Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Sinh - Trường THPT Nguyễn Công Trứ
Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Sinh - Trường THPT Nguyễn Công Trứ
-
Hocon247
-
40 câu hỏi
-
90 phút
-
42 lượt thi
-
Dễ
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Trong cơ thể thực vật, nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu nào sau đây là thành phần của prôtêin?
Nitơ là nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu nào sau đây là thành phần của prôtêin (SGK Sinh 11 trang 25).
Đáp án A
Động vật nào hô hấp bằng hệ thống ống khí?
- Thỏ, thằn lằn hô hấp bằng phổi.
- Ếch đồng hô hấp bằng phổi và da.
- Châu chấu hô hấp bằng hệ thống ống khí.
Đáp án D
Trong tế bào, nuclêôtit loại timin là đơn phân cấu tạo nên phân tử gì?
Timin là đơn phân cấu tạo nên ADN. Trong ARN không có timin.
Đáp án D
Theo giả thuyết siêu trội, phép lai nào sẽ cho đời con có ưu thế lai cao nhất?
Theo giả thuyết siêu trội kiểu gen càng có nhiều cặp gen dị hợp thì càng có ưu thế lai cao.
Vậy phép lai aabb x AABB → AaBb → có ưu thế lai cao nhất.
Đáp án C
Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lạc ở vi khuẩn E. coli, prôtêin nào được tổng hợp ngay cả khi môi trường không có lactôzơ?
Trong cơ chế điều hòa hoạt động của operon Lac ở vị khuẩn E. coli, prôtêin ức chế được tổng hợp hợp ngay cả khi môi trường không có lactôzơ.
Các protein Lac A, Lac Y, Lac Z chỉ được tổng hợp khi môi trường có lactose.
Đáp án A
Dạng đột biến NST nào sẽ làm thay đổi cấu trúc NST?
Đột biến cấu trúc NST sẽ làm thay đổi cấu trúc NST.
Trong các dạng đột biến trên thì chuyển đoạn là đột biến cấu trúc NST.
Đáp án B
Trong các nhân tố sau, nhân tố sinh thái nào là nhân tố vô sinh?
Nhân tố sinh thái vô sinh là ánh sáng.
Các nhân tố còn lại là hữu sinh.
Đáp án B
Cơ thể có kiểu gen nào được gọi là thể đồng hợp 2 cặp gen?
Cơ thể đồng hợp 2 cặp gen là cơ thể mang các alen giống nhau của 2 gen đó.
Cơ thể đồng hợp 2 cặp gen là: AAbb.
Đáp án A
Trong quần xã sinh vật, quan hệ sinh thái nào thuộc quan hệ hỗ trợ giữa các loài?
Mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài là cộng sinh (cả 2 loài đều được lợi).
Các mối quan hệ còn lại thuộc nhóm đối kháng.
Đáp án D
Ở ruồi giấm, xét 1 gen nằm ở vùng không tương đồng trên NST giới tính X có 2 alen là A và a. Theo lí thuyết, cách viết kiểu gen nào sau đây sai?
Gen nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X → không có trên Y → Các viết sai là XAYA
Đáp án D
Ở bướm, hoocmôn ecđixơn được sản xuất ra từ vị trí nào trên cơ thể?
Ở bướm, hoocmôn ecđixơn được sản xuất ra từ tuyến trước ngực
Đáp án A
Gen có 1500 cặp nuclêôtít, đột biến mất 1 cặp nuclêôtít xảy ra ở vị trí nào sẽ gây hậu quả lớn nhất trên cấu trúc của phân tử prôtêin do nó mã hóa?
Khi đột biến dịch khung xảy ra ở càng gần đầu gen thì càng gây hậu quả nghiêm trọng → A xảy ra ở vị trí gần nhất.
Đáp án A
Dạng đột biến gen nào sẽ gây biến đổi ít nhất trong cấu trúc của chuỗi pôlipeptit tương ứng do gen đó tổng hợp?
Trong các dạng đột biến gen, dạng đột biến thay thế 1 cặp nucleotit gây hậu quả ít nhất trong cấu trúc của chuỗi pôlipeptit tương ứng do gen đó tổng hợp.
+ Nếu thay thế nucleotit ở vị trí thứ 3 trong bộ ba, bộ ba ban đầu và bộ ba sau đột biến cùng mã hóa cho 1 axit amin thì sẽ không ảnh hưởng đến cấu trúc của chuỗi pôlipeptit tương ứng do gen đó tổng hợp.
+ Nếu thay thế nucleotit mà bộ ba sau khi thay thế và bộ ba ban đầu mã hóa cho 2 axit amin khác nhau thì chouoix polipeptit do gen đó tổng hợp sẽ bị thay đổi chỉ 1 axit amin.
Đáp án D
Dạng hình thức học tập nào chỉ có ở động vật thuộc bộ Linh trưởng và người?
Hình thức học không chỉ có ở những động vật có hệ thần kinh cấp cao (người và linh trưởng)
Đáp án C
Nhịp tim của Mèo là 120 nhịp/phút, chu kì tim của Mèo có thời gian là bao nhiêu?
Nhịp tim của Mèo là 120 nhịp/phút → tương ứng 2 nhịp/ 1 giây → 1 nhịp (1 chu kì tim) diễn ra trong 0,5 giây
Đáp án A
Một cây có kiểu gen AaBbDdEe. Mỗi gen quy định một tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn, các cặp gen nằm trên các cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau. Theo lí thuyết, khi cây trên tự thụ phấn thì tỉ lệ số cá thể có kiểu hình 3 tính trạng trội 1 tính trạng lặn là
AaBbDdEe × AaBbDdEe = (Aa × Aa)(Bb × Bb)(Dd × Dd)(Ee × Ee)
Theo lí thuyết, khi cây trên tự thụ phấn thì tỉ lệ số cá thể có kiểu hình 3 tính trạng trội 1 tính trạng lặn là:
4C3.(3/4)^3.(1/4) = 27/64
Đáp án A
Lai phân tích cá thể dị hợp hai cặp gen liên kết hoàn toàn trên một cặp NST thường, tỉ lệ kiểu gen thu được ở đời con là bao nhiêu?
Khi lai phân tích cá thể dị hợp hai cặp gen liên kết hoàn toàn trên một cặp NST thường, tỉ lệ kiểu gen thu được ở đời con là 1:1 do cơ thể dị hợp liên kết hoàn toàn cho 2 loại giao tử với tỉ lệ 1:1, cơ thể lặn chỉ cho 1 giao tử → Số kiểu gen thu được là: 2.1 = 2 kiểu gen với tỉ lệ 1:1
Đáp án C
Trong trường hợp không xảy ra đột biến mới, các thể tứ bội giảm phân tạo giao tử 2n có khả năng thụ tinh. Theo lí thuyết, những phép lai nào cho đời con có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1 : 2 : 1?
(1) AAAa × AAAa
(2) Aaaa × Aaaa
(3) AAaa × AAAa
(4) AAaa × Aaaa
Đáp án đúng là:
(1) AAAa × AAAa cho tỉ lệ kiểu gen 1AAAA : 2AAAa : 1Aaaa
(2) Aaaa × Aaaa cho tỉ lệ kiểu gen 1Aaaa : 2Aaaa : 1aaa
Đáp án C
Những dạng đột biến nào chắc chắn làm thay đổi chiều dài của nhiễm sắc thể?
(1) Đột biến gen.
(2) Mất đoạn nhiễm sắc thể.
(3) Lặp đoạn nhiễm sắc thể.
(4) Đảo đoạn ngoài tâm động.
(5) Chuyển đoạn không tương hỗ.
Tổng số phương án đúng là:
(1) Đột biến gen chỉ ảnh hưởng đến số lượng nucleotit, không làm mất hoặc thêm gen → không làm thay đổi chiều dài NST.
(2) Mất đoạn nhiễm sắc thể làm NST ngắn đi
(3) Lặp đoạn nhiễm sắc thể làm NST dài ra
(4) Đảo đoạn ngoài tâm động không làm thay đổi chiều dài NST
(5) Chuyển đoạn không tương hỗ có thể làm NST dài ra hoặc ngắn đi
→ Các trường hợp 2, 3, 5 có thể làm thay đổi chiều dài NST
Đáp án B
Loại nuclêôtit nào không phải là đơn phân cấu tạo nên phân tử ADN?
Uraxin là đơn phân cấu tạo nên mARN
Đáp án C
Theo quan điểm của học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại về quá trình hình thành loài mới, phát biểu nào là chính xác?
A. Sai, cách li địa lí có thể không hình thành loài mới và duy trì các quần thể thích nghi.
B. Sai, lai xa và đa bội hóa có phổ biến ở thực vật.
D. Sai, trong cùng một khu vực địa lí có thể hình thành loài mới bằng cách li sinh thái hoặc hình thành loài bằng đột biến lớn.
Đáp án C
Trong các phát biểu sau về môi trường và các nhân tố sinh thái cũng như sự tác động qua lại giữa các yếu tố trên đối với sinh vật, phát biểu nào chính xác?
B. Sai, môi trường còn có cả các yếu tố hữu sinh như các sinh vật khác có trong môi trường.
C. Sai, con người thuộc nhân tố hữu sinh.
D. Sai, có loài ưa sáng, có loài ưa bóng nên giới hạn sinh thái với ánh sáng của thực vật khác nhau giữa các loài.
Đáp án A
Hiện tượng nào sẽ xuất hiện trong quần xã làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể khác loài và làm tăng hiệu suất khai thác môi trường sống?
Để giảm mức độ cạnh tranh giữa các loài trong quần xã thì hiện tượng phân tầng đóng vai trò phân li ổ sinh thái giữa các loài để làm giảm sự cạnh tranh.
Đáp án A
Sau chiến tranh chống Mỹ, khu vực rừng ngập mặn Cần Giờ (thành phố Hồ Chí Minh) bị tàn phá nghiêm trọng. Ngày nay, khu vực rừng ngập mặn Cần Giờ đã được khôi phục lại và được công nhận là Khu dự trữ Sinh quyển thế giới của Việt Nam. Đây là biểu hiện của hiện tượng:
Sự biến đổi của rừng ngập mặn theo mô hình này là một ví dụ cụ thể của diễn thế thứ sinh từ một quần xã ban đầu.
Đáp án B
Trong số các phát biểu sau đây về hệ sinh thái, phát biểu nào không chính xác?
Kích thước của các hệ sinh thái đa dạng, từ hệ sinh thái lớn nhất là sinh quyển cho đến hệ sinh thái rất nhỏ như giọt nước sông hay vùng nước nhỏ ven đường. Miễn là có đủ các quần xã và môi trường sống của quần xã sẽ cấu thành một hệ sinh thái.
Đáp án B
Trong số các khẳng định dưới đây về chu trình sinh địa hóa, khẳng định nào không chính xác?
Trong tự nhiên quá trình chuyển hóa N2 thành amon có thể được thực hiện theo con đường hóa học bởi tia sét: \({N_2} \to NO \to NO_3^ - \to \) amon (bước cuối có thể xảy ra trong thực vật).
Đáp án C
Vì sao thực vật cần phải thực hiện pha sáng để hoàn thành quá trình quang hợp của mình?
Pha sáng đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa quang năng thành hóa năng có mặt trong các liên kết cao năng của ATP và có mặt trong lực khử NADPH. Năng lượng và lực khử này đóng vai trò quan trọng cho chuỗi phản ứng tối để cố định CO2 và sản xuất đường.
Đáp án B
Gen M ở sinh vật nhân sơ có trình tự nucleotide như sau:
A. Đúng, G đổi thành A sẽ hình thành triplet AXT, khi chuyển sang mARN tạo codon 5’UGA3’ là codon kết thúc làm chuỗi polypeptide ngắn hơn.
B. Đúng, thay thể X ở vị trí 63 thành A, T, G tạo ra các codon GUU, GUA, GUX đều mã hóa cho Val.
C. Sai, đột biến ở vị trí 64 thì không làm ảnh hưởng tới các axit amin do vùng đầu gen chi phối.
D. Đúng, thay thế X ở vị trí 91 sẽ làm thay thế nucleotide đầu tiên của codon và làm thay đổi 1 axit amin.
Đáp án C
Trong một khu rừng diện tích 3000 m2, dùng phương pháp bắt - thả Seber 1982 để xác định số lượng cá thể của một quần thể động vật cho thấy có 60 cá thể trưởng thành, tỉ lệ đực : cái = 1 : 1. Biết rằng mỗi năm loài động vật này đẻ 4 lứa, mỗi lứa đẻ 9 con, tỉ lệ đực cái tạo ở đời con luôn là 1 : 1, trong quá trình nghiên cứu không có cá thể nào bị chết và xuất/ nhập cư, tuổi thành thục sinh dục sau sinh là 2 năm. Sau 1 năm, mật độ cá thể của quần thể tăng lên:
Diện tích khu vực sống không đổi, chỉ cần tính dân số tăng lên bao nhiêu lần thì mật độ tăng bấy nhiêu lần: Số lần tăng dân số = (60 + 30 cặp x 9 x 4) : 60 = 19
Đáp án D
Cho 1 cây hoa lai với 2 cây hoa khác cùng loài.
- Với cây thứ nhất, thế hệ lai thu được tỉ lệ: 1 đỏ : 2 hồng : 1 trắng
- Lai với cây thứ hai, thế hệ lai có tỉ lệ: 9 cây hoa đỏ : 6 cây hoa hồng : 1 cây hoa trắng.
Kiểu gen của cây P, cây thứ nhất và cây thứ hai lần lượt là:
Cây P x cây thứ hai được đời sau có tỉ lệ 9 đỏ: 6 hồng: 1 trắng → tương tác bổ trợ 9A-B-: 6(3A-bb+3aaB-): 1aabb, cây P và cây thứ hai đều dị hợp AaBb. Cây 1 x cây thứ nhất được đời con 1 đỏ: 2 hồng: 1 trắng, đây là tỉ lệ của phép lai phân tích AaBb x aabb. Vậy cây P là AaBb; cây thứ nhất aabb và cây thứ hai AaBb.
Đáp án D
Một quần thể ngẫu phối có tần số kiểu gen là 0,36 AA : 0,48 Aa : 0,16 aa. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu không có tác động của các nhân tố tiến hóa thì ở F1 có 84% số cá thể mang alen A.
II. Nếu có tác động của nhân tố đột biến thì sẽ làm giảm đa dạng di truyền của quần thể.
III. Nếu có tác động của các yếu tố ngẫu nhiên thì alen a có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể.
IV. Nếu chỉ chịu tác động của di - nhập gen thì có thể sẽ làm tăng tần số alen A.
- I đúng, nếu không có tác động của nhân tố tiến hoá thì quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền nên F1 số cá thể mang alen A là: AA +Aa = 0,36 + 0,48 = 0,84
- II sai vì nếu tác động của nhân tố đột biến thì có thể làm tăng tính đa dạng di truyền của quần thể.
- III, IV đúng
Vậy có 3 phát biểu đúng
Đáp án D
Một trong những điểm khác nhau của hệ sinh thái nhân tạo so với hệ sinh thái tự nhiên là gì?
Đáp án A
A đúng.
B sai vì hệ sinh thái tự nhiên có khả năng tự điều chỉnh cao hơn so với hệ sinh thái nhân tạo.
C sai vì hệ sinh thái tự nhiên có độ đa dạng cao hơn hệ sinh thái nhân tạo.
D sai vì cả hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo đều là hệ mở.
Một loài thực vật giao phấn ngẫu nhiên có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội là 2n = 6. Xét 3 cặp gen A, a; B, b; D, D nằm trên 3 cặp nhiễm sắc thể, mỗi gen qui định một tính trạng và các alen trội là trội hoàn toàn. Giả sử do đột biến, trong loài đã xuất hiện các dạng thể ba tương ứng với các cặp nhiễm sắc thể và các thể này đều có sức sống và khả năng sinh sản. Cho biết không xảy ra các dạng đột biến khác, Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?
2n = 6, mặt khác theo đề bài trong loài đã xuất hiện các dạng thể ba tương ứng với các cặp NST.
Số kiểu gen của loài = số kiểu gen thể lưỡng bội (2n) + số kiểu gen thể tam bội (3n)
+ Vì số kiểu gen của thể lưỡng bội (2n) 3 x 3 x 1 = 9 kiểu gen
+ Số kiểu gen của thể ba (2n + l) gồm có các trường hợp:
- Thể ba ở gen A có số kiểu gen 4 x 3 x 1 = 12 kiểu gen.
- Thể ba ở gen B có số kiểu gen 3 x 4 x 1 = 12 kiểu gen.
- Thể ba ở gen D có số kiểu gen 3 x 3 x 1 = 9 kiểu gen.
→ Tổng số kiểu gen = 9 + 12 + 12 + 9 = 42 kiểu gen → A sai
- Cây mang kiểu hình trội về 3 tính trạng (A-B-DD)
+ Số kiểu gen qui định kiểu hình A-B-DD của thể 2n = 2 x 2 x 1 = 4 kiểu gen.
+ Số kiểu gen qui định kiểu hình A-B-DD của thể 2n+1 gồm có các trường hợp:
- Thể ba ở gen A có số kiểu gen 3 x 2 x1 = 6 kiểu gen.
- Thể ba ở gen B có số kiểu gen 2x 3 x 1 = 6 kiểu gen.
- Thể ba ở gen D có số kiểu gen 2 x 2 x1 = 4 kiểu gen.
→ Tổng số kiểu gen = 4 + 6 + 6 + 4 = 20 kiểu gen → B sai
- Số loại kiểu gen của các thể ba (2n+1) = 12 + 12 + 9 = 33 kiểu gen → C sai
- Ở loài này, các cây mang kiểu hình lặn về 1 trong 3 tính trạng có tối đa số loại kiểu gen là
+ Ở các thể 2n có 2 trường hợp là A-bbDD và aaB-DD nên số kiểu gen 2 x 1 x 1 + 1 x 2 x 1 = 4 kiểu gen
+ Ở các thể 2n + 1 gồm có các trường hợp:
- Thể ba ở gen A có số kiểu gen 3 x 1 x 1 + 1 x 2 x 1 = 5 kiểu gen.
- Thể ba ở gen D có số kiểu gen 2 x 1 x 1 + 1 x 2 x 1 = 4 kiểu gen.
→ Tổng số kiểu gen = 4 + 5 + 5 + 4 = 18 kiểu gen → D đúng
Đáp án D
Ở một loài thú, alen B qui định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen b qui định mắt trắng; alen D qui định mắt tròn trội hoàn toàn so với alen d qui định mắt dẹt (các gen nằm trên vùng không tương đồng của NST X). Khi cho lai hai cơ thể mắt đỏ, tròn, đời con thu được: 50% cái mắt đỏ, tròn : 17,5% đực mắt đỏ, dẹt : 17,5% đực mắt trắng, tròn : 7,5% đực mắt đỏ, tròn : 7,5% đực mắt trắng, dẹt. Hãy xác định kiểu gen và tần số hoán vị gen của cơ thể cái ở thế hệ P.
Khi cho lai hai cơ thể mắt đỏ, tròn, đời con thu được: 50% cái mắt đỏ, tròn : 17,5% đực mắt đỏ, dẹt: 17,5% đực mắt trắng, tròn : 7,5% đực mắt đỏ, tròn : 7,5% đực mắt trắng, dẹt à Tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời con không tuân theo qui luật liên kết gen hoàn toàn → Đã xảy ra hiện tượng hoán vị gen ở cơ thể cái (thuộc giới đồng giao tử).
Tỉ lệ cá thể mắt trắng, dẹt \(\left( {X_d^bY} \right)\) ở đời con là 7,5% → % giao tử \({\rm{X}}_b^d\) được tạo ra từ cơ thể cái là: 7,5% : 50% (Y) = 15% < 25% → Đây là giao tử được tạo ra do hoán vị gen → Kiểu gen của cơ thể cái ở (P) là: \({\rm{X}}_d^BX_D^B,\) hoán vị gen đã xảy ra với tần số: 15%.2 = 30%.
Vậy đáp án của câu hỏi này là: \({\rm{X}}_d^BX_D^b;\,\,30\% \)
Đáp án C
Khi nói về các yếu tố ngẫu nhiên theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng?
- A sai ở từ “chỉ” vì các yếu tố ngẫu nhiên làm thay tần so alen của cả quần thể có kích thước nhỏ và quần thể có kích thước lớn.
- B sai vì các yếu tố ngẫu nhiên làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể.
- C đúng.
- D sai vì các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen của quẩn thể không theo một hướng xác định.
Đáp án C
Một loài thực vật, alen A qui định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a qui định hoa trắng. Phép lai P: AA x aa, thu được các hợp tử F1. Sử dụng cônsixin tác động lên các hợp tử F1, sau đó cho phát triển thành các cây F1. Cho các cây F1 tứ bội tự thụ phấn, thu được F2. Cho tất cả các cây F2 giao phấn ngẫu nhiên, thu được F3. Biết rằng cây tứ bội giảm phân chỉ sinh ra giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh. Theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở F3 là
A: đỏ >> a: trắng
P: AA x aa à F1: Aa, dùng cônsixin tác động vào các cây F1 à F1 : AAaa
F1 tự thụ phấn : AAaa x AAaa
GF1 : (1/6AA: 4/6Aa : l/6aa) x (1/6AA: 4/6Aa: l/6aa)
\( \to {F_2}:\left( {\frac{1}{{36}}AAAA:\frac{8}{{36}}AAAa:\frac{{18}}{{36}}AAaa:\frac{8}{{36}}Aaaa:\frac{1}{{36}}aaaa} \right)\)
\(G{F_2}:\left( {\frac{2}{9}AA:\frac{5}{9}Aa:\frac{2}{9}aa} \right)\,\,\,x\,\,\,\,\left( {\frac{2}{9}AA:\frac{5}{9}Aa:\frac{2}{9}aa} \right)\,\)
\(\to aaaa = \frac{2}{9}.\frac{2}{9} = \frac{4}{{81}} \to A - = 1 - \frac{4}{{81}} = \frac{{77}}{{81}}\)
→ Tỉ lệ kiểu hình ở F3 là 77 cây hoa đỏ : 4 cây hoa trắng.
Đáp án B
Một quần thể tự thụ phấn, alen A qui định thân cao trội hoàn toàn so với alen a qui định thân thấp; alen B qui định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b qui định hoa trắng. Thế hệ xuất phát (P) của quần thể này có thành phần kiểu gen là 0,2 AABb : 0,2 AaBb : 0,2 Aabb : 0,4 aabb. Cho rằng quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa khác. Tính theo lí thuyết, ở F1, tính tỉ lệ cây có kiểu gen dị hợp tử về 1 trong 2 cặp gen chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
Một quần thể tự thụ phấn, alen A qui định thân cao trội hoàn toàn so với alen a qui định thân thấp; alen B qui định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b qui định hoa trắng.
P: 0,2 AABb : 0,2 AaBb : 0,2 Aabb : 0,4 aabb.
Ở F1, tỉ lệ cây có kiểu gen dị hợp tử về 1 trong 2 cặp gen:
Quần thể trên tự thụ có các phép lai sau:
0,2 (AABb x AABb) → tỉ lệ dị hợp 1 cặp gen = 0,2 x 1 x 0,5 = 0,1
0,2 (AaBb x AaBb) → tỉ lệ dị hợp 1 cặp gen = 0,2 x (0,5 x 0,25 x 2 x 2) = 0,1
0,2 (Aabb x Aabb) → tỉ lệ dị hợp 1 cặp gen = 0,2 x 0,5 x 1 = 0,1
0,4 (aabb x aabb) → tỉ lệ dị hợp 1 cặp gen = 0
Ở F1, tỉ lệ cây có kiểu gen dị hợp tử về 1 trong 2 cặp gen = 0,1 + 0,1 + 0,1 = 0,3
Đáp án B
Ở người, gen quy định dạng tóc nằm trên nhiễm sắc thể thường có 2 alen, alen A quy định tóc quăn trội hoàn toàn so với alen a quy định tóc thẳng; Bệnh mù màu đỏ - xanh lục do alen lặn b nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sẳc thế giới tính X quy định, alen trội B quy định mắt nhìn màu bình thường. Cho sơ đồ phả hệ sau. Biết rằng không phát sinh các đột biến mới ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Cặp vợ chồng III.10 - III.11 trong phả hệ này sinh con, xác suất đứa con đầu lòng không mang alen lặn
Theo giả thiết: A (tóc quăn) >> a (tóc thẳng) trên NST thường;
B bình thường >> b (mù màu) trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X
=> 2 gen di truyền phân ly độc lập.
Theo sơ đồ phả hệ của 2 bệnh → ta tách 2 phả hệ, mỗi phả hệ xét một bệnh. Tuy chậm một tí nhưng không bao giờ bị rối đặc biệt khi vào phòng thi
Hình dạng tóc:
5: A- x 6: A- → con 9: aa => 5,6: Aa → 10: (1/3AA : 2/3Aa)
7: A- x 8: A- → con 12: aa => 7,8: Aa → 11: (1/3AA : 2/3Aa)
10: (1/3AA : 2/3 Aa) x 11: (1/3AA : 2/3 Aa)
G: 2/3A : l/3a 2/3A : l/3a
=> Xác suất sinh con không mang alen lặn (AA) = 2/3.2/3 = 4/9
Khả năng phân biệt màu:
10: XBY.
7: XBX- x 8: XBY → 12: XbY => 7: XBXb
7: XBXb x 8: XBY => 11(1/2XBXB: 1/2XBXb)
* Vậy: 10: XBY x 11: (1/2XBXB: 1/2XBXb)
G: 1/2XB : 1/2Y 3/4XB : 1/4Xb
Con không mang alen bệnh
(XBXB + XBY) = 1/2.3/4 + 1/2.3/4 = 6/8
Như vậy xác suất sinh con không mang alen lặn cả 2 gen trên = 4/9.6/8 = 1/3
Đáp án C
Ở một loài thực vật, A quy định thân cao, a quy định thân thấp; B quy định hoa đỏ, b quy định hoa trắng. Thực hiện 2 phép lai, thu được kết quả như sau:
- Phép lai 1: Lấy hạt phấn của cây thân thấp, hoa trắng thụ phấn cho cây thân cao, hoa đỏ (P), thu được F1 có 100% cây thân cao, hoa đỏ.
- Phép lai 2: Lấy hạt phấn của cây thân cao, hoa đỏ thụ phấn cho cây thân thấp, hoa trắng (P), thu được F1 có 100% cây thân cao, hoa trắng. Biết rằng không xảy ra đột biến.
Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu cho F1 của phép lai 1 giao phấn ngẫu nhiên sẽ thu được đời con có tỉ lệ kiểu hình là 9 cây thân cao, hoa đỏ : 3 cây thân cao, hoa trắng : 3 cây thân thấp, hoa đỏ : 1 cây thân thấp, hoa trắng.
II. Nếu cho F1 của phép lai 2 giao phấn ngẫu nhiên sẽ thu được đời con có 25% số cây thân thấp, hoa trắng.
III. Nếu lấy hạt phấn của cây F1 của phép lai 1 thụ phấn cho cây F1 của phép lai 2 sẽ thu được đời con có tỷ lệ 3 cây thân cao, hoa đỏ : 1 cây thân thấp, hoa trắng.
IV. Nếu lấy hạt phấn của cây F1 của phép lai 2 thụ phấn cho cây F1 của phép lai 1 sẽ thu được đời con có cây thân cao, hoa đỏ chiếm 75%.
Có 2 phát biểu đúng, đó là II và IV.
- F1 của 2 phép lai đều có 100% thân cao → thân cao (A) trội hoàn toàn so với thân thấp (a); P đều thuần chủng AA × aa → F1 100%Aa.
- Ở phép lai 1, F1 có 100% cây hoa đỏ giống cây làm mẹ.
Ở phép lai 2, F1 có 100% cây hoa trắng giống cây làm mẹ.
→ Màu sắc hoa do gen nằm trong tế bào chất quy định. Giả sử B quy định hoa có màu đỏ; alen b quy định hoa màu trắng.
→ Kiểu gen F1 của phép lai 1 là AaB; Kiểu gen F1 của phép lai 2 là Aab.
I sai. Nếu cho F1 của phép lai 1 giao phối ngẫu nhiên sẽ thu được đời con 100% hoa đỏ.
II đúng. Nếu cho F1 (Aab) của phép lai 2 giao phối ngẫu nhiên sẽ thu được đời con có tỉ lệ 3 cây thân cao, hoa trắng : 1 cây thân thấp, hoa trắng. → Cây thân thấp, hoa trắng chiếm 25%.
III sai. Nếu cho cây F1 của phép lai 1 thụ phấn cho cây F1 của phép lai 2 sẽ thu được đời con 100% hoa trắng.
IV đúng. Vì nếu F1 là ♀ AaB × ♂Aab → F2 sẽ có tỉ lệ 1/4AAB : 2/4AaB : 1/4aaB.
Cây thân cao, hoa đỏ chiếm 75%.
Đáp án A
Thực hiện phép lai ♀\(\frac{{AB}}{{ab}}{X^D}{X^d}\,\, \times\) ♂ \(\frac{{Ab}}{{ab}}{X^D}Y\) thu được F1. Cho biết mỗi gen qui định một tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. F1 có tối đa 40 loại kiểu gen.
II. Nếu tần số hoán vị gen là 20% thì F1 có 33,75% số cá thể mang kiểu hình trội về cả 3 tính trạng.
III. Nếu F1 có 3,75% số cá thể mang kiểu hình lặn về cả 3 tính trạng thì P đã xảy ra hoán vị gen với tần số 40%.
IV. Nếu không xảy ra hoán vị gen thì F1 có 31,25% số cá thể mang kiểu hình trội về 2 trong 3 tính trạng.
P: ♂\(\frac{{AB}}{{ab}}{X^D}{X^d}\,\,x\,\) ♀\(\frac{{Ab}}{{ab}}{X^D}Y\)
- \(\frac{{AB}}{{ab}}\,\,x\,\,\frac{{Ab}}{{ab}}\) ⇒ một bên dị hợp hai cặp gen lai với một bên dị hợp một cặp gen à cho tối đa 7 kiểu gen
- \({{\rm{X}}^D}{X^d}\,\,x\,\,\,{X^D}Y \to \frac{1}{4}{X^D}{X^D}:\frac{1}{4}{X^D}Y:\frac{1}{4}{X^D}{X^d}:\frac{1}{4}{X^d}Y\) ⇒ Cho 4 kiểu gen.
⇒ Tổng số kiểu gen tạo ra là: 7.4 = 28 kiểu gen ⇒ I sai
- \(P:\frac{{AB}}{{ab}}\,\,x\,\,\frac{{Ab}}{{ab}}\)
\({G_P}:\begin{array}{*{20}{c}} {\underline {AB} = \underline {ab} = 40\% }\\ {\underline {Ab} = \underline {aB} = 10\% } \end{array}\,\,\,\,\,\,\underline {Ab} = \underline {ab} = 50\% \)
A-B- = 0,4.0,5.2 + 0,1.0,5 = 0,45
F1 có số cá thể mang kiểu hỉnh trội về cả 3 tính trạng là: A-B-D- = 0,45.0,75 = 33,75%.
⇒ II đúng
- Số cá thể có kiểu hình lặn về 3 tính trạng ở F1 là 3,75% hay ta có \(\frac{{ab}}{{ab}}{X^d}Y = 0,0375 \to \frac{{ab}}{{ab}} = 0,0375:0,25 = 0,15;\) \(0,15\frac{{ab}}{{ab}} = 0,3\underline {ab} \,\, \times \,\,0,5\underline {ab} \to \) Tần số hoán vị gen \(f = \left( {0,5 - 0,3} \right).2 = 0,4 = 40\%\) ⇒ III đúng
- \(P:\frac{{AB}}{{ab}}\,\,x\,\,\frac{{Ab}}{{ab}}\) (không có hoán vị gen xảy ra)
Gp: AB = ab = 50% Ab = ab = 50%
⇒ Số cá thể mang kiểu hình trội về 2 trong 3 tính trạng ở F1 là:
(A-bbD- + A-B-dd) = 0,5,0,5.0,75 + 0,5.0,5.2.0,25 = 0,3125 = 31,25% ⇒ IV đúng
Vậy có 3 phát biểu đưa ra là đúng.
Đáp án B