Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Lịch Sử năm 2020 - Trường THPT Nguyễn Hữu Cầu
Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Lịch Sử năm 2020 - Trường THPT Nguyễn Hữu Cầu
-
Hocon247
-
40 câu hỏi
-
90 phút
-
25 lượt thi
-
Trung bình
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Phát minh quan trọng nhất giúp cải thiện đời sống của Người tối cổ là gì?
SGK 10, trang 5 – Biết cách tạo ra lửa là một phát minh quan trọng mà con người có thể sử dụng thứ năng lượng bậc nhất, cải thiện văn bản đời sống của mình.
Quốc gia cổ Văn Lang – Âu Lạc được hình thành trên cơ sở của nền văn hóa cổ nào dưới đây?
SGK 10, trang 75 – Sự chuyển biến kinh tế xã hội thời Đông Sơn đòi hỏi cấp thiết phải có các hoạt động trị thủy, thủy lợi để phục vụ nông nghiệp. Cùng thời gian này, yêu cầu chống giặc ngoại xâm cũng được đặt ra. Điều đó đã dẫn đến sự ra đời sớm của nhà nước Văn Lang – Âu Lạc.
Thể chế chính trị của các quốc gia cố đại phương Đông là gì?
Chế độ xã hội của nhà nước có giai cấp đầu tiên, trong đó vua là người đứng đầu, có quyền lực tối cao gọi là chế độ chuyên chế cổ đại (hay gọi là chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền)
Sự kiện lịch sử nào ở thế kỉ X đánh dấu sự chấm dứt thời kì đô hộ của phong kiến phương Bắc đưa nước ta bước vào thời kì độc lập lâu dài?
SGK 10, trang 86 – Chiến thắng Bạch Đặng của Ngô Quyền năm 938 đã mở ra một thời đại mới – thời đại độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc ta.
Chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc khi
Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc khi Nhật Bản – nước phát xít cuối cùng kí vào văn kiện đầu hàng phe Đồng minh chống phát xít.
Chính sách Mỹ đã dùng để khống chế các nước khu vực Mỹ Latinh là:
Để khống chế và chi phối các nước khu vực Mĩ Latinh nhằm biến khu vực này trở thành “sân sau” – thuộc địa kiểu mới của mình Mĩ đã áp dụng chính sách “Cái gậy lớn” và “Ngoại giao đồng đôla” đối với Mĩ Latinh.
Cả hai cuộc chiến tranh thế giới đều giải quyết mâu thuẫn về vấn đề gì?
Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX do mâu thuẫn giữa các nước đế quốc “giả” (Anh, Pháp) và đế quốc “trẻ” (Đức, Mĩ) về vấn đề thuộc địa => Chiến tranh thế giới lần thứ nhất nổ ra giải quyết mâu thuẫn này. Sau đó trật tự Vécxai – Oasinhton thiết lập nhưng cũng không giải quyết triệt để được vấn đề thuộc địa. Mâu thuẫn tiếp tục tồn tại và Chiến tranh thế giới thứ hai diễn ra.
=> Nguyên nhân sâu xa dẫn đến 2 cuộc chiến tranh xuất phát từ mâu thuẫn về thuộc địa, thị trường.
Đặc điểm nổi bật của chế độ phong kiến Việt Nam giữa thế kỉ XIX là:
Giữa thế kỉ XIX trước khi thực dân Pháp xâm lược, Việt Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền nhưng chế độ phong kiến Việt Nam có những biểu hiện khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng. Đó là đặc điểm nổi bật của chế độ phong kiến Việt Nam giữa thế kỉ XIX.
Thiệt hại nghiêm trọng của Việt Nam khi kí hiệp ước Nhâm Tuất năm 1862 với Pháp là
Trong nội dung hiệp ước Nhân Tuất 1862 triều Nguyễn đã nhượng hẳn 3 tỉnh miền Đông Nam Kì và đảo Côn Lôn cho Pháp. Không một sự mất mát nào của đất nước lại đau đớn như mất đất, mất chủ quyền dân tộc. Có thể nói đây là thiệt hại nghiêm trọng nhất của Việt Nam
Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất (1873) và lần thứ hai (1883) là chiến công của
Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất (1873) và lần thứ hai (1883) đều là chiến công của quân Cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc kết hợp với quân của Hoàng Tá Viêm.
Hội nghị Ianta (2/1945) quyết định lực lượng chiếm đóng Nhật Bản sau chiến tranh thế giới lần thứ hai là quân đội
Quân đội Mĩ chiếm đóng Nhật Bản.
Hội nghị Ianta chấp nhận các điều kiện để đáp ứng yêu cầu của Liên Xô khi tham gia chống Nhật ở châu Á, ngoại trừ
Liên Xô tham gia chống Nhật ở châu Á với điều kiện:
-Khôi phục quyền lợi của nước Nga bị mất sau cuộc chiến tranh Nga – Nhật (1094 – 1905)
-Liên Xô chiến 4 đảo thuộc quần đảo Curin.
-Trả lại Liên Xô miền Nam đảo Xakhalin.
-Giữ nguyên hiên trạng của Mông Cổ.
Vai trò quốc tế to lớn của Liên Xô từ năm 1945 đến năm 1950 là:
Khi tiến vào khu vực Đông Âu để tiêu diệt phát xít Đức thì Hồng quân Liên Xô đã giúp đỡ các nước Đông Âu giành độc lập dân tộc, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và giúp họ đi theo con đường phát triền XHCN.
Liên Xô khôi phục kinh tế sau chiến tranh thế giới thứ hai trong điều kiện nào?
Liên Xô là nước chịu nhiều tổn thât nặng nề trong Chiến tranh thế giới thứ hai nên bắt tay vào công cuộc khôi phục kinh tế đất nước ngay khi chiến tranh kết thúc.
Đến năm 1999, Trung Quốc đã thu hồi chủ quyền với những vùng lãnh thổ nào?
Một trong những thành tựu của chính sách đối ngoại của Trung Quốc trong những năm 90 của thế kỉ XX là thu hồi chủ quyền với Hồng Kông (7/1997) và Ma Cao (12/1999).
Đâu không phải là nguyên nhân thúc đẩy xu hướng “hướng về châu Á” ở Nhật Bản từ nửa sau những năm 70 của thế kỉ XIX?
Từ nửa sau những năm 70 của thế kỉ XX, Nhật Bản triển khai xu hướng “hướng về châu Á” trên cơ sở một nền kinh tế phát triển nhằm tạo ra một đường lối đối ngoại giao độc lập, tranh thủ khoảng trống về quyền lực mà Mĩ tạo ra ở khu vực để củng cố ảnh hưởng của mình và khôi phục lại các thị trường truyền thống.
Chiến tranh lạnh kết thúc (1989) đã có tác động như thế nào đến tình hình khu vực Đông Nam Á?
Trong những năm 60, 70 của thế kỉ XX, Thái Lan trở thành đồng minh thân cận của Mĩ trong cuộc chiến tại Việt Nam, không chỉ cho Mĩ xây dựng căn cứ trên lãnh thổ của mình, Thái Lan còn trực tiếp đưa quân tham chiến ở Việt Nam. Giai đoạn 1979 – 1991, mối quan hệ Việt Nam – Thái Lan trở nên rất căng thẳng xung quanh vấn đề Cam-pu-chia. Chính vấn đề này đã dẫn đến những mâu thuẫn, hiểu nhầm, ảnh hưởng xấu đến quan hệ hai nước nói riêng, cũng như sự ổn định ở khu vực Đông Nam Á nói chung.
Tổ chức nào dưới đây không phải là biểu hiện của toàn cầu hóa?
Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) là liên minh quân sự giữa Mĩ và các nước phương Tây nhằm chống lại Liên Xô và các nước XHCN.
=>NATO không thuộc tổ chức liên kết kinh tế, tài chính, thương mại kinh tế khu vực và thế giới => không phải là biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa.
Đặc điểm lớn nhất của cách mạng khoa học kĩ thuật sau chiến tranh thế giới thứ hai là:
Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật là khoa học kĩ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Khoa học tham gia trực tiếp vào sản xuất đã trở thành nguồn gốc chính của những tiến bộ kĩ thuật và công nghệ.
Mâu thuẫn cơ bản nhất của xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất là:
Với chính sách cai trị và vơ vét bóc lột của thực dân Pháp đã làm cho mâu thuẫn toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và chính quyền phong kiến tay sai càng trở nên gay gắt.
Tính chất xã hội Việt Nam khi thực dân Pháp đặt ách cai trị ở nước ta là:
Trước khi thực dân Pháp xâm lược, Việt Nam là một quốc gia phong kiến độc lập. Tuy nhiên, trước sự xâm lược của thực dân Pháp cùng với việc kí một loạt các Hiệp ước “bán nước” Nhâm Tuất, Patơnốt, Hácmăng của triều đình Nguyễn.
=>Việt Nam trở thành một quốc gia nửa thuộc địa nửa phong kiến.
Năm 1919, diễn ra cuộc đấu tranh tẩy chay hàng ngoại, dùng hàng nội địa là hoạt động của giai tầng nào?
Năm 1919, tư sản Việt Nam đã tổ chức cuộc tẩy chay tư sản Hoa Kiều, vận động người Việt mua hàng Việt, “chấn hưng nội hóa, bài trừ ngoại hóa”
Hoạt động của tư sản Việt Nam đầu thế kỉ XX mang đặc điểm
Hoạt động của tư sản Việt Nam đầu thế kỉ XX chủ yếu là đấu tranh đòi mục tiêu kinh tế.
Tháng 8/1925, công nhân Ba Son bãi công đã chuyển cuộc đấu tranh của công nhân từ tự phát lên tự giác vì:
Xét về hành động đấu tranh của thợ máy Ba Son cho thấy công nhân không chỉ dừng lại ở mục tiêu đấu tranh về kinh tế nữa mà còn bao gồm cae mục tiêu chính trị, ủng hộ phong trào đấu tranh của nước khác, thể hiện sự thay đổi về ý thức.
=>Đây là sự kiện đánh dấu phong trào công nhân chuyển từ tự phát sang tự giác.
Trong các nguyên nhân sau, nguyên nhân nào là cơ bản nhất quyết định sự bùng nổ của phong trào cách mạng 1930 – 1931?
Nguyên nhân nào là cơ bản nhất của quyết định sự bùng nổ phong trào cách mạng 1930 – 1931 là Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, kịp thời lãnh đạo công, nông đấu tranh chống đế quốc và phong kiến.
Mục tiêu đấu tranh trong thời kì cách mạng 1930 – 1931 là gì?
Mục tiêu đấu tranh thời kì 1930 – 1931 là chống đế quốc giành độc lập dân tộc và chống phong kiến giành ruộng đất cho nông dân.
Cuộc đấu tranh nhân ngày Quốc tế Lao động 1/5/1930 có ý nghĩa lịch sử gì?
Đây là phong trào đấu tranh thể hiện bước ngoặt của phong trào cách mạng. Lần đầu tiên giai cấp công nhân Việt Nam biểu tình kỉ niệm ngày Quốc tế Lao động, đấu tranh đòi quyền lợi cho nhân dân lao động trong nước và thể hiện tinh thần đoàn kết với công nhân thế giới. Đây là ý nghĩa quan trọng của phong trào.
Điều gì chứng tỏ tháng 9/1930 trở đi phong trào cách mạng 1930 – 1931 phát triển đỉnh cao?
Sang tháng 9/1930, phong trào đấu tranh dâng cao ở Nghệ An và Hà Tĩnh. Những cuộc biểu tình của nhân dân có vũ trang tự vệ làm cho hệ thống chính quyền thực dân phong kiến bị tê liệt ở nhiều nơi. Nhiều cấp ủy đảng ở thôn, xã lãnh đạo nhân dân đứng lên quản lý đời sống kinh tế, văn hóa, chính trị,…làm chức năng của chính quyền là Xô viết.
Từ cuối năm 1953, đầu năm 1954, ta đã buộc Pháp phải phân tán lực lượng ra những vùng nào?
Phương hướng chiến lược của ta trong Đông Xuân 1953 – 1954 là mở những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu ở Lai Châu, Trung Lào, Thượng Lào, Bắc Tây Nguyên và buộc chúng phải phân tán lực lượng ở Điện Biên Phủ, Xênô, Luông Phabang, Pleiku.
Ý nào sau đây không nằm trong phương hướng chiến lược đông xuân 1953 – 1954 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành trung ương Đảng?
SGK trang 147 – Phương hướng chiến lược đông xuân 1953 – 1954: Tập trung lực lượng tiến công vào những hướng chiến lược.
Với chiến thắng Biên giới, quân ta đã giành được thế chủ động trên chiến trường nào?
SGK trang 138 – Với chiến thắng Biên giới thu đông năm 1950 quân đội ta đã giành thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ.
Sự kiện trực tiếp nào đưa đến quyết định của Đảng và Chính phủ tiến hành toàn quốc kháng chiến chống Pháp?
SGK trang 130 – Sau khi kí Hiệp định Sơ bộ và Tạm ước với ta thì thực dân Pháp vẫn ngang nhiên phá hoại, khiêu khích, giết hại nhiều đồng bào của ta. Đặc biệt, ngày 18/12/1946, Pháp gửi tối hậu thư đòi Chính phủ của ta phải giải tán các lực lượng tự về chiến đấu,…
Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 – 1965) được Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam trong bối cảnh nào?
SGK trang 168 – Từ cuối năm 1960, hình thức thống trị bằng chính quyền tay sai độc tài Ngô Đình Diệm thất bại, đế quốc Mĩ buôc phải chuyển sang thực hiện chiến tranh đặc biệt.
Điều kiện lịch sử nào quyết định bùng nổ phong trào Đồng khởi (1959 – 1960)?
Tháng 1/1959 với quyết định sử dụng bạo lực cách mạng đánh đổ chính quyền Mĩ – Diệm của hội nghị lần thứ 15 của Ban chấp hành Trung ương Đảng đã thổi bùng lên phong trào đấu tranh ở miền Nam Việt Nam – phong trào Đồng khởi (1959 – 1960).
Đặc điểm tình hình nước ta sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954 là:
Hiệp định Giơnevơ được kí kết đã chia nước ta thành 2 miền với 2 chế độ chính trịxã hội khác nhau, miền Bắc được giải phóng nhưng miền Nam vẫn nằm dưới ách thống trị của Mĩ – Diệm.
Trong nội dung cơ bản của Nghị quyết Trung ương Đảng lần thứ 15, điểm gì có quan hệ với phong trào Đồng khởi (1959 – 1960)?
Phương hướng cơ bản của Nghị quyết Trung ương Đảng lần thứ 15 là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng con đường đấu tranh chính trị là chủ yếu kết hợp với đấu tranh vũ trang đánh đổ ách thống trị Mĩ – Diệm.
Năm 1960, cuộc Đồng khởi nổ ra tại huyện Mỏ Cày (Bến Tre), quần chúng nổi dậy giải tán chính quyền địch, đặc điểm của phong trào này là lực lượng chính trị là chủ yếu kết hợp với lực lượng vũ trang nhân dân.
Nội dung nào không phản ảnh đúng ý nghĩa của việc thống nhất đất nước về mặt nhà nước sau Đại thắng mùa Xuân năm 1975?
Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước tạo điều kiện để thống nhất: chính trị, kinh tế, tư tưởng, văn hóa xã hội nhằm tạo nên sức mạnh tổng hợp để bảo về Tổ quốc và mở rộng quan hệ quốc tế.
Hội nghị lần thứ 24 Ban chấp hành trung ương Đảng (9/1975) đã đề ra nhiệm vụ gì?
Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng đề ra nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
Tại sao trong cùng bối cảnh lịch sử sau nửa thế kỉ XIX, ở Nhật Bản cải cách thành công nhưng ở Việt Nam, Trung Quốc lại thất bại?
Trong cùng hoàn cảnh ở châu Á, Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam đều có những đề xuất cải cách dân chủ tiến bộ cho đất nước. Tuy nhiên, duy chỉ có Nhật Bản thành công bởi cuộc cách tân ấy bắt đầu từ người đứng đầu đất nước và có thực quyền còn ở Việt Nam, Trung Quốc thì không.
“Chiêu bài” Mĩ sử dụng để can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác được đề ra trong chiến lược “Cam kết và mở rộng” là
Một trong ba mục tiêu cơ bản của chiến lược “Cam kết và mở rộng” là sử dụng khẩu hiệu “Thúc đẩy dân chủ” để can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác.