Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Lịch Sử năm 2020 - Trường THPT Đội Cấn
Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Lịch Sử năm 2020 - Trường THPT Đội Cấn
-
Hocon247
-
40 câu hỏi
-
90 phút
-
43 lượt thi
-
Trung bình
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Xu thế toàn cầu hóa là hệ quả của
Phương pháp: sgk lịch sử 12, trang 69.
Cách giải: Một trong những hệ quả quan trọng của cách mạng khoa học – công nghệ là từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX, nhất là từ sau Chiến tranh lạnh, trên thế giới đã diễn ra xu thế toàn cầu hóa.
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, giữa các nước Tây Âu và Nhật Bản có điểm gì khác biệt trong quan hệ với Mĩ?
Phương pháp:
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chính sách đối ngoại của Tây Âu là vẫn tiếp tục liên minh chặt chẽ với Mĩ, vừa cố gắng đa dạng hóa, đa phương hóa hơn nữa quan hệ đối ngoại => Tây Âu tìm cách thoát dần ảnh hưởng của Mĩ.
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chính sách đối ngoại của Nhật Bản là liên minh chặt chẽ với Mĩ.
Thách thức lớn nhất đối với Việt Nam trước xu thế toàn cầu hoá là
Phương pháp: Toàn cầu hóa vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực. Đối với Việt Nam, bên cạnh tác động tích cực, toàn cầu hóa cũng đặt ra thách thức lớn cho Việt Nam bổi Việt Nam gặp sự cạnh tranh quyết liệt trong thị trường thế giới.
Vì sao toàn cầu hóa là một xu thế khách quan, một thực tế không thể đảo ngược?
Khoa học – công nghệ sẽ còn tiếp tục phát triển để phục vụ nhu cầu ngày càng cao của con người (mà toàn cầu hóa lại là 1 hệ quả của sự phát triển ấy) + để phát triển thì phải mở rộng mối quan hệ chính trị, ngoại giao, kinh tế,.. chứ không thể bó hẹp, “đóng cửa” => xu thế toàn cầu hóa diễn ra khách quan, tất yếu và không thể đảo ngược.
Kẻ thù chủ yếu của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
Phương pháp: sgk lịch sử 12, trang 35 - 36
Cách giải: Kẻ thù chủ yếu của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai là chủ nghĩa thực dân cũ.
Cách mạng Tân Hợi (1911) ở Trung Quốc và Cách mạng tháng Hai (1917) ở Nga giống nhau cơ bản là về
Phương pháp: so sánh
Cách giải: Phương pháp đấu tranh của CM Tân Hợi (1911) ở Trung Quốc và Cách mạng tháng Hai (1917) ở Nga giống nhau ở chỗ: Cùng khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.
Trong cải cách Minh Trị (1868) lĩnh vực nào được xem như là chìa khóa cho công cuộc hiện đại hóa ở Nhật Bản?
Trong cải cách Minh Trị (1868) lĩnh vực giáo dục là chìa khóa cho công cuộc hiện đại hóa ở Nhật Bản. Nhờ có chính sách cải cách đúng đắn về giáo dục, mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội Nhật Bản đã có sự thay đổi rõ rệt. Có thể thấy ngay trong sự phát triển kinh tế của Nhật Bản giai đoạn sau đó.
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, bản đồ chính trị thế giới thay đổi to lớn và sâu sắc chủ yếu là do
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, bản đồ chính trị thế giới thay đổi to lớn và sâu sắc chủ yếu là do thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc. Các quốc gia ở Á – Phi – Mĩ Latinh lần lượt giành được độc lập, ách thống trị của các nước đế quốc thực dân bị xóa bỏ => bản đồ chính trị thế giới thay đổi sâu sắc.
Dưới tác động to lớn của cách mạng khoa học - kĩ thuật, xu hướng phát triển chung của các nước tư bản nửa sau thế kỉ XX là
Phương pháp: phân tích
Cách giải: Dưới tác động to lớn của cách mạng khoa học - kĩ thuật, xu hướng phát triển chung của các nước tư bản nửa sau thế kỉ XX là liên kết kinh tế khu vực để cùng phát triển.
Năm 1945, quốc gia nào ở Đông Nam Á tuyên bố độc lập sớm nhất?
Phương pháp: sgk lịch sử 12, trang 25
Cách giải: Ngày 17/8/1945, Inđônêxia tuyên bố độc lập => sớm nhất, sau đó đến Việt Nam (2/9/1945), Lào (12/10/1945).
Sự kiện nào đánh dấu chiến sự chấm dứt ở châu Âu trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945)?
Phương pháp: sgk lịch sử 11, trang 100
Cách giải: Sự kiện ngày 9/5/1945, nước Đức kí văn bản đầu hàng không điều kiện đã đánh dấu chiến sự chấm dứt ở châu Âu trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945).
Những nước nào gia nhập ASEAN năm 1997?
Phương pháp: sgk lịch sử 12, trang 32
Cách giải: Tháng 7/1997, Lào, Mi-an-ma gia nhập ASEAN.
Sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc, Campuchia bước vào giai đoạn
Phương pháp: sgk lịch sử 12, trang 28
Cách giải: Sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc, Campuchia bước vào giai đoạn thực hiện đường lối hòa bình, trung lập.
Điểm giống nhau của năm nước sáng lập ASEAN trong quá trình thực hiện chiến lược công nghiệp hóa lấy xuất khẩu làm chủ đạo là
Phương pháp: so sánh
Cách giải: Điểm giống nhau của năm nước sáng lập ASEAN trong quá trình thực hiện chiến lược công nghiệp hóa lấy xuất khẩu làm chủ đạo là có mậu dịch đối ngoại tăng trưởng nhanh.
Tính đến năm 1999, Trung Quốc đã thu hồi chủ quyền đối với những vùng lãnh thổ nào?
Phương pháp: sgk lịch sử 12, trang 24
Cách giải: Tính đến năm 1999, Trung Quốc đã thu hồi chủ quyền đối với Hồng Công (1997), Ma Cao (1999).
Sau Chiến tranh lạnh, để xây dựng sức mạnh thực sự của mỗi quốc gia, hầu hết các nước đều tập trung vào phát triển lĩnh vực nào?
Phương pháp: sgk lịch sử 12, trang 64
Cách giải: Sau Chiến tranh lạnh, để xây dựng sức mạnh thực sự của mỗi quốc gia, hầu hết các nước đều tập trung vào phát triển lĩnh vực kinh tế.
Cuộc khởi nghĩa nào sau đây không nằm trong phong trào Cần Vương?
Phương pháp: sgk lịch sử 11, trang 128 - 133
Cách giải: Cuộc khởi nghĩa nào sau đây không nằm trong phong trào Cần Vương là khởi nghĩa Yên Thế.
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới diễn ra đầu tiên ở khu vực nào?
Phương pháp: giải thích
Cách giải:
- Đông Bắc Á: năm 1949, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời.
- Bắc Phi: Phong trào đấu tranh ở Ai Cập (1952) sau đó lập nên nhà nước Cộng hòa Ai Cập (1953). - Mĩ Latinh: trừ Cuba giành độc lập năm 1959 thì sau năm 1960, các nước ở đây mới lần lượt giành độc lập.
- Đông Nam Á: phong trào GPDT diễn ra từ năm 1945, với việc 3 nước giành độc lập sớm nhất: Inđônêxia, Việt Nam, Lào.
Sự ra đời của “học thuyết Phucưđa” được coi như là mốc đánh dấu
Phương pháp: sgk lịch sử 12, trang 56
Cách giải:
Với tiềm lực kinh tế ngày càng lớn, từ nửa sau những năm 70 của TK XX, Nhật bản bắt đầu đưa ra chính sách đối ngoại mới, được thể hiện trong học thuyết “Phucưđa” và “Kaiphu”. Nội dung chủ yếu của các học thuyết là tăng cường quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội với các nước Đông Nam Á và tổ chức ASEAN.
=> Sự ra đời của “học thuyết Phucưđa” được coi như là mốc đánh dấu sự trở về châu Á của Nhật Bản.
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh giành độc lập ở Ấn Độ do giai cấp nào lãnh đạo?
Phương pháp: sgk lịch sử 12, trang 33
Cách giải: Sau CTTG thứ 2, phong trào đấu tranh giành độc lập ở Ấn Độ do Đảng Quốc đại lãnh đạo => Đại diện giai cấp tư sản.
So với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), sự phát triển của Liên minh châu Âu (EU) có điểm khác biệt gì?
Phương pháp: so sánh, đánh giá
Cách giải: So với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), sự phát triển của Liên minh châu Âu (EU) có điểm khác biệt là: Diễn ra quá trình nhất thể hóa trong khuôn khổ khu vực, hình thành Liên minh thống nhất giữa nhiều nước thành viên và có sự thống nhất về thị trường (đồng Euro ra đời năm 2002).
Cơ sở để Mĩ triển khai "Chiến lược toàn cầu" với tham vọng bá chủ thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
Phương pháp: phân tích
Cách giải: Về kinh tế, Mĩ là trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới; về quân sự, Mĩ là nước có nền khoa học - kĩ thuật phát triển bậc nhất thế giới và là nước buôn bán vũ khí chiến tranh để làm giàu. => tiềm lực kinh tế và quân sự to lớn của Mĩ.
=> Cơ sở để Mĩ triển khai "Chiến lược toàn cầu" với tham vọng bá chủ thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Vì sao cuộc đấu tranh của nhân dân Nam Phi chống chế độ phân biệt chủng tộc sau Chiến tranh thế giới thứ hai thuộc nội dung phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc?
Cuộc đấu tranh của nhân dân Nam Phi chống chế độ phân biệt chủng tộc sau CTTG thứ 2 thuộc nội dung phong trào đấu tranh GPDT vì: Chế độ phân biệt chủng tộc là chủ nghĩa thực dân trá hình, là 1 hình thức của CNTD cũ.
Một trong những cơ quan chính của Liên hợp quốc được quy định trong Hiến chương (năm1945) là:
(Sgk trang 7)
Từ ngày 25-4 đến ngày 26-6-1945, một hội nghị quốc tế họp tại Xan Phanranxixcô với sự tham gia của đại biểu 50 nước, để thống qua bản Hiến chương và tuyên bố thành lập Liên hợp quốc.
Trong hiến chương quy định tổ chúc của Liên hợp quốc gồm 6 cơ quan chính: Đai hội đồng, Hội đồng bảo an, Hội đồng Kinh tế và Xã hội, Hội đồng Quản thác, Tòa án Quốc tế và Ban thư kí.
Theo quyết định của Hội nghị Ianta, vùng Đông Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của nước nào?
Theo quyết định của Hội nghị Ianta, vùng Đông Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô.
Đầu năm 1945, vấn đề quan trọng hàng đầu và cấp bách nhất đặt ra trước các cường quốc Đồng minh là
Phương pháp: sgk lịch sử 12, trang 5
Cách giải: Đầu năm 1945, vấn đề quan trọng hàng đầu và cấp bách nhất đặt ra trước các cường quốc Đồng minh là: Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít.
Chủ trương thành lập nước Cộng hòa Dân quốc Việt Nam của Phan Bội Châu chịu ảnh hưởng trực tiếp từ
Phương pháp: sgk lịch sử 11, trang 141
Cách giải: Chủ trương thành lập nước Cộng hòa Dân quốc Việt Nam của Phan Bội Châu chịu ảnh hưởng trực tiếp từ Cách mạng Tân Hợi (Trung Quốc).
Đầu những năm 90 của thế kỉ XX, nước nào theo đuổi chính sách đối ngoại “định hướng Đại Tây Dương”?
Phương pháp: sgk lịch sử 12 nâng cao, trang 24
Cách giải: Đầu những năm 90 của thế kỉ XX, nước Nga theo đuổi chính sách đối ngoại “định hướng ĐạiTây Dương”, ngả về các nước phương Tây với hi vọng nhận được sự ủng hộ về chính trị và sự viện trợ về kinh tế.
Sự khởi sắc của ASEAN được đánh dấu bằng sự kiện nào?
Phương pháp: sgk lịch sử 12, trang 31
Cách giải: Sự khởi sắc của ASEAN được đánh dấu bằng sự kiện Hiệp ước Bali được kí kết.
Nội dung nào không phải là biểu hiện của xu thế hòa hoãn Đông - Tây?
Phương pháp: sgk lịch sử 12, trang 62
Cách giải: Đáp án B, C, D là những biểu hiện của xu thế hòa hoãn Đông – Tây.
=> Đáp án A không phải là biểu hiện.
Thành tựu quan trọng nhất Liên Xô đạt được sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
Phương pháp: giải thích
Cách giải: Là nước bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh, với tinh thần tự lực tự cường, Liên Xô đã tiến hành khôi phục kinh tế và tiếp tục xây dựng CNXH, thành tựu quan trọng nhất Liên Xô đạt được là trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới.
Cơ hội tiêu diệt giặc sau chiến thắng Cầu Giấy (21 - 12 - 1873) của quân dân ta bị bỏ lỡ vì
Phương pháp: giải thích
Cách giải:
Trong khi chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất (12/1873) của nhân dân ta làm cho thực dân Pháp hoàng mang lo sợ và tìm cách thượng lượng thì triều đình lại chủ động thương thuyết rồi kí với Pháp Hiệp ước Giáp Tuất (1874), theo đó, quân Pháp rút khỏi Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì nhưng vẫn có điều kiện tiếp tục xây dựng cơ sở để thực hiện các bước xâm lược về sau. => Cơ hội tiêu diệt giặc sau chiến thắng Cầu Giấy của quân dân ta bị bỏ lỡ.
Nội dung nào là ý nghĩa quốc tế của sự ra đời nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa?
Phương pháp: giải thích
Cách giải: Đáp án A, B, C là ý nghĩa đối với Trung Quốc; Đáp án D là ý nghĩa đối với thế giới.
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933) diễn ra đầu tiên ở nước nào?
Phương pháp: sgk lịch sử 11, trang 61
Cách giải: Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933) diễn ra đầu tiên ở nước Mĩ.
Nội dung nào không phải là nguyên nhân ra đời của tổ chức ASEAN?
Phương pháp: sgk lịch sử 12, trang 31
Cách giải: Đáp án A, C, D là nguyên nhân ra đời của tổ chức ASEAN.
Có mấy nhận định đúng trong các nhận định sau:
- Mĩ giữ vai trò quyết định trong khối SEV.
- Năm 1945, ba nước giành được độc lập ở Đông Nam Á là: Việt Nam, Lào, Campuchia.
- Cu Ba được mệnh danh là “Lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh”.
- Hình thức đấu tranh giải phóng dân tộc chủ yếu của các nước châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai là đấu tranh vũ trang.
Phương pháp: phân tích
Cách giải:
- Nhận định thứ nhất sai: SEV do Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập để hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước XHCN.
- Nhận định thứ hai sai: Năm 1945, 3 nước giành độc lập ở Đông Nam Á là: Inđônêxia, Việt Nam, Lào. - Nhận định thứ ba đúng: vì ở Mĩ Latinh, Cuba là nước đầu tiên lật đổ chế độ độc tài thân Mĩ và giành độc lập. Cuba trở thành “Lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh”.
- Nhận định thứ tư sai: Hình thức đấu tranh giải phóng dân tộc chủ yếu của các nước châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai là thương lượng chính trị.
Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) kết thúc với sự thất bại hoàn toàn của phe
Phương pháp: sgk lịch sử 11, trang 35
Cách giải: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) kết thúc với sự thất bại hoàn toàn của phe Đức, Áo - Hung.
Bài học kinh nghiệm chủ yếu rút ra cho Việt Nam từ sự phát triển kinh tế của nhóm 5 nước sáng lập ASEAN sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
Phương pháp: đánh giá, liên hệ
Cách giải: Bài học kinh nghiệm chủ yếu rút ra cho Việt Nam từ sự phát triển kinh tế của nhóm 5 nước sáng lập ASEAN sau Chiến tranh thế giới thứ hai là: Xây dựng nền kinh tế tự chủ kết hợp với mở cửa, hội nhập khu vực, quốc tế.
Đến đầu thập kỉ 70, nước nào là cường quốc công nghiệp đứng thứ tư trong thế giới tư bản?
Phương pháp: sgk lịch sử 12, trang 47
Cách giải: Đến đầu thập kỉ 70, nước Anh là cường quốc công nghiệp đứng thứ tư trong thế giới tư bản.
Nhóm năm nước sáng lập ASEAN tiến hành chiến lược kinh tế hướng nội vào thời gian nào?
Phương pháp: sgk lịch sử 12, trang 29
Cách giải: Sau khi giành được độc lập, nhóm năm nước sáng lập ASEAN tiến hành chiến lược kinh tế hướng nội.
Đề thi liên quan
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Lịch Sử năm 2020 - Trường THPT Đội Cấn
-
40 câu hỏi
-
90 phút
-