.\)

Số cách sắp xếp vị trí 2 nu loại A trong bộ ba là: \(C_3^2\).

Vậy, tỉ lệ bộ ba có 2 nu loại A là: \(0,{2^2}.0,8.C_3^2 = 0,096\).

Câu 26: Trắc nghiệm ID: 200219

Nhiệt độ làm tách hai mạch của phân tử ADN được gọi là nhiệt độ nóng chảy. Dưới đây là nhiệt độ nóng chảy của ADN ở một số đối tượng sinh vật khác nhau được kí hiệu từ A đến E như sau: \(A = 36^\circ C;B = 78^\circ ;C = 55^\circ C;D = 83^\circ C;E = 44^\circ C\). Trình tự sắp xếp các loài sinh vật nào dưới đây là đúng nhất liên quan đến tỉ lệ các loại /tổng nuclêôtit của các loài sinh vật nói trên theo thứ tự tăng dần?

Xem đáp án

Ta có: \(\frac{{A + T}}{N}\) (giả thiết) tăng ⇒ Số cặp AT tăng ⇒ Nhiệt độ nóng chảy giảm ⇒ Trình tự sắp xếp các loài sinh vật là đúng nhất liên quan đến tỉ lệ các loại \(\left( {A + T} \right)\) /tổng nuclêôtit của các loài sinh vật nói trên theo thứ tự tăng dần: \(D \to B \to C \to E \to A\).

Câu 27: Trắc nghiệm ID: 200220

Kiểu gen của P như thế nào để đời sau thu được tỉ lệ kiểu hình \(18:9:9:6:6:3:3:3:3:2:1:1\).

Xem đáp án

Kiểu hình

\(\begin{array}{l} {F_1}:18:9:9:6:6:3:3:3:3:2:1:1\\ \leftrightarrow 9 \times \left( {2:1:1} \right):3 \times \left( {2:1:1} \right):3 \times \left( {2:1:1} \right):1 \times \left( {2:1:1} \right)\\ \leftrightarrow \left( {2:1:1} \right) \times \left( {9:3:3:1} \right)\\ \leftrightarrow \left( {2:1:1} \right) \times \left( {3:1} \right) \times \left( {3:1} \right) \end{array}\)

\(2:1:1 \to P:Aa \times Aa\), tính trạng trội không hoàn toàn.

\(3:1 \to P:Bb \times Bb\), tính trạng trội hoàn toàn.

\(3:1 \to P:Cc \times Cc\), tính trạng trội hoàn toàn.

Vậy \(P:AaBbCc \times AaBbCc\).

Câu 28: Trắc nghiệm ID: 200221

Ở người, bệnh mù màu do đột biến lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X gây nên \(\left( {{X^m}} \right)\), gen trội M tương ứng quy định mắt thường. Một cặp vợ chồng sinh được một con trai bình thường và một con gái mù màu. Kiểu gen của cặp vợ chồng này là:

Xem đáp án

Cặp vợ chồng, sinh 1 con trai bình thường: \({X^M}Y\) và 1 con gái mù màu \({X^m}{X^m}\).

→ Kiểu gen của cặp vợ chồng là \({X^M}{X^m} \times {X^m}Y.\)

Câu 29: Trắc nghiệm ID: 200222

Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen ở một quần thể qua 5 thế hệ liên tiếp thu được kết quả:

Xem đáp án

Tần số tương đối của các alen tương ứng với các thế hệ trên là:

Thành phần kiểu gen

Thế hệ

Thế hệ

Thế hệ

Thế hệ

Thế hệ

0,64

0,64

0,2

0,16

0,16

AA

0,32

0,32

0,4

0,48

0,48

Aa

0,04

0,04

0,4

0,36

0,36

aa

0,8 : 0,2

0,8 : 0,2

0,4 ; 0,6

0,4 ; 0,6

0,4 ; 0,6

Qua đó ta thấy tần số alen của quần thể thay đổi đột ngột từ F2 sang F3. Điều đó chứng tỏ quần thể đang chịu sự tác động của các yếu tố ngẫu nhiên. Vì các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen không theo 1 chiều hướng nhất định.

Muốn biết quần thể đang chịu sự tác động của nhân tố nào thì đầu tiên ta phải xác định tần số alen của quần thể qua các thế hệ nghiên cứu.

Câu 30: Trắc nghiệm ID: 200223

Cho chuỗi thức ăn sau: Cà rốt → thỏ → Cáo. Biết rằng năng lượng tích lũy trong cây cà rốt \(= {12.10^6}Kcal\), thỏ \(= 7,{8.10^5}Kcal\), cáo \(= 9,{75.10^3}Kcal\). Sinh vật bậc 2 trong chuỗi thức ăn trên có hiệu suất sinh thái bằng:

Xem đáp án

- Cà rốt (bậc dinh dưỡng bậc 1) → thỏ (bậc dinh dưỡng bậc 2) → cáo (bậc dinh dưỡng bậc 3).

- Sinh vật bậc 2 trong chuỗi thức ăn trên là thỏ → Hiệu suất sinh thái của thỏ là:

\(H = \frac{{{C_2}}}{{{C_1}}} \times 100 = \frac{{7,{{8.10}^5}}}{{{{12.10}^6}}} \times 100 = 6,5\% \).

Câu 31: Trắc nghiệm ID: 200224

Quan sát hình 37.2 dưới đây em hãy cho biết, phát biểu nào sai khi nói về cấu trúc tuổi của quần thể cá?

Cấu trúc tuổi của quần thể cá ở 3 mức độ đánh bắt khác nhau

Xem đáp án

A đúng, vì tỉ lệ cá có tuổi trung bình và tuổi lớn đã bị đánh bắt hết.

B đúng, vì tỉ lệ cá có tuổi trung bình còn nhiều.

C đúng, vì tỉ lệ cá có tuổi trung bình và tuổi lớn vẫn còn nhiều nên tỉ lệ đánh bắt ít.

D sai, vì tỉ lệ cá có tuổi trung bình và già chiếm tỉ lệ lớn → không thể đang có tốc độ kích thước quần thể tăng nhanh nhất được.

Câu 32: Trắc nghiệm ID: 200225

Nguyên nhân dẫn tới sự phân tầng trong quần xã là gì?

Xem đáp án

Nguyên nhân dẫn tới sự phân tầng trong quần xã là do sự phân bố các nhân tố sinh thái không giống nhau, đồng thời mỗi loài thích nghi với các điều kiện sống khác nhau.

Đáp án D chưa đúng. Đó là khi mà mật độ cá thể trong quần xã tăng lên quá cao mới xảy ra sự cạnh tranh, thông thường các loài đều tìm tới môi trường thích hợp với mình nhất và do môi trường cung không đồng nhất.

Câu 33: Trắc nghiệm ID: 200226

Ở người bệnh mù màu do gen lặn nằm trên NST X tại vùng không tương đồng với NST Y gây ra. Giả sử trong một quần thể, người ta thống kê được số liệu như sau: 952 phụ nữ có kiểu gen \({X^D}{X^D}\), 355 phụ nữ có kiểu gen \({X^D}{X^d}\), 1 phụ nữ có kiểu gen \({X^d}{X^d}\), 908 nam giới có kiểu gen \({X^D}Y\), 3 nam giới có kiểu gen . Tần số alen gây bệnh (Xây dựng) trong quần thể trên là bao nhiêu?

Xem đáp án

Bên nam: Tần số alen bằng luôn tần số k gen trên \({X^D} = \frac{{908}}{{\left( {908 + 3} \right)}} = 0,9967\).

Bên nữ: Tần số alen tính như trên NST thường: \({X^D} = \left( {952 + \frac{{355}}{2}} \right)/\left( {952 + 355 + 1} \right) = 0,864.\)

Tần số alen D ở 2 giới là: \(\frac{1}{3} \times 0,9967 + \frac{2}{3} \times 0,864 = 0,908\).

Tần số alen trong quần thể là: \(1 - 0,908 = 0,102.\)

Câu 34: Trắc nghiệm ID: 200227

Một gen mạch kép thẳng của sinh vật nhân sơ có chiều dài. Trên mạch 1 của gen có A1 = 260 nuclêôtit, T1 = 220 nuclêôtit. Gen này thực hiện tự sao một số lần sau khi kết thúc đã tạo ra tất cả 64 chuỗi pôlinuclêôtit. Số nuclêôtit từng loại mà môi trường nội bào cung cấp cho quá trình nhân đôi của gen nói trên là:

Xem đáp án

Nhắc lại: k là số lần nhân đôi của gen

\(\begin{array}{l} {A_{cc}} = {T_{cc}} = A\left( {{2^k} - 1} \right)\\ {G_{cc}} = {X_{cc}} = G\left( {{2^k} - 1} \right) \end{array}\)

* Tính số nuclêôtit loại A và G của gen

Ta có: \(L = \frac{N}{2} \times 3,4\;A^\circ \Rightarrow N = \frac{{2L}}{{3,4}} = 2400 \Rightarrow A + G = 1200\).

Mà: \(A = {A_1} + {T_1} = 480\).

Do đó: G =720.

* Tính số lần nhân đôi của gen (k)

Nhận xét: 64 chuỗi pôlinuclêôtit = 32 gen

Ta có: 1 gen nhân đôi k lần tạo 2k gen \(= 32 = {2^5} \Rightarrow k = 5\).

* Tính số nuclêôtit môi trường cung cấp

\(\begin{array}{l} {A_{cc}} = {T_{cc}} = A\left( {{2^k} - 1} \right) = 14480\\ {G_{cc}} = {X_{cc}} = G\left( {{2^k} - 1} \right) = 22320 \end{array}\)

Câu 36: Trắc nghiệm ID: 200229

Ở một loài thực vật, có ba dòng thuần chủng khác nhau về màu hoa: hoa đỏ, hoa vàng và hoa trắng. Cho các dòng khác nhau lai với nhau, kết quả thu được như sau:

Xem đáp án

Phép lai 2:

F1: Đỏ tự thụ

→ F2: 56,37% đỏ : 18,53% vàng : 25,09% trắng ≈56,25% : 18,75% : 25%.

⇔ 9 đỏ : 3 vàng : 4 trắng.

F2 có 16 tổ hợp lai

→ F1 cho 4 tổ hợp giao tử

→ F1: AaBb

→ F2: 9A-B- : 3A-bb : 3aaB- : 1aabb

→ A-B- = đỏ;                                      A-bb = vàng;                       aaB- = aabb = trắng.

Tính trạng do 2 gen tương tác bổ sung kiểu 9 : 3 : 4 theo quy định.

Vậy kiểu gen \({P_2}:AABB \times aabb\).

Phép lai 1:

F2: 3 đỏ : 1 vàng ⇔ 3A-B- : 1A-bb

→: AABb                       \(\to {P_1}:AABB \times AAbb\)

Phép lai 3:

F2: 3 vàng : 1 trắng ⇔ 3A-bb : 1aabb

→ F1: Aabb                        \(\to {P_3}:AAbb \times aabb\)

Câu 37: Trắc nghiệm ID: 200230

Ở một sinh vật nhân sơ. Khi nghiên cứu một gen thấy mạch 1 của gen có số nuclêôtit Ađênin = 100 ; Timin = 200. Mạch 2 của gen có số nuclêôtit Guanin = 400; Xitôzin = 500. Biết mạch 2 của gen là mạch mã gốc. Gen phiên mã tổng hợp một phân tử mARN có mã kết thúc là UGA, sau đó tiến hành dịch mã tổng hợp 1 chuỗi pôlipeptit. Số nuclêôtit mỗi loại trong các bộ ba đối mã của ARN vận chuyển tham gia dịch mã là:

Xem đáp án

Chỉ xét vùng mã hóa của gen và mARN ở sinh vật nhân sơ, không chứa đoạn intron thì khi đó \(L\left( {ADN} \right) = L\left( {ARN} \right)\).

Ta có:

Số nuclêôtit từng loại trên mạch 2 (mạch gốc của gen)

\({G_2} = 400,{X_2} = 500,{T_2} = {A_1} = 100,{A_2} = {T_1} = 200\)

⇒ Số nuclêôtit từng loại của mARN (tính từ bộ ba mã mở đầu đến bộ ba mã kết thúc)

\({G_2} = 400 = {X_m};{X_2} = 500 = {G_m};{T_2} = 100 = {A_m};{A_2} = 200 = {U_m}\)

⇒ Số nuclêôtit từng loại của trên vùng mã hóa mARN (không tính mã kết thúc)

\({X_m} = 400;{G_m} = 500 - 1 = 499;{A_m} = 100 - 1 = 99;{U_m} = 200 - 1 = 199\)

⇒ Số nuclêôtit mỗi loại trong các bộ ba đối mã của mARN vận chuyển tham gia dịch mã là:

\({X_m} = 400 = {G_t};{G_m} = 499 = {X_t};{A_m} = 99 = {U_t};{U_m} = 199 = {A_t}\).

Câu 38: Trắc nghiệm ID: 200231

Ở một loài thực vật, cho cây hoa đỏ thuần chủng lai với cây hoa trắng thuần chủng thu được F1 toàn cây hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn được F2 có 56,25% cây hoa đỏ : 37,5% cây hoa hồng : 6,25% cây hoa trắng. Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Đời F2 có 9 kiểu gen, trong đó có 4 kiểu gen quy định hoa hồng.

II. Cho 2 cây hoa hồng giao phấn với nhau, đời con có thể có tỉ lệ 1 đỏ : 2 hồng : 1 trắng.

III. Cho 1 cây hoa đỏ tự thụ phấn, đời con có thể có tỉ lệ kiểu hình 1 đỏ : 3 hồng.

IV. Lấy ngẫu nhiên 1 cây hoa hồng ở F2, xác suất thu được cây thuần chủng là 1/3.

Xem đáp án

Có 3 phát biểu đúng đó là (I), (II), và (IV).

- F2 có tỉ lệ 9 đỏ : 6 hồng : 1 trắng → tính trạng di truyền theo quy luật tương tác bổ sung.

Quy ước:

A-B- quy định hoa đỏ; A-bb hoặc aaB- quy định hoa hồng; aabb quy định hoa trắng.

Vì F2 có tỉ lệ 9:6:1 → có 9 kiểu gen, trong đó có 4 kiểu gen quy định hoa đỏ, 4 kiểu gen quy định hoa hồng, 1 kiểu gen quy định hoa trắng → (I) đúng.

- Nếu cây hoa hồng đem lai là \(Aabb \times aaBb\) cho đời con có tỉ lệ 1 đỏ : 2 hồng : 1 trắng → (II) đúng.

(III) sai. Vì cây hoa đỏ có thể có kiểu gen AABB hoặc AaBB hoặc AaBb. Một trong 4 cây này tự thụ phấn thì đời con chỉ có thể có tỉ lệ kiểu hình là:

AABB tự thụ phấn sinh ra đời con có 100% cây hoa đỏ.

AABb tự thụ phấn sinh ra đời con có tỉ lệ 3 cây hoa đỏ : 1 cây hoa hồng.

AaBB tự thụ phấn sinh ra đời con có tỉ lệ 3 cây hoa đỏ : 1 cây hoa hồng.

AaBb tự thụ phấn sinh ra đời con có tỉ lệ 9 cây hoa đỏ : 6 cây hoa hồng : 1 cây hoa trắng.

- Cây hoa hồng F2 gồm có các kiểu gen 1Aabb, 2Aabb, 1aaBB, 2aaBb → cây thuần chủng chiếm tỉ lệ \(= \left( {1 + 1} \right):\left( {1 + 2 + 1 + 2} \right) = 1/3 \to \)(IV) đúng.

Câu 39: Trắc nghiệm ID: 200232

Một quần thể thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Thế hệ xuất phát (P) có 2 kiểu hình, trong đó cây hoa trắng chiếm 40%. Qua 2 thế hệ ngẫu phối, ở F2 có tỉ lệ kiểu hình 16 cây hoa đỏ : 9 cây hoa trắng. Biết quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa. Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Tần số của alen A lớn hơn tần số của alen a.

II. Ở thế hệ P, cá thể thuần chủng chiếm tỉ lệ 60%.

III. Giả sử các cá thể P tự thụ phấn được, sau đó tự thụ phấn được F2. Ở F2, cây hoa đỏ chiếm tỉ lệ 9/20.

IV. Nếu các cá thể F2 tự thụ phấn thu được F3; Các cá thể F3 tự thụ phấn thu được F4. Tỉ lệ kiểu hình ở F4 sẽ là 23 cây hoa đỏ : 27 cây hoa trắng.

Xem đáp án

- Vì quần thể ngẫu phối nên F2 đạt cân bằng di truyền → tần số \(a = \sqrt {\frac{9}{{9 + 16}}} = 0,6 \to \) I sai.

- Tần số a=0,6. Mà ở P có 40% cây aa → cây Aa có tỉ lệ \(= 2 \times \left( {0,6 - 0,4} \right) = 0,4\).

→Tỉ lệ kiểu gen ở P là 0,2AA : 0,4Aa : 0,4aa → cá thể thuần chủng chiếm 60% → II đúng.

- Nếu P tự thụ phấn thì ở F2, cây hoa trắng (aa) chiếm tỉ lệ \(0,4 + \frac{{0,4 - 0,1}}{2} = 0,55 = 11/20\).

→ Ở F2, cây hoa đỏ chiếm tỉ lệ \(= 1 - 11/20 = 9/20 \to \) III đúng.

- Vì F2 cân bằng di truyền và có tần số a=0,6 nên tỉ lệ kiểu gen của F2 là 0,16AA : 0,48Aa : 0,36aa.

→ F2 tự thụ phần thì đến F4 có tỉ lệ kiểu gen \(aa = 0,36 + \frac{{0,48 - 0,12}}{2} = 0,54 = 27/50\).

→Ở F2 cây hoa đỏ chiếm tỉ lệ → tỉ lệ kiểu hình là 23 đỏ : 27 trắng → IV đúng.

Câu 40: Trắc nghiệm ID: 200233

Sơ đồ phả hệ sau đây mô tả hai bệnh di truyền phân li độc lập với nhau.

Biết không xảy ra đột biến ở tất cả những người trong phả hệ. Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Có 4 người chưa biết được chính xác kiểu gen.

II. Người số 2 và người số 9 chắc chắn có kiểu gen giống nhau.

III. Xác suất sinh con không bị bệnh của cặp vợ chồng só 8 – 9 là 2/3.

IV. Cặp vợ chồng số 8 – 9 sinh con bị bệnh H với xác suất cao hơn sinh con bị bệnh G.

Xem đáp án

2 phát biểu đúng, đó là I và II.

- Bệnh H do gen lặn quy định và không liên kết giới tính. Vì cặp 1 – 2 không bị bệnh H nhưng sinh con gái số 7 bị bệnh H → A quy định không bị bệnh H, a quy định bị bệnh H.

- Vì cặp 1 – 2 không bị bệnh G nhưng sinh con số 8 bị bệnh G nên bệnh G do gen lặn quy định. Mặt khác, người bố số 4 không bị bệnh G nhưng lại sinh con gái số 10 bị bệnh G → bệnh G không liên kết giới tính.

Quy ước: B quy định không bị bệnh G; b quy định bệnh G.

- Biết được kiểu gen của 6 người, đó là: số 1 (AaBb), 2 (AaBb), 4 (aaBb), 9 (AaBb), 10 (Aabb) → có 4 người chưa biết được kiểu gen đó là 5, 6, 7, 8 → I đúng.

- Người số 2 và người số 9 đều có kiểu gen AaBb → I đúng.

- Người số 8 có kiểu gen (1/3AAbb; 2/3Aabb); người số 9 có kiểu gen AaBb → xác suất sinh con không bị bệnh của cặp 8 – 9 là \(= \left( {1 - 1/6} \right)\left( {1/2} \right) = 5/12 \to \) III sai.

- Cặp 8 – 9 sinh con bị bệnh H với xác suất \( = 2/3 \times 1/4 = 1/6\). Sinh con bị bệnh G với xác suất \(= 1/2 \to \)IV sai.

Bắt đầu thi để xem toàn bộ câu hỏi trong đề

📝 Đề thi liên quan

Xem thêm »
Xem thêm »

❓ Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »