Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Sinh Học - Trường THPT Nguyễn Thiện Thuật

Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Sinh Học - Trường THPT Nguyễn Thiện Thuật

  • Hocon247

  • 40 câu hỏi

  • 90 phút

  • 31 lượt thi

  • Trung bình

Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com

Câu 1: Trắc nghiệm ID: 197357

Trong cơ thể thực vật, nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu nào sau đây là thành phần của prôtêin? 

Xem đáp án

Trong cơ thể thực vật, nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu Nitơ là thành phần của prôtêin.

Đáp án C

Câu 2: Trắc nghiệm ID: 197358

Xác định loài động vật nào có hình thức hô hấp bằng mang?

Xem đáp án

Châu chấu là loài động vật nào có hình thức hô hấp bằng mang.

Đáp án D

Câu 3: Trắc nghiệm ID: 197359

Hãy cho biết khi phân tích một axit nucleic, người ta thu được thành phần của nó có 20%A, 20%G, 40%X, 20%T. Axit nucleic này có nhiều khả năng nhất là?

Xem đáp án

Khi phân tích một axit nucleic, người ta thu được thành phần của nó có 20%A, 20%G, 40%X, 20%T. Axit nucleic này có nhiều khả năng nhất là: ADN có cấu trúc dạng sợi đơn.

Đáp án A

Câu 4: Trắc nghiệm ID: 197360

Đây là dạng đột biến nào biết đột biến thường gây chết hoặc làm giảm sức sống?

Xem đáp án

Mất đoạn là dạng đột biến nào biết đột biến thường gây chết hoặc làm giảm sức sống.

Đáp án A

Câu 5: Trắc nghiệm ID: 197361

Hãy xác định tế bào sinh dưỡng của một cơ thể bị đột biến có số lượng nhiễm sắc thể là 2n - 1. Tên gọi của thể đột biến này là gì?

Xem đáp án

Tế bào sinh dưỡng của một cơ thể bị đột biến có số lượng nhiễm sắc thể là 2n - 1. Tên gọi của thể đột biến này là thể 1 nhiễm.

Đáp án C

Câu 6: Trắc nghiệm ID: 197362

Cho biết ở Opêron Lac, nếu đột biến xảy ra ở vùng nào sẽ làm cho tất cả các gen cấu trúc không hoạt động tổng hợp prôtêin?

Xem đáp án

• Gen sẽ mất khả năng tổng hợp prôtêin khi gen không thể tiến hành phiên mã nếu không có hoặc đột biến xảy ra ở vùng khởi động P → A đúng.

• Gen sẽ phiên mã liên tục mà không chịu sự kiểm soát của tế bào nếu đột biến xảy ra ở vùng vận hành O hoặc gen điều hòa (không thuộc opêron) hoặc gen cấu trúc (chỉ làm thay đổi cấu trúc của phân tử prôtêin) B, C và D sai.

Đáp án A

Câu 7: Trắc nghiệm ID: 197363

Em hãy cho biết dựa theo quan niệm tiến hóa hiện đại, chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên?

Xem đáp án

Theo quan niệm của thuyết tiến hóa hiện đại, chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình của cơ thể, gián tiếp làm biến đổi tần số kiểu gen và tần số alen của quần thể theo một hướng xác định.

Đáp án D

Câu 9: Trắc nghiệm ID: 197365

Hãy cho biết kiểu phân bố nào chỉ có trong quần xã sinh vật? 

Xem đáp án

A sai. Vì phân bố đều là sự phân bố các các thể trong quần thể

B sai. Vì phân bố theo nhóm là sự phân bố các các thể trong quần thể (là kiểu phân bố phổ biển nhất).

C đúng. Vì phân bố theo chiều thẳng đứng và phân bố theo mặt phẳng ngang là kiểu phân bố của các loài trong quần xã.

D sai. Vì phân bố ngẫu nhiên là sự phân bố các các thể trong quần thể.

Đáp án C

Câu 10: Trắc nghiệm ID: 197366

Cho biết: Loài động vật nào sau đây, ở giới đực mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XY và giới cái mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XX?

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Nhóm loài

Người, Động vật có vú, Ruồi giấm, Cây gai, Cây chua me

Chim, Ếch nhái, Bò sát, Bướm, Dâu tây

Bọ xít, Châu chấu, Rệp

Bọ nhậy

Cặp NST giới tính

Cái: XX
Đực:XY

Cái: XY

Đực: XX

Cái: XX
Đực: XO

Cái: XO

Đực XX

Câu 11: Trắc nghiệm ID: 197367

Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của sự di truyền ngoài nhân?

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Sự phân li kiểu hình ở đời con đối với các tính trạng do gen nằm trong tế bào chất quy định rất phức tạp do một tế bào có chứa rất nhiều ti thể và lục lạp; một ti thể và lục lạp lại chứa rất nhiều phân tử ADN nên một gen trong ti thể và lục lạp thường chứa rất nhiều bản sao. Các bản sao của cùng một gen có thể bị đột biến khác nhau nên một cá thể thường chứa rất nhiều alen khác nhau của cùng một gen và trong cùng một tế bào, các ti thể khác nhau có thế chứa các alen khác nhau và các mô khác nhau có thế chứa các alen khác nhau.

Câu 12: Trắc nghiệm ID: 197368

Hãy cho biết hệ tuần hòa của loài động vật nào sau đây có mao mạch?

Xem đáp án

Chọn đáp án B.

 

Hệ tuần hoàn hở

Hệ tuần hoàn kín

Hệ tuần hoàn đơn

Hệ tuần hoàn kép

Đại diện

- Thân mềm

- Chân khớp (côn trùng)

Giun đốt, Cá

Mực ống, bạch tuộc, lưỡng cư, bò sát, chim, thú

Ví dụ

Nghêu, Sò, Ốc, Hến, Ruồi giấm, Muỗi, Kiến, Gián, Tôm, Cua, Trai, Ốc sên

Cá mập, cá chép, cá quả, cá diêu hồng, cá hồi.

Mực,bạch tuộc, ếch nhái, Thằn lằn, rắn, cá sấu, chim sẻ, đại bàng, diều hâu, hổ, sư tử, cá voi, cá heo.

Câu 13: Trắc nghiệm ID: 197369

Hãy cho biết người ta tiến hành nuôi các hạt phấn của cây có kiểu gen AabbDDEeGg thành các dòng đơn bội, sau đó lưỡng bội hóa để tạo ra các dòng thuần chủng. Theo lí thuyết, quá trình này sẽ tạo ra tối đa bao nhiêu dòng thuần có kiểu gen khác nhau

Xem đáp án

Chọn đáp án C

− Cơ thể AabbDDEeGg có 3 cặp gen dị hợp nên sẽ tạo ra 8 loại giao tử. Mỗi loại giao tử sẽ tạo ra 1 dòng tế bào đơn bội.

− Khi lưỡng bội hóa các dòng đơn bội thì mỗi dòng đơn bội sẽ tạo ra 1 dòng thuần chủng. → số dòng thuần chủng = số dòng đơn bội.

− Có 8 dòng thuần chủng.

Câu 14: Trắc nghiệm ID: 197370

Cho biết khi quan sát số lượng cây ở trong một thể thực vật, người ta đếm được 1000 cây/m2. Số liệu trên cho ta biết được đặc trưng nào của quần thể?

Xem đáp án

Quan sát số lượng cây ở trong một thể thực vật, người ta đếm được 1000 cây/m2. Số liệu trên cho ta biết được đặc trưng: Mật độ cá thể của quần thể.

Đáp án D

Câu 15: Trắc nghiệm ID: 197371

Cho biết chuỗi thức ăn: Lúa → Châu chấu → Nhái → Rắn → Diều hâu. Trong chuỗi thức ăn này, bậc dinh dưỡng bậc 3 là?

Xem đáp án

Cho biết chuỗi thức ăn: Lúa → Châu chấu → Nhái → Rắn → Diều hâu. Trong chuỗi thức ăn này, bậc dinh dưỡng bậc 3 là Nhái.

Đáp án C

Câu 17: Trắc nghiệm ID: 197373

Dựa theo quan niệm tiến hóa hiện đại, nhân tố tiến hóa nào có thể làm phong phú vốn gen của quần thể?

Xem đáp án

Chọn đáp án C.

Nhân tố tiến hóa

Sự thay đổi

Vô hướng

Có hướng

Tạo alen mới

Làm nghèo nàn/ phong phú vốn gen QT

Tần số alen

Thành phần KG

Đột biến

Làm thay đổi

 

 

Làm thay đổi

x

 

x

Phong phú

Di nhập gen

x

 

x

Nghèo nàn/ phong phú

CLTN

 

x

 

Nghèo nàn

Các yếu tố ngẫu nhiên

x

 

 

Nghèo nàn

Giao phối không ngẫu nhiên

Không làm thay đổi

Làm thay đổi tần số kiểu gen theo hướng:

+ Dị hợp giảm dần qua các thế hệ.

+ Đồng hợp tăng dần qua các thế hệ

x

 

 

Nghèo nàn

Câu 18: Trắc nghiệm ID: 197374

Hãy cho biết khi nói về đặc trưng cơ bản của quần thể, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Xét các phát biểu của đề bài:

A sai. Các quần thể khác nhau của cùng 1 loài thường có kích thước khác nhau.

B sai. Quần thể có các nhóm tuổi đặc trưng nhưng thành phần nhóm tuổi của quần thể luôn thay đổi tùy thuộc vào từng loài và điều kiện sống của môi trường.

C đúng.

D sai. Mật độ cá thể trong quần thể không cố định mà thay đổi theo mùa, năm hoặc tùy theo điều kiện của môi trường sống

Câu 19: Trắc nghiệm ID: 197375

Cho hình vẽ sau mô tả quá trình săn mồi của một con diều dâu trong 3 tháng ở một quần thể chuột. Sự thay đổi trong quần thể chuột có thể được giải thích hợp lý bằng?

Xem đáp án

Sự thay đổi trong quần thể chuột có thể được giải thích hợp lý bằng chọn lọc tự nhiên.

Đáp án C

Câu 20: Trắc nghiệm ID: 197376

Cho biết phát biểu nào sau đây về nhiễm sắc thể giới tính là đúng?

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Trên các NST giới tính, ngoài các gen quy định tính đực,cái, còn có các gen quy định tính trạng thường. NST X có nhiều gen quy định tính trạng thường hơn NST Y. → Đáp án B

Câu 21: Trắc nghiệm ID: 197377

Em hãy cho biết theo quan niệm tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Xét các phát biểu của đề bài:

-A sai vì thường biến không được coi là nguyên liệu của quá trình tiến hóa.

-B sai vì ngay cả khi môi trường sống không thay đổi thì quần thể vẫn chịu tác động của chọn lọc tự nhiên.

-C sai vì điều kiện địa lý chỉ là nguyên nhấn gián tiếp dẫn đến sự sai khác trên cơ thể sinh vật dẫn đến hình thành loài mới, nguyên nhân trực tiếp là các nhân tố tiến hóa. Do vậy khi không có tác động của các nhân tố tiến hóa thì không dẫn đến sự hình thành loài mới.

Câu 22: Trắc nghiệm ID: 197378

Cho biết khi nói về thành phần hữu sinh trong hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Chọn đáp án D.

A sai. Vì có một số loài nấm sống kí sinh.

B sai. Sinh vật tiêu thụ bậc 3 luôn có sinh khối nhỏ hơn sinh vật tiêu thụ bậc 2.

C sai. Các loài động vật ăn thịt khác nhau thường được xếp vào cùng một bậc dinh dưỡng hoặc những bậc dinh dưỡng khác nhau.

Câu 23: Trắc nghiệm ID: 197379

Cho thí nghiệm: Một học sinh đã thực hiện như sau: chuẩn bị 3 bình thủy tinh có nút kín A, B và C. Bình B và C có treo hai cành cây có diện tích lá lần lượt là là 40 cm2 và 60 cm2. Bình B và C chiếu sáng trong 30 phút. Sau đó lấy các cành cây ra và cho vào các bình A, B và C mỗi bình một lượng Ba(OH)2 như nhau, lắc đều sao cho khí CO2 trong bình hấp thụ hết. Trong số các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?

I. Sau 30 phút chiếu sáng, hàm lượng CO2 trong bình A là cao nhất.

II. Sau 30 phút chiếu sáng, hàm lượng CO2 trong bình B cao hơn bình C.

III. Sau khi hấp thụ CO2 thì hàm lượng Ba(OH)2 còn dư trong bình  B là ít nhất.

IV. Có thể thay thế dung dịch Ba(OH)2 trong thí nghiệm bằng dung dịch nước vôi trong

Xem đáp án

Chọn đáp án C.

Sau 30 phút chiếu sáng, thì cành cây trong hai bình B và C sẽ quang hợp. Dựa vào phương trình tổng quát của quang hợp như sau: CO2 + H2O → C6H12O6 + O2 + H2O; ta nhận thấy quang hợp hấp thụ CO2 có trong mỗi bình thủy tinh.

Do diện tích lá ở bình B > diện tích lá ở bình C → lượng CO2 cần cho quang hợp ở bình B < bình C. Bình A hàm lượng CO2 không đổi.

→ Sau 30 phút chiếu sáng, hàm lượng CO2 trong ba bình theo thứ tự từ nhiều đến ít là: A, B, C.

I đúng.

II đúng. 

Sử dụng Ba(OH)2 để hấp thụ lượng CO2 còn dư trong mỗi bình theo PTHH: Ba(OH)2 + CO2 →BaCO3
(kết tủa) + H2O

Lượng CO2 còn lại sau 30 phút chiều sáng

Bình A > Bình B > Bình C

Lượng Ba(OH)2 dùng để hấp thụ CO2

Bình A > Bình B > Bình C

Lượng Ba(OH)2 dư sau khi hấp thụ CO2

Bình A < Bình B < Bình C

III sai. Hàm lượng Ba(OH)2 dư sau khi hấp thụ CO2 ở bình A là thấp nhất.

IV đúng. Có thể thay thế bằng dung dịch Ca(OH)2 vì phản ứng tạo kết tủa tương tự nhau.

Ca(OH)2 + CO2 →CaCO3(kết tủa) + H2O

Câu 24: Trắc nghiệm ID: 197380

Em hãy cho biết: Một quần thể thực vật giao phấn ngẫu nhiên đang ở trạng thái cân bằng di truyền, xét 1 gen có 2 alen là A và a; tần số alen A là 0,2. Theo lí thuyết, tần số kiểu gen AA của quần thể này là bao nhiêu?

Xem đáp án

Một quần thể thực vật giao phấn ngẫu nhiên đang ở trạng thái cân bằng di truyền, xét 1 gen có 2 alen là A và a; tần số alen A là 0,2. Theo lí thuyết, tần số kiểu gen AA của quần thể này là 0,04

Đáp án A

Câu 29: Trắc nghiệm ID: 197385

Cho biết từ kết quả thí nghiệm của phép lai hai (hoặc nhiều) cặp tính trạng Menđen cho thấy rằng: Khi lai cặp bố, mẹ thuần chủng khác nhau về hai (hoặc nhiều) cặp tính trạng tương phản, di truyền độc lập với nhau, thì xác suất xuất hiện mỗi kiểu hình ở F2 bằng?

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Từ kết quả thí nghiệm của phép lai hai hoặc nhiều cặp tính trạng, Menden cho thấy rằng : khi lai hai cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau về hai hay nhiều cặp tính trạng tương phản di truyền độc lập với nhau thì xác suất xuất hiện mỗi kiểu hình ở F2 bằng tích xác suất của các tính trạng hợp thành nó.

Câu 30: Trắc nghiệm ID: 197386

Em hãy xác định: Phát biểu nào sau đây là không đúng về hiện tượng liên kết gen hoàn toàn?

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Các gen trên cùng một NST di truyền cùng nhau tạo thành một nhóm gen liên kết.

Số lượng nhóm gen liên kết của một loài thường bằng số NST trong bộ NST đơn bội của loài đó.

Liên kết gen làm hạn chế sự xuất hiện biến dị tổ hợp. 

Câu 32: Trắc nghiệm ID: 197388

Em hãy cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Quá trình giảm phân không xảy ra đột biến. Phép lai AaXBXb × AaXBY cho đời con có bao nhiêu loại kiểu gen, bao nhiêu loại kiểu hình?

Xem đáp án

Chọn đáp án A.

Phép lai: AaXBXb × AaXBY = (Aa × Aa)(XBXb × XBY).

Aa × Aa " 1AA : 2Aa : 1aa. Số loại kiểu gen: 3, số loại kiểu hình: 2.

Phép lai: XBXb × XBY " 1XBXB: 1 XBXb: XBY : 1XbY.

Số loại kiểu gen: 4. Số loại kiểu hình: 3.

(giới XX có 1 loại kiểu hình, giới XY có 2 loại kiểu hình)

" Số loại kiểu gen là 3 × 4 = 12. Số loại kiểu hình là 2 × 3= 6

Câu 33: Trắc nghiệm ID: 197389

Cho biết màu sắc lông thỏ do một gen có 4 alen A1, A2, A3, A4 nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định. Trong đó A1 quy định màu lông xám, A 2 quy định lông sọc, A3 quy định lông màu vàng, A4 quy định lông màu trắng. Thực hiện các phép lai thu được kết quả như sau:

- Phép lai 1: Thỏ lông sọc lai với thỏ lông vàng, thu được F1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 25% thỏ lông xám nhạt : 25% thỏ lông sọc : 25% thỏ lông vàng : 25% thỏ lông trắng.

- Phép lai 2: Thỏ lông sọc lai với thỏ lông xám, thu được F1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 50% thỏ lông xám : 25% thỏ lông sọc : 25% thỏ lông trắng

- Phép lai 3: Thỏ lông xám lai với thỏ lông vàng, thu được F1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 50% thỏ lông xám : 50% thỏ lông vàng.

Cho biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Thứ tự quan hệ trội lặn là xám trội hoàn toàn so với sọc, sọc trội hoàn toàn so vàng, vàng trội hoàn toàn so trắng.

II. Kiểu hình lông xám được quy định bởi nhiều kiểu gen nhất.

III. Tối đa có 10 kiểu gen quy định màu lông thỏ.

IV. Có 2 kiểu gen quy định lông xám nhạt.

Xem đáp án

Chọn đáp án D.

Xét

+ Phép lai 2: sọc × xám → 1sọc: 2xám:1 trắng→ xám >sọc>trắng

+ Phép lai 1: sọc × vàng → 1 sọc:1 xám nhạt: 1 vàng : 1 trắng → kiểu hình xám nhạt là kiểu hình trung gian giữa sọc và vàng → sọc trội không hoàn toàn so với vàng

Thứ tự trội lặn: A1 > A2 = A3>A4I sai

Kiểu gen P của các phép lai:

PL 1: A2A4 × A3A4 → A2A3 (xám nhạt): A2A4 (sọc):A3A4(vàng):A4A4 (trắng)

PL2:  A2A4 × A1A4 → A1A4 :A1A2 (2 xám):  A2A4 (sọc):A4A4 (trắng)

PL3: A1A3 ×A3A3 → A1A3 (xám) :1A3A3 (vàng)

II đúng

III đúng, 1 gen có 4 alen, số kiểu gen tối đa là \(C_4^2 + 4 = 10\)

IV sai, xám nhạt chỉ có kiểu gen A2A3 (xám nhạt)

Câu 34: Trắc nghiệm ID: 197390

Cho bài toán: Ở 1 loài thực vật, xét 2 gen, mỗi gen có 2 alen trội lặn hoàn toàn. Biết rằng 2 gen này nằm trên 2 cặp NST khác nhau. Alen A đột biến thành alen a, alen b đột biến thành alen B. Trong quần thể của loài trên, xét các 5 cơ thể có kiểu gen như sau: AABb; AAbb; AaBb; aaBB; Aabb.

I. Có 3 thể đột biến.

II. Số kiểu gen đột biến là 4.

III. Số kiểu gen thuần chủng bình thường là 1.

IV. Có 3 cơ thể có thể tạo ra 50% giao tử bình thường và 50% giao tử đột biến.

Xem đáp án

Chọn đáp án C.

 I ĐÚNG. Thể đột biến là cá thể mang đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình. A bị đột biến thành a → thể đột biến là aa, b bị đột biến thành B → thể đột biến là BB hoặc Bb.

Thể đột biến về 2 cặp gen trên khi mang ít nhất một thể đột biến của một cặp trong 2 cặp trên.

3 thể đột biến là AABb, AaBb, aaBB.

II ĐÚNG. Kiểu gen đột biến bao gồm cá thể có kiểu gen mang alen đột biến nhưng chưa biểu hiện kiểu hình và thể đột biến. Ngoài 3 kiểu gen đột biến của thể đột biến trên còn có 1 kiểu gen đột biến là Aabb.

III ĐÚNG. Có 1 kiểu gen thuần chủng bình thường là AAbb.

IV SAI. Có 2 cơ thể có thể tạo ra 50% giao tử bình thường và 50% giao tử đột biến là AABb; Aabb.

Đáp án C

Câu 35: Trắc nghiệm ID: 197391

Ở một loài thực vật, xét 2 cặp tính trạng tương phản do 2 cặp gen nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể thường quy định, trong đó alen A quy định thân cao là trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa tím là trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Cho 2 cây X và Y lần lượt thụ phấn cho cây cây Z và T thu được thế hệ F1. Tổng số kiểu tổ hợp giao tử sinh ra từ các phép lai là 15. Biết rằng tổng số kiểu tổ hợp giao tử sinh ra từ phép lai giữa cây X với 2 cây Z, T gấp 4 lần tổng số kiểu tổ hợp giao tử sinh ra từ phép lai giữa cây Y với 2 cây Z, T và số loại giao tử của cây Z nhiều hơn số loại giao tử từ cây T. Tính theo lý thuyết, trong số các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?

I. Cây X chỉ có 1 kiểu gen.

II. Cây Y có tối đa 4 kiểu gen.

III. Có tối đa 4 phép lai giữa cây X và cây Z.

IV. Có tối đa 16 phép lai giữa cây Y và cây T

Xem đáp án

Chọn đáp án D.

Tất cả các phát biểu đều đúng.

Nhận xét: 15 tổ hợp = 8 + 4 + 2 + 1

XxZ=8 tổ hợp à

XxT=4 tổ hợp à X tạo 4 giao tử

YxZ=2 tổ hợp àZ tạo 2 tổ hợp

YxT=1 tổ hợp àY và T đều đồng hợp

Kiểu gen của các cá thể có thể có là:

X: AaBb

Y: AABB, AAbb, aaBB, aabb.

Z: AaBB, AABb, Aabb, aaBb.

T: AABB, AAbb, aaBB, aabb.

Xét các phát biểu đề bài:

I đúng.

II đúng.

III đúng. AaBb x (AaBB, AABb, Aabb, aaBb) à4 phép lai.

IV đúng. Y-cây đực (AABB, AAbb, aaBB, aabb) x T-cây cái (AABB, AAbb, aaBB, aabb)

Câu 36: Trắc nghiệm ID: 197392

Phép lai \(P:\,\frac{{AB}}{{ab}}{X^D}{X^d} \times \,\frac{{AB}}{{ab}}{X^D}Y\) thu được F1. Trong tổng số cá thể ở F1, số cá thể đực có kiểu hình trội về cả ba tính trạng chiếm 16,5%. Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn; không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở cả quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. F1 có 36 loại kiểu gen.

II. Khoảng cách giữa gen A và gen B là 40 cM.

III. F1 có 8,5% số cá thể cái dị hợp tử về 3 cặp gen.

IV. F1 có 40% số cá thể đực có kiểu hình lặn về 3 tính trạng

Xem đáp án

Chọn đáp án C

\(P:\,\frac{{AB}}{{ab}}{X^D}{X^d} \times \,\frac{{AB}}{{ab}}{X^D}Y\)

- \(\frac{{AB}}{{ab}} \times \frac{{AB}}{{ab}}\) hoán vị gen xảy ra ở cả 2 giới → tạo 10 kiểu gen ở đời con

- \({X^D}{X^d} \times {X^D}Y \to \) cho 4 loại kiểu gen

Vậy phép lai P cho đời con số kiểu gen là: \(10.4 = 40 \to \) I sai

- Trong tổng số cá thể ở F1, số cá thể đực có kiểu hình trội về cả ba tính trạng chiếm 16,5%, ta có \(\left( {A - ,B - } \right){X^D}Y = 16,5\% \to \left( {A - ,B - } \right) = 16,5\% :25\% = 66\% \to \frac{{ab}}{{ab}} = 66\% - 50\% = 16\% \) 

Phân tích: \(16\% \frac{{ab}}{{ab}} = 40\% \underline {ab} \times 40\% \underline {ab} \) (giao tử \(\underline {ab} = 40\% > 25\% \) vậy đây là giao tử liên kết → giao tử hoán vị \( = 50\% - 40\% = 10\% \)) → tần số hoán vị gen \(f = 10.2 = 20\% \to \) II sai

- \(P:\frac{{AB}}{{ab}} \times \frac{{AB}}{{ab}}\) (f = 20% xảy ra ở cả 2 giới)

Gp: \(\begin{gathered} \underline {AB} = \underline {ab} = 40\% \hfill \\ \underline {Ab} = \underline {aB} = 10\% \hfill \\ \end{gathered} \)         \(\begin{gathered} \underline {AB} = \underline {ab} = 40\% \hfill \\ \underline {Ab} = \underline {aB} = 10\% \hfill \\ \end{gathered}\)

F1: Cá thể cái dị hợp 3 cặp gen là: (\(\frac{{AB}}{{ab}}{X^D}{X^d} + \frac{{Ab}}{{aB}}{X^D}{X^d}\))

\( = \left( {40\% .40\% .2 + 10\% .10\% .2} \right).25\% = 8,5\% \to \) III đúng

- F1 số cá thể đực có kiểu hình lặn về 3 tính trạng (\(\frac{{ab}}{{ab}}\)).\({X^d}Y = 16\% .25\% = 4\% \to \) IV sai

Vậy có một phát biểu đúng

Câu 37: Trắc nghiệm ID: 197393

Cho bài toán: Một cơ thể đực mang kiểu gen \(Aa\frac{{Bd}}{{bD}}\). Nếu trong quá trình giảm phân tạo giao tử, một số tế bào sinh tinh bị rối loạn phân li ở cặp NST mang 2 cặp alen B, b, D, d trong lần giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường thì theo lý thuyết, số loại tinh trùng tối đa có thể tạo ra từ cơ thể này là bao nhiêu? (biết rằng các gen trên cùng một NST liên kết hoàn toàn).

Xem đáp án

Chọn đáp án C.

Ta xét hai trường hợp:

- Các tế bào liên kết gen hoàn toàn và giảm phân bình thường có thể tạo ra 4 loại giao tử là: \(A\underline {Bd} ;\,a\underline {Bd} ;\,A\underline {bD} ;\,a\underline {bD} \) 

- Các tế bào liên kết gen hoàn toàn và giảm phân bị rối loạn phân li ở cặp NST mang 2 cặp alen B, b, D, d trong lần giảm phân I có thể tạo ra 4 loại giao tử là: \(A\frac{{Bd}}{{bD}};\,a\frac{{Bd}}{{bD}};\,A;\,a\) 

Xét tổng cả hai trường hợp thì số loại tinh trùng tối đa có thể tạo ra là: 4+4=8 

* Lưu ý: nếu cặp NST Aa không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường tạo 2 loại giao tử: \(Aa\left( {n + 1} \right);\,\,O\left( {n - 1} \right)\) 

Câu 38: Trắc nghiệm ID: 197394

Cho bài toán: Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng; tính trạng chiều cao cây được quy định bởi hai gen, mỗi gen có hai alen (B, b và D, d) phân li độc lập. Cho cây hoa đỏ, thân cao (P) dị hợp tử về 3 cặp gen trên lai phân tích, thu được Fa có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 7% cây thân cao, hoa đỏ: 18% cây thân cao, hoa trắng: 32% cây thân thấp, hoa trắng: 43% cây thân thấp, hoa đỏ. Biết rằng không có đột biến xảy ra. Theo lý thuyết, trong các kết luận sau đây, có bao nhiêu kết luận đúng?

I. Kiểu gen của (P) là \(\frac{{AB}}{{ab}}Dd\)

II. Ở Fa có 8 loại kiểu gen.

III. Cho (P) tự thụ phấn, theo lí thuyết, ở đời con kiểu gen đồng hợp tử lặn về 3 cặp gen chiếm tỉ lệ 0,49%.

IV. Cho (P) tự thụ phấn, theo lí thuyết, ở đời con có tối đa 21 loại kiểu gen và 4 loại kiểu hình.

Xem đáp án

Chọn đáp án D

A: đỏ > > a: trắng

Tính trạng chiều cao cây được quy định bởi hai gen, mỗi gen có hai alen (B, b và D, d) phân li độc lập.

\(P:\left( {Aa,Bb,Dd} \right) \times \left( {aa,bb,dd} \right)\) 

Fa: 7% cây thân cao, hoa đỏ: 18% cây thân cao, hoa trắng: 32% cây thân thấp, hoa trắng: 43% cây thân thấp, hoa đỏ.

* Xét riêng từng cặp tính trạng ta có

- Cao/thấp =1/3 → tính trạng chiều cao cây bị chi phối bởi quy luật tương tác gen kiểu bổ trợ 9:7

Quy ước: B-D-: cao; \(\left( {B - dd;{\text{ }}bbD - ;{\text{ }}bbdd} \right)\): thấp

- Đỏ/ trắng = 1:1 

* Xét tỉ lệ chung 2 cặp tính trạng của đề bài ta thấy: \(\left( {7:18:32:43} \right) \ne \left( {1:3} \right)\left( {1:1} \right) \to \) có hiện tượng liên kết gen không hoàn toàn (vì nếu liên kết gen hoàn toàn thì kết quả của phép lai phân tích phải là 1: 1: 1: 1).

* Vì là tương tác bổ sung nên vai trò của B và D là như nhau nên ta giả sử A liên kết với B

- Tỉ lệ cây cao - trắng ở đời con là: \(\frac{{18}}{{7 + 18 + 32 + 43}} = 0,18\) hay

\(\left( {aa,Bb,Dd} \right) = 0,18 \to \left( {aa,Bb} \right) = 0,18:0,5 = 0,36 \to aB = 0,36:1 = 0,36\) (vì lai phân tích nên đồng hợp tử lặn cho 1 loại giao tử)

\( \to aB = 0,36 > 0,25 \to \) giao tử aB là giao tử liên kết → kiểu gen của P là dị hợp tử chéo: \(\frac{{Ab}}{{aB}}Dd\) hoặc \(\frac{{{\rm A}d}}{{aD}}Bb\) 

* Xét các kết luận trên ta có:

- (1) Kiểu gen của (P) là \(\frac{{AB}}{{ab}}Dd \to \) sai vì kiểu gen của P là: \(\frac{{Ab}}{{aB}}Dd\)

- (2) Ở Fa có 8 loại kiểu gen → đúng vì P: \(\frac{{Ab}}{{aB}}Dd\) liên kết gen không hoàn toàn cho 8 loại giao tử, mà lai phân tích thì cơ thể đồng hợp tử lặn chỉ cho 1 loại giao tử nên kết hợp lại ta được Fa có 8 loại kiểu gen.

- (3) Cho (P) tự thụ phấn, theo lí thuyết, ở đời con kiểu gen đồng hợp tử lặn về 3 cặp gen chiếm tỉ lệ 0,49% → đúng. Ta có sơ đồ lai

\(P:\frac{{Ab}}{{aB}}Dd \times \frac{{Ab}}{{aB}}Dd\) 

+ \(\frac{{Ab}}{{aB}} \times \frac{{Ab}}{{aB}}\) \(\left( {\underline {aB} = 0,36 \to \underline {ab} = 0,14} \right) \to \frac{{ab}}{{ab}} = 0,14.0,14 = 0,0196\) 

+ \(Dd \times Dd \to \frac{1}{4}DD:\frac{2}{4}Dd:\frac{1}{4}dd \to \frac{{ab}}{{ab}}dd = 0,0196.0,25 = 0,49\% \) 

- (4) Cho (P) tự thụ phấn, theo lí thuyết, ở đời con có tối đa 21 loại kiểu gen và 4 loại kiểu hình  sai

\(P:\frac{{Ab}}{{aB}}Dd \times \frac{{Ab}}{{aB}}Dd\) 

+ \(\frac{{Ab}}{{aB}} \times \frac{{Ab}}{{aB}} \to \) tối đa 10 loại kiểu gen

+ \(Dd \times Dd \to 1DD:2Dd:1dd \to \) tối đa 3 loại kiểu gen

→ vậy P cho tối đa: 10.3=30 kiểu gen và 4 kiểu hình

Vậy chỉ có 2 phương án đúng là: III, II.

Câu 39: Trắc nghiệm ID: 197395

Chọn đáp án đúng: Ở một giống cây trồng ngắn ngày, tính trạng mùi vị quả do một gen có 2 alen trội lặn hoàn toàn quy định: A quy định quả ngọt, a quy định quả chua. Do thụ phấn nhờ côn trùng qua nhiều thế hệ đã hình thành một quần thể (P) đạt trạng thái cân bằng di truyền với các cây mang kiểu gen dị hợp có tỷ lệ cao nhất. Mục đích của người nông dân là nhanh chóng tạo ra quần thể cho cây quả ngọt chiếm đa số và tỉ lệ cây quả chua dưới 6%, người ta chỉ thu hạt của cây quả ngọt để gieo trồng. Sau đó tiến hành can thiệp bằng cách thu hạt phấn từng cây và thụ phấn cho chính cây đó, loại bỏ sự thụ phấn nhờ côn trùng. Giả sử không xảy ra đột biến, khả năng nảy mầm của các kiểu gen là như nhau. Theo lý thuyết, tính từ quần thể (P) đến thế hệ gần nhất là thế hệ thứ mấy thì người nông dân sẽ đạt được mục đích nói trên?

Xem đáp án

Chọn đáp án C.

Quần thể tự thụ phấn có cấu trúc di truyền: xAA:yAa:zaa  sau  n thế hệ tự thụ phấn có  cấu trúc di truyền

\(x + \frac{{y(1 - 1/{2^n})}}{2}AA:\frac{y}{{{2^n}}}Aa:z + \frac{{y(1 - 1/{2^n})}}{2}aa\) 

Cách giải:

A- quả ngọt; a- quả chua

Quần thể P đạt cân bằng di truyền mà tỷ lệ dị hợp đạt cao nhất → cấu trúc di truyền của P là 0,25AA:0,5Aa:0,25 aa

F1: 0,25AA:0,5Aa ↔1AA:2Aa cho tự thụ n thế hệ, ở Fn có aa < 6%

ở Fn – 1 có Aa < 24% hay: \(\frac{{0,75}}{{{2^{n - 1}}}} < 0,24 \to n \geqslant 3\)

Vậy ở thế hệ thứ 3 có thể thu được quần thể có dưới 6% cây quả chua.

Câu 40: Trắc nghiệm ID: 197396

Cho biết: Ở người gen quy định nhóm máu có 3 alen nằm trên nhiễm sắc thể thường, trong đó kiểu gen IAIA và IAI0 đều quy định nhóm máu A; kiểu gen IBIB và IBI0 đều quy định nhóm máu B; kiểu gen IAIB quy định nhóm máu AB; kiểu gen I0I0 quy định nhóm máu O. Bệnh mù màu do một gen có 2 alen quy định, trội hoàn toàn và nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể X. Cho sơ đồ phả hệ

Biết rằng không phát sinh đột biến mới ở tất cả mọi người trong phả hệ. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Xác định được tối đa kiểu gen của 4 người trong phả hệ.

II. III1 và III5 có kiểu gen giống nhau.

III. II2 và II4 có thể có nhóm máu A hoặc B.

IV. Cặp vợ chồng III3 – III4 sinh con nhóm máu O và không bị bệnh với xác suất 3/16

Xem đáp án

Chọn đáp án D.

I đúng, xác định được kiểu gen của tối đa 4 người

II sai, giới tính của họ khác nhau nên kiểu gen sẽ khác nhau

III đúng.

IV đúng,

Người II4 chắc chắn mang IOI × II: IAIO để sinh con nhóm máu O thì III4 phải mang IO với xác suất 3/4

III4:  1IOIO: 2IOI-  × Người III3: IBIO ↔ (2IO:1I)× (IO: IB) → Nhóm máu O: 1/4

Xét bệnh mù màu

Người III3 có thể có kiểu gen XHXH: XHX ×  III4: XhY ↔ (3XH:1Xh)(Xh:Y) → 3/4 không bị bệnh

Xác suất cần tính là 1/4 ×3/4 = 3/16

Bắt đầu thi để xem toàn bộ câu hỏi trong đề

📝 Đề thi liên quan

Xem thêm »
Xem thêm »

❓ Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »