Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Sinh năm 2020 - Tuyển chọn số 18
Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Sinh năm 2020 - Tuyển chọn số 18
-
Hocon247
-
40 câu hỏi
-
90 phút
-
24 lượt thi
-
Dễ
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Nitơ phân tử được trả lại cho đất, nước và bầu khí quyển nhờ hoạt động của nhóm sinh vật nào?
Nitơ phân tử được trả lại cho đất, nước và bầu khí quyển nhờ hoạt động của nhóm sinh vật: vi khuẩn phản nitrat hóa.
Loài động vật nào sau đây có hình thức hô hấp bằng mang?
Cá thích nghi đời sống dưới nước, hô hấp bằng mang.
Đại phân tử nào sau đây trong cấu trúc không có liên kết hidro giữa các nucleotit
mARN một mạch đơn không có liên kết hidro
Dạng đột biến nào sau đây không làm thay trình tự sắp xếp của các gen trên nhiễm sắc thể?
Đột biến gen không làm thay đổi trình tự sắp xếp của các gen trên nhiễm sắc thể. Nó chỉ làm thay đổi, trình tự, số lượng các nucleotit trong một gen nào đó.
Một cơ thể có kiểu gen AaBbDd. Nếu trong quá trình giảm phân, có 8% số tế bào đã bị rối loạn phân li của cặp NST mang cặp gen Bb ở giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các cặp NST khác phân li bình thường. Kết quả giảm phân sẽ tạo ra loại giao tử không đột biến chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
Vì có 8% tế bào bị đột biến thì sẽ có 92% tế bào không đột biến. Có 92% tế bào không đột biến thì sẽ có 92% giao tử không đột biến.
Khi môi trường nuôi cấy vi khuẩn không có lactozo nhưng enzym chuyển hóa lactozo vẫn được vi khuẩn tạo ra. Dựa vào hoạt động của Operon Lac, giả thiết nào sau đây là sai về hiện tượng này
D. Gen cấu trúc (gen Z, Y, A) bị đột biến làm tăng khả năng biểu hiện gen => sai, các gen câu trúc bị đột biến làm tăng khả năng biểu hiện của gen nhưng vẫn chịu sự kiểm soát của vùng điều hòa (gồm vùng khởi động và vùng vận hành).
Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, phân hóa cá xương diễn ra ở kỉ nào?
Kỉ đevon phân hóa cá xương
Trong tế bào các lọai axit nuclêic nào sau đây có kích thước lớn nhất?
ADN có kích thước lớn nhất.
Hiện tượng cá sấu há to miệng cho một loài chim “xỉa răng” hộ là biểu hiện quan hệ
Cả hai bên đều có lợi nên đây là hợp tác.
Loài động vật nào sau đây, ở giới đực mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XX và giới cái mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XY?
Động vật có vú và ruồi giấm có bộ NST con đực là XY, cái XX
Kiểu gen nào sau đây là kiểu gen thuần chủng về tất cả các cặp gen?
Cơ thể thuần chủng về tất cả các cặp gen là : AAbbDD
Hệ tuần hòan của loài động vật nào sau đây có mao mạch?
Nghêu, trai là thân mềm, hệ tuần hoàn hở nên không có mao mạch.
Cua thuộc chân khớp cũng là hệ tuần hoàn hở.
Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến đã đạt được thành tựu nào sau đây?
Dâu tây tam bội được tạo bằng phương pháp gây đột biến.
Khi quần thể vượt quá “mức chịu đựng” thì thể thường xảy ra mối quan hệ
Khi quần thể vượt quá "mức chịu đựng" thì sẽ xảy ra mối quan hệ cạnh tranh với nhau: cạnh tranh tranh giành nơi ở; thức ăn; tranh giành đực, cái
Cho chuỗi thức ăn: Lúa → Châu chấu → Nhái → Rắn → Diều hâu. Trong chuỗi thức ăn này, bậc dinh dưỡng bậc 2 là
Lúa là bậc dinh dưỡng 1, châu chấu là bậc 2.
Tỷ lệ 1:1:1:1 không thể xuất hiện trong phép lai thuộc quy luật di truyền
Di truyền ngoài nhân hay di truyền theo dòng mẹ, con mang tính trạng được quy định bởi gen trong tế bào chất của mẹ.
Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, nhân tố tiến hóa nào có thể mang đến các loại alen mới hoặc đã có sẵn trong quần thể?
Di nhập gen có thể mang đến một alen mới hoặc có sẵn.
Khi nói về giới hạn sinh thái, phát biểu nào sau đây không đúng?
Phát biểu không đúng về giới hạn sinh thái là D, giới hạn về nhiệt độ của các loài là khác nhau
Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố nào sau đây không phải là nhân tố tiến hóa?
Giao phối ngẫu nhiên không phải nhân tố tiến hoá vì không làm thay đổi cấu trúc di truyền, tần số alen của quần thể
Trong số các điều kiện chỉ ra dưới đây, điều kiện nào là quan trọng bậc nhất để 2 cặp tính trạng di truyền theo quy luật phân li độc lập của Menden?
Các cặp alen chi phối các cặp tính trạng đó nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau dẫn đến sự phân li độc lập trong quá trình giảm phân là điều kiện quan trọng nhất của quy luật phân li độc lập.
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về chọn lọc tự nhiên theo thuyết tiến hóa hiện đại?
A Sai. CLTN tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm thay đổi kiểu gen.
B Sai. Chọn lọc tự nhiên chống lại alen lặn làm thay đổi tần số alen chậm.
C Sai. Không thể loại bỏ hết vì alen lặn có thể tồn tại với một tần số thấp ở trong các cá thể có kiểu gen dị hợp.
D Đúng. Khi môi trường thay đổi theo một hướng xác định thì CLTN làm biến đổi tần số alen theo một hướng xác định, do đó CLTN là nhân tố tiến hóa có hướng
Khi nói về lưới thức ăn, điều nào sau đây không đúng?
Trong các kết luận trên, kết luận A không đúng vì khi đi từ vùng vĩ độ cao đến vùng vĩ độ thấp tức là đi từ vùng cực đến xích đạo thì điều kiện khí hậu càng ngày càng thuận lợi, mưa nhiều, độ ẩm thích hợp => thành phần loài và số lượng loài nhiều hơn => lưới thức ăn phức tạp hơn
Khi nói về ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến quá trình quang hợp ở thực vật, phát biểu nào sau đây sai?
A- sai, vì cường độ ánh sáng quá mạnh, vượt quá khả năng hấp thụ của thực vật sẽ làm cường độ quang hợp giảm.
Một quần thể ngẫu phối tại thế hệ xuất phát ban đầu có tần số kiểu gen là 0,3AA : 0,7aa. Khi quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền, tần số kiểu gen của quần thể là:
Quần thể có cấu trúc di truyền: 0,3AA : 0,7aa
Tần số alen pA = 0,3; qa = 0,7
Quần thể cân bằng di truyền có cấu trúc 0,09AA : 0,42Aa : 0,49aa
Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây không đúng?
Thể đột biến là cơ thể mang gen đột biến đa biểu hiện thành kiểu hình. A sai, phải biểu hiện ra kiểu hình đột biến thì mới được coi là thể đột biến.
Khi nói về hô hấp của thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu không có O2 thì thực vật tiến hành phân giải kị khí để lấy ATP.
II. Quá trình hô hấp hiếu khí diễn ra qua 3 giai đoạn, trong đó CO2 được giải phóng ở giai đoạn chu trình Crep.
III. Quá trình hô hấp ở thực vật luôn tạo ra ATP.
IV. Từ một mol glucozơ, trải qua hô hấp kị khí (phân giải kị khí) sẽ tạo ra 2 mol ATP.
I. Nếu không có O2 thì thực vật tiến hành phân giải kị khí để lấy ATP.
II. Quá trình hô hấp hiếu khí diễn ra qua 3 giai đoạn, trong đó CO2 được giải phóng ở giai đoạn chu trình Crep. => đúng
III. Quá trình hô hấp ở thực vật luôn tạo ra ATP. => sai, hô hấp sáng không tạo ATP
IV. Từ một mol glucozơ, trải qua hô hấp kị khí (phân giải kị khí) sẽ tạo ra 2 mol ATP. => đúng
Ở một loài thực vật có bộ NST lưỡng bội 2n=12, trong trường hợp trên mỗi cặp NST tương đồng xét một cặp gen dị hợp. Nếu có đột biến lệch bội dạng 3 nhiễm (2n+ 1) xảy ra thì số kiểu gen dạng 3 nhiễm (2n+1) khác nhau được tạo ra tối đa trong quần thể của loài là:
Ở một loài thực vật có bộ NST lưỡng bội 2n=12, trong trường hợp trên mỗi cặp NST tương đồng xét một cặp gen dị hợp. Nếu có đột biến lệch bội dạng 3 nhiễm (2n+ 1) xảy ra thì số kiểu gen dạng 3 nhiễm (2n+1) khác nhau được tạo ra tối đa trong quần thể của loài là: 4 x 35 x 6 = 5832
Khi nói về hệ tuần hoàn của người bình thường, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tim co dãn tự động theo chu kì là do hệ dẫn truyền tim.
II. Khi tâm thất co, máu được đẩy vào động mạch.
III. Máu trong buồng tâm nhĩ trái nghèo ôxi hơn máu trong buồng tâm nhĩ phải.
IV. Máu trong tĩnh mạch chủ nghèo ôxi hơn máu trong động mạch chủ.
- I, II, IV là những phát biểu đúng.
- III là phát biểu sai vì trong tâm nhĩ trái là máu vừa được trao đổi khí ở phổi cho nên giàu O2 còn trong tâm nhĩ phải thì máu từ cơ thể về nên nghèo O2.
Vậy có 3 phát biểu đúng.
Ở một loài thực vật, alen A qui định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a qui định hoa vàng. Theo lý thuyết, trong các phép lai dưới đây, phép lai nào cho đời con có tỉ lệ số cá thể dị hợp cao nhất?
Xem xét các phép lai đưa ra, ta nhận thấy: các phép lai Aaaa x Aaaa; AAaa x Aaaa; AAaa x AAaa đều có thể làm xuất hiện kiểu gen đồng hợp ở đời con. Riêng phép lai AAAa x Aaaa thì không thể vì hai bên bố mẹ không cho đồng thời giao tử AA (hoặc aa). Như vậy, trong phép lai này, tỉ lệ số cá thể dị hợp ở đời con
là 100% => Phương án cần chọn là: AAAa x Aaaa.
Trong trường hợp liên kết gen hoàn toàn và không có đột biến xảy ra. Theo lý thuyết, phép lai nào dưới đây có thể tạo ra được cơ thể mang kiểu gen \(\frac{{aB}}{{aB}}\)?
Chỉ có đáp án C có khả năng tạo giao tử aB ở cả 2 bên bố mẹ.
Gen M có 5022 liên kết hiđrô và trên mạch một của gen có G = 2A = 4T. Trên mạch hai của gen có G = A + T. Gen M bị đột biến điểm làm giảm 1 liên kết hiđrô trở thành alen m. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Gen m và gen M có chiều dài bằng nhau.
II. Gen M có 1302 nuclêôtit loại G.
III. Gen m có 559 nuclêôtit loại T.
IV. Nếu cặp gen Mm nhân đôi 2 lần thì cần môi trường cung cấp 7809 số nuclêôtit loại X.
Ta có H = 2A + 3G = 5022
Mạch 1: G1 = 2A1 = 4T,; Mạch 2 của gen có : G2 = A2 + T2
M bị đột biến điểm giảm 1 liên kết hiđrô đây là dạng đột biến thay thế cặp G-X thành cặp A-T
- I đúng vì đột biến thay thế không làm thay đổi số lượng nuclêôtit trên gen nên chiều dài của gen không thay đổi.
A1 = 1/2G,
T1= 1/4G,
X1 = G2 = A2 + T2 = T1 + A1 = 1/4G1 + 1/2G1 = 3/4G1
H = = 2A + 3G = 2(A1 + A2) + 3(G1 + G2) = 2(1/2G1 + 1/4G1) + 3(G1 + 3/4G1) = 5022
=> 3/2G1 + 21/4 G1 = 5022 => 27/4 G1 = 5022 => G1= 744
=> số nuclêôtit loại G là: G = G1 + G2 = G1+ 3/4G1 = 744 + 3/4.744 = 1302 => II đúng
- Gen M có A = T = A1 + A2 = l/2G1 + 1/4G1= 558 => Gen m có T= 558 + 1= 559 => III đúng
- Nếu cặp gen Mm nhân đôi 2 lần thì cần môi trường cung cấp số nuclêôtit loại X là :
(2X - 1)(XM + Xm) = (22 - 1)(1302 + 1301) = 7809 => IV đúng
=> Vậy 4 phát biểu đưa ra là đúng
Ở một loài thực vật, khi trong kiểu gen có cả gen A và gen B thì có hoa màu đỏ. Nếu trong kiểu gen chỉ có A hoặc chỉ có B thì hoa có màu vàng. Nếu không có gen A và B thì hoa có màu trắng. Ở phép lai AaBb × aaBb, đời con có tỉ lệ kiểu hình
Số tổ hợp ở đời con là 4x2 = 8. Chỉ có đáp án C đủ 8 tổ hợp.
Ở loài cá kiếm, alen A quy định vảy đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định vảy trắng; alen B quy định vây đuôi dài trội hoàn toàn so với alen b quy định vây đuôi ngắn. Trong một thí nghiệm, một học sinh đem lai một cá thể cá kiếm dị hợp tử hai cặp gen với một cá thể cùng loài có kiểu gen đồng hợp lặn. Tỉ lệ phân li kiểu hình thu được ở F1 là 1 : 1 : 1 : 1. Học sinh này đã rút ra một số kết luận để giải thích kết quả trên. Kết luận nào sau đây là chính xác nhất?
P: (Aa, Bb) x (aa, bb)
F1: 1A-bb: 1aaB-: 1A-B-: 1aabb
P: [AB/ab (f% = 50%) hoặc Ab/aB (f% = 50%)] x aabb
Hoặc P: AaBb x aabb
Ở phép lai ♂AaBb x ♀AaBB, trong quá trình giảm phân của cơ thể đực, số tế bào có cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Aa không phân li giảm phân I chiếm 16%, mọi diễn biến còn lại của giảm phân đều bình thường. Trong số bốn kết luận sau có bao nhiêu kết luận sai về phép lai trên?
I. Trong số các hợp tử được tạo ra ở F1 AABb là hợp tử không đột biến.
II. Trong số các hợp tử được tạo ra ở F1 aaBb là hợp tử đột biến.
III. Hợp tử aaBb chiếm tỉ lệ 30,2%
V. Hợp tử aaBB chiếm tỉ lệ 21%
♂AaBb x ♀AaBB
16% tế bào đực có Aa không phân li ở giảm phân I tạo: Aa = O = 8%
Còn lại: A = a = 42%
I đúng
II sai
III sai, aaBb = 0,42.0,5.0,5 = 0,105
IV đúng, aaBb = 0,42.0,5 = 0,21
Ở một loài thực vật, quả tròn trội hoàn toàn so với quả dẹt, hạt trơn trội hoàn toàn so với hạt nhăn.Thực hiện phép lai P giữa cây có quả tròn, hạt trơn với cây quả dẹt, hạt trơn, đời F1 thu được 4 loại kiểu hình, trong đó kiểu hình cây có quả tròn, hạt trơn chiếm tỉ lệ 40%. Trong trường hợp giảm phân bình thường, phát biểu nào sau đây là đúng về F1?
A quả tròn >>a quả dẹt, B hạt trơn >> b hạt nhăn.
P: tròn trơn x dẹt trơn => F1: có 4 KH, tròn trơn = 40% = A-B
P: AaBb x aaBb => A-B- = 40%
P: AB/ab x aB/ab (f=40%)
F1: A-B-= 40%; A-bb = 10%; aaB-=35%; aabb=15%
=> A. đúng
Cho gà trống lông trơn thuần chủng lai với gà mái lông vằn, thu được F1 100% gà lông trơn. Tiếp tục cho gà mái lông trơn F1 lai phân tích thu được đời con (Fa) có tỉ lệ kiểu hình 1 gà lông trơn: 3 gà lông vằn, trong đó lông trơn toàn gà trống. Theo lí thuyết, có bao nhiêu nhận xét sau đây đúng?
I. Tính trạng màu lông ở gà di truyền tương tác và có một cặp gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X.
II. Cho các con gà lông vằn ở Fa giao phối với nhau, có 2 phép lai đời con xuất hiện gà mái lông trơn.
III. Cho gà F1 giao phối với nhau thu được F2 có tỉ lệ gà trống lông trơn và gà mái lông vằn bằng nhau và bằng 3/8
IV. Ở Fa có hai kiểu gen qui định gà lông vằn.
Ở gà : XX : gà trống; XY: gà mái
Cho gà trống lông trơn thuần chủng lai với gà mái lông vằn, thu được F1 100% gà lông trơn. Ngoài ra, cho gà mái lông trơn F1 lai phân tích thu được đời con (Fa) có tỉ lệ kiểu hình 1 gà lông trơn: 3 gà lông vằn, trong đó lông trơn toàn gà trống => Tính trạng màu lông do 2 cặp gen qui định có hiện tượng tương tác gen, một cặp gen nằm trên NST thường và một cặp gen nằm trên NST giới tính.
- Ta có sơ đồ lai:
P: AAXBXB x aaXbY => F1: AaXBXb : AaXBY
Gà mái lai phân tích: AaXBY x aaXbXb
=> Fa: 1 AaXBXb : 1 aaXBXb : 1 AaXbY: 1 aaXbY (1 lông trơn: 3 lông nhăn => tương tác gen 9:7)
=> I đúng
- II sai vì 1 phép lai: aaXBXb x AaXbY
- III sai vì
F1 giao phối: AaXBXb : AaXBY => F2 : (3A-: 1aa)(1XBXB : 1XBXb : 1XBY: 1XbY)
Gà trống lông trơn = 3/4.1/2=3/8
Gà mái lông vằn = 1-3/4.1/4= 13/16
- IV sai vì có 3 kiểu gen qui định gà lông vằn ở Fa là : aaXBXb : AaXbY: aaXbY
Vậy có 1 phát biểu đúng
Giả sử 5 tế bào sinh tinh của cơ thể có kiểu gen AB/ab tiến hành giảm phân bình thưởng. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu cả 5 tế bào đều xảy ra hoán vị gen thì loại giao tử aB chiếm 25%.
II. Nếu chỉ có 2 tế bào xảy ra hoán vị gen thì loại giao tử Ab chiếm 10%.
III. Nếu chỉ có 3 tế bào xảy ra hoán vị gen thì sẽ tạo ra 4 loại giao tử với tỉ lệ 7:7:3:3.
IV. Nếu chỉ có 1 tế bào xảy ra hoán vị gen thì sẽ tạo ra 4 loại giao tử với tỉ lệ 4:4:1:1.
- Áp dụng công thức tính tần số hoán vị gen f = số giao tử sinh ra do hoán vị gen/tổng số giao tử được sinh ra.
- 5 tế bào sinh tinh giảm phân tạo 5.4 = 20 tinh trùng
- 5 tế bào đều xảy ra hoán vị gen thì tần số alen f = 5.2 : 20 = 0,5
aB = Ab = 50 : 2 = 25% => I đúng
- Nếu chỉ 2 tế bào xảy ra hoán vị gen thì tần số hoán vị gen f = 2.2 : 20= 0, 2%
aB = Ab = 20:2 = 10% => II đúng
- Nếu chỉ có 3 tế bào xảy ra hoán vị gen thì tần số hoán vị gen f 3.2 : 20 = 0,3
aB = Ab = 0,3: 2 = 15%
=> Tỉ lệ các loại giao tử là: 0,35 :0,35 : 0,15 : 0,15 = 7 : 7 : 3 : 3
AB = ab = 50% - 15% = 35%
III đúng
- Nếu chỉ có 1 tế bào xảy ra hoán vị gen thì tần số hoán vị gen f 1.2 : 20 = 0,1
aB = Ab = 0,1: 2 = 5% => Tỉ lệ các loại giao tử là : 0,45 :0,45 : 0,05 : 0,05 = 9 : 9 : 1 : 1 => IV sai
AB = ab = 50% - 5% = 45%
Vậy có 3 phát biểu đúng
Một loài thực vật, tính trạng màu hoa do hai cặp gen qui định. Cho hai cây đều có hoa hồng (P) giao phấn với nhau, thu được F1 gồm 100% cây hoa đỏ. Cho các cây F1 tự thụ phấn, thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 56,25% cây hoa đỏ : 37,5% cây hoa hồng : 6,25% cây hoa trắng. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. F có 4 loại kiểu gen qui định kiểu hình hoa đỏ.
II. Trong tổng số cây hoa hồng ở F2, số cây có kiểu gen dị hợp từ chiếm tỉ lệ 2/3.
III. Cho tất cả các cây hoa đỏ ở F2 giao phấn với cây hoa trắng, thu được F3 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 4 cây hoa đỏ : 4 cây hoa hồng : 1 cây hoa trắng.
IV. Cho tất cả các cây hoa hồng ở F2 giao phấn với tất cả các cây hoa đỏ ở F2, thu được F3 có số cây hoa hồng chiếm tỉ lệ 10/27.
F2 phân li theo tỉ lệ: 56,25% cây hoa đỏ : 37,5% cây hoa hồng : 6,25% cây hoa trắng = 9 cây hoa đỏ : 6 cây hoa hồng: 1 cây hoa trắng => số tổ hợp giao tử của F2 là 9 +6 + 1= 16 = 4 x 4 => F1 dị hợp 2 cặp gen
(AaBb) qui định màu hoa đỏ.
F1 x F1 ta có sơ đồ lai như sau : AaBb x AaBb
F2: 9 (1AABB : 2AaBB : 2AABb : 4AaBb): đỏ
3 (lAAbb : 2Aabb): hồng
3 (laaBB : 2aaBb): hồng
1 aabb: trắng
- F2 có 4 loại kiểu gen qui định kiểu hình hoa đỏ là : AABB; AaBB; AABb; AaBb => I đúng
- Có 6 cây hoa hồng ở F2 trong đó có 4 cây dị hợp => Trong tổng số cây hoa hồng ở F2, số cây có kiểu gen dị hợp tử chiếm tỉ lệ 4/6 = 2/3 => II đúng
- Cho tất cả các cây hoa đỏ ở F2 giao phấn với cây hoa trắng, ta có sơ đồ lai như sau :
(1AABB : 2AaBB : 2AABb : 4AaBb) x aabb
Gp: (4/9AB : 2/9Ab : 2/9aB : 1/9ab) x ab
F3:4/9AaBb : 2/9Aabb : 2/9aaBb : 1/9aabb
Ti lệ kiểu hình F3: 4 cây hoa đỏ : 4 cây hoa hồng : 1 cây hoa trắng => III đúng
- Cho tất cả các cây hoa hồng ở F2 giao phấn với tất cả cây hoa đỏ ở F2
F2: (1AABB : 2AABb : 2AaBB : 4AaBb) x (1AAbb : 2Aabb : 1aaBB : 2aaBb)
GF2: (4/9AB : 2/9Ab : 2/9aB : 1/9ab) x (1/3Ab : 1/3aB : 1/3ab)
Số cây hoa hồng (A-bb + aaB-) ở F3 chiếm tỉ lệ là : 2/9Ab.1/3Ab + 2/9Ab.1/3ab + 2/9aB.1/3aB + 2/9aB.1/3ab
+ 1/9ab.1/3Ab + 1/9ab.1/3aB = 10/27 => IV đúng
Vậy cả 4 phát biểu trên đều đúng.
Một loài thực vật, xét 2 cặp gen phân li độc lập cùng tham gia vào quá trình chuyển hóa chất: K màu trắng trong tế bào cánh hoa: alen A qui định enzim A chuyển hóa chất K thành sắc tố đỏ; alen B qui định enzim B chuyển hóa chất K thành sắc tố xanh. Khi trong tế bào có cả sắc tố đỏ và sắc tố xanh thì cánh hoa có màu vàng. Các alen đột biến lặn a và b qui định các prôtêin không có hoạt tính enzim. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Cho cây dị hợp tử về 2 cặp gen tự thụ phấn hoặc cho cây này giao phấn với cây hoa trắng thì cả 2 phép lai này đều cho đởi con có 4 loại kiểu hình.
II. Cho cây hoa đỏ giao phấn với cây hoa xanh, có thể thu được đởi con có tối đa 4 kiểu gen.
III. Cho hai cây hoa đỏ có kiểu gen khác nhau giao phấn với nhau, thu được đởi con gồm toàn cây hoa đỏ.
IV. Cho cây hoa vàng giao phấn với cây hoa trắng, có thể thu được đởi con có 50% số cây hoa đỏ.
A-B- qui định hoa vàng; A-bb qui định hoa đỏ; aaB- qui định hoa xanh; aabb qui định hoa trắng.
- Cây dị hợp 2 cặp gen (AaBb) tự thụ phấn thì đời con sẽ có 4 loại kiểu hình với tỉ lệ 9A-B- : 3A-bb : 3aaB-
: 1 aabb. Cây dị hợp về 2 cặp gen (AaBb) lai với cây hoa trắng (aabb) (lai phân tích) thì đời con sẽ có 4 loại
kiểu hình với tỉ lệ 1AaBb : 1Aabb : 1aaBb : laabb => I đúng
- Cây hoa đỏ (AAbb hoặc Aabb) giao phấn với cây hoa xanh (aaBB hoặc aaBb).
Nếu cho (khi cho Aabb x aaBb => 1AaBb : 1aaBb : 1Aabb : 1aabb (4 kiểu hình và 4 kiểu gen với tỉ lệ : 1 : 1 : 1:1 => II đúng
- Hai cây hoa đỏ có kiểu gen khác nhau lai với nhau thì sơ đồ lai là AAbb x Aabb. Do vậy, đời con luôn có 100% cá thể hoa đỏ => III đúng
- Cây hoa vàng (có kiểu gen A-B-) lai với cây hoa trắng (aabb) thì đời con có thể có các trường hợp:
+ AABB x aabb => AaBb (100% hoa vàng)
+ AABb x aabb => AaBb : Aabb (50% hoa đỏ : 50% hoa vàng) => IV đúng
+ AaBB x aabb => AaBb : aaBb (50% hoa xanh : 50% hoa vàng)
+ AaBb x aabb => AaBb : Aabb : aaBb : aab (25% hoa vàng: 25% hoa đỏ : 25% hoa xanh : 25% hoa trắng).
Vậy cả 4 phát biểu đưa ra là đúng
Cho sơ đồ phả hệ sau: Biết rằng bệnh mù màu nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X qui định. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đưa ra là đúng về phả hệ này?
I. Cả hai bệnh trên đều do gen lặn qui định.
II. Xác định được kiểu gen của 7 người trong phả hệ.
III. Người số (10) và (14) có thể có kiểu gen giống nhau về bệnh điếc bẩm sinh.
IV. Cặp vợ chồng (13) và (14) dự định sinh con, xác suất để họ sinh được một đứa con không mang alen bệnh là 26,25%.
*Bệnh điếc bẩm sinh
Bố mẹ 5,6 bình thường sinh con gái (11) bị bệnh => Bệnh là do gen lặn nằm trên NST thường qui định.
*Bệnh mù màu
Bố mẹ (7), (8) bình thường sinh con 12 bị bệnh => Bệnh do gen lặn qui định
Vậy cả hai bệnh đều do gen lặn nằm trên NST thường qui định => I đúng
Qui ước gen
A: bình thường >> a: điếc bẩm sinh
B: Bình thường >> b: mù màu
*Bệnh điếc bẩm sinh
(1) , (4), (8), (11) bị bệnh điếc bẩm sinh nên có kiểu gen là aa => (2), (5), (6), (9), (12), (13) có kiểu gen dị hợp Aa
*Bệnh mù màu
- (12) bị bệnh mù màu nên có kiểu gen là XbY => (8) có kiểu gen là XBXb => (1) có kiểu gen là XBXb
- (2), (4), (6), (7), (10), (14) bình thường về bệnh mù màu nên có kiểu gen là: XBY
Xét chung cả hai bệnh ta thấy những người xác định được kiểu gen của 6 người trong phả hệ là: (1), (2), (4), (6), (8), (12) => II sai.
- Xét ý 3 , 4
*Bệnh điếc bẩm sinh
- (5) x (6): Aa x Aa => 1AA : 2Aa : 1aa => Kiểu gen của (10) là: (1/3AA : 2/3Aa) hay (2/3A : 1/3a)
- (9) x (10): (1/2A: 1/2a) x (2/3A: 1/3a) => 2/6AA : 3/6Aa : 1/6aa => Kiểu gen của (14) là: (2/5AA : 3/5Aa)
hay (7/10 A : 3/10a).
Vì (10) và (14) chưa biết kiểu gen về bệnh điếc bẩm sinh nên có thể có kiểu gen giống nhau => III đúng
- (13) x (14): (1/2A : 1/2a) x (7/10 A : 3/10a) => Xác suất sinh con không mang gen bệnh của cặp 13, 14 là AA= 1/2.7/10 = 7/20
*Bệnh mù màu
- (7) x (8): XBY x XBXb => (1/4XBXB : 1/4XBXb: 1/4XBY: 1/4XbY)
=> (13) có kiểu gen là (3/4XB : 1/4Xb)
- (13) x (14): (3/4XB : 1/4Xb) x (1/2XB : 1/2Y)
=> Sinh con không mang alen bệnh là: 3/4.1/2XBXB + 3/4.1/2XbY = 3/4
Cặp vợ chồng (13) và (14) dự định sinh con, xác suất để họ sinh được một đứa con không mang alen bệnh là: 7/20.3/4 = 26,25% => IV đúng
Vậy có 3 phát biểu đúng.