Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Sinh Học - Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu

Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Sinh Học - Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu

  • Hocon247

  • 40 câu hỏi

  • 90 phút

  • 32 lượt thi

  • Trung bình

Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com

Câu 1: Trắc nghiệm ID: 197037

Cho biết đâu là sắc tố tiếp nhận ánh sáng trong phản ứng quang chu kỳ của thực vật?

Xem đáp án

Đáp án A

Sắc tố tiếp nhận ánh sáng trong phản ứng quang chu kỳ của thực vật là phitocrom

Câu 2: Trắc nghiệm ID: 197038

Em hãy cho biết căn cứ vào bề mặt trao đổi khí, ở động vật có bao nhiêu hình thức hô hấp?

Xem đáp án

Đáp án A

Căn cứ vào bề mặt trao đổi khí, ở động vật ta chia ra 4 hình thức hô hấp:

- Hô hấp qua bề mặt cơ thể

- Hô hấp qua mang

- Hô hấp qua ống khí

- Hô hấp bằng phổi

Câu 3: Trắc nghiệm ID: 197039

Hãy xác định: Loại ARN nào sau đây có thời gian tồn tại lâu nhất?

Xem đáp án

Đáp án B

- Phân tử mARN do không có liên kết hidro trong phân tử nên thời gian tồn tại rất ngắn, chỉ tổng hợp vài polypeptit là nó bị phân hủy ngay.

- Phân tử rARN có đến 70 – 80% liên kết hidro trong phân tử (trong tARN số liên kết hifro là 30 – 40%) lại liên kết với protein để tạo nên riboxom nên thời gian tồn tại là rất lớn, có thể đến vài thế hệ tế bào, cho nên nó là ARN có thời gian tồn tại lâu nhất.

Câu 4: Trắc nghiệm ID: 197040

Hãy xác định vai trò của quá trình hoạt hóa axit amin trog dịch mã là gì?

Xem đáp án

Đáp án A

Hoạt hóa axit amin diễn ra theo phương trình tổng quát: aa + tARN + ATP → aa~tARN + ADP.

Axit amin được gắn vào đầu 3’ của phân tử tARN

Câu 5: Trắc nghiệm ID: 197041

Hãy xác định: Khi nói về pha sáng quang hợp, phát biểu nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Đáp án C

Đáp án C. “Sản phẩm của pha sáng gồm có ATP, NADPH và O2”

- Ý A sai vì pha sáng cần các nguyên liệu: ánh sáng, nước, NADP + ADP.

- Ý B sai vì pha sáng quang hợp diễn ra ở màng tilacotit.

- Ý D sai vì pha sáng nếu thiếu ánh sáng sẽ không thể diễn ra quá trình quang phân li nước cũng như các quá trình khác, khi đó pha sáng bị ngưng trệ.

Câu 6: Trắc nghiệm ID: 197042

Xác định: Phát biểu nào là đúng khi nói về đột biến NST ở người?

Xem đáp án

Đáp án B

- A sai, vì người bị Hội chứng Đao thường vô sinh.

- B đúng.

- C sai, hội chứng Turner là người có bộ NST giới tính XO.

- D sai, hội chứng tiếng mèo kêu do đột biến mất đoạn NST số 5.

Câu 7: Trắc nghiệm ID: 197043

Xác định bệnh (hội chứng) nào ở người không phải do đột biến NST gây nên?

Xem đáp án

Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS) ở người không phải do đột biến NST gây nên.

Đáp án D

Câu 8: Trắc nghiệm ID: 197044

Cho biết các nhóm động vật sau đều có sự phân chia thứ bậc ngoại trừ?

Xem đáp án

Đáp án C

Hổ không có phân chia thứ bậc do chúng sống đơn độc

Câu 9: Trắc nghiệm ID: 197045

Xác định đâu là ;phản xạ ở động vật có hệ thần kinh lưới diễn ra theo trật tự đúng?

Xem đáp án

Đáp án D

Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng lưới:

- Các tế bào thần kinh nằm rải rác khắp cơ thể liên hệ với nhau qua sợi thần kinh.

- Khi tế bào cảm giác bị kích thích thì thông tin truyền vào mạng lưới và sau đó đến các tế bào biểu mô cơ, động vật co mình lại tránh kích thích.

Vậy trật tự đúng là: Tế bào mô cơ → Mạng lưới thần kinh → Tế bào mô bì cơ

Câu 10: Trắc nghiệm ID: 197046

Chọn đáp án đúng: Cá thể mang kiểu gen AaBb.De/de tối đa có bao nhiêu loại giao tử nếu không xảy ra hoán vị gen?

Xem đáp án

Đáp án D

Aa và Bb khi giảm phân cho 2 loại giao tử, De/de khi giảm phân không hoán vị gen cho 2 loại giao tử, vậy có tối đa 2.2.2 = 8 loại giao tử được tạo ra

Câu 11: Trắc nghiệm ID: 197047

Em hãy cho biết: Hóa thạch ghi nhận về sự sống lâu đời nhất là khoảng bao nhiêu năm về trước?

Xem đáp án

Đáp án A

Hóa thạch sinh vật nhân sơ cổ nhất được ghi nhận vào 3500 triệu năm trước đây, tức 3,5 tỷ năm

Câu 12: Trắc nghiệm ID: 197048

Em hãy xác định: Khi nói về chu trình sinh địa hóa, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Đáp án A

- Ý A đúng vì theo khái niệm SGK lớp 12 trang 195.

- Ý B sai vì CO2 thông qua quang hợp đi vào chu trình chứ không phải qua hô hấp.

- Ý C sai vì thực vật hấp thụ nito dưới 2 dạng là amoni và nitrat, không phải nitrit.

- Ý D sai vì chu trình sinh địa hóa duy trì sự cân bằng vật chất trong sinh quyển.

Câu 14: Trắc nghiệm ID: 197050

Chọn đáp án đúng: Codon nào không mã hóa axit amin?

Xem đáp án

Codon nào không mã hóa axit amin: 5’ UAA 3’

Đáp án B

Câu 15: Trắc nghiệm ID: 197051

Cho biết: Giả sử một đoạn gen nhân tạo có khoảng 300 Nucleotid, dạng đột biến gen nào gây hậu quả nghiêm trọng hơn (thay đổi nhiều axit amin hơn) các trường hợp còn lại?

Xem đáp án

Đáp án A

- Đây là đột biến dịch khung, ngoài yếu tố nội phát có thể do Acridin gây nên và vị trí Nu số 6 là quá gần điểm đầu gen.

- Ý B không phải vì 3 cặp nucleotid đó quy định đúng một axit amin mà không làm thay đổi các axit amin khác.

- Ý C và D không phải vì thay cặp nu ở vị trí số 150 hay 300 trong mã bộ ba chưa chắc đã làm thay đổi lớp tới protein.

Câu 17: Trắc nghiệm ID: 197053

Khi nói về sự di truyền ngoài nhân, xác định đâu là ý kiến đúng?

Xem đáp án

Đáp án C

Ý kiến đúng khi nói về di truyền ngoài nhân là: Nếu bố mẹ có kiểu hình khác nhau thì kết quả phép lai thuận và nghịch khác nhau

Câu 19: Trắc nghiệm ID: 197055

Hãy cho biết: để nâng cao năng suất cây trồng, người ta không sử dụng biện pháp gì?

Xem đáp án

Đáp án C

Người ta thường không tăng bón phân đạm, vì khi đó bộ lá quá lớn có thể làm che khuất lớp lá dưới, lớp lá dưới quang hợp kém nhưng vẫn hô hấp tiêu phí nguyên liệu là giảm năng suất cây trồng

Câu 22: Trắc nghiệm ID: 197058

Cho thông tin: Người ta chuyển một số phân tử ADN của vi khuẩn E.Coli chỉ chứa N15 sang môi trường N14. Tất cả các ADN nói trên đều thực hiện nhân đôi 3 lần sau đó được chuyển về môi trường chứa N15 để nhân đôi thêm 2 lần nữa. Ở lần nhân đôi cuối cùng người ta thu được 70 phân tử ADN chứa 1 mạch N14 và 1 mạch N15. Số phân tử ADN ban đầu là:

Xem đáp án

Đáp án D

Gọi số phân tử ADN ban đầu là a

a phân tử ADN chỉ chứa N15 nhân đôi 3 lần trong môi trường N14 sẽ tạo ra:

2a phân tử chứa N14 và N15 + a.(23 – 2) phân tử chỉ chứa N14 = 2a (N15/N14) + 6a (N14)

Chuyển tất cả các phân tử tạo ra về môi trường N15 nhân đôi thêm 2 lần:

2a phân tử chứa N14 và N15 → 2a phân tử chứa N14 và N15 + (2a.22-1 + 2a) phân tử chứa N15 6a phân tử chứ N14  → 12a phân tử chứa N14 và N15 + 6a.(22 – 2) phân tử chỉ chứa N15

Số phân tử ADN chứa 1 mạch N14 và 1 mạch N15: 2a + 12a = 70 → a = 5

Câu 24: Trắc nghiệm ID: 197060

Hãy xác định: Bộ NST lưỡng bội của loài này là bao nhiêu biết? Ở một loài sinh vật lưỡng bội, cho biết mỗi cặp NST tương đồng gồm 2 chiếc có cấu trúc khác nhau. Trong quá trình giảm phân, ở giới cái không xảy ra đột biến mà có 1 cặp xảy ra trao đổi chéo tại một điểm nhất định, 1 cặp trao đổi chéo tại 2 điểm đồng thời; còn giới đực không xảy ra trao đổi chéo. Quá trình ngẫu phối đã tạo ra 221 kiểu tổ hợp giao tử.

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp:

Các NST trong cặp tương đồng có cấu trúc khác nhau tạo ra 2n loại giao tử.

Trao đổi chéo ở 1 điểm tạo ra 4 loại giao tử.

Trao đổi chéo ở 2 điểm đồng thời tạo ra 8 loại giao tử.

Cách giải:

- Giới đực tạo ra 2n giao tử

- Giới cái:

+ 1 cặp NST trao đổi chéo ở 1 điểm tạo ra 4 loại giao tử.

+ 1 cặp NST trao đổi chéo ở 2 điểm đồng thời tạo ra 8 loại giao tử.

Số loại giao tử ở giới cái là: 2n – 2 x 4 x 8 = 2n + 3

Số kiểu tổ hợp giao tử là: 2n + 3 x 2n = 221 → n = 9

Câu 26: Trắc nghiệm ID: 197062

Hãy cho biết: Phát biểu nào là đúng khi nói về chọn lọc tự nhiên?

Xem đáp án

Đáp án B

- Ý A sai vì chọn lọc tự nhiên là một nhân tố tiến hóa có hướng.

- Ý C sai vì chọn lọc tự nhiên không tạo ra đột biến có lợi mà chỉ có vai trò sàng lọc và giữ lại các cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi.

- Ý D sai vì còn có thể có những con đường khác như di nhập gen, các yếu tố ngẫu nhiên

Câu 27: Trắc nghiệm ID: 197063

Em hãy cho biết: Khi nói về các đặc trưng cơ bản của quần thể, phát biểu nào đúng?

Xem đáp án

Đáp án D

Trong điều kiện môi trường bị giới hạn, đường cong tăng trưởng thực tế có quần thể hình chữ S.

- Ý A sai vì tỷ lệ đực cái có rất nhiều khả năng khác nhau, ví dụ như gà, hươu, nai có số lượng cá thể cái nhiều hơn cá thể đực gấp 2, 3 đôi khi tới 10 lần.

- Ý B sai vì mật độ cá thể của quần thể không ổn định mà thay đổi theo mùa, năm hoặc tùy theo điều kiện môi trường sống.

- Ý C sai vì kích thước quần thể tối đa, cạnh tranh sẽ tăng cao, dẫn tới một số cá thể di cư khỏi quần thể và mức tử vong tăng

Câu 28: Trắc nghiệm ID: 197064

Em hãy cho biết: Khi nói về ổ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu đúng?

I. Chim ăn sâu và chim ăn hạt cùng sống trên cây nên ổ sinh thái dinh dưỡng trùng nhau hoàn toàn,

II. Ổ sinh thái đặc trưng cho loài.

III. Kích thước thức ăn, loại thức ăn, hình thức bắt mồi của mỗi loài tạo nên các ổ sinh thái về dinh dưỡng.

IV. Ổ sinh thái của một loài là nơi ở của loài đó.

Xem đáp án

Đáp án B

- I sai vì chúng ăn 2 loại thức ăn khác nhau nên ổ sinh thái dinh dưỡng khác nhau.

- II đúng.

- III đúng theo SGK lớp 12 trang 152.

- IV sai vì ổ sinh thái của loài khác với nơi ở của chúng. Nơi ở chỉ nơi cư trú còn ổ sinh thái biểu hiện cách sinh sống của loài đó.

Câu 30: Trắc nghiệm ID: 197066

Cho bài toán: Cây thân cao tự thụ phấn, đời F1 có tỷ lệ 9 cây thân cao : 7 cây thân thấp. Cho tất cả các cây thân cao F1 giao phấn ngẫu nhiên thì theo lý thuyết, tỷ lệ kiểu hình ở F2 là?

Xem đáp án

Đáp án D

F1 phân ly theo tỷ lệ 9:7, tính trạng tương tác bổ sung 9 cây thân cao ở F1: (1AA:2Aa) x (1BB:2Bb)

Cho các cây này giao phấn ngẫu nhiên, ta xét từng cặp gen:

F1: (1AA:2Aa) x (1AA:2Aa)

G: (2A:1a) x (2A:1a)

F2: 8A-:1aa

Tương tự với cặp gen Bb

F1: (1BB:2Bb) x (1BB:2Bb)

G: (2B:1b) x (2B:1b)

F2: 8B-:1bb

Tỷ lệ kiểu hình ở F2:

(8A-:1aa) x (8B-:1bb)

64 cao    :   17 thấp

Câu 31: Trắc nghiệm ID: 197067

Em hãy cho biết: Có bao nhiên loại codon mã hóa cho các axit amin có thể được tạo ra trên đoạn phân tử mARN gồm 3 loại nucleotid là A, U và G?

Xem đáp án

Đáp án B

Số bộ ba được tạo ra là 3n = 27 nhưng có 3 bộ ba kết thúc không mã hóa axit amin nào nên số codon mã hóa axit amin là 24.

Câu 35: Trắc nghiệm ID: 197071

Hãy cho biết khi lai giữa hai cá thể đều dị hợp tử về 2 cặp gen (Aa, Bb). Trong tổng số 1675 cá thể thu được ở đời con có 268 cá thể có kiểu gen đồng hợp lặn về cả hai cặp gen trên. Biết hai cặp gen trên đều nằm trên nhiễm sắc thể thường. Giải thích nào sau đây là không phù hợp với kết quả phép lai trên.

Xem đáp án

Đáp án D

Số cá thể aabb chiếm tỷ lệ 0,16

Hai cặp gen trên đều nằm trên NST thường, có hiện tượng liên kết gen

- A đúng vì aabb = 0,16 → ab = 0,4 → ab là giao tử liên kết → bố mẹ dị hợp đều

- B đúng vì P dị hợp đều, giao tử liên kết ab = 0,4 → f = 20%

- C đúng

- D sai vì 0,16 = 0,5 . 0,32 → hoán vị xảy ra ở 1 bên, với tần số f = 36%

Câu 37: Trắc nghiệm ID: 197073

Cho bài toán: Ở một loài động vật, cho lai con cái kiểu hình lông đen, chân cao với con đực lông trắng, chân thấp thu được F1 100% lông lang trắng đen, chân cao. Cho các con F1 lai với nhau, F2 có kiểu hình phân ly theo tỷ lệ 25% con có lông đen, chân cao : 45% con lông lang trắng đen, chân cao : 5% con lông lang trắng đen, chân thấp : 5% con lông trắng, chân cao : 20% con lông trắng, chân thấp. Biết rằng không có đột biến xảy ra. Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Màu sắc lông do hai gen trội không alen tương tác với nhau quy định.

II. Xảy ra hoàn vị một bên với tần số 20%.

III. Có 4 kiểu gen quy định kiểu hình lông đen, chân cao.

IV. Kiểu hình lông đen, chân cao thuần chủng chiếm tỷ lệ 20%.

Xem đáp án

Đáp án B

Ta có: Lông đen, chân cao x lông trắng, chân thấp được 100% lông đen, chân cao

→ A- lông đen trội so với a- lông trắng

B- chân cao trội so với b- chân thấp

Lại có: lông đen : lông lang đen trắng : lông trắng = 1:2:1 → Aa x Aa (trội không hoàn toàn)

Chân cao : chân thấp = 3:1 → Bb x Bb

(I) Sai. Màu sắc lông là do quy luật tương tác gen alen: Trội không hoàn toàn quy định.

(II) Đúng. Xét kiểu hình:

Lông trắng, thân thấp = 20% = 0,4(ab) x 0,5(ab) → Hoán vị gen một bên.

Vậy 0,4(ab) là giao tử liên kết → Giao tử hoán vị = 0,1

Vậy f = 2 x 0,1 = 20%

(III) Sai. Có 2 kiểu gen quy định kiểu hình lông trắng, chân cao: AB/AB, AB/Ab

(IV) Đúng. Tỷ lệ lông đen, chân cao thuần chủng bằng tỷ lệ lông trắng, chân thấp = 20%

Câu 39: Trắc nghiệm ID: 197075

Cho bài toán: Một quần thể thực vật tự thụ phấn có cấu trúc di truyền: 0.2 AB/Ab : 0.2 Ab/ab : 0.4ab/ab. Biết trong quá trình giảm phân hình thành giao tử có hoán vị gen, không xảy ra đột biến. Trong các phát biểu sau có bao nhiêu phát biểu đúng?

I. F2 có tối đa 9 kiểu gen.

II. Quần thể có tối đa 4 kiểu hình về tính trạng đang xét.

III. Ở F3 tỷ lệ kiểu gen đồng hợp lặn của quần thể là 37/40.

IV. Chọn lọc chống lại kiểu hình lặn sẽ loại bỏ được hoàn toàn alen lặn ra khỏi quần thể

Xem đáp án

Đáp án A

Hoán vị gen chỉ có nghĩa với kiểu gen ở trạng thái dị hợp 2 cặp gen liên kết trở lên nên với bài này chúng ta không cần quan tâm đến hoán vị do không có kiểu gen dị hợp 2 cặp gen.

I. Sai, số kiểu gen tối đa là: 7 = 3 + 3 – 1 + 3 -1 +1 – 1 = 7

II. Sai, do đề bài không đề cập đến quy luật, 4 kiểu hình khi các gen trội lặn hoàn toàn, nếu trội không hoàn toàn và đồng trội thì có thể có nhiều hơn 4 kiểu gen.

III. Đúng, kiểu gen đồng hợp do AB/Ab tạo ra là: \(1 - {\left( {\frac{1}{2}} \right)^3} = \frac{7}{8}\) (lượng giảm của kiểu gen di hợp = lượng tăng của kiểu gen đồng hợp)

Tương tự với kiểu gen còn lại → Tổng = \(\frac{7}{8}x3x0.2 + 0.4 = \frac{{37}}{{40}}\)

IV. Sai, chọn lọc kiểu hình lặn sẽ không loại bỏ được hoàn toàn alen lặn ra khỏi quần thể do chúng có thể tồn tại cùng với alen trội để cho kiểu hình trội (trội lặn hoàn toàn) hoặc kiểu hình trung gian (trội lặn không hoàn toàn) các kiểu hình này không chịu tác động của chọn lọc chống lại kiểu hình lặn.

Câu 40: Trắc nghiệm ID: 197076

Cho bài toán: Có sơ đồ phả hệ về một bệnh P của một gia đình, những người in đậm là những người bị bệnh, chỉ có 2 kiểu hình là bị bệnh và không bị bệnh, biết người I1 và I2 mang kiểu gen đồng hợp, cặp vợ chồng II4, II5 có kiểu gen giống I1 và I2, người II3 mang kiểu gen giống II2, người mang kiểu gen đồng hợp lặn bị bệnh.

Trong các phát biểu dưới đây có bao nhiêu phát biểu đúng?

I. Có thể xác định được tính chính xác tối đa kiểu gen của 4 người trong phả hệ trên.

II. Xác suất để   bị bệnh là 17/28.

III. Người III1 lấy vợ có kiểu gen giống III2 thì xác suất sinh con trai không bị bệnh là 4/14.

IV. Người III1 lấy vợ có kiểu gen giống người III2 thì xác suất sinh con gái không bị bệnh là 25/72.

Xem đáp án

Đáp án D

Trong sơ đồ phả hệ có một điều đáng lưu ý là hai người bị bệnh lại sinh được ra con bình thường, hai người bình thường lại sinh được con bị bệnh → bệnh này theo quy luật tương tác gen, có 2 tương tác phù hợp là tương tác bổ sung và tương tác át chế, do chỉ có 2 kiểu hình nên tỷ lệ tương tác phù hợp là tương tác bổ sung 9:7 và tương tác át chế 13:3 tuy nhiên do đồng hợp lặn mang bệnh nên loại trường hợp tương tác át chế 13:3

→ Quy luật là tương tác bổ sung 9:7

→ Kiểu gen (I1, I2) là (Aabb, aaBB) có thể hoán đổi vị trí → kiểu gen của cặp II4 và II5

→ Kiểu gen II: 1AaBb, 2AaBb, 3AaBb

→ Kiểu gen III2 (1Aabb:2Aabb:1aaBB:2aaBb:1aabb), kiểu gen III3: AaBb

→ Có thể xác định được chính xác kiểu gen của 4 người II1,2,3 và III3

Bắt đầu thi để xem toàn bộ câu hỏi trong đề

📝 Đề thi liên quan

Xem thêm »
Xem thêm »

❓ Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »