Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Sinh - Trường THPT Trưng Vương

Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Sinh - Trường THPT Trưng Vương

  • Hocon247

  • 40 câu hỏi

  • 90 phút

  • 21 lượt thi

  • Dễ

Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com

Câu 1: Trắc nghiệm ID: 197797

Trong hệ sinh thái, năng lượng được truyền từ mặt trời theo chiều nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án B

Trong hệ sinh thái năng lượng được truyền 1 chiều từ mặt trời đến sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường, còn vật chất được trao đổi qua chu trình dinh dưỡng.

Câu 2: Trắc nghiệm ID: 197798

Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể điển hình ở sinh vật nhân thực, mức cấu trúc nào sau đây có đường kính 300 nm?

Xem đáp án

Đáp án B

+ Chromatid có đường kính 700 nm

+ Sợi siêu xoắn có đường kính 300 nm

+ Sợi cơ bản có đường kính 11 nm

+ Sợi nhiễm sắc có đường kính 30 nm

Câu 3: Trắc nghiệm ID: 197799

Theo lí thuyết, cơ thể có kiểu gen AaBBDd giảm phân tạo ra loại giao tử aBD chiếm tỉ lệ bao nhiêu?

Xem đáp án

Đáp án C

+ Kiểu gen AaBBDd cho 4 loại giao tử với tỉ lệ bằng nhau: ABD = ABd = aBD = aBd = 25%

Câu 4: Trắc nghiệm ID: 197800

Khi nói về cơ chế dịch mã, có bao nhiêu nhận định không đúng trong các nhận định sau:

(1). Trên một phân tử mARN, hoạt động của polisome giúp tạo ra nhiều chuỗi polipeptid khác loại

(2). Ribosome dịch chuyển theo chiều từ 3’-> 5’ trên mARN

(3). Bộ ba đối mã với bộ ba UGA trên mARN là AXT trên tARN

(4). Các chuỗi polypeptid sau khi được tổng hợp sẽ được cắt bỏ axit amin mở đầu, cuộn xoắn theo nhiều cách khác nhau để hình thành các bậc cấu trúc cao hơn.

(5). Sau khi dịch mã, ribosome giữ nguyên cấu trúc để tiến hành quá trình dịch mã tiếp theo.

Xem đáp án

Đáp án A

1. Sai vì: Polisome là hiện tượng nhiều ribosome cùng trượt trên một phân tử mARN để tạo ra nhiều chuỗi polipeptid giống nhau.

2. Sai vì: ribosome dịch chuyển theo chiều từ 5’ 3’ trên mARN

3. Sai vì: UGA là bộ ba kết thúc không có bộ ba đối mã tương ứng trên tARN

4. Đúng vì: Các chuỗi polypeptid sau khi được tổng hợp sẽ được cắt bỏ aa mở đầu, cuộn xoắn theo nhiều cách khác nhau để hình thành các bậc cấu trúc cao hơn (bậc 2, bậc 3, bậc 4)

5. Sai vì: Sau khi dịch mã, ribosome tách làm 2 tiểu phần lớn và bé để tiến hành quá trình dịch mã tiếp theo.

Câu 5: Trắc nghiệm ID: 197801

Hai tế bào sinh tinh đều có kiểu gen AB/ab XDXd giảm phân bình thường nhưng xảy ra hoán vị gen ở một trong hai tế bào. Theo lí thuyết, số loại giao tử tối đa được tạo ra là:

Xem đáp án

Đáp án C

+ Cơ thể có kiểu gen này tạo tối đa 8 loại giao tử khi có hoán vị gen trong đó: 4 loại giao tử liên kết và 4 loại giao tử hoán vị

+ Tế bào sinh tinh 1: giảm phân không có hoán vị gen tạo 2 loại giao tử sinh ra do liên kết

+ Tế bào sinh tinh 2: giảm phân có hoán vị gen tạo 2 loại giao tử sinh ra do liên kết và 2 loại giao tử sinh ra do hoán vị.

+ Nếu 2 loại giao tử sinh ra do liên kết ở tế bào 1 và tế bào 2 khác nhau thì 2 tế bào sinh tinh này tạo ra tối đa 6 loại giao tử.

Câu 6: Trắc nghiệm ID: 197802

Khi nói về các enzyme tham gia quá trình nhân đôi ADN thì nhận định nào sau đây đúng:

Xem đáp án

Đáp án D

+ A Sai vì: thứ tự tham gia của các enzyme là: tháo xoắn → ARN polymerase → ADN polymerase → Ligase

+ B sai vì: ADN polymerase và ARN polymerase đều chỉ di chuyển trên mạch khuôn theo chiều 3’ → 5’

+ C sai vì: ARN polymerase không có chức năng tháo xoắn.

+ D đúng vì: Xét trên một chạc 3 tái bản, enzyme ligase chỉ tác dụng lên 1 mạch, đó là mạch không liên tục, nó nối các đoạn Okazaki lại với nhau.

Câu 7: Trắc nghiệm ID: 197803

Đột biến gen và đột biến NST có điểm khác nhau cơ bản là gì?

Xem đáp án

Đáp án A

+ A đúng vì đột biến gen liên quan đến 1 hoặc 1 vài cặp nucleotide nên không thay đổi số lượng gen trên NST. Đột biến NST như mất đoạn, chuyển đoạn, lặp đoạn làm thay đổi số lượng gen trên NST.

+ B sai vì: đột biến NST hay đột biến gen đều có thể phát sinh trong nguyên phân và giảm phân.

+ C sai vì: đột biến NST hay đột biến gen là vô hướng.

+ D sai vì: đột biến NST hay đột biến gen đều có thể gây chết.

Câu 8: Trắc nghiệm ID: 197804

Thực hiện phép lai P: AaBbCcDdee x aaBbCCDdEE. Theo lí thuyết, tỉ lệ cá thể mang kiểu hình khác với bố và mẹ ở F1 là bao nhiêu? Biết một gen quy định một tính trạng, trội lặn hoàn toàn

Xem đáp án

Đáp án C

Tỉ lệ cá thể F1 mang kiểu hình khác bố mẹ = 1 – tỉ lệ kiểu hình giống bố – tỉ lệ kiểu hình giống mẹ

\( = 1 - A - B - C - D - {\rm{ee}} - {\rm{aaB}} - C - D - E - = 1 - 1/2x3/4x1x3/4x0 - 1/2x3/4x1x3/4x1 = 71,875\% \)

Câu 9: Trắc nghiệm ID: 197805

Khi nói về mối quan hệ giữa các loài, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Đáp án B

+ A sai vì đây là ví dụ về mối quan hệ ức chế cảm nhiễm.

+ B đúng vì khống chế sinh học là hiện tượng số lượng cá thể của một loài bị khống chế ở một mức nhất định do các mối quan hệ hoặc hỗ trợ hoặc đối kháng giữa các loài trong quần xã.

+ C sai vì quan hệ hợp tác là mối quan hệ giữa 2 loài, cả hai bên cùng có lợi nhưng không nhất thiết phải có nhau.

+ D sai vì đây là ví dụ mối quan hệ hợp tác.

Câu 10: Trắc nghiệm ID: 197806

Khi nói về vai trò của cách li địa lí trong quá trình hình thành loài mới, có bao nhiêu phát biểu sau đây là không đúng?

I. Cách li địa lí là những trở ngại về mặt địa lí như sông, núi, biển,… ngăn cản các cá thể của quần thể khác loài gặp gỡ và giao phối với nhau.

II. Cách li địa lí trong một thời gian dài tất yếu sẽ dẫn tới cách li sinh sản và hình thành loài mới.

III. Cách li địa lí góp phần duy trì sự khác biệt về vốn gen giữa các quần thể được tạo ra bởi các nhân tố tiến hoá.

IV. Cách li địa lí có thể xảy ra với những loài có khả năng phát tán mạnh, có khả năng di cư và ít di cư.

Xem đáp án

Đáp án A

+ Ý I sai vì: Cách li địa lí là những trở ngại về mặt địa lí như sông, núi, biển… ngăn cản các cá thể của quần thể cùng loài gặp gỡ và giao phối với nhau.

+ Ý II sai vì: Cách li địa lí trong một thời gian dài có thể sẽ dẫn tới cách li sinh sản và hình thành loài mới chứ không phải tất yếu.

+ Ý III đúng: Cách li địa lí góp phần duy trì sự khác biệt về vốn gen giữa các quần thể được tạo ra bởi các nhân tố tiến hoá, nó có ý nghĩa gián tiếp trong tiến hoá.

+ Ý IV đúng: Cách li địa lí có thể xảy ra với những loài có khả năng phát tán mạnh, có khả năng di cư và ít di cư, nhưng hay xảy ra với những loài có khả năng phát tán mạnh, có khả năng di cư hơn.

Câu 11: Trắc nghiệm ID: 197807

Thế hệ xuất phát (P) của một quần thể ngẫu phối có tỉ lệ kiểu gen là 0,25AA : 0,5Aa : 0,25aa. Theo quan niệm tiến hoá hiện đại, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Nếu quần thể chịu tác động của nhân tố đột biến thì chắc chắn quần thể sẽ xuất hiện kiểu gen mới.

II. Nếu quần thể chỉ chịu tác động của chọn lọc tự nhiên và F1 có tỉ lệ kiểu gen là 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa thì chứng tỏ quá trình chọn lọc đang chống lại alen lặn.

III. Nếu quần thể chịu tác động của các yếu tố ngẫu nhiên thì có thể sẽ có tỉ lệ kiểu gen là 100%AA.

IV. Nếu có di – nhập gen thì có thể sẽ làm tăng tần số alen a của quần thể.

Xem đáp án

Đáp án C

+ I sai: vì nếu đột biến gen biến A thành a hoặc ngược lại thì sẽ không làm xuất hiện kiểu gen mới.

+ II đúng: ở F1 có tỉ lệ kiểu hình trội tăng lên trong khi kiểu hình lặn giảm đi chứng tỏ quá trình chọn lọc đang chống lại alen lặn.

+ III đúng: Yếu tố ngẫu nhiên mang tính vô hướng do đó quần thể có thể có tỉ lệ kiểu gen là 100%AA.

+ IV đúng: hiện tượng di – nhập gen làm thay đổi số lượng cá thể của quần thể, có thể mang đến nhiều cá thể có kiểu gen aa thì có thể làm tăng tần số alen a.

Câu 12: Trắc nghiệm ID: 197808

Quần thể giao phối có thành phần kiểu gen: 0,35AA : 0,50Aa : 0,15aa. Nếu xảy ra đột biến thuận với tần số 5% thì tần số tương đối của các alen A và a lần lượt là bao nhiêu?

Xem đáp án

Đáp án A

Tần số alen ở thế hệ đầu là: \(A = 0,35 + 0,5/2 = 0,6 \to a = 1 - 0,6 = 0,4\)

Đột biến thuận \(A \to a \to \). Tần số các alen là: \(A = 0,6 - 0,6.0,05 = 0,57;a = 1 - 0,57 = 0,43\)

Câu 13: Trắc nghiệm ID: 197809

Dung hợp tế bào trần ( lai tế bào sinh dưỡng ) của 2 cây lưỡng bội thuộc 2 loài hạt kín khác nhau tạo ra tế bào lai. Nuôi cấy tế bào lai trong môi trường đặc biệt cho chúng phân chia và tái sinh thành cây lai. Phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Đáp án D

Phát biểu đúng là D, cây có khả năng sinh sản hữu tính

Cây lai có bộ NST là \(2{n_A} + 2{n_B}\)

A sai. Vì dung hợp 2 tế bào trần nên bộ NST của 2 tế bào được giữ nguyên – nghĩa là trong bộ gen sẽ có các cặp gen dị hợp tử

B sai. Cây tứ bội – đột biến đa bội là trong bộ NST có 1 số nguyên lần bộ NST đơn bội của 1 loài

C sai. Cây lai mang bộ NST lưỡng bội của 2 loài trên.

Câu 14: Trắc nghiệm ID: 197810

Các loài sâu ăn lá thường có màu xanh lục lẫn với màu xanh của lá, nhờ đó mà khó bị chim ăn sâu phát hiện và tiêu diệt. Theo thuyết tiến hóa hiện đại, đặc điểm thích nghi này được hình thành do:

Xem đáp án

Đáp án A

B sai vì nếu sâu tự biến đổi màu để thích nghi với môi trường là quan điểm của Lamac.

C sai vì CLTN tích lũy kiểu gen quy định kiểu hình màu xanh lục làm tăng tần số của alen xanh lục qua các thế hệ.

D sai vì biến dị xanh lục phát sinh ngẫu nhiên trong quần thể, không phụ thuộc vào màu sắc của thức ăn.

Câu 15: Trắc nghiệm ID: 197811

Cơ quan nào là cơ quan tương tự với gai cây hoàng liên?

Xem đáp án

Đáp án C

Cơ quan tương tự là những có quan có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức năng giống nhau nên có hình thái tương tự.

Gai cây hoàng liên, gai cây xương rồng, tua cuốn của đậu Hà Lan đều là những biến dạng của lá còn gai cây hoa hồng lại được tạo thành do sự phát triển của biểu bì thân  gai cây hoàng liên và gai cây hoa hồng khác nhau về nguồn gốc nhưng có hình thái tương tự nhau  đây là các cơ quan tương tự.

Câu 16: Trắc nghiệm ID: 197812

Kết luận nào sau đây không đúng:

Xem đáp án

Đáp án B

A đúng, cạnh tranh làm cho các cá thể của quần thể mở rộng ổ sinh thái.

C đúng, vì khi số lượng cá thể quần thể tăng thì lượng thức ăn thiếu nếu không có đầy đủ thức ăn thì sẽ cạnh tranh giành thức ăn, nguồn sống.

D đúng, vì khi thức ăn khan hiếm sẽ cạnh tranh nhau giành thức ăn để tồn tại.

B sai, ăn thịt đồng loại xảy ra khi mật độ quần thể tăng quá cao, nó giúp giảm bớt số lượng cá thể của quần thể và từ đó giúp giảm sự cạnh tranh, đảm bảo sự tồn tại và phát triển ổn định mà không dẫn tới sự diệt vong.

Câu 17: Trắc nghiệm ID: 197813

Sinh vật đầu tiên xuất hiện trên Trái Đất trao đổi chất theo phương thức gì?

Xem đáp án

Đáp án D

Sinh vật đầu tiên xuất hiện trên trái đất là sinh vật đơn bào dị dưỡng sử dụng nguồn năng lượng từ các hợp chất hữu cơ có sẵn trong môi trường.

Câu 18: Trắc nghiệm ID: 197814

Quá trình hấp thụ nước ở rễ xảy ra theo những giai đoạn nào?

1. Giai đoạn nước từ đất vào lông hút

2. Giai đoạn nước từ lông hút vào mạch gỗ của rễ

3. Giai đoạn nước bị đẩy từ mạch gỗ của rễ lên mạch gỗ của thân

4. Giai đoạn nước từ mạch gỗ của thân lên lá

Tổ hợp đúng là:

Xem đáp án

Đáp án A

Quá trình hấp thụ nước ở rễ xảy ra theo 3 giai đoạn là:

1. Giai đoạn nước từ đất vào lông hút

2. Giai đoạn nước từ lông hút vào mạch gỗ của rễ

3. Giai đoạn nước bị đẩy từ mạch gôc của rễ lên mạch gỗ của thân

Câu 19: Trắc nghiệm ID: 197815

Sự tiến hóa của các hình thức tiêu hóa diễn ra theo hướng nào?

Xem đáp án

Đáp án B

Sự tiến hóa của các hình thức tiêu hóa diễn ra theo hướng: Tiêu hóa ngoại bào → tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào → tiêu hóa nội bào

Câu 20: Trắc nghiệm ID: 197816

Hình ảnh sau minh họa cho kì nào của quá trình nguyên phân ở tế bào thực vật?

Xem đáp án

Đáp án C

Quan sát hình ảnh ta thấy NST di chuyển về hai cực của tế bào → đây là kì sau của quá trình nguyên phân.

Câu 21: Trắc nghiệm ID: 197817

Ở một loài thực vật, xét 3 cặp gen phân li độc lập. Biết gen A quy định lá tròn là trội hoàn toàn so với alen a quy định lá xẻ thùy, kiểu gen BB quy định hoa đỏ, Bb quy định hoa hồng, bb quy định hoa trắng, gen D quy định thân cao là trội hoàn toàn so với alen d quy định thân thấp. Nếu không xét vai trò của bố mẹ, có bao nhiêu phép lai có thể có để F1 xuất hiện tỉ lệ kiểu hình 3:1?

Xem đáp án

Đáp án A

Tỉ lệ kiểu hình 3 : 1 = 3−1×1 ×1

TH1 : 3A- : laa

3:1

1

1

Aa×Aa

BB×BB×bb×bb

DD×DD; dd×dd

3:1

BB×bb

DD×Dd; DD×dd

P có kiểu gen giống nhau: Aa (BB, bb)(DD; dd) → 4 kiểu gen → có  + 4 = 10 phép lai

P có kiểu gen khác nhau: (Dd x DD; DD x dd)(BBxbb) = 2x2 = 45 → có thêm 4 phép lai

→ Có 14 phép lai

TH2: 3D- : 1dd

Tương tự với TH1, có 14 phép lai. Vậy số phép lai thoả mãn là 28.

Câu 22: Trắc nghiệm ID: 197818

Khi nói về di – nhập gen, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Đáp án B

Ý A sai vì nhập gen có thể làm giàu vốn gen của quần thể

Ý C sai vì lượng cá thể xuất cư có thể mang kiểu gen khác số cá thể nhập cư làm thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể.

Ý D sai vì xuất cư có thể làm thay đổi thành phần kiểu gen và tần số alen

Câu 23: Trắc nghiệm ID: 197819

Diễn biến nào không phù hợp với sự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể khi quần thể đạt kích thước tối đa?

Xem đáp án

Đáp án D

Khi số lượng cá thể đạt mức tối đa, các cá thể cạnh tranh nhau gay gắt, nguồn sống bắt đầu thiếu → kích thước quần thể được điều chỉnh giảm được thể hiện qua: tỉ lệ sinh sản giảm, tử vong tăng, nhiều dịch bệnh, di cư.

Diễn biến không phù hợp là D.

Câu 24: Trắc nghiệm ID: 197820

Cho thông tin về các loài trong một chuỗi thức ăn trong bảng sau:

Xem đáp án

Đáp án B

       0,5%     11,36%     4%

Cỏ → Thỏ → Cáo → Hổ.

- Ở bậc dinh dưỡng bậc 2 (năng lượng tích lũy 0,5%, thất thoát 99,5%).

- Ở bậc dinh dưỡng bậc 3 (năng lượng tích lũy 11,36%, thất thoát 88,64%).

- Ở bậc dinh dưỡng bậc 4 (năng lượng tích lũy 4%, thất thoát 96%).

- Phương án A, C, D đúng.

- Phương án B sai vì cáo là động vật ăn thịt bậc 1.

Câu 25: Trắc nghiệm ID: 197821

Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Cây tứ bội tạo ra giao tử 2n có khả năng thụ tinh bình thường. Xét các tổ hợp lai sau:

(1) Aa xAa                        2) Aaaa x Aaaa             (3) Aaaa x aa                 (4) Aa x aaaa

(5) AAAa x aa                   (6) Aaaa x aaaa             (7) Aaaa x Aa                (8) Aa x aa

Theo lý thuyết, những tổ hợp lai sẽ cho kiểu hình đời con 50% quả đỏ : 50% quả vàng là:

Xem đáp án

Đáp án A

Các công thức lai cơ bản

Phép lai

Kiểu gen

Kiểu hình

(1) Aa x Aa

1AA:2Aa:1aa

3 đỏ: 1 vàng

(2) Aaaa x Aaaa

1Aaaa:2Aaaa:1aaaa

3 đỏ: 1 vàng

(3) Aaaa x Aaa

1Aaa:1aaa

1 đỏ: 1 vàng

(4) Aa x aaaa

1Aaa:1aaa

1 đỏ: 1 vàng

(5) AAAa x aa

1Aaa:1Aaa

100% đỏ

(6) Aaaa x aa

1Aaaa:1aaaa

1 đỏ: 1 vàng

(7) AAAa x aa

1Aaa:2Aaa:1aaa

3 đỏ: 1 vàng

(8) Aa x aa

1Aa:1aa

1 đỏ: 1 vàng

Như vậy những tổ hợp lai sẽ cho kiểu hình đời con 50% quả đỏ : 50% quả vàng là (3), (4), (6), (8)

Câu 26: Trắc nghiệm ID: 197822

Ở cà chua Licopersicon licopersicum đã ghi nhận rất nhiều trường hợp xuất hiện thể tam nhiễm. Hạt phấn dư thừa NST so với bộ đơn bội không có khả năng tạo ra ống phấn khi hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy. Cho rằng các giao tử khác có sức sống như nhau, nếu cho cây tam nhiễm AAa tự thụ phấn thì tỉ lệ đời con không mang alenA là:

Xem đáp án

Đáp án D

- Tính trạng ♂AAa(2n+1) giảm phân tạo \(\frac{2}{6}A\left( n \right):\frac{1}{6}\left( n \right):\frac{2}{6}Aa\left( {n + 1} \right):\frac{1}{6}AA\left( {n + 1} \right)\)

Theo giả thiết: Hạt phấn dư thừa NST so với bộ đơn bội không có khả năng tạo ra ống phấn khi hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy.

→ Tỉ lệ các giao tử (n) có khả năng thụ tinh: \(\frac{2}{3}A\left( n \right):\frac{1}{3}a\left( n \right)\)

- Tính trạng ♀AAa(2n+1) giảm phân tạo 1/6A(n) : 1/6 (n) : 2/6Aa(n+1) : 1/6AA(n+1)

Sơ đồ lai:

P: ♂AAa(2n+1) x ♀AAa(2n+1)

GP: 2/3A(n) : 1/3a(n) 2/6A(n) : 1/6a(n) : 2/6Aa(n+1) : 1/6AA(n+1)

F1: Các hợp tử không mang alen A chiếm tỉ lệ: 1/3a(n) x 1/6a(n) = 1/18

Câu 27: Trắc nghiệm ID: 197823

Một cơ thể có kiểu gen \(Aa\frac{{BD}}{{bd}}\) có khoảng cách giữa gen B và D là 20 cm. Trong quá trình giảm phân hình thành giao tử có một số tế bào cặp nhiễm sắc thể chứa các gen B,b và D,d không phân li trong giảm phân II. Số loại giao tử tối đa cơ thể đó tạo ra là:

Xem đáp án

Đáp án C

Số giao tử bình thường là 2x4 = 8. Số giao tử đột biến tính trong 2 trường hợp:

+ Nếu không có hoán vị gen BD/bd không phân li trong giảm phân II tạo giao tử BD/BD; bd/bd; 0

+ Nếu có hoán vị gen BD/bd không phân li trong giảm phân II tạo giao tử BD/Bd; bD/bd; BD/bD; Bd/bd; 0

+ Số loại giao tử đột biến là: 7x2 =14

Vậy có 22 loại giao tử.

Câu 29: Trắc nghiệm ID: 197825

Axit nuclêic có thể có dạng mạch kép (tx) hoặc dạng mạch đơn (xx). Bảng dưới đây cho thấy thành phần các bazơ (nuclêôtit) của 4 mẫu nuclêôtit khác nhau

Xem đáp án

Đáp án D

Mẫu (1) và (2) không có U → ADN A và B sai.

Mẫu (3) và (4) không có T, có U → ARN

+ Mẫu (1): A=T, G=X ADN mạch kép

+ Mẫu (2): A-T, G-X ADN mạch đơn

+ Mẫu (3) và (4) là ARN mạch đơn

Câu 30: Trắc nghiệm ID: 197826

Quan sát một quần thể mà các cá thể được phân phối đồng đều cho thấy rằng:

Xem đáp án

Đáp án C

Các cá thể phân bố đồng đều khi nguồn sống phân bố đồng đều, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể.

Câu 31: Trắc nghiệm ID: 197827

Giả sử lưới thức ăn trong một hệ sinh thái gồm các loài sinh vật A, B, C, D, E, F, G, H, I được mô tả bằng sơ đồ hình bên. Cho biết loài A và G là sinh vật sản xuất, các loài còn lại đều là sinh vật tiêu thụ. Phân tích lưới thức ăn này, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

          I. Có 8 chuỗi thức ăn khác nhau.

          II. Loài B tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn hơn so với loài F.

          III. Loài E thuộc 3 bậc dinh dưỡng khác nhau.

          IV. Lượng chất độc mà loài F tích lũy được cao hơn loài C.

Xem đáp án

Đáp án C

I. Có 8 chuỗi thức ăn khác nhau. à sai, có 7 chuỗi thức ăn.

II. Loài B tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn hơn so với loài F. à sai, loài B tham gia vào 2 chuỗi thức ăn, loài F tham gia vào 3 chuỗi thức ăn.

III. Loài E thuộc 3 bậc dinh dưỡng khác nhau. à sai, loài E chỉ thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2.

IV. Lượng chất độc mà loài F tích lũy được cao hơn loài C. à đúng, bậc dinh dưỡng cao nhất của F là bậc 4, bậc dinh dưỡng cao nhất của C là bậc 3, theo khuếch đại sinh học thì lượng chất độc ở bậc dinh dưỡng càng cao càng lớn.

Câu 32: Trắc nghiệm ID: 197828

Cho biết các côđon mã hóa một số loại axit amin như sau:

Xem đáp án

Đáp án B

Côđon

5'XUU3'; 5'XUX3'; 5'XUA3'; 5'XUG3'

5'UAU3'; 5'UAX3'

5'UGU3'; 5'UGX3'

5'GAU3'; 5'GAX3'

Triplet tương ứng

3’GAA5’; 3’GAG5’; 3’GAT5’; 3’GAX5’

3’ATA5’; 3’ATG5’

3’AXA5’; 3’AXG5’

3’XTA5’; 3’XTG5’

Axit amin

Lơxin

Tirôzin

Xisterin

Aspactic

Alen B: 3’ … ATG AXA XTG GAX…5’

I. Alen B1: 3’ … ATG AXA XTG GAT…5’ à GAX và GAT đều quy định Lơxin (thành phần aa không đổi)

II. Alen B2: 3’ … ATG AXG XTG GAX…5’ à AXA và AXG đều quy định Xisterin

III. Alen B3: 3’ … ATG AXA XAG GAX…5’ à XTG quy định Aspactic, XAG quy định aa khác.

IV. Alen B4: 3’ … ATX AXA XTG GAX…5’ à ATG quy định Tirôzin, ATX quy định aa khác.

Vậy alen mã hóa chuỗi pôlipeptit có thành phần axit amin không thay đổi so với chuỗi pôlipeptit do alen B mã hóa là B3, B4.

Câu 33: Trắc nghiệm ID: 197829

Ở một loài thực vật, cho giao phấn giữa cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa trắng được F1 toàn hoa đỏ. Tiếp tục cho F1 lai với cơ thể đồng hợp lặn được thế hệ con có tỉ lệ 3 cây hoa trắng : 1 cây hoa đỏ. Cho cây F1 tự thụ phấn được các hạt lai F2. Cho các cây F2 tự thụ, xác suất để F3 chắc chắn không có sự phân tính:

Xem đáp án

Đáp án D

3 cây hoa trắng: 1 cây hoa đỏ → tương tác bổ sung

F1: 100% đỏ → đỏ trội (A: đỏ; a: trắng)

P: AA x aa → F1: Aa

F1 lai với cơ thể đồng hợp lặn cho ra 4 loại tổ hợp ⇒ F1 dị hợp hai cặp gen AaBb (hoa đỏ).    
AaBb ×× aabb ⇒ 3 trắng : 1 đỏ.    
Quy ước gen: A_B_ : hoa đỏ 
                       A_bb + aaB_ + aabb : hoa trắng  
F1 tự thụ: AaBb × AaBb 
KH: 9 đỏ : 7 trắng 

Muốn F3 không phân tính khi đem F2 tự thụ thì: F2 có KG đồng hợp

AABB = 1/16

AAbb = 1/16

aaBB = 1/16

aabb = 1/16

→ tổng số = 1/4 → D

Câu 34: Trắc nghiệm ID: 197830

Khi nói về sự hình thành loài bằng con đường địa lí, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?

I. Chọn lọc tự nhiên trực tiếp tạo ra các kiểu gen thích nghi của quần thể.

II. Sự hình thành loài mới có sự tham gia của các nhân tố tiến hóa.

III. Cách li địa lí là nhân tố tăng cường sự phân hoá thành phần kiểu gen của các quần thể trong loài.

IV. Phương thức hình thành loài này xảy ra ở cả động vật và thực vật.

Xem đáp án

Đáp án B

I, Chọn lọc tự nhiên trực tiếp tạo ra các kiểu gen thích nghi của quần thể. → sai, CLTN không tạo ra kiểu gen.

II, Sự hình thành loài mới có sự tham gia của các nhân tố tiến hóa. → đúng

III, Cách li địa lí là nhân tố tăng cường sự phân hoá thành phần kiểu gen của các quần thể trong loài. → đúng

IV, Phương thức hình thành loài này xảy ra ở cả động vật và thực vật. → đúng

Câu 35: Trắc nghiệm ID: 197831

Ở một loài thú, khi cho con cái lông đen thuần chủng lai với con đực lông trắng thuần chủng được F1 đồng loạt lông đen. Cho con đực lai F1 lai phân tích, đời Fa thu được tỉ lệ 2 con đực lông trắng, 1 con cái lông đen, 1 con cái lông trắng. Nếu cho các cá thể F1 giao phối ngẫu nhiên được thế hệ F2. Trong số các cá thể lông đen ở F2, con đực chiếm tỉ lệ

Xem đáp án

Đáp án B

Lai phân tích thu được tỷ lệ 3 lông trắng: 1 lông đen → tính trạng do 2 cặp gen tương tác với nhau

Tỷ lệ kiểu hình ở 2 giới khác nhau → 1 trong 2 gen nằm trên NST X không có alen tương ứng trên Y

Quy ước gen A-B- lông đen; aaB-/A-bb/aabb: trắng

Cặp gen Bb nằm trên NST X

P: AAXBXB × aaXbY → AaXBXb : AaXBY

Cho con đực F1 lai phân tích: AaXBY × aaXbXb → (Aa:aa)(XBXb: XbY) → 2 con đực lông trắng, 1 con cái lông đen, 1 con cái lông trắng

Nếu cho F1 giao phối ngẫu nhiên: AaXBXb × AaXBY → (3A-: 1aa)(XBXB:XBXb:XBY: XbY)

Trong số các cá thể lông đen ở F2, con đực chiếm tỉ lệ 1/3.

Câu 36: Trắc nghiệm ID: 197832

Ở một quần thể thực vật ngẫu phối, alen đột biến a làm cây bị chết từ giai đoạn còn hai lá mầm; alen trội A quy định kiểu hình bình thường. Ở một locut gen khác có alen B quy định hoa màu đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa màu trắng. Hai cặp gen nằm trên hai cặp NST thường phân ly độc lập với nhau. Ở một thế hệ (quần thể F1), người ta nhận thấy có 4% số cây bị chết từ giai đoạn hai lá mầm, 48,96% số cây sống và cho hoa màu đỏ, 47,04% số cây sống và cho hoa màu trắng. Biết quần thể ở trạng thái cân bằng đối với gen quy định màu hoa, không có đột biến mới phát sinh. Theo lý thuyết, tỷ lệ cây thuần chủng về cả hai cặp gen trên ở quần thể trước đó (quần thể P) là:

Xem đáp án

Đáp án D

Ở một quần thể thực vật ngẫu phối,

a làm cây bị chết từ giai đoạn còn hai lá mầm; alen trội A quy định kiểu hình bình thường.

B quy định hoa màu đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa màu trắng.

Hai cặp gen nằm trên hai cặp NST thường phân ly độc lập với nhau.

F1: 48,96% A-B- : 47,04% A-bb : 4% aa
Do 2 gen phân li độc lập
⇒ Tỉ lệ A-B- : A-bb = tỉ lệ B- : bb
⇒ Vậy B- : bb = 51 : 49
⇒ Tỉ lệ bb = 49%
⇒ Tần số alen b là 0,7 và tần số alen B là 0,3
⇒ Cấu trúc qua các thế hệ là 0,09 BB : 0,42 Bb : 0,49 bb
Tỉ lệ aa = 4%
⇒ Tần số alen a ở đời P là 0,2
⇒ Tỉ lệ kiểu gen Aa ở P là 0,4
⇒ P: 0,6 AA : 0,4 Aa
Vật P: (0,6 AA : 0,4 Aa) × (0,09 BB : 0,42 Bb : 0,49 bb)
Tỉ lệ cây P thuần chủng về cả 2 cặp gen là 0,6 × (0,09 + 0,49) = 0,348 = 34,8%

Câu 37: Trắc nghiệm ID: 197833

Cho sơ đồ phả hệ:

Sơ đồ phả hệ trên mô tả sự di truyền một bệnh ở người do một trong hai alen của một gen quy định. Biết rằng không xảy ra đột biến ở tất cả các cá thể trong phả hệ, tỷ lệ người mắc bệnh trong cả quần thể cân bằng di truyền này là 1%. Người phụ nữ số 8 lớn lên kết hôn với một người nam giới bình thường trong cùng quần thể. Hỏi xác suất họ sinh được người con đầu lòng không bị bệnh là bao nhiêu?

Xem đáp án

Đáp án A

Bố mẹ bình thuờng sinh con trai, con gái bị bệnh → gen gây bệnh là gen lặn trên NST thường

Quy ước gen: A- bình thường; a - bị bệnh

Người số 8 có em bị bệnh nên có kiểu gen 1AA:2Aa

Trong quần thể có 1% bị bệnh (aa) → tần số alen a = \(\sqrt {0,01} \) = 0,1 → tần số alen A =0,9

Cấu trúc di truyền của quần thể là: 0,81AA:0,18Aa:0,01aa

Người số 8 kết hôn với người đàn ông bình thường trong quần thể có kiểu gen

0,81AA:0,18Aa ⇔ 9AA:2Aa

Cặp vơ chồng này: (lAA:2Aa) x (9AA:2Aa) ⇔  (2A: 1a) x (10A: la)

Xác suât họ sinh được con không bị bệnh là: \(1 - \frac{1}{3} \times \frac{1}{{11}} = \frac{{32}}{{33}}\) 

Câu 38: Trắc nghiệm ID: 197834

Ở gà, giới đực mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XX, giới cái mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XY. Cho phép lai: Pt/c gà lông dài, màu đen x gà lông ngắn, màu trắng, F1 thu được toàn gà lông dài, màu đen. Cho gà trống F1 giao phối với gà mái chưa biết kiểu gen thu được F2 gồm: 20 con gà mái lông dài, màu đen: 20 con gà mái lông ngắn, màu trắng: 5 con gà mái lông dài, màu trắng: 5 con gà mái lông ngắn, màu đen. Tất cả gà trống của F2 đều có lông dài, màu đen. Biết 1 gen quy định 1 tính trạng trội lặn hoàn toàn, không có đột biến xảy ra. Tần số hoán vị gen của gà F1 là:

Xem đáp án

Đáp án B

Xét sự phân li của từng tính trạng 

Chiều dài lông: 3 lông dài : 1 lông ngắn → Aa x Aa

Tỉ lệ phân li kiểu hình không đều ở hai giới, gen lặn biểu hiện nhiều ở gà mái → gen lặn nằm trên NST X.

Màu sắc lông : 3 lông đen : 1 lông ngắn → Bb x Bb

Tỉ lệ phân li kiểu hình không đều ở hai giới, gen lặn biểu hiện nhiều ở gà mái → gen lặn nằm trên NST X 

Hai gen liên kết với nhau cùng nằm trên NST giới tính X 

Ta có

Gà trống lông dài màu đen 100% → nhân XAB từ gà mái nên gà mái có kiểu gen XABY

Gà mái có KG: 0,4 XABY ; 0,4 XabY ; 0,1 XAbY ; 0,1 XaBY

Tần số hoán vị gen của gà trống F1 là: 0,1 + 0,1 = 0,2

Câu 39: Trắc nghiệm ID: 197835

Lai hai cây cà chua thuần chủng (P) khác biệt nhau về các cặp tính trạng tương phản F1 thu được 100% cây thân cao, hoa đỏ, quả tròn. Cho F1 lai với cây khác, tỉ lệ phân li kiểu hình ở F2 là 4 cây thân cao, hoa đỏ, quả dài : 4 cây thân cao, hoa vàng, quả tròn : 4 cây thân thấp, hoa đỏ, quả dài : 4 cây thân thấp, hoa vàng, quả tròn : 1 cây thân cao, hoa đỏ, quả tròn ;1 cây thân cao, hoa vàng, quả dài : 1 cây thân thấp, hoa đỏ, quả tròn : 1 cây thân thấp, hoa vàng, quả dài. Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, mọi quá trình sinh học diễn ra bình thường. Có bao nhiêu nhận định đúng?

          I. Khi cho F1 tự thụ phấn thì tỉ lệ kiểu hình thân thấp, hoa vàng, quả dài ở đời con là 0,0025.

          II. Cặp tính trạng chiều cao thân di truyền liên kết với cặp tính trạng màu sắc hoa.

          III. Khi cho F1 tự thụ phấn thì tỉ lệ kiểu hình thân thấp, hoa đỏ, quả dài ở F2 là 0,05.

          IV. Hai cặp gen quy định màu sắc hoa và hình dạng quả di truyền liên kết và có xảy ra  hoán vị gen.

Xem đáp án

Đáp án B

4 cây thân cao, hoa đỏ, quả dài : 4 cây thân cao, hoa vàng, quả tròn.
4 cây thân thấp, hoa đỏ, quả dài : 4 cây thân thấp, hoa vàng, quả tròn.
1 cây thân cao, hoa đỏ, quả tròn : 1 cây thân cao, hoa vàng, quả dài.
1 cây thân thấp, hoa đỏ, quả tròn : 1 cây thân thấp, hoa vàng, quả dài. 
Ta có:  
Cao : thấp = 1 : 1 ⇒ Aa × aa 
Đỏ : vàng = 1 : 1 ⇒ Dd × dd 
Tròn : dài = 1 : 1 ⇒ Bb × bb  
Xét tỉ lệ phân li kiểu hình của chiều cao thân và màu sắc hoa có:  
- (Cao : thấp)(đỏ : vàng) = 1: 1 : 1 :1 ⇒ hai gen phân li độc lập. 
Xét tỉ lệ phân li kiểu hình màu sắc hoa và hình dạng quả có:  
- (Đỏ : vàng)(dài: tròn) = 1 : 1 :1 :1  ≠ tỉ lệ phân li của đề bài ⇒ hai gen liên kết với nhau. 
Ta có cá thể có 1 cây thân thấp, hoa vàng, quả dài (aa, bb, dd) = 1/20
⇒ bb, dd = (1/20) : 2 =  0,1  
⇒ bd = 0,1 
Tần số hoán vị gen = 0,1 × 2 = 20%. 

I, Khi cho F1 tự thụ phấn thì tỉ lệ kiểu hình thân thấp, hoa vàng, quả dài ở đời con là 0,0025. → đúng, AaBbDd x AaBbDd à aabbdd = 1/4 x (0,1x0,1) = 0,0025

II, Cặp tính trạng chiều cao thân di truyền liên kết với cặp tính trạng màu sắc hoa.

→ sai

III, Khi cho F1 tự thụ phấn thì tỉ lệ kiểu hình thân thấp, hoa đỏ, quả dài ở F2 là 0,05. → sai, aaB-dd = 1/4 x (0,25-0,01) = 0,06

IV, Hai cặp gen quy định màu sắc hoa và hình dạng quả di truyền liên kết và có xảy ra hoán vị gen. → đúng

Câu 40: Trắc nghiệm ID: 197836

Trong trường hợp giảm phân và thụ tinh bình thường, một gen quy định một tính trạng và gen trội là trội hoàn toàn. Tính theo lý thuyết, phép lai \({\rm{AaBbDdHh}} \times {\rm{AaBbDdHh}}\)cho đời con có kiểu hình chỉ mang một tính trạng lặn chiếm tỉ lệ là

Xem đáp án

Đáp án D

Tính theo lý thuyết, phép lai \({\rm{AaBbDdHh }} \times {\rm{ AaBbDdHh}}\) cho đời con có kiểu hình chỉ mang một tính trạng lặn chiếm tỉ lệ là \(C_4^1 \times \frac{1}{4} \times {\left( {\frac{3}{4}} \right)^3} = \frac{{27}}{{64}}\) 

Bắt đầu thi để xem toàn bộ câu hỏi trong đề

📝 Đề thi liên quan

Xem thêm »
Xem thêm »

❓ Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »