Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Sinh - Trường THPT Khương Đình

Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Sinh - Trường THPT Khương Đình

  • Hocon247

  • 40 câu hỏi

  • 90 phút

  • 44 lượt thi

  • Trung bình

Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com

Câu 1: Trắc nghiệm ID: 197757

Nêu tác nhân chủ yếu điều tiết độ mở khí khổng?

Xem đáp án

Đáp án B

Tác nhân chủ yếu điều tiết độ mở khí khổng là hàm lượng nước trong tế bào khí khổng. Vì:

     - Mỗi khí khổng được cấu tạo bởi 2 tế bào hình hạt đậu. Mỗi tế bào hạt đậu có thành phía trong dày hơn, thành phía ngoài mỏng hơn. Hai tế bào có thành phía trong quay vào nhau.

     - Khi no nước, vách mỏng của tế bào khí khổng căng phồng làm cho vách dày cong theo, lỗ khí mở ra, hơi nước thoát rA. Khi mất nước, vách mỏng hết căng và vách dày uốn thẳng lại làm lỗ khí đóng lại, hơi nước không thể thoát ra.

Câu 2: Trắc nghiệm ID: 197758

Trong số 64 bộ ba mã di truyền có 3 bộ ba không mã hoá cho axit amin nào?

Xem đáp án

Đáp án D

3 bộ ba UAG, UAA, UGA là 3 bộ ba kết thúc, không mã hóa axit amin.

Câu 3: Trắc nghiệm ID: 197759

Cho cây hoa đỏ tự thụ phấn, đời con có tỷ lệ 9 cây hoa đỏ: 3 cây hoa hồng: 3 cây hoa vàng: 1 cây hoa trắng. Cặp tính trạng này di truyền theo quy luật:

Xem đáp án

Đáp án B

Lai một cặp tính trạng cho tỉ lệ kiểu hình 9:3:3:1 là tỉ lệ của tương tác bổ sung.

Câu 4: Trắc nghiệm ID: 197760

Nêu cơ sở tế bào học của hiện tượng hoán vị gen?

Xem đáp án

Đáp án B

Cơ sở tế bào học của hiện tượng hoán vị gen là do hiện tượng trao đổi chéo giữa các cromatit “không chị em” trong cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng ở kì đầu của giảm phân I.

Câu 5: Trắc nghiệm ID: 197761

Trong chăn nuôi, người ta sử dụng phương pháp chủ yếu nào sau đây để tạo ưu thế lai?

Xem đáp án

Đáp án A

Trong chăn nuôi, lai kinh tế là phép lai tạo ưu thế lai cao nhất, con lai không dùng làm giống.

Câu 6: Trắc nghiệm ID: 197762

Nêu tên bằng chứng quan trọng nhất thể hiện nguồn gốc chung của sinh giới?

Xem đáp án

Đáp án D

Bằng chứng quan trọng nhất thể hiện nguồn gốc chung của sinh giới là bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử: tất cả các sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào, có chung bảng mã di truyền, vật chất di truyền có cấu trúc tương tự nhau.

Câu 7: Trắc nghiệm ID: 197763

Với các phương thức hình thành loài, phương thức tạo ra kết quả nhanh nhất là gì?

Xem đáp án

Đáp án C

Trong các phương thức hình thành loài, phương thức tạo ra kết quả nhanh nhất là lai xa kết hợp gây đa bội hoá, bộ NST của 2 loài được giữ nguyên trong con lai, con lai có thể sinh sản được.

Câu 8: Trắc nghiệm ID: 197764

Đặc tính nào giúp cho cơ thể sống có khả năng thích ứng với sự biến đổi của môi tr­ường?

Xem đáp án

Đáp án A

Khả năng tự điều chỉnh giúp sinh vật thích nghi với môi trường, ví dụ: khi nóng, con người có phản ứng toát mồ hôi để điều hòa thân nhiệt.

Câu 9: Trắc nghiệm ID: 197765

Quần thể đặc trưng trong quần xã phải có đặc điểm ra sao?

Xem đáp án

Đáp án D

Quần thể đặc trưng trong quần xã là cá thể đặc trưng; loài đặc trưng, là loài có số lượng lớn, có vai trò quan trọng trong quần xã hoặc chỉ có ở một quần xã nào đó.

Câu 10: Trắc nghiệm ID: 197766

Hệ sinh thái nào sẽ có tính ổn định cao nhất?

Xem đáp án

Đáp án D

Rừng nhiệt đới có số lượng loài lớn nhất nên có tính ổn định cao nhất.

Câu 11: Trắc nghiệm ID: 197767

Ở gà, tính trạng màu lông do 2 gen không alen tương tác với nhau quy định. Cho gà trống lông đen giao phối với gà mái lông trắng thu được F1 100% gà lông đen. Cho F1 giao phối ngẫu nhiên thu được F2 với tỉ lệ phân li kiểu hình 6 gà trống lông đen: 2 gà trống lông xám: 3 gà mái lông đen: 3 gà mái lông đỏ: 1 gà mái lông xám: 1 gà mái lông trắng. Cho gà lông xám F2 giao phối ngẫu nhiên với nhau đời con thu được:

Xem đáp án

Đáp án A

P: Trống lông đen × mái lông trắng → F1: 100% lông đen

F1 ×  F1 → F2:

Trống : 6 đen : 2 xám

Mái : 3 đen : 3 đỏ : 1 xám : 1 trắng

Tỉ lệ kiểu hình ở F2 khác nhau giữa 2 giới ×  Gen nằm trên NST giới tính

F2 có 16 tổ hợp lai → F1 phải cho 4 tổ hợp giao tử

Vậy, từ 2 điều trên, F1: AaXBXb × AaXBY → (1AA:2Aa:1aa)(1XBXB:1XBXb:1XBY:1XbY)

Ở gà XX là con trống, XY là con mái.

F2: Trống 3A-XBXB : 3A-XBXb : 1aaXBXB : 1aaXBXb

Mái: 3A-XBY : 3A-XbY : 1aaXBY : 1aaXbY

Mái: 3 đen : 3 đỏ : 1 xám : 1 trắng

→  A-B- = đen; A-bb = đỏ; aaB- = xám; aabb = trắng

Trống: 6 đen : 2 xám

            A-B- = đen

            aaB- = xám

Xám F2 × xám F2 :  (1aaXBXB : 1aaXBXb) ×  aaXBY ↔ a(3XB:1Xb) × a(1XB:1Y)

Đời con:

+ trống : 3aaXBX: 1 aaXBXb → 100% xám

+ mái : 3aaXBY : 1 aaXbY → 3 xám:1 trắng

Tỉ lệ chung: 7 xám : 1 trắng

→ B,C,D sai.

→ gà mái lông trắng chiếm tỉ lệ 1/8 = 12,5%

Câu 12: Trắc nghiệm ID: 197768

Khi nói về bệnh ung thư ở người, cho các phát biểu dưới đây:

(1) Ung thư chủ yếu gây ra bởi sự rối loạn điều khiển chu kỳ tế bào.

(2) Bệnh ung thư thường liên quan đến các đột biến gen hoặc đột biến nhiễm sắc thể.

(3) Sự tăng sinh của các tế bào sinh dưỡng luôn dẫn đến hình thành các khối u ác tính

(4) Những gen ung thư xuất hiện trong các tế bào sinh dưỡng được di truyền qua sinh sản hữu tính.

(5) Trong hệ gen của người, các gen tiền ung thư bình thường đều là những gen có hại.

(6) Các đột biến gen ức chế khối u chủ yếu là các đột biến lặn.

Số phát biểu KHÔNG chính xác là:

Xem đáp án

Đáp án C

(1) đúng, do các tế bào nguyên phân nhiều lần, cơ thể không kiểm soát được.

(2) đúng.

(3) sai, chỉ khi các tế bào của khối u đó có khả năng di căn tới các cơ quan khác và hình thành khối u mới thì đó là khối u ác tính.

(4) sai, gen trong tế bào sinh dưỡng không được di truyền qua sinh sản hữu tính

(5) sai, gen tiền ung thư không gây hại, chỉ khi bị đột biến mới có thể gây bệnh ung thư.

(6) đúng, gen ức chế khối u là gen trội, khi bị đột biến thành gen lặn → hình thành khối u.

(SGK Sinh 12 trang 90).

Câu 13: Trắc nghiệm ID: 197769

Hai loài ốc có vỏ xoắn ngược chiều nhau, một loài xoắn ngược chiều kim đồng hồ, loài kia xoắn theo chiều kim đồng hồ nên chúng không thể giao phối được với nhau. Đây là hiện tượng

Xem đáp án

Đáp án B

Đây là hiện tượng cách li cơ học, do chúng có hình dạng khác nhau nên không giao phối được với nhau.

Câu 15: Trắc nghiệm ID: 197771

Ở quần đảo Hawai, trên những cánh đồng mía loài cây cảnh (Lantana) phát triển mạnh làm ảnh hưởng đến năng suất cây mía; Chim sáo chủ yếu ăn quả của cây cảnh, ngoài ra còn ăn thêm sâu hại mía; Để tăng năng suất cây mía người ta nhập một số loài sâu bọ kí sinh trên cây cảnh. Khi cây cảnh bị tiêu diệt năng suất mía vẫn không tăng. Nguyên nhân của hiện tượng này là do

Xem đáp án

Đáp án C

Cây cảnh bị tiêu diệt hết → chim sáo giảm vì thiếu thức ăn → sâu hại mía phát triển mạnh → năng suất mía giảm.

Câu 18: Trắc nghiệm ID: 197774

Ở một quần thể thực vật sinh sản hữu tính, xét cấu trúc di truyền của một locus 2 alen trội lặn hoàn toàn là A và a có dạng 0,5AA + 0,2Aa + 0,3aa = 1. Một học sinh đưa ra một số nhận xét về quần thể này, nhận xét nào đúng?

Xem đáp án

Đáp án D

Xét các phát biểu

A: sai, chưa biết kiểu giao phối của quần thể nên không thể kết luận

B sai, không thể kết luận về kiểu giao phối của quần thể.

C sai, quần thể chưa cân bằng di truyền (Quần thể có thành phần kiểu gen : xAA:yAa:zaa 

Quần thể cân bằng di truyền thoả mãn công thức: \(\frac{y}{2} = \sqrt {x.z} \))

D đúng, nếu quần thể ngẫu phối có thể đạt cân bằng di truyền sau ít nhất 1 thế hệ.

Câu 21: Trắc nghiệm ID: 197777

Một cơ thể khi giảm phân bình thường đã tạo ra giao tử Ab chiếm tỉ lệ 26%. Kiểu gen và tần số hoán vị gen lần lượt là bao nhiêu?

Xem đáp án

Đáp án C

Giao tử Ab = 26% thì suy ra đây là giao tử liên kết. → P có kiểu gen Ab/aB x Ab/aB và tần số hoán vị = 1 - 2×0,26 = 0,48 = 48%.

Câu 22: Trắc nghiệm ID: 197778

Nhân tố tiến hóa nào có thể làm phong phú vốn gen của quần thể?

Xem đáp án

Đáp án B

Vì đột biến tạo ra alen mới; Di – nhập gen có thể sẽ mang đến kiểu gen mới và alen mới.

Câu 23: Trắc nghiệm ID: 197779

Khi nói về cạnh tranh cùng loài, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Đáp án C

A sai vì cạnh tranh cùng loài làm giảm tỉ lệ sinh sản của quần thể, tăng tỉ lệ tử vong của quần thể.

B sai vì cạnh tranh cùng loài chỉ xảy ra khi mật độ cá thể cao và môi trường không cung cấp đủ nguồn sống.

D sai vì cạnh tranh cùng loài là nguyên nhân thúc đẩy quá trình tiến hóa của quần thể.

Câu 24: Trắc nghiệm ID: 197780

Tài nguyên nào là tài nguyên vĩnh cửu?

Xem đáp án

Đáp án B

Năng lượng sóng, năng lượng thủy triều, năng lượng mặt trời, .. là những nguồn năng lượng vĩnh cửu.

Câu 25: Trắc nghiệm ID: 197781

Khi nói về đột biến gen, có bao nhiểu phát biểu sau đây đúng?

I. Trong các loại đột biến gen, đột biến mất một cặp nuclêôtit luôn gây ra hậu quả nghiêm trọng hơn đột biến thay thế một cặp nuclêôtit.

II. Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit ở vùng mã hóa của gen chỉ làm thay đổi một bộ ba ở trên phân tử mARN mà không làm thay đổi các bộ ba khác.

III. Nếu quần thể không có sự tác động của các tác nhân gây đột biến, không có di - nhập gen thì không có thêm alen mới.

IV. Trong giảm phân, nếu phát sinh đột biến gen thì alen đột biến có thể sẽ được di truyền cho đời sau.

Xem đáp án

Đáp án B

Có 2 phát biểu đúng, đó là II và IV. → Đáp án B.

I sai. Vì nếu đột biến thay thế xảy ra ở bộ ba mở đầu của chuỗi polipeptit sẽ làm cho chuỗi polipeptit có thể không được tổng hợp. → có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng hơn đột biến mất 1 cặp nucleotit.

II đúng. Vì thay thế một cặp nucleotit thì chỉ làm thay đổi 1 bộ ba ở vị trí đột biến.

III sai. Vì không có tác nhân đột biến thì vẫn có thể phát sinh đột biến và do đó vẫn có thể có thêm alen mới.

IV đúng. Vì giảm phân sẽ tạo ra giao tử và giao tử có thể sẽ mang alen đột biến.

Câu 26: Trắc nghiệm ID: 197782

Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n. Có bao nhiêu dạng đột biến sau đây làm thay đổi số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào của thể đột biến?

I. Đột biến tam bội.

II. Đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể.

III. Đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể.

IV. Đột biến lệch bội dạng thể ba.

Xem đáp án

Đáp án C

Có 2 phát biểu đúng, đó là I và IV. → Đáp án C.

- Tất cả các đột biến số lượng NST (đa bội, lệch bội) đều làm thay đổi số lượng NST.

- Các đột biến cấu trúc NST (mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn) Không làm thay đổi số lượng NST.

(Ngoại trừ đột biến chuyển đoạn Robenson có làm thay đổi số lượng NST).

Câu 27: Trắc nghiệm ID: 197783

Một loài thực vật, xét 2 cặp gen phân li độc lập quy định 2 tính trạng trội hoàn toàn. Cho hai cây P có kiểu hình khác nhau giao phấn với nhau, thu được F1. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phát biểu nào sai?

Xem đáp án

Đáp án B.

Hai cây có kiểu hình khác nhau thì không thể cho đời con có tỉ lệ kiểu hình 9:3:3:1.

Hai cây P có kiểu hình khác nhau thì sẽ có các trường hợp:

- Đời con có 1 loại kiểu hình (Nếu P là AABB lai với cây khác hoặc P là AAbb lai với cây aaBB).

- Đời con có 2 loại kiểu hình với tỉ lệ 1:1 (Nếu P là AABb lai với cây --bb) hoặc có 2 loại kiểu hình với tỉ lệ 3:1 (Nếu P là AABb lai với cây --Bb).

- Đời con có 4 loại kiểu hình với tỉ lệ 3:3:1:1 (Nếu P là AaBb lai với cây aaBb) hoặc có 4 loại kiểu hình với tỉ lệ 1:1:1:1 (Nếu P là AaBb lai với cây aabb).

Câu 28: Trắc nghiệm ID: 197784

Một cơ thể đực có kiểu gen ABd/abd giảm phân tạo giao tử. Biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen. Phát biểu nào sau đây sai?

Xem đáp án

Đáp án C

Cơ thể có 3 cặp gen nhưng chỉ có 2 cặp gen dị hợp.

A đúng. 1 tế bào giảm phân có hoán vị gen sinh ra 4 loại giao tử với tỉ lệ như nhau.

B đúng. Tỉ lệ giao tử = (2 × 3 – 1) : (2 × 3 – 1) : 1 : 1 = 5 : 5 : 1 : 1.

C sai. Tỉ lệ giao tử = (2 × 4 – 2) : (2 × 4 – 2) : 2 : 2 = 3 : 3 : 1 : 1.

D đúng. Tỉ lệ giao tử = (2 × 5 – 5) : (2 × 5 – 5) : 5 : 5 = 1 : 1 : 1 : 1.

Câu 29: Trắc nghiệm ID: 197785

Ở một quần thể thực vật, AA quy định hoa đỏ; Aa quy định hoa vàng; aa quy định hoa trắng. Quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền và ở thế hệ xuất phát có tần số alen a gấp 4 lần tần số alen A. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Nếu trong quá trình sinh sản, chỉ các cây có cùng màu hoa mới giao phấn với nhau thì tỉ lệ kiểu hình hoa đỏ và kiểu hình hoa trắng sẽ tăng dần, tỉ lệ kiểu hình hoa vàng sẽ giảm dần.

II. Nếu trong quá trình sinh sản, hạt phấn của các cây hoa trắng không có khả năng thụ tinh thì tần số alen A sẽ giảm dần.

III. Nếu ở F2, quần thể có tần số A bằng 4 lần tần số a thì có thể đã chịu tác động của các yếu tố ngẫu nhiên.

IV. Nếu chọn lọc tự nhiên chống lại kiểu hình hoa vàng thì tần số alen a sẽ tăng lên.

Xem đáp án

Đáp án B

Có 3 phát biểu đúng, đó là I, III và IV

I đúng. Vì các cây cùng màu hoa giao phấn với nhau thì đấy là giao phấn không ngẫu nhiễn. Giao phấn không ngẫu nhiên sẽ làm thay đổi tỉ lệ kiểu gen của quần thể theo hướng giảm tỉ lệ kiểu gen dị hợp (giảm hoa vàng) và tăng tỉ lệ kiểu gen đồng hợp (tăng hoa đỏ và hoa trắng).

II sai. Vì nếu hạt phấn của cây hoa trắng không có khả năng thụ tinh thì chọn lọc đang chống lại alen a. Do đó sẽ làm giảm tần số alen a và tăng tần số alen A.

III đúng. Vì khi tần số alen thay đổi một cách đột ngột thì có thể do tác động của các yếu tố ngẫu nhiên.

IV đúng. Vì nếu chọn lọc chống lại hoa vàng (Aa) thì sẽ làm thay đổi tần số alen theo hướng tăng tần số alen a và giảm tần số alen A.

Câu 30: Trắc nghiệm ID: 197786

Một cây dây leo sống bám trên cây thân gỗ nhưng không ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây thân gỗ. Một phần thân của cây dây leo này phồng lên tạo thành khoang trống là nơi kiến làm tổ và sinh sống. Sâu đục thân cây thân gỗ và sâu đục thân cây dây leo là nguồn thức ăn của kiến. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Mối quan hệ giữa cây dây leo và kiến là quan hệ hợp tác.

II. Mối quan hệ giữa cây dây leo và cây thân gỗ là quan hệ hội sinh.

III. Có tối thiểu 3 mối quan hệ mà ở mối quan hệ đó có ít nhất 1 loài có lợi.

IV. Nếu số lượng kiến giảm thì cây dây leo vẫn phát triển bình thường.

Xem đáp án

Đáp án B

Có 3 phát biểu đúng, đó là I, II và III.

I đúng. Vì cây dây leo phồng lên tạo khoang trống cho kiến làm tổ và sinh sống. Mặt khác, kiến lại ăn sâu đục thân cây dây leo nên cả kiến và cây dây leo đều giúp nhau, hợp tác với nhau cùng có lợi.

II đúng. Vì cây dây leo bám lên cây thân gỗ nhưng không gây hại cho cây thân gỗ nên đây là quan hệ hội sinh.

III đúng. Vì kiến ăn sâu đục thân; sâu đục thân lại ăn cây thân gỗ, ăn cây dây leo cho nên có 3 mối quan hệ kí sinh.

IV sai. Vì khi số lượng kiến giảm thì sâu đục thân phát triển cho nên cây dây leo sẽ bị sâu tấn công gây hại.

Câu 31: Trắc nghiệm ID: 197787

Có một nhóm tế bào sinh tinh có cùng kiểu gen \(\frac{{MNIHK}}{{mnihk}}\)giảm phân tạo giao tử. Số tế bào tối thiểu cần có trong nhóm để tạo được số loại giao tử tối đa là bao nhiêu?

Xem đáp án

Cơ thể có kiểu gen \(\frac{{MNIHK}}{{mnihk}}\)giảm phân cho tối đa 25 = 32 loại, trong đó có 2 giao tử liên kết → 30 giao tử hoán vị. 

1 tế bào giảm phân có HVG tạo tối đa 2 loại giao tử hoán vị. 

→ cần có 30:2 = 15 tế bào. 

Đáp án C

Câu 34: Trắc nghiệm ID: 197790

Một loài thực vật, tính trạng màu hoa do 2 cặp gen (A, a và B, b) phân li độc lập cùng quy định; tính trạng cấu trúc cánh hoa do 1 cặp gen (D, d) quy định. Cho hai cây (P) thuần chủng giao phấn với nhau, thu được F1. Cho F1 tự thụ phấn, thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 49,5% cây hoa đỏ, cánh kép: 6,75% cây hoa đỏ, cánh đơn: 25,5% cây hoa trắng, cánh kép: 18,25% cây hoa trắng, cánh đơn. Biết rằng không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen trong cả quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây sai?

Xem đáp án

Đáp án B

Tỷ lệ kiểu hình hoa đỏ/ hoa trắng = 9/7 → 2 cặp gen tương tác bổ sung

Quy ước gen:

A-B-: Hoa đỏ; A-bb/aaB-/aabb: hoa trắng 

D- cánh kép; d- cánh đơn

Nếu các cặp gen này PLĐL thì tỷ lệ kiểu hình phải là (9:7)(3:1) # đề cho → 1 trong 2 gen quy định màu sắc nằm trên cùng 1 cặp NST với gen quy định cấu trúc cánh.

Giả sử cặp gen Bb và Dd cùng nằm trên 1 cặp NST tương đồng. 

Tỷ lệ hoa đỏ, cánh kép: A-B-D- = 0,495 → B-D- = 0,495:0,75 = 0,66 → bbdd = 0,16; B-dd = bbD- = 0,09 → 

F1: \(Aa\frac{{BD}}{{bd}} \times Aa\frac{{BD}}{{bd}};f = 0,2 \to P:AA\frac{{BD}}{{BD}} \times aa\frac{{bd}}{{bd}}\)

A đúng, số kiểu gen của kiểu hình hoa trắng cánh kép là: (A-bbD-; aaB-D-; aabbD-) = 4 + 5 + 2 = 11; vì cặp gen Dd và Bb cùng nằm trên 1 cặp NST tương đồng nên aaB-D- có 5 kiểu gen. 

B sai.

C đúng, tỷ lệ cây hoa trắng cánh đơn thuần chủng:

\(AA\frac{{bd}}{{bd}} + aa\frac{{Bd}}{{Bd}} + aa\frac{{bd}}{{bd}} = 0,25 \times \left( {0,{4^2} + 0,{1^2} + 0,{4^4}} \right) = 8,25\% \)

D đúng, tỷ lệ cây hoa đỏ cánh kép dị hợp về 1 trong 3 cặp gen là: 

\(Aa\frac{{BD}}{{BD}} + AA\frac{{BD}}{{bD}} + AA\frac{{BD}}{{Bd}} = 0,5 \times 0,{4^2} + 2 \times 2 \times 0,25 \times 0,4 \times 0,1 = 0,12\)

Câu 35: Trắc nghiệm ID: 197791

Ở một loài thực vật, màu sắc hoa có hai trạng thái là hoa đỏ và hoa trắng. Trong phép lai giữa hai cây hoa trắng thuần chủng (P), thu được F1 toàn cây hoa đỏ. Cho cây F1 tự thụ phấn, thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 9 cây hoa đỏ :7 cây hoa trắng. Dự đoán nào sau đây về kiểu gen của F2 là không đúng?

Xem đáp án

Đáp án C

F2 phân ly 9:7 → tương tác bổ sung

A-B-: đỏ; A-bb, aaB-, aabb: hoa trắng. 

P: AAbb x aaBB → F1: AaBb x AaBb → F2 : (1AA :2Aa :laa)(1BB :2Bb :1bb)

A đúng, AABB, AABb, AaBB, AaBb.

B đúng, hoa đỏ thuần chủng: AABB.

C sai, cây hoa trắng có 5 loại kiểu gen (AA, Aa)bb; aa(BB, Bb); aabb.

D đúng, hoa trắng thuần chủng: AAbb, aaBB, aabb.

Câu 36: Trắc nghiệm ID: 197792

Ở ruồi giấm, mỗi gen quy định một tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn. Cho phép lai P: \(\frac{{Ab}}{{aB}}{X^D}{X^d} \times \frac{{AB}}{{ab}}{X^D}Y\) thu được F1 có số cá thể mang kiểu hình lặn về 3 tính trạng chiếm 1,25%. Theo lí thuyết, ở F1 số cá thể có kiểu hình trội về 3 tính trạng chiếm tỉ lệ

Xem đáp án

Đáp án D

P: \(\frac{{Ab}}{{aB}}{X^D}{X^d} \times \frac{{AB}}{{ab}}{X^D}Y \to \frac{{ab}}{{ab}}{X^d}Y = 0,0125 \to \frac{{ab}}{{ab}} = \frac{{0,0125}}{{0,25}} = 0,05 \to A - B - = 0,5 + 0,05 = 0,55\)

Phép lai \({X^D}{X^d} \times {X^D}Y \to {X^D}{X^D}:{X^D}{X^d}:{X^D}Y:{X^d}Y \to {X^D} - = 0,75\)

Vậy tỉ lệ kiểu hình trội về 3 cặp tính trạng là: 0,55 x 0,75 = 41,25%

Câu 38: Trắc nghiệm ID: 197794

Một quần thể động vật giao phối, màu sắc cánh do 1 gen gồm 4 alen nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định. Trong đó, alen A1 quy định cánh đen trội hoàn toàn so với alen A2, alen A3 và alen A4; alen A2 quy định cánh xám trội hoàn toàn so với alen A3 và alen A4; Alen A3 quy định cánh vàng trội hoàn toàn so với alen A quy định cánh trắng. Một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền có 64% con cánh đen; 20% con cánh xám; 12% con cánh vàng; 4% con cánh trắng. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Ở trong quần thể này, số cá thể cánh xám thuần chủng nhiều hơn số cá thể cánh vàng thuần chủng.

II. Nếu chỉ có các cá thể cánh đen giao phối ngẫu nhiên, các cá thể còn lại không sinh sản thì sẽ thu được đời con có số cá thể cánh xám thuần chủng chiếm tỉ lệ là 1/64.

III. Nếu loại bỏ toàn bộ các cá thể cánh trắng, sau đó cho các cá thể còn lại giao phối ngẫu nhiên thì sẽ thu được đời con có số cá thể cánh đen thuần chủng chiếm tỉ lệ là 25/144.

IV. Nếu loại bỏ toàn bộ các cá thể cánh xám, sau đó cho các cá thể còn lại giao phối ngẫu nhiên thì sẽ thu được đời con có số cá thể cánh xám thuần chủng chiếm tỉ lệ là 0,1%. 

Xem đáp án

Đáp án A

Cấu trúc di truyền của quần thể là: \({\left( {{A_1} + {A_2} + {A_3} + {A_4}} \right)^2} = 1\)

Con cánh trắng \({A_4}{A_4} = 4\% \to {A_4} = 0,2\)

Tỷ lệ con cánh vàng + cánh trắng \( = {\left( {{A_3} + {A_4}} \right)^2} = 16\% \to {A_3} = 0,2\)

Tỷ lệ con cánh xám + cánh vàng + cánh trắng \( = {\left( {{A_2} + {A_3} + {A_4}} \right)^2} = 36\% \to {A_2} = 0,2\)

\( \to {A_1} = 0,4\)

Cấu trúc di truyền của quần thể: \({\left( {0,4{A_1} + 0,2{A_2} + 0,2{A_3} + 0,2{A_4}} \right)^2} = 1\)

Con cánh đen: \(0,16{A_1}{A_1} + 0,16{A_1}{A_2} + 0,16{A_1}{A_3} + 0,16{A_1}{A_4} \leftrightarrow 1{A_1}{A_1} + 1{A_1}{A_2} + 1{A_1}{A_3} + 1{A_1}{A_4}\)

Cánh xám: \(0,04{A_2}{A_2} + 0,08{A_2}{A_3} + 0,08{A_2}{A_4} \leftrightarrow 1{A_2}{A_2} + 2{A_2}{A_3} + 2{A_2}{A_4}\)

Cánh vàng: \(0,04{A_3}{A_3} + 0,08{A_3}{A_3}\)

Cánh trắng: \(0,04{A_4}{A_4}\)

I sai, xám thuần chủng và vàng thuần chủng bằng nhau.

II đúng, nếu chỉ có con đen sinh sản, tỷ lệ xám thuần chủng là: \(\frac{1}{4}{A_1}{A_2} \times \frac{1}{4}{A_1}{A_2} \times \frac{1}{4} = \frac{1}{{64}}\)

III đúng, nếu loại bỏ con cánh trắng, tỷ lệ cánh đen sẽ là: \(\frac{{0,64}}{{1 - 0,04}} = \frac{2}{3}\) 

Các con đen: \(1{A_1}{A_1} + 1{A_1}{A_2} + 1{A_1}{A_3} + 1{A_1}{A_4} \to \) giao tử: \(5{A_1}:1{A_2}:1{A_3}:1{A_4} \to \) Tỷ lệ \({A_1}{A_1} = {\left( {\frac{5}{8}} \right)^2} = \frac{{25}}{{64}}\)

Tỷ lệ cần tính là: \(\frac{{25}}{{64}} \times {\left( {\frac{2}{3}} \right)^2} = \frac{{25}}{{144}}\)

IV sai. Con cánh xám thuần chủng được tạo ra từ phép lai: \({A_1}{A_2} \times {A_1}{A_2}\)

Nếu loại bỏ các con cánh xám, tỷ lệ con \({A_1}{A_2}\) sẽ là: \(\frac{{0,16}}{{1 - 0,2}} = \frac{1}{5}\) 

\({A_2}{A_2} = {\left( {\frac{1}{5}} \right)^2} \times \frac{1}{4} = \frac{1}{{100}} = 0,01 = 1\% \)

Câu 39: Trắc nghiệm ID: 197795

Cho sơ đồ phả hệ mô tả sự di truyền một bệnh ở người do một trong hai alen của một gen quy định, alen trội là trội hoàn toàn. 

Có bao nhiêu nhận định sau đây đúng?

I. Có thể xác định chính xác kiểu gen của tất cả những người trong phả hệ.

II. Cặp vợ chồng ở thế hệ III sinh người con thứ hai là con gái không bị bệnh với xác suất 12,5%.

III. Người số 14 có kiểu gen aa.

IV. Người số 7 và 8 có kiểu gen không giống nhau. 

Xem đáp án

Đáp án B

- (11) và (12) bệnh nhưng có con (13) không bệnh → Bệnh do gen trội qui định.

- Bố trội sinh ra 100% con gái trội, mẹ lặn sinh ra 100% con trai lặn → Gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X → Qui định gen: XA: bệnh, Xa: không bệnh. 

Kiểu gen

XAXa

XaXa

XAY

XaY

Cá thể

1, 8, 10, 12

1, 3

2, 4, 13

5, 6, 9, 11, 14

Xét các phát biểu

I đúng

II sai, (12) XAXa x (13) XAY → F: Xác xuất con gái không bệnh = 0.

III sai, người số 14 có kiểu gen XaY

IV sai. 

Câu 40: Trắc nghiệm ID: 197796

Tính trạng màu mắt ở cá kiếm do 1 gen có 2 alen quy định. Một nhóm học sinh tiến hành thí nghiệm và ghi lại kết quả ở bảng sau: 

Xem đáp án

Đáp án C

Ta thấy F1 toàn mắt đen → mắt đen là trội hoàn toàn so với mặt trắng.

Kết quả của phép lai thuận nghịch giống nhau → gen quy định tính trạng nằm trên NST thường.

Quy ước:

A- mắt đen; a- mắt đỏ.

P: AA x aa → F1: Aa (mắt đen)

F1 x F1: Aa x Aa → F2: 1AA:2Aa:laa 

Xét các đáp án: 

A đúng. 

B đúng.

C sai, trong tổng số cá thể mắt đen ở F2 (1AA:2Aa) có 1/3 số cá thể có kiểu gen đồng hợp (AA).

D đúng, F2 có tỉ lệ kiểu gen là 1AA:2Aa:laa. 

Bắt đầu thi để xem toàn bộ câu hỏi trong đề

📝 Đề thi liên quan

Xem thêm »
Xem thêm »

❓ Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »