Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Sinh năm 2020 - Tuyển chọn số 19
Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Sinh năm 2020 - Tuyển chọn số 19
-
Hocon247
-
40 câu hỏi
-
90 phút
-
32 lượt thi
-
Trung bình
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Nhóm vi khuẩn làm nghèo nitơ của đất trồng là:
Nhóm vi khuẩn làm nghèo nitơ của đất trồng là: Vi khuẩn phản nitrat
Loài động vật nào sau đây vừa hô hấp bằng phổi, vừa hô hấp bằng da?
Ếch hô hấp bằng da và phổi
Sự nhân đôi của ADN xảy ra ở những bộ phận nào trong tế bào nhân thực?
ADN tồn tại ở nhân, ti thể, lục lạp → sự nhân đôi của ADN xảy ra ở: Ti thể, nhân, lục lạp.
Loại biến dị nào sau đây có thể sẽ làm cho sản phẩm của gen bị thay đổi về cấu trúc?
Định luật phân ly độc lập góp phần giải thích hiện tượng biến dị tổ hợp vô cùng phong phú ở loài giao phối
Ở một loài thực vật lưỡng bội có bộ NST 2n = 10. Xét 3 thể đột biến NST là thể đột biến mất đoạn, lệch bội thể ba và thể tứ bội. Số lượng NST có trong mỗi tế bào của mỗi thể đột biến khi các tế bào đang ở kì giữa của nguyên phân theo thứ tự là
- Đột biến mất đoạn chỉ mất 1 đoạn NST nên thể đột biến có bộ NST là 2n; Đột biến lệch bội thể ba có bộ NST là 2n+1; Đột biến tứ bội có bộ NST là 4n.
- Khi ở kì giữa, các NST đang ở dạng kép và có số lượng giống như lúc chuẩn bị phân bào nên số NST có trong mỗi tế bào đúng bằng số NST như ban đầu
→ Thể mất đoạn có 10NST; Thể ba có 11 NST; Tứ bội có 20 NST
Khi nói về opêron Lac ở vi khuẩn E.coli, phát biểu nào sau đây sai?
Phát biểu sai là B, số lần phiên mã của các gen cấu trúc là như nhau
Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, bò sát cổ phân hóa ở kỉ nào?
Kỉ Triat bò sát cổ phân hóa.
Hiện tượng di truyền theo dòng mẹ xuất hiện là do các gen nằm trên:
Phân tử ADN của ty thể hoặc lục lạp giải thích cho hiện tượng di truyền theo dòng mẹ
Hiện tượng cây tỏi tiết chất gây ức chế hoạt động của vi sinh vật xung quanh là một ví dụ về mối quan hệ sinh thái
Trong quá trình sống tỏi vô tình làm hại sinh vật xung quanh: Ức chế cảm nhiễm
Loài động vật nào sau đây, ở giới đực mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XO và giới cái mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XX?
Châu chấu con đực có NST XO
Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Phép lai nào sau đây cho F1 có tỉ lệ kiểu hình là 3 quả đỏ : 1 quả vàng?
Aa × Aa → 1AA:2Aa:1aa → KH: 3 quả đỏ : 1 quả vàng
Loài động vật nào sau đây có tim 3 ngăn?
Ếch có tim 3 ngăn.
Công nghệ tế bào đã đạt được thành tựu nào sau đây
Công nghệ tế bào đã giúp tạo cừu Doly, nhân bản vô tính.
Nhân tố sinh thái nào sau đây là nhân tố hữu sinh?
Nhân tố hữu sinh bao gồm các sinh vật và mối quan hệ giữa chúng.
Cho chuỗi thức ăn: Lúa → Châu chấu → Nhái → Rắn → Diều hâu. Trong chuỗi thức ăn này, sinh vật tiêu thụ bậc 2 là
châu chấu là sinh vật tiêu thụ bậc 1, nhái là bậc 2
Cho phép lai cá diếc cái với cá chép đực thu được cá nhưng không râu, phép lai nghịch cá diếc đực với cá chép cái thu được cá nhưng có râu. Quy luật di truyền chi phối các phép lai nói trên là:
Lưu ý: Cá chép có râu còn cá diếc không râu
+ Phép lai 1: cá diếc cái × cá chép đực → cá không râu (giống mẹ)
+ Phép lai 2: cá diếc đực × cá chép cái → cá có râu (giống mẹ)
→ Di truyền theo dòng mẹ, di truyền gen tế bào chất.
Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, nhân tố tiến hóa nào làm giảm dần tần số kiểu gen dị hợp qua các thế hệ?
Tự thụ/giao phối gần làm tăng đồng hợp giảm dị hợp.
Khi nói về kích thước của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng?
B đúng vì kích thước xuống dưới mức tối thiểu thì dễ rơi vào tuyệt chủng.
Quá trình nào trong số các quá trình nêu dưới đây sẽ làm giảm sự đa dạng di truyền của quần thể?
Quá trình chọn lọc tự nhiên sẽ làm giảm sự đa dạng di truyền của quần thể
Khi phát biểu về liên kết gen, phát biểu nào sau đây đúng?
Phát biểu đúng về liên kết gen là A.
Các gen cùng nằm trên 1 NST liên kết với nhau (hoàn toàn hoặc không hoàn toàn). Liên kết gen không hoàn toàn làm tăng biến dị tổ hợp, LKG có ở cả giới đực và giới cái.
Phát biểu nào sau đây không đúng?
Phát biểu sai là A, giao phối ngẫu nhiên không được coi là nhân tố tiến hóa, cũng không làm thay đổi thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể.
Khi nói về nhân tố sinh thái hữu sinh, phát biểu nào sau đây đúng?
Xét các phát biểu của đề bài:
A sai vì nhân tố sinh thái hữu sinh là thế giới hữu cơ của môi trường, là những mối quan hệ giữa một sinh vật (hoặc nhóm sinh vật) này với một sinh vật (hoặc nhóm sinh vật) khác sống xung quanh. Trong nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh, nhân tố con người được nhấn mạnh là nhân tố có ảnh hưởng lớn tới đời sống của
nhiều sinh vật.
B sai vì ngoài mối quan hệ giữa sinh vật này với sinh vật khác, nhân tố hữu sinh còn bao gồm mối quan hệ giữa sinh vật với thế giới hữu cơ của môi trường.
D sai vì những nhân tố vật lý, hóa học có ảnh hưởng đến sinh vật được xếp vào nhân tố vô sinh
Khi nói về quang hợp ở thực vật, phát biểu nào đúng trong các phát biểu sau?
A sai, năng suất của câu C4 cao hơn câu C3
B sai, khí khổng của các loài thực vật CAM đóng vào ban ngay và mở vào ban đêm
C đúng
D sai, thực vật C3 chỉ có 1 lần cố định CO2
Một quần thể có thành phần kiểu gen là 0,16 AA : 0,48 Aa : 0,36 aa. Tần số alen A của quần thể này là
Quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền nên tuân theo công thức: p2AA: 2pqAa : q2aa = 1
(p + q = 1)
Mà tỉ lệ kiểu gen AA= 0,16 => Tần số alen A là 0,4.
Ở người, một đột biến ở ADN ti thể gây chứng mù đột phát ở người lớn. Phát biểu nào sau đây là đúng về sự di truyền bệnh này?
Bệnh do gen ngoài nhân gây ra, di truyền theo dòng mẹ, nếu mẹ bị thì đời con cũng có khả năng bị.
Cây trên cạn ngập úng lâu ngày có thể bị chết do nguyên nhân nào sau đây?
Cây ngập úng lâu ngày, rễ không hút được nước nên mất cân bằng.
Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về thể dị đa bội?
Phát biểu sai về thể dị đa bội là C, thể dị đa bội hiếm gặp ở động vật, thường gặp ở thực vật.
Hình vẽ sau đây mô tả dạ dày của một nhóm động vật ăn cỏ, có bao nhiêu nhận định sau đây đúng?
I. Đây là loại dạ dày 4 ngăn đặc trưng cho tất cả các loài động vật ăn cỏ.
II. Dạ dày cỏ là nơi có vi sinh vật sống cộng sinh, giúp tiêu hóa thức ăn xenlulôzơ.
III. Dạ lá sách là nơi thức ăn được chuẩn bị để ợ lên miệng nhai lại.
IV. Dạ múi khế là nơi có enzim pepsin và HCl giúp phân giải prôtêin từ cỏ và vi sinh vật.
I. sai, động vật ăn cỏ có dạ dày 4 ngăn và 1 ngăn.
II. đúng
III sai, dạ tổ ong là nơi đưa thức ăn lên miệng nhai lại.
IV. đúng
Ở ruồi giấm, alen A qui định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen a qui định mắt trắng. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 2 ruồi cái mắt đỏ : 1 ruồi đực mắt đỏ : 1 ruồi đực mắt trắng?
A: đỏ >> a: trắng
Phép lai cho đời con có kiểu hình phân li theo tỷ lệ: 2 ruồi cái mắt đỏ : 1 ruồi đưc mắt đỏ : 1 ruồi đực
mắt trắng là XAXb x XAY
Trong trường hợp liên kết gen hoàn toàn và không có đột biến xảy ra. Theo lý thuyết, phép lai nào dưới đây cho hai loại kiểu gen ở đời con?
A. Số kiểu gen = 2x1 = 2
B. Số kiểu gen = 2x2 = 4
C. Số kiểu gen = 1x1 = 1
D. Số kiểu gen = 2x2 = 4
Một phân tử ARN ở vi khuẩn sau quá trình phiên mã có 15% A, 20%G, 30% U, 35% X. Hãy cho biết đoạn phân tử ADN sợi kép mã hóa phân tử ARN này có thành phần như thế nào?
ARN có 15% A, 20%G, 30% U, 35% X
ADN có mạch khuôn có: 15% T1; 20% X1; 30% A1; 35% G1
mạch 2: 15% A2; 20% G2; 30% T2; 35% X2
Cả gen: A = 22,5% = T; G = X = 27,5%
Khi lai 2 giống bí ngô thuần chủng quả dẹt và quả dài với nhau được F1 đều có quả dẹt. Cho F1 lai với bí quả tròn được F2: 152 bí quả tròn: 114 bí quả dẹt: 38 bí quả dài. Hình dạng quả bí chịu sự chi phối của hiện tượng di truyền
Tỉ lệ F2: 4:3:1 = 8 tổ hợp = 4x2.
Bí F1 cho 4 loại giao tử nên dị hợp 2 cặp gen, đây là kiểu tương tác bổ sung
Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với gen a quy định thân thấp, gen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với gen b quy định hoa trắng. Lai cây thân cao, hoa đỏ với cây thân thấp, hoa trắng thu được F1 phân li theo tỉ lệ: 3 cây thân cao, hoa trắng : 3 cây thân thấp, hoa đỏ : 1 cây thân cao, hoa đỏ : 1 cây thân thấp, hoa trắng. Cho biết không có đột biến xảy ra. Kiểu gen của bố mẹ trong phép lai trên là:
F1: cao:thấp = 1:1
=> P: Aa x aa (1)
F1: đỏ : trắng = 1:1
=> P: Bb x bb (2)
F1: (1: 1) x (1: 1) = 1: 1: 1: 1 ≠ giả thiết (3: 3: 1: 1) => Di truyền liên kết
Từ (1)&(2)=>P: (Aa, Bb) x (aa, bb)
F1: 12,5% ab/ab = 12,5% ab x 100% ab
=> P: Ab/aB (f% = 25%) x ab/ab
Ở phép lai ♂ AaBbDD × ♀ AaBbDd. Trong quá trình giảm phân của cơ thể đực, cặp gen Aa có 10% tế bào không phân li trong giảm phân I, giảm phân II phân li bình thường, các cặp NST khác phân li bình thường. Trong quá trình giảm phân của cơ thể cái, cặp NST Bb có 20% tế bào không phân li trong giảm phân II, giảm phân I phân li bình thường, các cặp NST khác phân li bình thường. Có học sinh đã đưa ra một số nhận định sau:
(1) Kiểu gen AaabbDd ở đời con chiếm tỉ lệ 0,25%.
(2) Kiểu gen AaaBBbDD ở đời con chiếm tỉ lệ 0,031%.
(3) Kiểu gen AaabDd chiếm tỉ lệ gấp đôi kiểu gen AaaBbbDd.
(4) Kiểu gen BBB bằng kiểu gen BBb và cùng chiếm tỉ lệ 2,5%.
(5) Số kiểu gen khác nhau tạo ra trong quần thể là 64.
Số nhận định đúng là:
Xét cặp Aa:
+ Giới đực : 0,05 Aa: 0,05O: 0,45 A: 45 a
+ Giới cái: 0,5 A, 0,5 a
→Aaa = 0,05×0,5 = 0,025
Số kiểu gen: 7 (3 bình thường; 4 đột biến)
Xét cặp Bb:
- Giới đực: 0,5B:0,5b
- Giới cái: 0,05BB:0,05bb; 0,1O; 0,4B; 0,4b
→BBb =Bbb = BBB =0,05×0,5 = 0,025;
Số kiểu gen 9 (6 đột biến; 3 bình thường)
Xét cặp Dd: DD × Dd → 1DD:1Dd
Xét các phát biểu
(1) đúng, AaabbDd = 0,025×0,4×0,5×0,5 =0,25%.
(2) đúng, AaaBBbDD = 0,025×0,025×0,5≈0,031%
(3) đúng, AaabDd = 0,025×0,5×0,1×0,5 =0,0625%; AaaBbbDd = 0,025×0,025×0,5 = 0,03125%;
(4) đúng
(5) sai, số kiểu gen tối đa trong quần thể là: 7×9×2=126
Một loài thực vật, alen A qui định thân cao trội hoàn toàn so với alen a qui định thân thấp; alen B qui định quả ngọt trội hoàn toàn so với alen b qui định quả chua. Cho cây thân cao, quả ngọt (P) tự thụ phấn, thu được F1 gồm 4 loại kiểu hình, trong đó có 21% số cây thân cao, quả chua. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?
Trong số các cây thân cao, quả ngọt ở F1, cây có kiểu gen dị hợp tử về cả 2 cặp gen chiếm tỉ lệ: 0,26/0,54 = 13/27 => D đúng
Một loài thực vật, khi cho giao phấn giữa cây hoa đỏ với cây hoa trắng (P), thu được F1 gồm toàn cây hoa đỏ. Cho cây F1 lai phân tích thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 cây hoa đỏ : 2 cây hoa hồng : 1 cây hoa trắng. Cho cây F1 tự thụ phấn thu được F2. Cho tất cả các cây hoa hồng F2 giao phấn với nhau thu được F3. Tính theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
I. Tính trạng màu hoa được chi phối bởi qui luật tương tác bổ trợ.
II. Trong tổng số các cây hoa hồng ở F2, cây có kiểu gen dị hợp chiếm 25%.
III. Ở F2 kiểu hình hoa đỏ và hoa hồng có số kiểu gen bằng nhau.
IV. Lấy ngẫu nhiên một cây F3 đem trồng, theo lí thuyết, xác suất để cây này có kiêu hình hoa trắng là 1/9.
P: Hoa đỏ x hoa trắng
F1: Hoa đỏ
F1 x đồng hợp lặn.
Fb: 1 cây hoa đỏ : 2 cây hoa hồng : 1 cây hoa trắng
Số tổ hợp giao tử Fb là: l + 2 + l = 4 = 4 x 1 => F1 dị hợp 2 cặp gen cho 4 loại giao tử.
- Vì Fb có tỉ lệ là : 1 : 2 : 1 khác với 1 : 1 : 1 : 1 của phân li độc lập và liên kết gen vì liên kết gen cho tỉ lệ 1
: 1 => có hiện tượng tương tác gen kiểu bổ trợ (9 : 6 : 1) => I đúng
Kiểu gen của F1 là: AaBb. Cho F1 lai phân tích: AaBb x aabb => Fb: 1AaBb : 1Aabb : laaBb : laabb
Qui ước:
AaBb (đỏ) : Aabb (hồng): aaBb (hồng): aabb (trắng)
- F1 x F1: AaBb x AaBb
F2 : 9A-B-: đỏ : 3A-bb: hồng (lAAbb : 2Aabb) : 3aaB-: hồng (laaBB: 2aaBb) : 1 aabb : trắng
- Vậy có 6 cây quả hồng ở F2 là: 1AAbb : 2Aabb : 1aaBB: 2aaBb, cây có kiểu gen dị hợp chiếm 4/6
=> II sai
- III đúng vì kiểu hình hoa đỏ có 4 kiểu gen (AABB : AABb : AaBB : AaBb) và có 4 kiểu gen qui định hoa hồng.
- Cho cây quả hồng lai với nhau ta có:
F2 : (l/6AAbb : 2/6Aabb : l/6aaBB: 2/6aaBb) x (l/6AAbb : 2/6Aabb : l/6aaBB: 2/6aaBb)
GF2: (l/6Ab : 1/6Ab : 1/6ab : 1/6aB : 1/6aB : 1/6ab) x (1/6Ab : l/6Ab : 1/6ab: 1/6aB : 1/6aB : 1/6ab)
Tương đương với:
F3: (1/3Ab : 1/3aB : 1/3ab) x (1/3Ab : 1/3aB : 1/3ab)
Xác suất để cây này có kiểu hình hoa trắng là: 1/3 x 1/3 = 1/9 => IV đúng
Vậy có 3 phát biểu đúng.
Cho biết: bộ ba XAA, XAG mã hoá cho Glutamin, bộ ba UUU và UUX mã hoá cho phêninalanin, bộ ba UAU và UAX mã hoá cho Tirôzin, bộ ba XGA, XGU, XGX và XGG đều mã hoá cho Acginin, bộ ba UGX và UGU mã hoá cho Xistêin. Một gen ở sinh vật nhân sơ có một đoạn trình tự trên mạch mang mà gốc là: 5’...GXATXGTTGAAAATA...3’. Xét các nhận định sau :
1. Đột biến thay thế nuclêôtit loại T ở vị trí thứ 4 (tính từ trái sang phải) không làm ảnh hường đến cấu trúc và trình tự axit amin trong phân tử prôtêin do gen tổng hợp.
2. Đột biến thay thế nuclêôtit loại G ở vị trí thứ nhất (tính từ trái sang phải) bằng nuclêôtit loại T sẽ làm thay thế axit amin này bằng axit amin khác trong phân tử prôtêin do gen qui định tổng hợp.
3. Phân tử prôtêin do gen qui định tổng hợp có trình tự các axit amin tương ứng là: Acginin - Glutamin - Glutamin - Phêninalanin - Tirôzin....
4. Đột biến thay thế nuclêôtit loại A ở vị trí thứ 13 (tính từ trái sang phải) bằng nuclêôtit loại T sẽ tạo ra dạng đột biến vô nghĩa.
Có bao nhiêu nhận định đúng?
- Đoạn trình tự trên mạch mang mã gốc là 5’...GXATXGTTGAAAATA...3’ => Theo nguyên tắc bổ sung
trong phiên mã (A - U; G - X; T - A; X - G) thì đoạn trình tự ribônuclêôtit trên phân tử mARN được phiên mã từ gen nói trên là 5’...UAUUUUXAAXGAUGX ...3’ (quá trình dịch mã trên mARN được diễn ra theo chiều 5’ - 3’) => Đoạn trình tự axit amin tương ứng được dịch mã từ phân tử mARN nói trên là Tirôzin - Phêninalanin - Glutamin - Acginin - Xistêin => 3 sai.
- Đột biến thay thế nuclêôtit loại T ở vị trí thứ 4 (tính từ trái sang phải) sẽ làm thay thế ribônuclêôtit cuối cùng trong bộ ba XGA (A có thể bị thay thế thành U, X, G) trên phân tử mARN, tuy nhiên các bộ ba XGA, XGU, XGX và XGG đều mã hoá cho Acginin => Đột biến thay thế nuclêôtit loại T ở vị trí thứ 4 (tính từ trái sang phải) không làm ảnh hưởng đến cấu trúc và trình tự axit amin trong phân tử prôtêin do gen tổng hợp => 1 đúng.
- Đột biến thay thế nuclêôtit loại G ở vị trí thứ nhất (tính từ trái sang phải) bằng nuclêôtit loại T sẽ làm thay thế ribônuclêôtit cuối cùng trong bộ ba UGX. Sau đột biến, bộ ba này bị biến đổi thành bộ ba UGA không mã hoá axit amin nào (bộ ba kết thúc). Đây là một đột biến vô nghĩa làm kết thúc sớm quá trình dịch mã => 2 sai.
- Đột biến thay thế nuclêôtit loại A ở vị trí thứ 13 (tính từ trái sang phải) bằng nuclêôtit loại T sẽ làm thay thế ribônuclêôtit cuối cùng trong bộ ba UAU. Sau đột biến, bộ ba này bị biến đổi thành bộ ba UAA không mã hoá axit amin nào (bộ ba kết thúc). Đây là một đột biến vô nghĩa làm kết thúc sớm quá trình dịch mã => 4 đúng
Vậy số nhận định đúng là 2.
Thực hiện phép lai ♀\(\frac{{AB}}{{ab}}{X^D}{X^d}\) x ♂ \(\frac{{Ab}}{{ab}}{X^D}{Y}\) thu được F1. Cho biết mỗi gen qui định một tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. F1 có tối đa 40 loại kiểu gen.
II. Nếu tần số hoán vị gen là 20% thì F1 có 33,75% số cá thể mang kiểu hình trội về cả 3 tính trạng.
III. Nếu F1 có 3,75% số cá thể mang kiểu hình lặn về cả 3 tính trạng thì P đã xảy ra hoán vị gen với tần số 40%.
IV. Nếu không xảy ra hoán vị gen thì F1 có 31,25% số cá thể mang kiểu hình trội về 2 trong 3 tính trạng.
Cặp NST thường cho đời con có 7 loại kiểu gen, cặp NST giới tính cho 4 loại.
Tổng số kiểu gen tạo ra là: 7x4 = 28 kiểu gen => I sai
Các câu còn lại đều đúng.
Ở người, alen A qui định mũi cong trội hoàn toàn so với alen a qui định mũi thẳng (gen nằm trên NST thường); alen B qui định kiểu hình bình thường trội hoàn toàn so với alen b qui định máu khó đông (gen nằm trên vùng không tương đồng của NST X). Người đàn ông (A) và người phụ nữ (B) đều có mũi cong và máu đông bình thường sinh ra được 2 người con: người con (C) có mũi thẳng và bị bệnh máu khó đông; người con gái (D) có mũi cong và máu đông bình thường. (D) kết hôn với một người mũi thẳng (E) và có mẹ bị bệnh máu khó đông. Biết rằng không có đột biến xảy ra, xét các nhận định sau:
I. Người con (C) có giới tính là nam
II. Con gái của cặp vợ chồng (D); (E) có thể có mũi thẳng và bị bệnh máu khó đông.
III. Xác suất để cặp vợ chồng (D); (E) sinh ra người con trai mũi cong và bị bệnh máu khó đông là 1/12
IV. Kiểu gen của (D) có thể là một trong bốn trường hợp.
Có bao nhiêu nhận định đúng?
- Người đàn ông (A) và người phụ nữ (B) đều có mũi cong và máu đông bình thường có kiểu gen lần lượt là A-XBY; A-XBX-vì con gái của cặp vợ chồng này luôn nhận XB từ bố nên luôn có máu đông bình thường => Người con (C) có mũi thẳng và bị bệnh máu khó đông chắc chắn có giới tính là nam => 1 đúng
- (C) mũi thẳng, bị bệnh máu khó đông có kiểu gen là aaXbY => (A); (B) đều mang alen a, ngoài ra, (B) còn mang alen Xb => Kiểu gen của (A) và (B) lần lượt là AaXBY; AaXBXb, người con gái (D) mũi cong, máu đông bình thường sẽ có kiểu gen dạng A-XBX-
- (E) có mũi thẳng và mẹ bị bệnh máu khó đông nên sẽ có kiểu gen là aaXbY (do luôn nhận alen Xb từ mẹ), khi (D) kết hôn với (E), nếu (D) mang kiểu gen AaXBXb thì con gái của cặp vợ chồng này có thể có mũi thẳng và bị bệnh máu khó đông (vì cả bố và mẹ đều có thể cho giao tử aXb) => 2 đúng
- Xét từng cặp tính trạng riêng rẽ, ta nhận thấy ở tính trạng dạng mũi, (D) có khả năng cho giao tử với xác suất: 2/3A 1/3a; (E) cho 100% tử a, ở tính trạng khả năng đông máu, (D) cho giao tử với xác suất: 3/4XB 1/4Xb; (E) cho giao tử với xác suất: 1/2Xb 1/2Y => Xác suất để cặp vợ chồng (D); (E) sinh ra người con trai mũi cong và bị bệnh máu khó đông là: 2/3x1x1/4x1/2 = 1/12 => 3 đúng.
- Kiểu gen của (D) có thể là một trong bốn trường hợp: AAXBXB; AaXBXB; AAXBXb; AaXBXb => 4 đúng
Vậy số nhận định đúng là 4.
Ở người, alen A qui định mũi cong trội hoàn toàn so với alen a qui định mũi thẳng (gen nằm trên NST thường); alen B qui định kiểu hình bình thường trội hoàn toàn so với alen b qui định máu khó đông (gen nằm trên vùng không tương đồng của NST X). Người đàn ông (A) và người phụ nữ (B) đều có mũi cong và máu đông bình thường sinh ra được 2 người con: người con (C) có mũi thẳng và bị bệnh máu khó đông; người con gái (D) có mũi cong và máu đông bình thường. (D) kết hôn với một người mũi thẳng (E) và có mẹ bị bệnh máu khó đông. Biết rằng không có đột biến xảy ra, xét các nhận định sau:
I. Người con (C) có giới tính là nam
II. Con gái của cặp vợ chồng (D); (E) có thể có mũi thẳng và bị bệnh máu khó đông.
III. Xác suất để cặp vợ chồng (D); (E) sinh ra người con trai mũi cong và bị bệnh máu khó đông là \(\frac{1}{{12}}\).
IV. Kiểu gen của (D) có thể là một trong bốn trường hợp.
Có bao nhiêu nhận định đúng?
- Người đàn ông (A) và người phụ nữ (B) đều có mũi cong và máu đông bình thường có kiểu gen lần lượt là A-XBY; A-XBX-, vì con gái của cặp vợ chồng này luôn nhận XB từ bố nên luôn có máu đông bình thường => Người con (C) có mũi thẳng và bị bệnh máu khó đông chắc chắn có giới tính là nam => 1 đúng
- (C) mũi thẳng, bị bệnh máu khó đông có kiểu gen là aaXbY => (A); (B) đều mang alen a, ngoài ra, (B) còn mang alen Xb => Kiểu gen của (A) và (B) lần lượt là AaXBY; AaXBXb, người con gái (D) mũi cong, máu đông bình thường sẽ có kiểu gen dạng A-XBX-
- (E) có mũi thẳng và mẹ bị bệnh máu khó đông nên sẽ có kiểu gen là aaXbY (do luôn nhận alen Xb từ mẹ), khi (D) kết hôn với (E), nếu (D) mang kiểu gen AaXBXb thì con gái của cặp vợ chồng này có thể có mũi thẳng và bị bệnh máu khó đông (vì cả bố và mẹ đều có thể cho giao tử aXb) => 2 đúng
- Xét từng cặp tính trạng riêng rẽ, ta nhận thấy ở tính trạng dạng mũi, (D) có khả năng cho giao tử với xác suất: \(\frac{2}{3}A:\frac{1}{3}a\); (E) cho 100% tử a, ở tính trạng khả năng đông máu, (D) cho giao tử với xác suất: \(\frac{3}{4}{X^B}:\frac{1}{4}{X^b}\); (E) cho giao tử với xác suất: \(\frac{1}{2}{X^b}:\frac{1}{2}Y\) => Xác suất để cặp vợ chồng (D); (E) sinh ra người con trai mũi cong và bị bệnh máu khó đông là: \(\frac{2}{3}.1.\frac{1}{4}.\frac{1}{2} = \frac{1}{{12}}\) => 3 đúng.
- Kiểu gen của (D) có thể là một trong bốn trường hợp: AAXBXB; AaXBXB; AAXBXb; AaXBXb => 4 đúng
Vậy số nhận định đúng là 4.