Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG 2021 môn Sinh học - THPT Chuyên Thái Nguyên

Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG 2021 môn Sinh học - THPT Chuyên Thái Nguyên

  • Hocon247

  • 40 câu hỏi

  • 90 phút

  • 24 lượt thi

  • Dễ

Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com

Câu 1: Trắc nghiệm ID: 202824

Nguồn cung cấp nitơ tự nhiên cho cây là:

Xem đáp án

Nguồn cung cấp nitơ tự nhiên cho cây là: trong đất và không khí.

Câu 4: Trắc nghiệm ID: 202827

Tính tự động của tim thể hiện ở:

Xem đáp án

Tính tự động của tim thể hiện ở: Toàn bộ trái tim

Câu 6: Trắc nghiệm ID: 202829

Kiểu gen nào sau đây là kiểu gen thuần chủng

Xem đáp án

aabbccdd thuần chủng 4 cặp gen

Câu 7: Trắc nghiệm ID: 202830

Đầu kỉ Cacbon có khí hậu ẩm và nóng, về sau khí hậu trở nên lạnh và khô. Đặc điểm của sinh vật điển hình ở kỉ này là:

Xem đáp án

Đặc điểm của sinh vật điển hình ở đầu kỉ cacbon (kỉ than đá) đại Cổ sinh là dương xỉ phát triển mạnh, thực vật có hạt xuất hiện, lưỡng cư ngự trị, phát sinh bò sát.

Câu 8: Trắc nghiệm ID: 202831

Đặc điểm nào sau đây chỉ có ở quá trình nhân đôi của ADN ở sinh vật nhân thực mà không có ở quá trình nhân đôi ADN của sinh vật nhân sơ?
 

Xem đáp án

Trên mỗi phân tử ADN nhân thực có nhiều điểm khởi đầu quá trình nhân đôi, nhân sơ chỉ có 1 điểm.

Câu 10: Trắc nghiệm ID: 202833

Khi nói về mối quan hệ vật chủ và vật kí sinh,nhận định nào sau đây đúng:

Xem đáp án

Vật kí sinh thường chiếm số lượng nhiều hơn vật chủ. Ví dụ: ve chó

Câu 11: Trắc nghiệm ID: 202834

Nhóm vi sinh vật nào sau đây cộng sinh với tê bào rễ cây họ đậu:

Xem đáp án

vi khuẩn Rhizobium cộng sinh rễ cây họ đậu.

Câu 13: Trắc nghiệm ID: 202836

Trong quá trình phát sinh sự sống trên Trái Đất, ở giai đoạn tiến hóa hóa học đã hình thành nên

Xem đáp án

Trong quá trình phát sinh sự sống trên Trái Đất, ở giai đoạn tiến hóa hóa học đã hình thành nên các đại phân tử hữu cơ.

Câu 15: Trắc nghiệm ID: 202838

Một NST ban đầu có trình tự gen là: ABCD.EFGH. Sau đột biên, NST có trình tự là: D.EFGH. Dạng đột biên này thường gây ra hậu quả gì?
 

Xem đáp án

Đột biến mất đoạn thường gây chêt hoặc giảm sức sống

Câu 16: Trắc nghiệm ID: 202839

Quan sát hình ảnh và cho biêt nhận xét nào sau đây là không đúng?

 

Xem đáp án

Ta thấy ở dạng bình thường có mã kêt thúc là UAA nhưng ở dạng đột biến thì không còn mã kêt thúc, U nằm trong bộ ba quy định Ala → đột biên mất 1 cặp nucleotit → đột biên dịch khung → Mã di truyền từ bộ ba đột biến trở về sau sẽ bị thay đổi.

Câu 18: Trắc nghiệm ID: 202841

Cấu tạo của lục lạp thích nghi với chức năng quang hợp:

Xem đáp án

Cấu tạo của lục lạp thích nghi với chức năng quang hợp:

- màng tilacôit là nơi phân bố hệ sắc tố quang hợp, nơi xảy ra các phản ứng sáng

- xoang tilacôit là nơi xảy ra các phản ứng quang phân li nước và quá trình tổng hợp ATP trong quang hợp

- chất nền strôma là nơi diễn ra các phản ứng trong pha tối của quá trình quang hợp

Câu 19: Trắc nghiệm ID: 202842

Người ta đã phát hiện ra vai trò của dây thần kinh phế vị đối với tim bằng thí nghiệm sau:

Bước 1. Đặt hai quả tim ếch vào dung dịch nước muối sinh lý, một quả tim còn dây thần kinh phế vị (1), quả tim còn lại thì không (2).

Bước 2. Kích thích dây thần kinh phế vị ở quả tim (1), tiếp theo dịch lỏng bao quanh quả tim (1) được chuyển sang quả tim (2).

Hình dưới mô tả quy trình và kết quả thí nghiệm

Cho các phát biểu sau:

I. Dây thần kinh phế vị có vai trò ức chế sự phát nhịp của tim làm nhịp tim giảm.

II. Tế bào của dây thần kinh phế vị đã giải phóng dòng điện, dòng điện này tác động lên cơ tim, và dòng điện được giải phóng trong dung dịch nước muối sinh lý.

II. Nếu ở bước 2, vẫn kích thích dây thần kinh phế vị ở quả tim (1), nhưng sau đó đặt quả tim (2) vào dung dịch bao quanh quả tim (1) thì kết quả thu được giống như thí nghiệm ban đầu.

IV. Một thí nghiệm khác: thực hiện bước 1 sau đó lấy dịch lỏng bao quanh quả tim (2) chuyển sang cho quả tim (1) thì nhịp tim của hai quả tim là như nhau. 

Có bao nhiêu phát biểu đúng?

Xem đáp án

I. đúng

II. sai, dòng điện không thể lưu trữ lâu dài trong dung dịch, chứng tỏ tế bào thần kinh của dây thần kinh phế vị đã giải phóng một chất hóa học có thể giữ được lâu dài trong dung dịch, khi chuyển dung dịch bao quanh quả tim (1) sang quả tim (2) thì chất hóa học này kích thích quả tim (2) làm nhịp tim giảm.

III. đúng

IV đúng.

Câu 20: Trắc nghiệm ID: 202843

Ý nghĩa nào dưới đây không phải của hiện tượng hoán vị gen?

Xem đáp án

Ý nghĩa không phải của hiện tượng hoán vị gen: Giải thích cơ chê của hiện tượng chuyển đoạn tương hỗ trong đột biên cấu trúc nhiễm sắc thể.

Câu 21: Trắc nghiệm ID: 202844

Trong nhân bản vô tính cừu Dolly người ta đã loại bỏ nhân của loại tế bào nào
 

Xem đáp án

Quá trình nhân bản vô tính được tóm gọn như sau :lấy trứng của con cừu ra khỏi cơ thể sau đó loại bỏ nhân của tế bào trứng ,tiếp đến lấy nhân tế bào tách ra từ tế bào vú của con cừu khác và cho nhân tế bào này vào tế bào trứng đã loại bỏ nhân , sau đó nuôi trứng đã được cấy nhân trong ống nghiệm cho phát triển thành phôi rồi cấy vào tử cung của con cừu khác để cho phôi phát triển và sinh nở bình thường.

Câu 22: Trắc nghiệm ID: 202845

Trong ruột già của tất cả mọi người đều chứa vi khuẩn E. coli. Một số người mắc chứng không dung nạp lactose, họ rất cẩn thận – không ăn thức ăn chứa lactose (đường sữa). Ở những người này, operon Lac của E. coli ở có hoạt động hay không và có ảnh hưởng gì đến sự tồn tại của vi khuẩn?

Xem đáp án

Trong ruột già của những người này không có lactose, do đó operon Lac không cần thiết phải hoạt động. Ở vi khuẩn E. coli bình thường chỉ sử dụng lactose để thay thế glucose khi môi trường thiếu. Nếu ở ruột không có lactose nhưng vẫn có glucose thì chúng vẫn tồn tại bình thường.

Câu 24: Trắc nghiệm ID: 202847

Câu nào sau đây sai?

Xem đáp án

các quần xã trưởng thành có lưới thức ăn đơn giản hơn so với quần xã trẻ hay suy thoái. => sai, ngược lại

Câu 26: Trắc nghiệm ID: 202849

Giống thỏ Himalaya có bộ lông trắng muốt trên toàn thân, ngoại trừ các đầu mút của cơ thể như tai, bàn chân, đuôi và mõm có lông đen. Tại sao các tê bào của cùng một cơ thể, có cùng một kiểu gen nhưng lại biểu hiện màu lông khác nhau ở các bộ phận khác nhau của cơ thể? Để lí giải hiện tượng này, các nhà khoa học đã tiên hành thí nghiệm: cạo phần lông trắng trên lưng thỏ và buộc vào đó cục nước đá; tại vị trí này lông mọc lên lại có màu đen. Từ kêt quả thí nghiệm trên, có bao nhiêu kêt quả đúng trong các kêt luận sau đây?
(1) Các tê bào ở vùng thân có nhiệt độ cao hơn các tê bào ở các đầu mút cơ thể nên các gen quy định tổng hợp sắc tố mêlanin không được biểu hiện, do đó lông có màu trắng.
(2) Gen quy định tổng hợp sắc tố mêlanin biểu hiện ở điều kiện nhiệt độ thấp nên các vùng đầu mút của cơ thể lông có màu đen.
(3) Nhiệt độ đã ảnh hưởng đên sự biểu hiện của gen quy định tổng hợp sắc tố mêlanin.
(4) Khi buộc cục nước đá vào từng lông bị cạo, nhiệt độ giảm đột ngột làm phát sinh đột biên gen ở vùng này làm cho lông mọc lên có màu đen.

Xem đáp án

ý 4 sai
các đầu mút của cơ thể như tai, bàn chân, đuôi và mõm có lông đen có nhiệt độ thấp hơn nhiệt đồ phần thân do tiêp xúc nhiều với môi trường ngoài.

Câu 29: Trắc nghiệm ID: 202852

Khi cho cây cao, hoa đỏ thuần chủng lại với cây thấp, hoa trắng thuần chủng thu được F1 có 100% cây cao, hoa đỏ. Các cây F1 giao phấn ngẫu nhiên thu được F2 có tỉ lệ kiểu hình 75% cây cao, hoa đỏ : 25% cây thấp, hoa trắng. Có bao nhiêu dự đoán sau đây là phù hợp với kêt quả của phép lai nới trên?
(1). Có hiện tượng 1 gen quy định 2 tính trạng trong đó thân cao, hoa đỏ là trội so với thân thấp, hoa trắng.
(2). Đời F2 chỉ có 3 kiểu gen
(3). Nêu cho F1 lai phân tích thì đời con sẽ có tỉ lệ kiểu hình 50% cây cao, hoa đỏ : 50% cây thấp, hoa trắng.
(4). Có hiện tượng mỗi tính trạng do một cặp gen quy định và di truyền liên kêt hoàn toàn.

Xem đáp án

F1: 100% thân cao hoa đỏ => hai tính trạng này là trội hoàn toàn;

F2: phân ly 3 cao đỏ : 1 thấp trắng

Có 2 trường hợp có thể xảy ra:
TH1: gen đa hiệu
A- thân cao, hoa đỏ; a – thân thấp, hoa trắng

P AA x aa => F1 Aa x Aa => 1AA 2Aa 1aa

Nếu F1 lai phân tích: Aa x aa => 1Aa : 1aa KH: 50% cây cao, hoa đỏ : 50% cây thấp, hoa trắng
Ở trường hợp này cả 4 phát biểu đều đúng
TH2: liên kêt hoàn toàn
A- thân cao; a – thân thấp
B- hoa đỏ; b – hoa trắng

\(% MathType!MTEF!2!1!+- % feaahqart1ev3aaatCvAUfeBSjuyZL2yd9gzLbvyNv2CaerbuLwBLn % hiov2DGi1BTfMBaeXatLxBI9gBaerbd9wDYLwzYbItLDharqqtubsr % 4rNCHbGeaGqiVu0Je9sqqrpepC0xbbL8F4rqqrFfpeea0xe9Lq-Jc9 % vqaqpepm0xbba9pwe9Q8fs0-yqaqpepae9pg0FirpepeKkFr0xfr-x % fr-xb9adbaqaaeaacaGaaiaabeqaamaabaabaaGcbaWaaSaaaeaaca % WGbbGaamOqaaqaaiaadgeacaWGcbaaaiaadIhadaWcaaqaaiaadgga % caWGIbaabaGaamyyaiaadkgaaaGaeyOKH4QaamOraiaaigdacaGG6a % WaaSaaaeaacaWGbbGaamOqaaqaaiaadggacaWGIbaaaiaadIhadaWc % aaqaaiaadgeacaWGcbaabaGaamyyaiaadkgaaaGaeyOKH4QaaGymam % aalaaabaGaamyqaiaadkeaaeaacaWGbbGaamOqaaaacaGG6aGaaGOm % amaalaaabaGaamyqaiaadkeaaeaacaWGHbGaamOyaaaacaGG6aGaaG % ymamaalaaabaGaamyyaiaadkgaaeaacaWGHbGaamOyaaaaaaa!599B! \frac{{AB}}{{AB}}x\frac{{ab}}{{ab}} \to F1:\frac{{AB}}{{ab}}x\frac{{AB}}{{ab}} \to 1\frac{{AB}}{{AB}}:2\frac{{AB}}{{ab}}:1\frac{{ab}}{{ab}}\)

Nếu cho F1 lai phân tích:
KH: 50% cây cao, hoa đỏ : 50% cây thấp, hoa trắng
Cả 4 phát biểu trên đều đúng

Câu 30: Trắc nghiệm ID: 202853

Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh:

Xem đáp án

Vào giai đoạn giữa điểm giống nhau giữa diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh là các quần xã lần lượt thay thế nhau.

Câu 31: Trắc nghiệm ID: 202854

Trong 1 quần thể ruồi giấm, xét 1 cặp NST thường có 2 locus gen, locus I có 2 alen; locus II có 3 alen. Trên NST X có 2 locus ở vùng không tương đồng, mỗi locus có 3 alen. Biêt các gen liên kết không hoàn toàn. Số kiểu gen tối đa trong quần thể về các locus trên là

Xem đáp án

Trả lời: Xét cặp NST số 1: ta coi như 1 gen có 2×3=6 alen
Số kiểu gen tối đa là: C62 + 6 = 21
Xét cặp NST giới tính: ta coi như 1 gen có 3×3=9 alen
giới XX: C92 + 9 = 45
giới XY: 9
Số kiểu gen tối đa là: 21×(45+9) =1134

Câu 33: Trắc nghiệm ID: 202856

Một loài thực vật, mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Cho cây thân cao, hoa đỏ giao phấn với cây thân thấp, hoa trằng (P), thu được F1 có 100% cây thân cao, hoa đỏ. Cho F1 giao phấn với nhau, thu được F2 có 4 loại kiểu hình, trong đó cây thân cao, hoa trắng chiếm 16%. Biết không xảy ra đột biến nhưng có hoán vị gen ở cả đực và cái với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1). Nêu cho F1 lai phân tích thì sẽ thu được Fa có 4 kiểu hình, trong đó cây thân cao, hoa trắng chiếm 20%.
(2). Trong quá trình phát sinh giao tử của cơ thể F1 đã xảy ra hoán vị gen với tần số 40%.
(3). Lấy ngẫu nhiên một cây thân thấp, hoa đỏ ở F2 , xác suất thu được cây thuần chủng là 1/3.
(4). Lấy ngẫu nhiên một cây thân cao, hoa đỏ ở F2 , xác suất thu được cây thuần chủng là 2/7.

Xem đáp án

F1 đồng hình thân cao hoa đỏ P thuần chủng, thân cao, hoa đỏ là hai tính trạng trội

Quy ước gen:
A- thân cao; a- thân thấp
B- hoa đỏ; b- hoa trắng
Cây thân cao hoa trắng chiêm 16%: A-bb = 0,16 => ab/ab = 0,09 => ab = 0,3 => f = 40%

P: AB/AB x ab/ab => F1: AB/ab x AB/ab f = 40%
; giao tử AB = ab = 0,3; Ab = aB = 0,2
A-B- = 0,09 + 0,5 = 0,59; A-bb = aaB- = 0,16; aabb = 0,09
Xét các phát biểu
(1) đúng
(2) đúng
(3) sai, tỷ lệ thân thấp hoa đỏ ở F2 là aaB- =0,16
Tỷ lệ thân thấp hoa đỏ thuần chủng là: aB/aB = 0,2 x 0,2 = 0,04
xs cần tính là 1/4
(4) sai, tỷ lệ cây than cao, hoa đỏ ở F2 là 0,59

Tỷ lệ cây thân cao hoa đỏ thuần chủng là AB/AB = 0,3 x 0,3 =0,09
Xác suất cần tính là 0,09/0,59 = 9/25

Câu 35: Trắc nghiệm ID: 202858

Ở một loài thực vật, AA quy định quả đỏ, Aa quy định quả vàng, aa quy định quả xanh, khả năng sinh sản của các cá thể là như nhau. Thế hệ xuất phát của một quần thể tự thụ phấn nghiêm ngặt có tần số kiểu gen là 0,2AA : 0,4Aa : 0,4aa. Giả sử bắt đầu từ thế hệ F1, chọn lọc tự nhiên tác động lên quần thể theo hướng loại bỏ hoàn toàn cây aa ở giai đoạn chuẩn bị ra hoa. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Ở tuổi sau sinh sản của thê hệ F1, cây Aa chiếm tỉ lệ 2/5.
II. Ở giai đoạn mới nảy mầm của thê hệ F2, kiểu gen aa chiếm tỉ lệ 1/10.
III. Ở giai đoạn mới nảy mầm của thê hệ F3, alen a có tần số 2/9.
IV. Ở tuổi sau sinh sản của thế hệ F3, kiểu gen AA chiếm tỉ lệ 15/17.

Xem đáp án

Có 3 phát biểu đúng, đó là I, II và IV.
Quần thể tự thụ phấn nghiêm ngặt:
P: 0,2AA : 0,4Aa : 0,4aa

Xét các phát biểu của đề bài:
I – Đúng. Ở tuổi sau sinh sản của thê hệ F1, cấu trúc quần thể là: 0,3AA : 0,2Aa hay 0,6AA : 0,4Aa = 3/5AA : 2/5Aa → cây Aa chiếm tỉ lệ 2/5.
II – Đúng. Giai đoạn mới nảy mầm của thê hệ F2 quần thể chưa có sự chọn lọc nên kiểu gen aa là:

0,4 x (1 - 1/2) : 2 = 1/10

III – Sai. Cấu trúc di truyền ở giai đoạn nảy mầm F2: 0,7AA : 0,2Aa : 0,1aa
Cấu trúc di truyền ở tuổi sau sinh sản F2: 0,7AA : 0,2Aa → 7/9AA : 2/9Aa

Cấu trúc di truyền ở giai đoạn nảy mầm F3:

15/18 AA : 2/18 Aa : 1/18 aa

Tần số alen a ở giai đoạn nảy mầm F3: 1/9

IV – Đúng. Cấu trúc di truyền ở tuổi sau sinh sản F3: 15/17AA : 2/17Aa → kiểu gen AA chiếm tỉ lệ 15/17

Câu 36: Trắc nghiệm ID: 202859

Trên cặp nhiễm sắc thể số 1 của người, xét 7 gen được sắp xêp theo trình tự ABCDEGH. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu gen A nhân đôi 3 lần thì gen H cũng nhân đôi 3 lần.
II. Nếu gen B phiên mã 40 lần thì gen E phiên mã 40 lần.
III. Nếu đột biến đảo đoạn BCDE thì có thể sẽ làm giảm lượng prôtêin do gen B tổng hợp.
IV. Nếu đột biến mất một cặp nuclêôtit ở gen C thì sẽ làm thay đổi toàn bộ các bộ ba từ gen C đến gen H.

Xem đáp án

Có 2 phát biểu đúng, đó là I và III.
I đúng vì các gen trên một NST thì có số lần nhân đôi bằng nhau.
II sai vì các gen khác nhau thì thường có số lần phiên mã khác nhau.
III đúng vì đảo đoạn sẽ làm thay đổi vị trí của gen dẫn tới làm thay đổi mức độ hoạt động của gen trên đoạn bị đảo. Khi đảo đoạn BCDE thì vị trí của gen B bị thay đổi. Do đó, có thể sẽ làm cho mức độ hoạt động phiên mã của gen B sẽ thay đổi (giảm hoạt động, dẫn tới làm giảm sản phẩm).
IV sai vì đột biến mất 1 cặp nuclêôtit của gen C thì chỉ ảnh hưởng đến gen C mà không ảnh hưởng đến cấu trúc của các gen khác.

Câu 37: Trắc nghiệm ID: 202860

Ở một loài thực vật, A quy định thân cao, a quy định thân thấp; B quy định hoa đỏ; b quy định hoa trắng; Hai cặp gen phân li độc lập và alen trội là trội hoàn toàn. Cho cây thân cao, hoa đỏ giao phấn với cây thân cao, hoa trắng, thu được F1 có tỉ lệ: 3 thân cao, hoa đỏ : 3 thân cao, hoa trắng : 1 thân thấp, hoa đỏ : 1 thân thấp, hoa trắng. Biết không xảy ra đột biến. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Trong số cây thân thấp, hoa đỏ ở F1, cây thuần chủng chiêm tỉ lệ là 1/3.
II. Cho các cây thân cao, hoa trắng ở F1 tự thụ phấn, thu được đời con có tỉ lệ kiểu hình là 5:1.

III. Cho các cây thân cao, hoa trắng ở F1 giao phấn ngẫu nhiên thu được đời con có tỉ lệ kiểu hình là 8:1.
IV. Cho các cây thuần chủng ở F1 tự thụ phấn, đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1:1.

Xem đáp án

Có 3 phát biểu đúng, đó là II, III và IV
P: AaBb × Aabb → F1 : (1AA:2Aa:1aa)(1Bb:1bb)
I sai. Vì ở phép lai này, không xuất hiện cây thấp, hoa đỏ thuần chủng.
II đúng. Thân cao, hoa trắng ở F1 có tỉ lệ kiểu gen 1/3AAbb : 2/3Aabb.
Tự thụ phấn → thân thấp, hoa trắng (aabb) = 2/3 × 1/4 = 1/6.
Thân cao, hoa trắng = 1- 1/6 = 5/6.
III đúng. Thân cao, hoa trắng ở F1 có tỉ lệ kiểu gen 1/3AAbb : 2/3Aabb.
→ Tỉ lệ giao tử Ab = 2/3, ab = 1/3.
→ Giao phấn ngẫu nhiên → thân thấp, hoa trắng (aabb) = 1/3 × 1/3 = 1/9.
Thân cao, hoa trắng = 1- 1/9 = 8/9.
IV đúng. Có 2 kiểu gen thuần chủng với tỉ lệ như nhau → Khi tự thụ phấn tỉ lệ kiểu gen không thay đổi.

Câu 38: Trắc nghiệm ID: 202861

Người đàn ông nhóm máu A ở một quần thể cân bằng di truyền có tỉ lệ người mang nhóm máu O là 4% và nhóm máu B là 21 %. Kết hôn với người phụ nữ có nhóm máu A ở một quần thể cân bằng di truyền khác có tỉ lệ người có nhóm máu O là 9% và nhóm máu A là 27%. Tính xác suất họ sinh được 2 người con khác giới tính, cùng nhóm máu A?

Xem đáp án

Xét quần thể bên người đàn ông
IOIO = 0,04 → IO = √0,04 = 0,2
Mà tỷ lệ nhóm máu B + Tỷ lệ nhóm máu O = (IB +IO)2= 4% + 21% → IB +IO =√0,25 = 0,5 → IB = 0,3 ; IA = 0,5
→ người đàn ông có nhóm máu A có kiểu gen: 0,25IAIA: 0,2IAIO ↔5IAIA:4IAIO
Xét quần thể bên người phụ nữ
IOIO = 0,09 → IO = √0,09 = 0,3
Mà tỷ lệ nhóm máu A + Tỷ lệ nhóm máu O = (IA +IO)2= 9% + 27% → IA +IO =√0,36 = 0,6 → IA = 0,3 ;IB = 0,4
→ người phụ nữ có nhóm máu A có kiểu gen: 0,09IAIA: 0,18IAIO ↔1IAIA:2IAIO

Hai vợ chồng này : (5IAIA:4IAIO) × (1IAIA:2IAIO) sinh 2 người con
- XS 2 người con khác giới tính là 2×1/2×1/2=1/2
- XS 2 người con này cùng nhóm máu A là: 1-4/9×2/3+4/9×2/3×(3/4)2=47/54
XS cần tính là 0,4351

Câu 39: Trắc nghiệm ID: 202862

Phả hệ ở hình dưới đây mô tả sự di truyền 2 bệnh ở người, mỗi bệnh đều do một gen có 2 alen quy định; Gen quy định bệnh B nằm ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể giới tính X quy định. Biêt rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyêt, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Xác định được kiểu gen của 7 người.
II. Xác suất sinh con thứ 3 là con trai bị cả hai bệnh của cặp 8 - 9 là 12,5%.
III. Xác suất sinh con thứ nhất chỉ bị bệnh B của cặp 12 - 13 là 5/48.
IV. Xác suất sinh 2 con đều không bị bệnh của cặp 12 - 13 là 5/128.

Xem đáp án

Có 3 phát biểu đúng, đó là I, II và III.
★ Cặp vợ chồng số 6 - 7 đều không bị bệnh A nhưng sinh con gái số 11 bị bệnh A.
→ Bệnh A do gen lặn nằm trên NST thường quy định.
Bệnh A: A quy định bình thường, a quy định bị bệnh.
♦ Cặp vợ chồng 1 - 2 không bị bệnh B, sinh con số 5 bị bệnh B.
→ Bệnh B do gen lặn quy định.
Bệnh B: B quy định bình thường, b quy định bị bệnh.
Theo đó, ta có:
I đúng, về bệnh B, xác định được kiểu gen của 1, 2, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10,11,12.
Về bệnh A, xác định được kiểu gen của 3, 4, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 13, 14.
→ Kiểu gen cả hai tính trạng: có 7 người là (4, 6, 7, 8, 9, 10, 11).
II đúng. Người số 8 có kiểu gen aaXBXb; người số 9 có kiểu gen AaXBY.
→ Xác suất sinh con thứ 3 là con trai bị cả hai bệnh của cặp 8 - 9 là 1/2 x 1/4 = 1/8
III đúng. Xác suất sinh con của cặp 12 -13:

♦ Bệnh A: xác suất KG của người 12 là 1/3AA; 2/3Aa. Xác suất KG của người 13 là Aa.

→ Sinh con bị bệnh A = 1/6;; sinh con không bị bệnh A = 5/6.
♦ Bệnh B: người số 12 có kiểu gen XBY; Người số 13 có kiểu gen 1/2 XBXB : 1/2 XBXb.
→ Xác suất sinh con bị bệnh B là 1/2 x 1/4 = 1/8; ; không bị bệnh B là 7/8.
→ Xác suất sinh con chỉ bị bệnh B là 5/6 x 1/8 = 5/48.
IV sai vì sinh con bị 2 không bệnh thì có 4 khả năng xác suất của bố mẹ.
Trường hợp 1: Người 12 là 2/3AaXBY ; người 13 là l/2AaXBXb
→ 2 con không bị bệnh = 2/3 x 1/2 x (3/4)x (3/4)= 27/256.
Trường hợp 2: Người 12 là 2/3AaXBY; người 13 là l/2AaXBXB
→ 2 con không bị bệnh 2/3 x 1/2 x (3/4)x 1 = 3/16.
Trường hợp 3: Người 12 là 1/3AAXBY; người 13 là l/2AaXBXb
→ 2 con không bị bệnh = 1/3 x 1/2 x 1 x (3/4)= 3/32.
Trường hợp 4: Người 12 là 1/3AAXBY; người 13 là l/2AaXBXB
→ 2 con không bị bệnh = 1/3 x 1/2 x 1 x 1 = 1/6.
→ Xác suất là = 425/768.

Câu 40: Trắc nghiệm ID: 202863

Ở 1 loài thực vật cho cây thân thấp giao phấn với cây thân thấp, thu được F1 có 100% cây thân cao. F1 tự thụ phấn, thu được F2 có tỉ lệ kiểu hình: 27 cây thân cao : 37 cây thân thấp. Biết không xảy ra đột biến. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. F2 có 27 loại kiểu gen.
II. Có tối đa 19 kiểu gen quy định kiểu hình thân thấp.
III. Cho tất cả các cây thân cao ở F2 lai phân tích đời con thu được kiểu hình thân thấp chiêm tỉ lệ 19/27.
IV. Cho tất cả các cây thân cao ở F2 giao phấn với cây F1, tỉ lệ kiểu hình thân thấp ở đời con là 41/81.

Xem đáp án

F2 có tỉ lệ kiểu hình 27 : 37 = 64 kiểu tổ hợp giao tử → Tính trạng màu hoa do 3 cặp gen quy định. Ở thế hệ P, cây thân thấp giao phấn với cây thân thấp, thu được F1 có 100% cây thân cao → Tính trạng tương tác bổ sung.
Quy ước: A-B-D- quy định thân cao; các kiểu gen còn lại quy định thân thấp.
I đúng. Vì tính trạng có 3 cặp gen nên F2 có 3 × 3 × 3 = 27 loại kiểu gen.
II đúng. Kiểu hình thân cao A-B-D- có 2 × 2 × 2 = 8 loại kiểu gen.
→ Thân thấp có số kiểu gen = 27 – 8 = 19 kiểu gen.
III đúng. Cho tất cả các cây thân cao ở F2 lai phân tích.
Kiểu hình thân cao có kí hiệu kiểu gen là A-B-D- → Tất cả các cây thân cao ở F2 có 8 loại giao tử với tỉ lệ là: 8ABD : 4ABd : 4AbD : 4aBD : 2Abd : 2aBd : 2abD : 1abd.
Khi lai phân tích thì ở đời con, kiểu hình thân cao có tỉ lệ = 8/27.
→ Kiểu hình thân thấp = 1 – 8/27 = 19/27.
IV sai.
- Tất cả các cây thân cao ở F2 có 8 loại giao tử với tỉ lệ là 8ABD : 4ABd : 4AbD : 4aBD : 2Abd : 2aBd : 2abD : 1abd.
- Cây dị hợp 3 cặp gen có kiểu gen là AaBbDd sẽ có 8 loại giao tử là 1ABD : 1ABd : 1AbD : 1aBD : 1Abd : 1aBd : 1abD : 1abd.
- Tất cả các cây thân cao ở F2 giao phấn với cây AaBbDd thì ở F3 có 2 loại kiểu hình là thân cao và thân thấp. Trong đó kiểu hình thân cao (A-B-D-) có tỉ lệ = 8/27 × 1 + 4/27 × (1/8 + 1/8 + 1/8 + 1/8) × 3 + 2/27 × (1/8 + 1/8) × 3 + 1/27 × 1/8 = 125/216.
→ Kiểu hình thân thấp chiêm tỉ lệ = 1 – thân cao = 1 - 125/216 = 91/216.

Bắt đầu thi để xem toàn bộ câu hỏi trong đề

📝 Đề thi liên quan

Xem thêm »
Xem thêm »

❓ Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »