Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG 2021 môn Sinh học - THPT Chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội

Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG 2021 môn Sinh học - THPT Chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội

  • Hocon247

  • 40 câu hỏi

  • 90 phút

  • 35 lượt thi

  • Trung bình

Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com

Câu 1: Trắc nghiệm ID: 200991

Trong giới hạn sinh thái, khoảng thuận lợi là khoảng các nhân tố sinh thái

Xem đáp án

Trong giới hạn sinh thái, khoảng thuận lợi là khoảng các nhân tố sinh thái ở mức phù hợp nhất để sinh vật thực hiện chức năng sống tốt nhất.

Câu 2: Trắc nghiệm ID: 200992

Dịch mã là quá trình tổng hợp nên phân tử nào?

Xem đáp án

Dịch mã là quá trình tổng hợp protein.

Câu 5: Trắc nghiệm ID: 200995

Trong tạo giống cây trồng, phương pháp nào dưới đây cho phép tạo ra cây lưỡng bội đồng hợp tử về tất cả các gen?

Xem đáp án

Nuôi cấy hạt phấn trong ống nghiệm tạo các mô đơn bội, sau đó xử lí bằng consixin thu được toàn bộ cây con có kiểu gen đồng hợp.

Câu 6: Trắc nghiệm ID: 200996

Đột biến gen là những biến đổi như thế nào?

Xem đáp án

Đột biến gen là trong cấu trúc của gen, xảy ra tại một điểm nào đó trên phân tử ADN, liên quan đến một hoặc một số cặp nuclêôtit.

Câu 7: Trắc nghiệm ID: 200997

Lực nào đóng vai trò chính trong quá trình vận chuyển nước ở thân?

Xem đáp án

Lực hút của lá đóng vai trò chính trong việc tạo động lực vận chuyển nước trong thân.

Câu 8: Trắc nghiệm ID: 200998

Trong trường hợp gen trội có lợi, cơ thể lai biểu hiện ưu thế lai rõ nhất ở phép lai nào sau đây?

Xem đáp án

Cơ thể càng nhiều cặp gen dị hợp càng biểu hiện ưu thế lai cao.

Câu 10: Trắc nghiệm ID: 201000

Các loài có quan hệ họ hàng càng gần nhau thì có đặc điểm về ADN và protein như thế nào?

Xem đáp án

Loài có mối quan hệ họ hàng càng gần thì trình tự các nuclêôtit trong ADN và trình tự các axit amin trong protein càng giống nhau.

Câu 11: Trắc nghiệm ID: 201001

Dạng đột biến nào được ứng dụng để loại khỏi nhiễm sắc thể những gen không mong muốn ở một số giống cây trồng?

Xem đáp án

Đột biến mất đoạn nhỏ NST được ứng dụng loại bỏ gen không mong muốn.

Câu 12: Trắc nghiệm ID: 201002

Động vật nào sau đây có túi tiêu hóa?

Xem đáp án

Thủy tức có hệ tiêu hóa dạng túi.

Câu 13: Trắc nghiệm ID: 201003

Tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể sinh vật?

Xem đáp án

Những con tê giác một sừng sống trong vườn quốc gia Cát Tiên là tập hợp cá thể cùng loài, cùng sống trong không gian và thời gian, có khả năng sinh sản.

Câu 15: Trắc nghiệm ID: 201005

Trong quần xã sinh vật, kiểu quan hệ giữa hai loài, trong đó một loài có lợi còn loài kia không có lợi cũng không có hại là

Xem đáp án

Trong quần xã sinh vật, kiểu quan hệ giữa hai loài, trong đó một loài có lợi còn loài kia không có lợi cũng không có hại là quan hệ hội sinh.

Câu 16: Trắc nghiệm ID: 201006

Động vật nào sau đây hô hấp bằng hệ thống ống khí?

Xem đáp án

Châu chấu hô hấp bằng hệ thống ống khí.

Câu 17: Trắc nghiệm ID: 201007

Trong quần xã sinh vật, loài có tần suất xuất hiện và độ phong phú cao, sinh khối lớn, quyết định chiều hướng phát triển của quần xã là

Xem đáp án

Đáp án B
Trong quần xã sinh vật, loài có tần suất xuất hiện và độ phong phú cao, sinh khối lớn, quyết định chiều
hướng phát triển của quần xã là loài ưu thế.

Câu 18: Trắc nghiệm ID: 201008

Trường hợp nào các cá thể trong quần thể phân bố đồng đều?

Xem đáp án

Điều kiện sống phân bố đồng đều, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể thì kiểu phân bố đồng đều xảy ra.

Câu 19: Trắc nghiệm ID: 201009

Với tần số hoán vị gen là 20%; cá thể có kiểu gen AB/ab cho tỉ lệ các loại giao tử là

Xem đáp án

Đáp án B
Cá thể có kiểu gen AB/ab, giảm phân xảy ra hoán vị gen với tần số là f=20%, cho tỉ lệ các loại giao tử là: AB = ab = (1-f)/2=40%, Ab=aB=f/2=10%

Câu 20: Trắc nghiệm ID: 201010

Loài Người xuất hiện ở thời điểm nào trong lịch sử tiến hóa?

Xem đáp án

Loài người xuất hiện ở đại Tân sinh.

Câu 21: Trắc nghiệm ID: 201011

Để phát hiện quá trình hô hấp ở thực vật thải ra khí CO2, có thể sử dụng hóa chất nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án C
Để phát hiện thực vật hô hấp thải ra khí CO2, có thể sử dụng dung dịch Ca(OH)2, vì khi sục khí CO2 vào dung dịch kết tủa trắng là CaCO3, những dung dịch còn lại khi sục khí CO2 vào không xảy ra hiện tượng gì.

Câu 22: Trắc nghiệm ID: 201012

Hiện tượng con đực mang cặp NST giới tính XX, con cái mang cặp XY gặp ở các đối tượng nào sau đây?

Xem đáp án

Chim, bướm và một số loài cá có bộ NST giới tính XX ở con đực, XY con cái.

Câu 23: Trắc nghiệm ID: 201013

Những yếu tố nào sau đây được xem là nguyên liệu của quá trình tiến hóa?

Xem đáp án

Nguồn nguyên liệu cung cấp cho quá trình tiến hóa là các biến dị di truyền (BDDT) và do di nhập gen, trong đó BDDT gồm Biến dị đột biến ( biến dị sơ cấp) và Biến dị tổ hợp ( biến dị thứ cấp)

Câu 24: Trắc nghiệm ID: 201014

Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố tiến hóa nào chỉ làm thay đổi tần số kiểu gen mà không làm thay đổi tần số alen của quần thể?

Xem đáp án

Giao phối không ngẫu nhiên
- Khái niệm: Giao phối không ngẫu nhiên bao gồm giao phối có chọn lựa, giao phối gần và tự phối.
- Vai trò:
+ Không làm thay đổi tần số alen qua các thế hệ.
+ Làm thay đổi tần số kiểu gen theo hướng tăng dần kiểu gen đồng hợp và giảm dần kiểu gen dị hợp,
tạo điều kiện cho alen lặn được biểu hiện thành kiểu hình.
+ Làm nghèo vốn gen của quần thể, làm giảm đa dạng di truyền

Câu 25: Trắc nghiệm ID: 201015

Một trong những điểm khác nhau giữa hệ sinh thái nhân tạo và hệ sinh thái tự nhiên là

Xem đáp án

Vì số loài trong hệ sinh thái nhân tạo thường ít hơn số loài trong hệ sinh thái tự nhiên nên có chuỗi thức ăn ngắn hơn và ít đa dạng hơn.

Câu 26: Trắc nghiệm ID: 201016

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về quá trình hình thành loài mới?

Xem đáp án

Quá trình hình thành loài mới bằng con đường địa lí và sinh thái rất khó tách bạch nhau, vì khi loài mở rộng khu phân bố địa lí thì nó cũng đồng thời gặp những điều kiện sinh thái khác nhau.

Câu 28: Trắc nghiệm ID: 201018

Một gen có chiều dài 2805 Å và có tổng số 2074 liên kết hidro. Gen bị đột biến điểm làm giảm 2 liên kết hidro. Số nuclêôtit mỗi loại của gen đột biến là

Xem đáp án

Số nuclêôtit mỗi loại của gen bình thường:
(A + G) × 3,4 = 2805 ; 2A + 3G = 2074 → A = T = 401;G = X = 424. Gen bị đột biến
điểm làm giảm 2 liên kết hidro → dạng đột biến mất 1 cặp A-T.
→ số nuclêôtit mỗi loại của gen đột biến: A = T = 400; G = X = 424.

Câu 29: Trắc nghiệm ID: 201019

Ở một loài thực vật, tính trạng chiều cao do tác động cộng gộp của 3 cặp gen Aa, Bb, Dd nằm trên 3 cặp NST khác nhau. Sự có mặt của mỗi alen trội đều làm tăng chiều cao thêm 5 cm. Cây thấp nhất có chiều cao 120 cm. Ở thế hệ P, cho cây cao nhất lai với cây thấp nhất thu được F1, cho các cây F1 giao phấn ngẫu nhiên với nhau, thu được F2 có 1984 cây. Theo lý thuyết, khi nói về thế hệ F2, phát biểu nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Cây thấp nhất có kiểu gen là aabbdd, cây cao nhất có kiểu gen là AABBDD
P : AABBDD × aabbdd ->F1 : AaBbDd× AaBbDd
A đúng, ta có :
- Cây cao 125 cm có : (125 - 120) : 5 = 1 alen trội => tỉ lệ cây có 1 alen trội = 6C1 : 26 = 3/32
- Cây cao 145 cm có : (145 - 120) : 5 = 5 alen trội => tỉ lệ cây có 5 alen trội = 6C5 : 2= 3/32
B đúng, cây cao 120 cm là cây có kiểu gen aabbdd = 6C0 : 26 = 1/64
C sai, cây cao 150 cm có : = 6 alen trội => tỉ lệ cây có 6 alen trội = 6C6 : 26= 1/64
=> số cây có chiều cao 150 cm = 1/64 ×1984= 31 cây
D đúng, số kiểu gen= 33= 27
số kiểu hình= 2×3+1=7

Câu 32: Trắc nghiệm ID: 201022

Ở ruồi giấm, tính trạng màu mắt do 1 gen có 2 alen nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X quy định, alen A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định mắt trắng. Cho các con đực mắt đỏ lai với các con cái mắt đỏ (P), thu được F1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 11 con mắt đỏ: 1 con mắt trắng. Cho các con F1 giao phối ngẫu nhiên thu được F2. Theo lí thuyết, ở F2 tỉ lệ kiểu hình mắt trắng là bao nhiêu?

Xem đáp án

Giải: Giả sử con cái mắt đỏ ở P: nXAXA:mXAXa ; con đực mắt đỏ: XAY
F1: tỷ lệ mắt trắng = m×1/4 = 1/12 →m=1/3 → con cái mắt đỏ:
2XAXA:1XAXa → 2/3XAXA × XAY → 1/3XAXA: 1/3XAY
XAXa × XAY → 1/12XAXA:1/12 XAXa:1/12XAY:1/12 XaY
Cho F1 ngẫu phối: (5XAXA: 1XAXa) × (5XAY:1XaY)
= (11/12XA : 1/12Xa) × (5/12XA : 1/12Xa : 1/2Y)
= 55/144 XAXA : 16/144 XAXa : 1/144XaXa : 11/24XAY: 1/24XaY
TLKH: 137/144 số con mắt đỏ : 7/144 số con mắt trắng.

Câu 36: Trắc nghiệm ID: 201026

Ở một loài thực vật, A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với a quy định hoa trắng, B quy định quả to trội hoàn toàn so với b quy định quả nhỏ. Hai cặp gen cùng nằm trên một cặp NST thường. Thực hiện phép lai P: AB/ab x Ab/aB, thu được F1 có kiểu hình hoa trắng, quả nhỏ chiếm tỉ lệ 6%. Biết không xảy ra đột biến nhưng có xảy ra hoán vị gen ở hai giới với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
(1). Ở F1, cây hoa đỏ, quả nhỏ thuần chủng chiếm tỉ lệ 6%.
(2). Lấy ngẫu nhiên một cây hoa đỏ, quả nhỏ ở F1, xác suất thu được cây thuần chủng là 6/19.
(3). Lấy ngẫu nhiên một cây hoa đỏ, quả to ở F1, xác suất thu được cây thuần chủng là 3/28.

(4). Lấy ngẫu nhiên một cây hoa đỏ, quả to ở F1, xác suất thu được cây dị hợp hai cặp gen là 15/28.

Xem đáp án

Đáp án D.
Các phát biểu đúng là: 1, 2, 3.
Cây hoa trắng, quả nhỏ có kiểu gen ab/ab → ab/ab = 0,06 = 0,3.0,2.
1 đúng. Cây hoa đỏ, quả nhỏ thuần chủng là cây có kiểu gen Ab/Ab → Ab/Ab = 0,2.0,3 = 0,06.
2 đúng. Cây hoa đỏ, quả nhỏ (A-bb) chiếm 0,25 - ab/ab = 0,19 → cây thuần chủng (Ab/Ab) chiếm 0,06/0,19 = 6/19.
3 đúng. Cây hoa đỏ, quả to (A-B-) chiếm tỉ lệ = 0,5 + 0,06 = 0,56. Cây hoa đỏ, quả to thuần chủng (AB/AB) chiếm tỉ lệ 0,06 → lấy 1 cây hoa đỏ, quả to thuần chủng, xác suất thu được cây thuần chủng là 0,06/0,56 = 3/28.
4 sai. Cá thể dị hợp 2 cặp gen (AB ab + Ab aB) chiếm tỉ lệ = 4.0,06 = 0,24 → lấy ngẫu nhiên một cây hoa đỏ, quả to ở F1, xác suất thu được cây dị hợp hai cặp gen là 0,24/0,56 = 12/28.

Câu 37: Trắc nghiệm ID: 201027

Ở phép lai ♂AaBBDd × ♀AaBbDd. Trong quá trình giảm phân của cơ thể đực, cặp gen Aa có 12% tế bào không phân li trong giảm phân I, giảm phân II phân li bình thường, các cặp NST khác phân li bình thường. Trong quá trình giảm phân của cơ thể cái, cặp NST Dd có 18% tế bào không phân li trong giảm phân II, giảm phân I phân li bình thường, các cặp NST khác phân li bình thường, tạo giao tử (n + 1) và (n – 1).
(1). Ở F1, tỉ lệ kiểu gen AaaBbdd là 0,3075%.
(2). Số loại kiểu gen tối đa ở F1 là 126.
(3). Số loại kiểu hình tối thiểu ở F1 là 4.
(4). Ở P, số loại giao tử ở cơ thể cái tạo ra nhiều gấp 3 lần số loại giao tử của cơ thể đực.
Trong các nhận định trên, có bao nhiêu nhận định không đúng?

Xem đáp án

P: đực AaBBDd × cái AaBbDd
Xét đực Aa
12% không phân li không GP1 => 6% Aa ; 6% O
88% bình thường => 44% A ; 44% a
Cái Aa :0,5A:0,5a
Đực Aa x cái Aa
=> Aaa=0,06×0,5=0,03
Xét Bb bình thường => 50% B; 50%b

Dd 18% không phân li trong GP 2 => 4,5% DD; 9% O; 4,5% dd
82% bình thường => 41%D; 41%d
Đực Dd 0,5D:0,5d
-->dd=0,5x0,41=0,205
Vậy tỉ lệ AaaBbdd=0,03x1/2x0,205=0,3075% => I đúng
II đúng Số loại KG max F1= 7 x 2 x 9 =126
III đúng Số loại KH min F1 ( trội hoàn toàn ) = 2 x 1 x 2 =4
IV sai cơ thể đực tạo 4 x 1 x2 =8
Cơ thể cái tạo 2 x 2 x 5 =20
=> Cái / đực = 20/8= 2,5

Câu 38: Trắc nghiệm ID: 201028

Ở một loài thú, alen A quy định lông xám trội hoàn toàn so với alen a quy định lông hung, alen B quy định chân cao trội hoàn toàn so với alen b quy định chân thấp, alen D quy định mắt nâu trội hoàn toàn so với alen b quy định mắt đen. Cho phép lai P: AB/ab XDXd × Ab/aD XdY. Trong tổng số cá thể F1, số cá thể cái có lông hung, chân thấp, mắt đen chiếm tỉ lệ 1%. Biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến, hoán vị gen xảy ra hai giới với tần số như nhau. Có bao nhiêu nhận định sau đây là đúng?
(1). Tần số hoán vị gen trên là 20%.
(2). Trong số các con đực ở F1, tỉ lệ đực đồng hợp lặn về cả ba tính trạng là 20%.
(3). Theo lý thuyết, tỉ lệ số cá thể đực lông xám dị hợp, chân thấp, mắt nâu trên tổng số cá thể lông xám, chân thấp, mắt nâu ở F1 là 17/42.
(4). Trong số các cá thể lông xám, chân cao, mắt nâu ở F1, tỉ lệ đực: cái là 1: 1.

Xem đáp án

Giải:
+) Ta có F1: aabbXdXd = 0,01 => aabb= 0,04 = 0,4 x 0,1
=> f= 20% => 1 đúng
+) Đực F1 = 0,5
Đực đồng hợp lặn về 3 tính trạng là aabbXdY = 0,01
=> tỉ lệ = 2%
+) Cá thể đực lông xám dị hợp, chân thấp, mắt nâu là:
AabbXDY = (0,4x0,4 + 0,1x0,1) x1/4= 0,0425
Cá thể lông xám chân thấp mắt nâu là:
A_bbXD_ = 0,21 x ½ = 0,105
=> Tỉ lệ : 17/42 => 3 đúng
+) 4 đúng

Câu 39: Trắc nghiệm ID: 201029

Phả hệ sau mô tả sự di truyền của hai bệnh M và N ở người. Bệnh trên lần lượt do các alen lặn m và n quy định. Hai gen này nằm ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể giới tính X và giả sử cách nhau 20 cM. Biết rằng tính trạng trên do một cặp gen trội lặn hoàn toàn quy định và không xảy ra đột biến mới ở tất cả các người con trong gia đình trên. Có bao nhiêu kết luận sau đây là đúng?


(1). Người phụ nữ (1) bình thường có mang alen quy định bệnh N.
(2). Xác định được tối đa kiểu gen của 6 người trong các gia đình trên..
(3). Cặp vợ chồng (5), (6) sinh con thứ hai là con trai có thể không bị cả hai bệnh trên.
(4). Xác suất cặp vợ chồng (5), (6) sinh con thứ hai là con gái không bị cả hai bệnh trên là 12,5%.

Xem đáp án

Kiểu gen của người thứ (9): XMnY và XmNY
 Kiểu gen của số (5): XmNXMn
 Kiểu gen của người số I: XMnX--N => I đúng
(6): XmNY ; (4)XMNY => (3): XmNXM_
(8): XMNY
Người số (7) và (10) chưa biết chính xác kiểu gen
 Xác định được tối da kiểu gen của 6 người => II đúng
(5) XmNXMn × (6) XmNY
- Sinh con thứ 2 là con trai có thể không bị cả 2 bệnh vì người mẹ có HVG => III đúng
- Xác suất cặp vợ chồng (5), (6) sinh con thứ 2 là con gái không bị cả 2 bệnh :
0,4×0,5 + 0,1×0,5 = 0,25 => IV sai
Đáp án A

Bắt đầu thi để xem toàn bộ câu hỏi trong đề

📝 Đề thi liên quan

Xem thêm »
Xem thêm »

❓ Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »