Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh - Trường THPT Võ Minh Đức
Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh - Trường THPT Võ Minh Đức
-
Hocon247
-
40 câu hỏi
-
90 phút
-
20 lượt thi
-
Trung bình
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Phân tử nào sau đây chỉ tồn tại dưới dạng mạch đơn?
ADN, tARN và rARN đều có vùng mạch kép, mARN chỉ tồn tại dưới dạng mạch đơn.
Mã di truyền nào sau đây mã hóa cho một axit amin sử dụng trong quá trình dịch mã?
Luôn đọc các codon theo chiều từ 5’ → 3’. Các codon 5’UAA3’ (A), 5’UAG3’ (C) và 5’UGA3’ (D) là các codon kết thúc, không mã hóa cho axit amin.
Cơ sở tế bào của hiện tượng hoán vị gen là gì?
Cơ sở tế bào của hiện tượng hoán vị gen là hiện tượng tiếp hợp trao đổi chéo trong kỳ đầu giảm phân I.
Ở người, bệnh mù màu do một alen lặn nằm trên vùng không tương đồng của NST X, không có alen tương ứng trên nhiễm sắc thể Y, alen trội quy định người bình thường. Người nam giới bị mù màu có kiểu gen là:
Nam giới là XY, nam giới mang alen a sẽ bị bệnh nên có kiểu gen là XaY
Ở ruồi giấm, màu mắt do một cặp alen A chi phối mắt đỏ; a chi phối mắt trắng. Cặp alen này nằm trên NST X không có alen tương ứng trên Y. Nếu không có đột biến, về mặt lí thuyết cặp bố mẹ nào sau đây không sinh ra được ruồi con mắt trắng?
Phép lai \({X^A}{X^A} \times {X^A}Y \to 1{X^A}{X^A}:1{X^A}Y\) và tỉ lệ 100% mắt đỏ, không có mắt trắng.
Nhân tố nào sau đây có tính sáng tạo ra các alen mới thích nghi trong quần thể từ đó làm nguyên liệu cho quá trình hình thành quần thể thích nghi?
Nhân tố duy nhất có tính sáng tạo ra các alen quy định kiểu hình thích nghi là đột biến gen, đột biến tạo ra các alen mới.
Trong lịch sử phát triển sự sống qua các đại địa chất, quá trình lên cạn của thực vật dẫn đến sự lên cạn của động vật xảy ra ở:
Sự lên cạn của thực vật và động vật xảy ra vào kỷ Silua của đại Cổ sinh.
Tỉ lệ giới tính trong quần thể có giá trị xấp xỉ 1 : 1 ở quần thể nào?
Tỉ lệ giới tính 1 : 1 có ở người.
Đối tượng sinh vật nào sau đây có thể chuyển hóa amon (\(NH_4^ + \)) thành axit amin?
Đối tượng sinh vật có thể chuyển hóa amon thành axit amin là thực vật bậc cao.
Ở người, cơ quan nào sau đây hỗ trợ cho hoạt động tiêu hóa lipid có mặt trong thức ăn?
Túi mật chứa dịch mật, dịch mật hỗ trợ hoạt động tiêu hóa lipid.
Máu đi vào động mạch chủ dưới tác động lực co cơ của bộ phận nào?
Khi tâm thất trái co, máu được đẩy vào động mạch chủ.
Ở sinh vật nhân sơ, trong quá trình tổng hợp protein từ một phân tử mARN có thể hình thành cấu trúc gọi là polyribosome. Nhận định chính xác nhất khi nói về vai trò của polyribosome:
Hoạt động của polyribosome (polysome) làm tăng năng suất tổng hợp 1 loại protein vì cùng sử dụng 1 khuôn mARN.
Trong quá trình điều hòa hoạt động của operon Lac ở E.coli, sản phẩm hình thành sau quá trình phiên mã của operon là:
Sản phẩm sau phiên mã từ operon Lac là một chuỗi gồm mARN của 3 gen Lac Z, Lac Y và Lac A gọi là chuỗi polyribonucleotide.
Trong số các phát biểu chỉ ra dưới đây, phát biểu chính xác về đột biến gen là:
A. Sai, đột biến gen có thể có lợi có hại hoặc trung tính.
B. Sai, mất, đảo, lặp, chuyển là phân loại đột biến cấu trúc NST.
D. Sai, đột biến gen trong nguyên phân có thể truyền cho đời sau thông qua sinh sản vô tính.
Các nghiên cứu trên một loài động vật cho thấy, NST số 1 của chúng bị ngắn hơn so với NST dạng gốc ban đầu. Kiểu đột biến cấu trúc gây ra hiện tượng này chỉ có thể là do:
Đột biến làm nhiễm sắc thể bị ngắn hơn là đột biến mất đoạn hoặc chuyển đoạn không tương hỗ giữa các nhiễm sắc thể khác nhau.
Ở một loài thực vật, màu sắc hoa do một cặp alen chi phối trong đó alen A chi phối hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a chi phối hoa trắng. Lấy một cây hoa đỏ giao phấn với một cây hoa trắng và thu được một số hạt lai, về mặt lí thuyết khi đem gieo 3 trong số các hạt lai này không thể có được:
Phép lai cây hoa đỏ (A-) x cây hoa trắng (aa) có thể xảy ra 2 khả năng:
Khả năng Aa x aa sinh ra 100% Aa (hoa đỏ); Aa x aa có thể tạo ra cây hoa đỏ (Aa), cây hoa trắng (aa) nhưng không thể tạo ra cây vừa cho hoa đỏ, vừa cho hoa trắng.
Trong phép lai ba tính trạng, trong đó A là trội không hoàn toàn so với a, B trội hoàn toàn so với b, C trội hoàn toàn so với c. Các gen nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau, không có đột biến xảy ra. Cặp bố mẹ đem lai phải có kiểu gen như thế nào để đời sau thu được tỉ lệ kiểu gen 9 : 9 : 3 : 3 : 3 : 3 : 1 : 1?
Tỉ lệ 9 : 9 : 3 : 3 : 3 : 3 : 1 : 1 = (1 : 1)(3 : 1)(3 : 1) xảy ra khi
AA x Aa tạo tỉ lệ 1 : 1 hoặc Aa x aa tạo tỉ lệ 1 : 1, phối hợp với 2 phép lai Bb x Bb và Cc x Cc.
Do vậy phép lai cần tìm là AaBbCc x aaBbCc hoặc AABbCc x AaBbCc.
Ở người, bệnh bạch tạng do một alen lặn (a) nằm trên NST thường chi phối, alen trội (A) quy định kiểu hình bình thường. Trong một thành phố có sự cân bằng di truyền về tính trạng bệnh bạch tạng, khảo sát tại một bệnh viện phụ sản cho thấy cứ 10000 trẻ sơ sinh thì có 1 trẻ bị bệnh bạch tạng. Tần số alen A của quần thể người trong thành phố là:
Tần suất người bị bạch tạng = 1 : 10000 = 10-4 = q2 → q = 0,01 và p = 0,99 do vậy tần số A = 0,99.
Ở một quần thể thực vật lưỡng bội, giao phấn cân bằng di truyền về tính trạng màu sắc hoa. Alen A chi phối hoa đỏ, alen a chi phối hoa trắng, trội lặn hoàn toàn và tỉ lệ cây hoa đỏ trong quần thể là 64%. Chỉ tính riêng các cây hoa đỏ này, tỉ lệ cây không thuần chủng về tính trạng màu hoa là:
Hoa đỏ A- = 64% → hoa trắng aa = 36% = q2aa → q = 0,6 và p = 0,4.
Quần thể có cấu trúc di truyền dạng: 0,16AA : 0,48Aa : 0,36aa.
Trong số các cây hoa đỏ, tỉ lệ cây dị hợp = 0,48 : 0,64 = 75%.
Trong kỹ thuật lai tạo, để giải thích sự xuất hiện ưu thế lai ở đời con, giải thích nào sau đây là chính xác?
Ưu thế lai xuất hiện do sự tổ hợp lại vật chất di truyền giữa bố và mẹ, hình thành kiểu gen dị hợp và sự tương tác vật chất di truyền giữa bố và mẹ để tạo ra ưu thế lai ở đời con.
Theo quan điểm của học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại về quá trình hình thành loài mới, phát biểu nào dưới đây là chính xác?
A. Sai, cách li địa lí có thể không hình thành loài mới và duy trì các quần thể thích nghi.
B. Sai, lai xa và đa bội hóa có phổ biến ở thực vật.
D. Sai, trong cùng một khu vực địa lí có thể hình thành loài mới bằng cách li sinh thái hoặc hình thành loài bằng đột biến lớn.
Trong số các phát biểu sau về môi trường và các nhân tố sinh thái cũng như sự tác động qua lại giữa các yếu tố trên đối với sinh vật, phát biểu nào chính xác?
B. Sai, môi trường còn có cả các yếu tố hữu sinh như các sinh vật khác có trong môi trường.
C. Sai, con người thuộc nhân tố hữu sinh.
D. Sai, có loài ưa sáng, có loài ưa bóng nên giới hạn sinh thái với ánh sáng của thực vật khác nhau giữa các loài.
Hiện tượng nào sau đây xuất hiện trong quần xã làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể khác loài và làm tăng hiệu suất khai thác môi trường sống?
Để giảm mức độ cạnh tranh giữa các loài trong quần xã thì hiện tượng phân tầng đóng vai trò phân li ổ sinh thái giữa các loài để làm giảm sự cạnh tranh.
Sau chiến tranh chống Mỹ, khu vực rừng ngập mặn Cần Giờ (thành phố Hồ Chí Minh) bị tàn phá nghiêm trọng. Ngày nay, khu vực rừng ngập mặn Cần Giờ đã được khôi phục lại và được công nhận là Khu dự trữ Sinh quyển thế giới của Việt Nam. Đây là biểu hiện của hiện tượng:
Sự biến đổi của rừng ngập mặn theo mô hình này là một ví dụ cụ thể của diễn thế thứ sinh từ một quần xã ban đầu.
Trong số các phát biểu sau đây về hệ sinh thái, phát biểu nào không chính xác?
Kích thước của các hệ sinh thái đa dạng, từ hệ sinh thái lớn nhất là sinh quyển cho đến hệ sinh thái rất nhỏ như giọt nước sông hay vùng nước nhỏ ven đường. Miễn là có đủ các quần xã và môi trường sống của quần xã sẽ cấu thành một hệ sinh thái.
Trong số các khẳng định dưới đây về chu trình sinh địa hóa, khẳng định nào không chính xác?
Trong tự nhiên quá trình chuyển hóa N2 thành amon có thể được thực hiện theo con đường hóa học bởi tia sét: \({N_2} \to NO \to NO_3^ - \to \) amon (bước cuối có thể xảy ra trong thực vật).
Tại sao thực vật cần phải thực hiện pha sáng để hoàn thành quá trình quang hợp của mình?
Pha sáng đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa quang năng thành hóa năng có mặt trong các liên kết cao năng của ATP và có mặt trong lực khử NADPH. Năng lượng và lực khử này đóng vai trò quan trọng cho chuỗi phản ứng tối để cố định CO2 và sản xuất đường.
Gen M ở sinh vật nhân sơ có trình tự nucleotide như sau:
A. Đúng, G đổi thành A sẽ hình thành triplet AXT, khi chuyển sang mARN tạo codon 5’UGA3’ là codon kết thúc làm chuỗi polypeptide ngắn hơn.
B. Đúng, thay thể X ở vị trí 63 thành A, T, G tạo ra các codon GUU, GUA, GUX đều mã hóa cho Val.
C. Sai, đột biến ở vị trí 64 thì không làm ảnh hưởng tới các axit amin do vùng đầu gen chi phối.
D. Đúng, thay thế X ở vị trí 91 sẽ làm thay thế nucleotide đầu tiên của codon và làm thay đổi 1 axit amin.
Trong một khu rừng diện tích 3000 m2, dùng phương pháp bắt - thả Seber 1982 để xác định số lượng cá thể của một quần thể động vật cho thấy có 60 cá thể trưởng thành, tỉ lệ đực : cái = 1 : 1. Biết rằng mỗi năm loài động vật này đẻ 4 lứa, mỗi lứa đẻ 9 con, tỉ lệ đực cái tạo ở đời con luôn là 1 : 1, trong quá trình nghiên cứu không có cá thể nào bị chết và xuất/ nhập cư, tuổi thành thục sinh dục sau sinh là 2 năm. Sau 1 năm, mật độ cá thể của quần thể tăng lên:
Diện tích khu vực sống không đổi, chỉ cần tính dân số tăng lên bao nhiêu lần thì mật độ tăng bấy nhiêu lần: Số lần tăng dân số = (60 + 30 cặp x 9 x 4) : 60 = 19
Cho 1 cây hoa lai với 2 cây hoa khác cùng loài.
- Với cây thứ nhất, thế hệ lai thu được tỉ lệ: 1 đỏ : 2 hồng : 1 trắng
- Lai với cây thứ hai, thế hệ lai có tỉ lệ: 9 cây hoa đỏ : 6 cây hoa hồng : 1 cây hoa trắng.
Kiểu gen của cây P, cây thứ nhất và cây thứ hai lần lượt là:
Cây P x cây thứ hai được đời sau có tỉ lệ 9 đỏ: 6 hồng: 1 trắng → tương tác bổ trợ 9A-B-: 6(3A-bb+3aaB-): 1aabb, cây P và cây thứ hai đều dị hợp AaBb. Cây 1 x cây thứ nhất được đời con 1 đỏ: 2 hồng: 1 trắng, đây là tỉ lệ của phép lai phân tích AaBb x aabb. Vậy cây P là AaBb; cây thứ nhất aabb và cây thứ hai AaBb.
Ở một loài thực vật, nghiên cứu sự di truyền của 4 cặp gen liên kết hoàn toàn, mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng trội lặn hoàn toàn. Tiến hành tự thụ phấn cơ thể có kiểu gen \(\frac{{AB}}{{ab}}\frac{{De}}{{dE}}\) thu được đời sau. Một học sinh đưa ra 4 nhận định về đời sau đó:
I. Có 100 kiểu gen có thể được tạo ra.
II. Có 4 lớp kiểu hình có thể tạo ra ở đời sau.
III. Có 6 lớp kiểu hình ở đời con.
IV. Có 4 loại kiểu gen đồng hợp các cặp gen có thể được tạo ra.
Số nhận định đúng là:
Phép lai dị hợp từ 4 cặp gen, 2 cặp gen đầu liên kết dị đều x dị đều; 2 cặp gen sau liên kết dị chéo x dị chéo.
I. Sai, đều cho liên kết hoàn toàn nên số kiểu gen tối đa = 3 x 4 = 12 kiểu gen.
II. Sai, số lớp kiểu hình tạo ra = 2 x 3 = 6 lớp.
III. Đúng.
IV. Đúng, \(\frac{{AB}}{{ab}} \times \frac{{AB}}{{ab}}\) tạo ra 2 loại kiểu gen đồng hợp là \(\frac{{AB}}{{AB}}\) và \(\frac{{ab}}{{ab}}\); phép lai \(\frac{{De}}{{dE}} \times \frac{{De}}{{dE}}\) tạo ra 2 loại kiểu gen đồng hợp là \(\frac{{De}}{{De}}\) và \(\frac{{dE}}{{dE}}\). Tính cả 4 cặp gen được 2 x 2 = 4 kiểu gen đồng hợp các cặp gen.
Ở một loài thực vật, tiến hành tự thụ phấn 1 cá thể thu được rất nhiều hạt lai, đem gieo các hạt lai và xác định kiểu hình thì nhận thấy có 590 cây cao, hoa đỏ, chín sớm: 160 cây cao, hoa trắng, chín muộn:160 cây thấp, hoa đỏ, chín sớm: 90 cây thấp, hoa trắng, chín muộn. Kiểu gen nào sau đây có thể được sử dụng để mô tả về cá thể đem tự thụ phấn:
Với dạng bài này, phân tích tỉ lệ kiểu hình để rút ra kết luận: 59% cao, đỏ, sớm: 16% thấp, đỏ, sớm: 16% cao, trắng, muộn: 9% thấp, trắng, muộn.
Cao: thấp = 3 : 1, phép lai Aa x Aa, quy luật phân li và trội hoàn toàn.
Đỏ: trắng = 3 : 1, phép lai Bb x Bb, quy luật phân li và trội hoàn toàn.
Sớm: muộn = 3 : 1, phép lai Dd x Dd, quy luật phân li và trội hoàn toàn.
Chỉ có 2 lớp kiểu hình đỏ, sớm và trắng, muộn với tỉ lệ 3 : 1 nên cặp B/b và D/d liên kết với nhau, dị hợp tử đều (1).
Tỉ lệ 59% cao, đỏ: 16% thấp, đỏ: 16% cao, trắng: 9% thấp, trắng chứng tỏ 2 cặp gen A/a và B/b có hoán vị. Tỉ lệ thấp, trắng = 9% > 6,25% nên P dị hợp tử đều (2).
Từ (1) và (2) cho thấy kiểu gen của P: \(\frac{{ABD}}{{abd}}\)
Ở một loài thực vật, A - hoa đỏ trội hoàn toàn so với a - hoa trắng. Cây tứ bội giảm phân cho giao tử 2n có khả năng thụ tinh bình thường. Trong số các phép lai chỉ ra dưới đây:
I. Aaaa AAaa II. Aaaa Aaaa III. Aaaa aaaa
IV. AAAa Aaaa V. AAAa AAaa VI. AAAa AAAa
Các phép lai mà đời con có 3 loại kiểu gen bao gồm:
Xem lại cách tách giao tử rồi phối kết hợp lại giao tử với nhau để được đời con rồi xác định số kiểu gen có thể tạo ra.
Phép lai I, giao tử (Aa và aa) (AA: Aa và aa) sẽ cho đời con có các kiểu gen mang 3 alen trội; 2 alen trội; 1 alen trội và 0 alen trội (4 kiểu gen).
Phép lai IV, giao tử (AA và Aa) (Aa và aa) sẽ cho đời con có các kiểu gen mang 3 alen trội; 2 alen trội và 1 alen trội.
Phân tích tương tự với các kiểu gen khác ta sẽ có các phép lai II, IV và VI tạo ra 3 loại kiểu gen ở đời sau.
Một số tế bào có kiểu gen tiến hành giảm phân tạo ra tinh trùng. NST chứa locus A phân ly bình thường trong giảm phân. Ở một số tế bào NST chứa hai locus B và D không phân ly ở kỳ sau giảm phân 2. Biết rằng không xuất hiện hiện tượng hoán vị, số loại giao tử tối đa có thể tạo ra từ quá trình trên là:
Cặp Aa giảm phân bình thường tạo ra 2 loại giao tử là A và a
Cặp \(\frac{{BD}}{{bd}}\), giảm phân bình thường tạo ra 2 loại giao tử là BD và bd; giảm phân bất thường không phân li ở kỳ sau giảm phân II tạo ra 3 loại giao tử gồm (BD BD); (bd bd) và 0.
Số loại giao tử tối đa tạo ra = 2 (2 + 3) = 10
Trong một phòng thí nghiệm nghiên cứu ruồi giấm, có ghi chú bảng thông tin sau:
Tách riêng từng phép lai:
\({X^D}{X^d} \times {X^D}Y \to \) 50% cái mắt đỏ: 25% đực mắt đỏ: 25% đực mắt trắng;
tính chung 75% mắt đỏ: 25% mắt trắng.
\(\frac{{BV}}{{bv}} \times \frac{{BV}}{{bv}} \to \left[ {B - V - } \right]:\left[ {B - vv} \right]:\left[ {bbV - } \right]:\frac{{bv}}{{bv}}\), nhớ rằng ruồi giấm đực không có hoán vị.
Ta có thân đen, cánh cụt, mắt đỏ \(= \frac{{bv}}{{bv}}D - = 15,375\% \to \frac{{bv}}{{bv}} = 20,5\% \) vì \(\left[ {B - V - } \right] - \frac{{bv}}{{bv}} = 50\% \) và \(\left[ {B - vv} \right] + \frac{{bv}}{{bv}} = 25\% \).
Do vậy tỉ lệ đời con: 70,5%[B-V-]:4,5%[B-vv]:4,5%[bbV-]:20,5%\(\frac{{bv}}{{bv}}\).
Ruồi cái F1 có kiểu hình thân đen, cánh cụt, mắt đỏ mà khi lai với ruồi đực P cho 100% mắt đỏ có kiểu gen là \(\frac{{bv}}{{bv}}{X^D}{X^D}\) có tỉ lệ = 20,5% x 25% = 5,125%.
Một quần thể tự phối có cấu trúc di truyền ở thế hệ xuất phát là 0,4AABbdd : 0,4AaBbDD : 0,2aaBbdd. Nếu không có sự tác động của các nhân tố tiến hóa khác, theo lí thuyết có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ở F5, tần số alen A = 0,6.
II. Ở F2, kiểu gen AaBbDD chiếm tỉ lệ 2,5%.
III. Ở F3, kiểu gen đồng hợp lặn về cả 3 cặp gen chiếm tỉ lệ 8,75%.
IV. Ở F4, kiểu hình trội về cả 3 tính trạng chiếm tỉ lệ gần 11,3%.
I. Đúng, ở P có cấu trúc 0,4AA: 0,4Aa: 0,2aa, tần số alen A = 0,6 và tần số này không đổi qua các thế hệ tự phối.
II. Đúng, ở F2 tỉ lệ AaBbDD = \(0,4 \times \frac{1}{4} \times \frac{1}{4} \times 1 = 2,5\% \)
III. Đúng, ở F3 kiểu gen đồng hợp lặn về cả 3 cặp gen có tỉ lệ = \(0,2 \times 1 \times \frac{{1 - \frac{1}{8}}}{2} \times 1 = 8,75\% \)
IV. Đúng, ở F4 kiểu hình trội về cả 3 tính trạng chiếm tỉ lệ = \(0,4 \times {\left( {1 - \frac{{1 - \frac{1}{{16}}}}{2}} \right)^2} \times 1 = 11,289\% \approx 11,3\% \)
Ở một loài động vật, tính trạng màu mắt do 1 gen gồm 4 alen nằm trên nhiễm sắc thể thường chi phối. Tiến hành các phép lai thu được kết quả như mô tả:
Phép lai 1: Cá thể đực mắt đỏ lai với cá thể cái mắt nâu (P), thu được F1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 cá thể mắt đỏ: 2 cá thể mắt nâu: 1 cá thể mắt vàng.
Phép lai 2: Cá thể đực mắt vàng lai với cá thể cái mắt vàng (P), thu được F1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 3 cá thể mắt vàng: 1 cá thể mắt trắng.
Cho biết không xảy ra đột biến. Về mặt lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây chính xác?
I. Ở loài này, kiểu hình mắt đỏ được chi phối bởi nhiều loại kiểu gen nhất.
II. Ở loài này, cho cá thể đực mắt nâu giao phối với các cá thể cái có kiểu hình khác, có tối đa 6 phép lai đều thu được đời con gồm toàn cá thể mắt nâu.
III. Thế hệ lai F1 của phép lai 1 có các kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1 : 2 : 1.
IV. Cho cá thể đực mắt đỏ ở P của phép lai 1 giao phối với cá thể cái mắt vàng ở P của phép lai 2, có thể thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 : 2 : 1.
Từ phép lai 1 → nâu trội so với đỏ, đỏ trội so với vàng. Từ phép lai 2 →vàng trội so với trắng
Kết luận 1: 4 alen a1 (nâu) > a2 (đỏ) > a3 (vàng) > a4 ( trắng).
I. Sai, mắt nâu mới là kiểu hình có nhiều kiểu gen chi phối nhất.
II. Đúng, đực mắt nâu x cái có kiểu hình khác thu được đời con 100% nâu chứng tỏ cá thể đực mắt nâu phải đồng hợp trội. Còn lại 3 alen khác sẽ tạo 6 kiểu gen quy định các kiểu hình khác.
III. Sai, thế hệ F1 của phép lai 1 có tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1 (\({a_1}{a_3} \times {a_2}{a_3}\)) nên tỉ lệ kiểu gen là 1 : 1 : 1 : 1.
IV. Đúng, đực mắt đỏ ở P của phép lai 1 có kiểu gen \({a_2}{a_3}\) hoặc \({a_2}{a_4}\) giao phối với cá thể cái mắt vàng P của phép lai 2 có kiểu gen \({a_3}{a_4}\) . Nếu cá thể mắt đỏ là cá thể \({a_2}{a_4}\) thì phép lai sẽ thu được tỉ lệ kiểu gen 1 : 1 : 1 : 1 và tỉ lệ kiểu hình là 1 : 2 : 1
Ở một loài thực vật, màu sắc hoa chịu sự chi phối của 3 cặp gen (A, a; B, b; D, d) nằm trên 3 cặp nhiễm sắc thể thường khác nhau quy định. Trong kiểu gen nếu có mặt cả 3 gen trội thì cho kiểu hình hoa vàng, các kiểu gen còn lại đều cho hoa màu trắng. Lấy hạt phấn của cây hoa vàng (P) thụ phấn lần lượt với hai cây:
Phép lai 1: lai với cây có kiểu gen aabbDD thu được đời con có 50% hoa vàng.
Phép lai 2: lai với cây có kiểu gen aaBBdd thu được đời con có 25% hoa vàng.
Theo lí thuyết, có bao nhiêu kết luận sau đây đúng?
I. Hoa vàng thuần chủng được tạo ra ở mỗi phép lai trên đều là 25%.
II. Đời con của phép lai 1 có ba kiểu gen quy định cây hoa vàng.
III. Cả hai phép lai đều xuất hiện kiểu gen quy định hoa trắng thuần chủng ở đời con.
IV. Nếu cho cây hoa vàng (P) tự thụ phấn đời con tối đa có 9 loại kiểu gen.
Ta có A-B-D- cho hoa vàng; các kiểu gen còn lại cho hoa trắng. Mô hình tương tác 27 vàng : 37 trắng.
Phép lai 1: Hoa vàng x aabbDD cho 50% cây hoa vàng = 100%A- x 50%Bb x 100%D- hoặc 50%Aa x 100%B- x 100%D- , chứng tỏ cây hoa vàng đem lai phải chứa AA, Bb hoặc Aa, BB.
Phép lai 2: Hoa vàng x aaBBdd tạo ra 25% hoa vàng = 1/2Aa x 100%B- x 1/2Dd
Từ 2 dữ kiện trên cho thấy, kiểu gen của cây hoa vàng đem lai là: AaBBDd
Phép lai 1: AaBBDd x aabbDD không tạo ra hoa vàng thuần chủng, I sai.
Đời con phép lai 1 có AaBbDD hoặc AaBbDd tạo kiểu hình hoa vàng, II sai.
Phép lai 1: Có BB x bb nên không tạo ra thuần chủng ở đời sau, III sai.
Cây vàng P: AaBBDd tự thụ phấn sẽ tạo ra 3 x 1 x 3 = 9 kiểu gen, IV đúng.
Một quần thể thực vật tự thụ phấn, thế hệ xuất phát P có thành phần các kiểu gen như sau:
P: 0,35AABb + 0,25Aabb + 0,15AaBB + 0,25aaBb = 1.
Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Trong quần thể kiểu gen aabb không có khả năng sinh sản. Theo lí thuyết, có bao nhiêu dự đoán sau đây về quần thể ở F2 là đúng?
I. Có tối đa 10 loại kiểu gen.
II. Không có cá thể nào có kiểu gen đồng hợp lặn về cả hai cặp gen.
III. Số cá thể có kiểu hình trội về một trong hai tính trạng chiếm tỉ lệ 50%.
IV. Số cá thể có kiểu gen mang hai alen trội chiếm tỉ lệ là 32,3%.
Nhớ rằng đề bài cho quần thể tự thụ phấn:
I. Sai, vì chỉ có 2 locus phân li độc lập nên có tối đa 3 x 3 = 9 kiểu gen.
II. Sai, các kiểu gen Aabb, aaBb đều có thể tạo ra aabb ở F2.
III. Đúng.
Trội, lặn = \(0,35.1.\left( {\frac{{1 - \frac{1}{{{2^2}}}}}{2}} \right) + 0,25.\left( {1 - \frac{{1 - \frac{1}{{{2^2}}}}}{2}} \right).1 = 0,35.0,375 + 0,25.0,625 = 0,2875\)
Lặn, trội = \(0,15.\left( {\frac{{1 - \frac{1}{{{2^2}}}}}{2}} \right).1 + 0,25.1.\left( {1 - \frac{{1 - \frac{1}{{{2^2}}}}}{2}} \right) = 0,15.0,375 + 0,25.0,625 = 0,2125\)
Tổng = 0,5 = 50%
IV. Sai, từ các cá thể kể trên tự thụ phấn chỉ có thể tạo ra các kiểu gen mang 2 alen trội bao gồm: AAbb và aaBB
Tỉ lệ AAbb = \(0,35.1.\left( {\frac{{1 - \frac{1}{{{2^2}}}}}{2}} \right) + 0,25.\left( {\frac{{1 - \frac{1}{{{2^2}}}}}{2}} \right).1 = 22,5\% \)
Tỉ lệ aaBB = \(0,15.\left( {\frac{{1 - \frac{1}{{{2^2}}}}}{2}} \right).1 + 0,25.1.\left( {\frac{{1 - \frac{1}{{{2^2}}}}}{2}} \right) = 15\% \)
Tổng = 37,5%
Sơ đồ phả hệ sau mô tả sự di truyền của một bệnh ở người trong một gia đình đến từ một quần thể cân bằng di truyền với tần số alen bị bệnh chiếm tỉ lệ 60%.
Biết rằng bệnh này do một trong hai alen của một gen quy định và không phát sinh đột biến mới ở tất cả những người trong phả hệ. Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu không chính xác?
I. Xác suất người số 18 mang alen gây bệnh là 66,67%.
II. Có thể xác định được kiểu gen của cặp vợ chồng 5 và 6 cùng các con của họ.
III. Tất cả các cá thể bị bệnh đều có thể xác định được kiểu gen nhờ các thông tin từ phả hệ.
IV. Cặp vợ chồng 22 - 23 sinh con thứ 4 là nữ, lành bệnh có xác suất là 16,67%.
V. Người số 19 lấy một cô vợ bị bệnh đến từ một gia đình khác trong quần thể, xác suất họ sinh được 2 đứa con và có ít nhất 1 đứa lành bệnh là 12,85%.
Xét cặp 11 - 12 → bệnh do alen trội quy định, tất cả các cá thể lành bệnh có kiểu gen đồng hợp lặn aa.
I. Sai, 100% không mang alen bệnh vì người này có kiểu gen aa.
II. Đúng, cả 6 người đều có kiểu gen aa.
III. Sai, người 19 chưa xác định được kiểu gen là AA hay Aa.
IV. Sai, cặp 22 - 23 có con lành bệnh nên phép lai Aa x aa, con thứ 4 là nữ, lành bệnh = 0,5 x 0,5 = 25%.
IV. Sai,
- Người 19: (1/3 AA : 2/3 Aa)
- Cấu trúc di truyền của quần thể 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa, tỉ lệ kiểu gen của cô vợ bị bệnh là \(\left( {\frac{3}{7}AA:\frac{4}{7}Aa} \right)\)
Phép lai \(\left( {\frac{1}{3}AA:\frac{2}{3}Aa} \right)\left( {\frac{3}{7}AA:\frac{4}{7}Aa} \right)\) sinh 2 đứa con có ít nhất 1 đứa lành bệnh
\(= \frac{2}{3} \times \frac{4}{7} \times \left( {1 - \frac{3}{4} \times \frac{3}{4}} \right) = 16,67\% \)