Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Sinh năm 2020 - Tuyển chọn số 7

Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Sinh năm 2020 - Tuyển chọn số 7

  • Hocon247

  • 40 câu hỏi

  • 90 phút

  • 33 lượt thi

  • Dễ

Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com

Câu 1: Trắc nghiệm ID: 205864

Nước và các ion khoáng xâm nhập từ đất vào mạch gỗ của rễ theo những con đường

Xem đáp án

-Dòng nước và ion khoáng đi từ đất vào mạch gỗ của rễ theo 2 con đường: gian bào và tế bào chất.
- Con đường gian bào:
+ Đường đi: nước và các ion khoáng đi theo không gian giữa các bó sợi xenllulozo trong thành tế bào và đi đến nội bì, gặp đai Caspari chặn lại nên phải chuyển sang con đường tế bào chất để vào mạch gỗ của rễ.
+ Đặc điểm: nhanh, không được chọn lọc.
- Con đường tế bào chất:
+ Đường đi: nước và các ion khoáng đi qua hệ thống không bào từ tế bào này sang tế bào khác qua các sợi liên bào nối các không bào, qua tế bào nội bì rồi vào mạch gỗ của rễ.
+ Đặc điểm: chậm, được chọn lọc.
 

Câu 3: Trắc nghiệm ID: 205866

Enzim nào sau đây xúc tác cho quá trình phiên mã?

Xem đáp án

Chỉ có ARN pôlimeraza tham gia vào phiên mã.

Câu 4: Trắc nghiệm ID: 205867

Dạng đột biến nào sau đây chỉ làm thay đổi trình tự sắp xếp của các gen trên nhiễm sắc thể?

Xem đáp án

Đột biến đảo đoạn không làm thay đổi trình tự sắp xếp của các gen trên NST

Câu 5: Trắc nghiệm ID: 205868

Thể đột biến nào sau đây có thể được hình thành do sự thụ tinh giữa giao tử đơn bội với giao tử lưỡng bội?

Xem đáp án

Giao tử đơn bội có bộ NST là n.
Giao tử lưỡng bội có bộ NST là 2n.
Giao tử n thụ tinh với giao tử 2n sẽ tạo thành hợp tử 3n và phát triển thành thể tam bội.

Câu 6: Trắc nghiệm ID: 205869

Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêrôn Lac của vi khuẩn E.coli, giả sử gen Z nhân đôi 1 lần và phiên mã 10 lần. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Các gen cấu trúc Z, Y, A có chung một vùng điều hòa nên số lần phiên mã của các gen này bằng nhau. Vậy gen Z phiên mã 10 lần thì gen Y và gen A cũng phiên mã 10 lần, phát biểu B sai và phát biểu D đúng.
Gen Z và gen điều hòa cùng thuộc 1 NST nên số lần nhân đôi của các gen Z, Y, A và gen điều hòa là giống nhau, phát biểu C sai.

Câu 7: Trắc nghiệm ID: 205870

Trong quá trình phát triển của thế giới sinh vật qua các đại địa chất, sinh vật ở kỉ Cacbon của đại Cổ sinh có đặc điểm

Xem đáp án

Kỉ Cacbon là giai đoạn Dương xỉ phát triển mạnh. Thực vật có hạt xuất hiện. Lưỡng cư ngự trị. Phát sinh bò sát

Câu 9: Trắc nghiệm ID: 205872

Hiện tượng các loài thực vật tranh giành ánh sáng là một ví dụ về mối quan hệ sinh thái

Xem đáp án

Hiện tượng các loài thực vật tranh giành ánh sáng là một ví dụ về mối quan hệ sinh thái: cạnh tranh

Câu 10: Trắc nghiệm ID: 205873

Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n=8, được kí hiệu là AaBbDdEe. Trong các thể đột biến số lượng nhiễm sắc thể sau đây, loại nào là thể ba kép?

Xem đáp án

Thể ba kép là dạng đột biến số lượng NST mà có 2 cặp NST có 3 chiếc, các cặp còn lại có 2 chiếc bình thường. Trong các thể đột biến của đề bài, AaaBbDddEe là dạng thể ba kép do cặp số 1 và cặp số 3 có 3 chiếc.

Câu 11: Trắc nghiệm ID: 205874

Kết quả lai thuận-nghịch khác nhau và con luôn có kiểu hình giống mẹ thì gen quy định tính trạng đó:

Xem đáp án

Kết quả lai thuận-nghịch khác nhau và con luôn có kiểu hình giống mẹ thì gen quy định tính trạng đó: tính trạng di truyền theo dòng mẹ, hay còn gọi di truyền ngoài nhân. 

Câu 12: Trắc nghiệm ID: 205875

Hệ tuần hoàn của loài động vật nào sau đây có máu trao đổi với các tế bào qua thành mao mạch?

Xem đáp án

Cá sấu có hệ tuần hoàn kín.
Ốc sên, Cua, Tôm đều có hệ tuần hoàn hở.

Câu 13: Trắc nghiệm ID: 205876

Có hai giống lúa, một giống có gen quy định khả năng kháng bệnh X và một giống có gen quy định kháng bệnh Y. Các gen kháng bệnh nằm trên các nhiễm sắc thể khác nhau. Bằng cách nào để tạo ra giống mới có hai gen kháng bệnh X và Y luôn di truyền cùng nhau?

Xem đáp án

Người ta sẽ gây đột biến chuyển đoạn để đưa 2 gen về cùng 1 NST như phương pháp C ⇒ D sai
A và B sai, 2 gen nằm trên 2 cặp NST tương đồng khác nhau nên sẽ không xảy ra hiện tượng hóan vị gen.

Câu 16: Trắc nghiệm ID: 205879

Kết quả phép lai thuận nghịch khác nhau, đời con luôn biểu hiện kiểu hình giống mẹ là đặc điểm của quy luật di truyền nào?

Xem đáp án

Kết quả phép lai thuận nghịch khác nhau, đời con luôn biểu hiện kiểu hình giống mẹ là đặc điểm của di truyền ngoài nhân

Câu 17: Trắc nghiệm ID: 205880

Nhân tố nào sau đây quy định chiều hướng tiến hoá của tất cả các loài sinh vật?

Xem đáp án

Trong các nhân tố tiến hóa thì chỉ có CLTN là nhân tố làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen theo một hướng xác định, là nhân tố quy định chiều hướng tiến hóa của sinh giới.

Câu 18: Trắc nghiệm ID: 205881

Khi nói về mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

A sai. Vì nguồn thức ăn dồi dào thì sinh vật sẽ không cạnh tranh về thức ăn mà có thể chỉ có cạnh tranh về nơi ở, sinh sản. Do đó không thể có cạnh tranh gay gắt.
B sai. Vì số lượng cá thể càng tăng thì mật độ tăng nên cạnh tranh cùng loài tăng.
C sai. Vì chỉ có một số loài động vật mới có hiện tượng ăn thịt đồng loại.
D đúng. Vì cạnh tranh ở thực vật sẽ dẫn tới hiện tượng loại bỏ các cá thể có sức sống yếu. Do đó sẽ dẫn tới hiện tượng tự tỉa thưa.

Câu 19: Trắc nghiệm ID: 205882

Một quần thể đang cân bằng về di truyền, quá trình nào sau đây sẽ làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể?

Xem đáp án

- Giao phối ngẫu nhiên luôn làm xuất hiện các kiểu gen mới là tăng biến dị tổ hợp nên làm tăng tính đa dạng di truyền của quần thể.
- Đột biến làm xuất hiện các alen mới nên làm tăng tính đa dạng di truyền của quần thể. '
- Sự nhập cư thường mang đến cho quần thể các alen mới và các kiểu gen mới nên làm tăng tính đa dạng di truyền của quần thể.
- Giao phối không ngẫu nhiên làm cho tỉ lệ kiểu gen dị hợp giảm dần và tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tăng dần nên sẽ làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể.

Câu 20: Trắc nghiệm ID: 205883

Bệnh máu khó đông ở người do gen lặn nằm trên NST giới tính X quy định và không có alen tương ứng trên Y. Bố bị bệnh, mẹ bình thường, con gái bị bệnh. Điều nào sau đây là chính xác?

Xem đáp án

Con gái bị bệnh có kiểu gen XmXm sẽ nhận 1Xm từ bố và 1Xm từ mẹ.

Câu 21: Trắc nghiệm ID: 205884

Theo quan niệm hiện đại, khi nói về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

D không đúng là vì CLTN không tác động trực tiếp lên kiểu gen mà chỉ tác động trực tiếp lên kiểu hình, qua đó dẫn tới hệ quả là tác động lên kiểu gen.

Câu 22: Trắc nghiệm ID: 205885

Khi nói về sự trao đổi chất và dòng năng lượng trong hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

A sai. Vì hiệu suất sinh thái ở mỗi bậc dinh dưỡng thường rất bé.
B sai. Vì sinh vật ở mắt xích càng xa sinh vật sản xuất thì sinh khối trung bình càng nhỏ.
D sai. Vì năng lượng chủ yếu mất đi do hô hấp.

Câu 23: Trắc nghiệm ID: 205886

Sự di chuyển của các phân tử nước vào tế bào lông hút theo cơ chế nào?

Xem đáp án

Các phân tử nước di chuyển vào tế bào lông hút theo cơ chế thẩm thấu.

Câu 24: Trắc nghiệm ID: 205887

Một quần thể gồm 160 cá thể có kiểu gen AA, 480 cá thể có kiểu gen Aa, 360 cá thể có kiểu gen aa. Tần số alen A là

Xem đáp án

Tổng số cá thể của quần thể là: 160 + 480 + 360 = 1000 cá thể
Kiểu gen AA chiếm tỉ lệ: 160 : 1000 = 0,16
Kiểu gen Aa chiếm tỉ lệ: 480 : 1000 = 0,48
Kiểu gen aa chiếm tỉ lệ: 360 : 1000 = 0,36
Tần số alen A là: 0,16 + 0,48:2 = 0,4

Câu 25: Trắc nghiệm ID: 205888

Khi nói về quá trình phiên mã và dịch mã thì nhận định nào sai?

Xem đáp án

A sai. Trong quá trình dịch mã, nhiều ribôxôm cùng trượt trên một mARN nên sẽ tổng hợp được nhiều chuỗi polipeptit cùng loại trong một thời gian ngắn.

Câu 26: Trắc nghiệm ID: 205889

Khi nói về hô hấp sáng, phát biểu nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Trong các phát biểu trên, A sai.
- Thực vật C4 và CAM không có hiện tượng hô hấp sáng vì: khi hàm lượng CO2 cạn kiệt thì chất nhận CO2 đầu tiên là PEP (photphoenolpiruvat) chứ không là ribulozo-1,5-điphotphat để tạo sản phẩm đầu tiên của pha tối là AOA (axit oxaloaxetic), chất này sẽ cung cấp CO2 cho chu trình Canvin.
- Hô hấp sáng là quá trình hô hấp diễn ra ở ngoài sáng (O2 gấp khoảng 10 lần CO2) đồng thời với quang hợp ở nhóm TV C3.
- Cơ chế của hô hấp sáng:
+ Tại lục lạp: Rib-1,5-điP → glicolat (2Cacbon).
+ Tại peroxixom: Glicolat → axit amin glixin.
+ Tại ti thể: Glixin → axit amin xêrin + NH3 + CO2.
- Hô hấp sáng làm giảm năng suất cây trồng vì gây lãng phí sản phẩm của quang hợp (do Rib-1,5-điP và APG bị ôxi hóa tạo thành glicolat và gilcolat được chuyển đến ti thể rồi bị phân giải thành CO2).
 

Câu 28: Trắc nghiệm ID: 205891

Khi nói về vai trò của các nhân tố tham gia duy trì ổn định pH máu, phát biểu nào sau đây sai?

Xem đáp án

Các nhân tố đối với sự duy trì ổn định pH máu gồm:
- Hệ đệm cácbonat: do phổi và thận điều chỉnh:
+ Nồng độ CO2 được điều chỉnh bởi phổi.
+ Nồng độ bicácbonát được thận điều chỉnh.
- Hệ đệm photphát: có vai trò đệm quan trọng trong dịch ống thận.
- Hệ đệm proteinát: là 1 hệ đệm mạnh của cơ thể chiếm ¾ toàn bộ hệ đệm trong dịch cơ thể.
→ Phổi thải CO2 tham gia ổn định độ pH máu => Phát biểu A sai.

Câu 30: Trắc nghiệm ID: 205893

Một loài thực vật, xét 2 cặp alen liên kết hoàn toàn trên một cặp NST thường trong đó alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có số cây thân cao, hoa đỏ chiếm 75%?

Xem đáp án

A. 1 thân cao, hoa đỏ : 1 thân thấp, hoa đỏ

B. 3 thân cao, hoa đỏ : 1 thân thấp, hoa đỏ

C. 2 thân cao, hoa đỏ : 1 thân thấp, hoa đỏ : 1 thân thấp,hoa trắng

D.1 thân cao, hoa đỏ : 1 thân cao, hoa trắng : 2 thân thấp, hoa đỏ

Câu 31: Trắc nghiệm ID: 205894

Một gen có chiều dài 408 nm và số nuclêôtit loại A chiếm 20% tổng số nuclêôtit một của gen. Trên mạch 1 của gen có 200T và số nuclêôtit loại G chiếm 15% tổng số nuclêôtit của mạch. Tỉ lệ \(\frac{{G + T}}{{A + X}}\)của mạch 1 là
 

Xem đáp án

Gen dài 408 nm => Có tổng số 2400 nu.
Agen chiếm 20% => A = 20% × 2400 = 480; Ggen = 30% × 2400 =720.
T1 = 200 => A1 = 480 – 200 = 280; G1 = 15% × 1200 = 180 => X1=720 – 180 = 540.
Tỉ lệ \(\frac{{G1 + T1}}{{A1 + X1}} = \frac{{180 + 200}}{{280 + 540}} = \frac{{19}}{{41}}\)

Câu 33: Trắc nghiệm ID: 205896

Ở một loài thực vật, xét hai cặp gen cùng nằm trên 1 cặp NST thường, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp, alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Cho các cây thân cao, hoa trắng giao phấn với các cây thân thấp, hoa trắng (P) thu được F1 gồm 87,5% cây thân cao hoa trắng, 12,5% câu thân thấp hoa trắng. Cho biết không xảy ra đột biến. Theo lý thuyết nếu cho các cây thân cao hoa trắng ở thế hệ P giao phấn ngẫu nhiên với nhau thu được đời con có số cây thân cao hoa trắng chiếm tỷ lệ

Xem đáp án

Các cây thân cao hoa trắng có cấu trúc: xAA,bb: yAa,bb lai với cây thân thấp hoa trắng: aa,bb
Tỷ lệ thân thấp hoa trắng là 12,5% là kết quả của phép lai Aa,bb × aa,bb → 1/2aa,bb → tỷ lệ Aa,bb = y = 25%
→các cây thân cao hoa trắng: 0,75AA,bb:0,25Aa,bb
Cho các cây thân cao hoa trắng giao phối ngẫu nhiên : (0,75AA,bb:0,25Aa,bb)× (0,75AA,bb:0,25Aa,bb)
Tỷ lệ cây thân cao hoa trắng = 1 – thân thấp hoa trắng = 1 – 0,25×0,25×0,25 =0,984375
 

Câu 34: Trắc nghiệm ID: 205897

Cho biết các côđon mã hóa các axit amin tương ứng như sau: GGG – Gly; UAX – Tyr; GXU – Ala; XGA – Arg; GUU – Val; AGX – Ser; GAG – Glu. Một đoạn mạch gốc của một gen ở vi khuẩn mang thông tin mã hóa cho đoạn pôlipeptit có 6 axit amin có trình tự các nuclêôtit là 3’XXX-XAA-TXG-XGAATG-XTX5’. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây là sai?

Xem đáp án

A đúng. Vì:
- Bài ra cho biết mạch gốc của gen là 3’XXX-XAA-TXG-XGA-ATG-XTX5’
- Mạch mARN tương ứng là: 5’GGG-GUU-AGX-GXU-UAX-GAG-3’.
- Trình tự các aa tương ứng là Gly – Val – Ser - Ala - Tyr - Glu.
B đúng. Vì: Cặp A-T ở vị trí thứ 5 bị thay thế bằng cặp G-X thì:
- Mạch gốc của gen là 3’XXX-XGA-TXG-XGA-ATG-XTX5’
- Mạch mARN là: 5’GGG-GXU-AGX-GXU-UAX-GAG-3’.
Trình tự các aa là: Gly – Ala – Ser - Ala - Tyr - Glu.
C sai. Vì: Cặp G-X ở vị trí thứ 15 bị thay thế bằng cặp X-G thì đoạn polipeptit còn lại 4 axit amin:
- Mạch gốc của gen là 3’XXX-XAA-TXG-XGA-ATX-XTX5’
- Mạch mARN là: 5’GGG-GUU-AGX-GXU-UAG-GAG-3’. Trình tự các aa là: Gly – Ala – Ser - Ala - Kết thúc.
Do đó, đoạn polipeptit chỉ có 4 axit amin chứ không phải 5 axit amin.
D đúng. Vì nếu đột biến thêm cặp G-X vào sau cặp nuclêôtit A-T ở vị trí thứ 12 thì quá trình dịch mã sẽ đọc lệch khung dẫn đến codon thứ 5 trở thành XUA và condon thứ 6 trở thành XGA mã hóa cho Arg
 

Câu 35: Trắc nghiệm ID: 205898

Cặp bố mẹ đem lai có kiểu gen . Cho \(\frac{{AB}}{{ab}}x\frac{{AB}}{{ab}}\)biết mỗi gen quy định một tính trạng, các tính trạng trội là trội hoàn toàn hoán vị gen xảy ra ở hay bên bố mẹ với tần số bằng nhau . Phát biểu nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Xét phép lai AB/ab × AB/ab
Giả sử hoán vị gen ở hai giới là có tần số là 2x (x ≤ 0,25)
→Cơ thể AB/ab giảm phân sẽ cho tỉ lệ giao tử AB = ab = 0,5 - x ; Ab= aB = x
Tỉ lệ kiểu hình lặn về hai tính trạng là : ab/ab = (0,5 – x)2≥ (0,5 – 0,25)2 = 0,252 = 0,0625 = 6,25% →D sai
Kiểu hình trội về một tính trạng là lặn về tính trạng kia ( A-bb; aaB- )
A-bb= aaB - = 0,25 – ab/ab ≤ 0,25 - 0,0625 = 0,1875 = 18,75% → A và B đúng
Đời con xuất hiện 4 loại kiểu hình A-B - ; A- bb ; aaB- ; aabb
 

Câu 36: Trắc nghiệm ID: 205899

Ở cừu, gen A nằm trên NST thường qui định có sừng, a qui định không sừng, kiểu gen Aa biểu hiện có sừng ở cừu đực và không sừng ở cừu cái. Cho lai cừu đực có sừng với cừu cái không sừng đều mang kiểu gen dị hợp tử, thu được F1. Do tác động của các nhân tố tiến hóa nên tỉ lệ giới tính giữa con cái và con đực ở F1 không bằng nhau. Người ta thống kê được tỉ lệ cừu có sừng ở F1 là 9/16. Biết không xảy ra đột biến, tính theo lí thuyết, tỉ lệ giới tính ở F1 là

Xem đáp án

Qui định gen: Con cái: AA: có sừng, Aa và aa: không sừng.
Con đực: AA và Aa: có sừng, aa: không sừng.
P: ♀ Aa × ♂ Aa → F1: 1AA:2Aa:1aa
Ở F1 có x♂ : y♀

Ở F1, tỷ lệ cừu có sừng là 9/16, ta có hệ phương trình \(\begin{array}{l} \left\{ \begin{array}{l} x + y = 1\\ \frac{3}{4}x + \frac{1}{4}y = \frac{9}{{16}} \end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l} x = 0,625 = \frac{5}{8}\\ y = 0,375 = \frac{3}{8} \end{array} \right.\\ \end{array}\)

 

Câu 38: Trắc nghiệm ID: 205901

Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen; alen B quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt; alen D quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt trắng. Phép lai P: \(\frac{{AB}}{{ab}}{X^D}{X^d}x\frac{{AB}}{{ab}}{X^D}Y\)thu được F1 có kiểu hình mang 3 tính trạng trội chiếm tỉ lệ 52,875%. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây là sai?

Xem đáp án

Gọi tần số HVG là f
Ở F1: A-B-D = 0,52875 →A-B- =0,705 → aabb = 0,705 - 0,5 = 0,205 = (1 - f)/2 ab x 0,5ab → f=18%

\(\frac{{AB}}{{ab}}{X^D}{X^d}(f = 18\% )x\frac{{AB}}{{ab}}{X^D}Y\)

A đúng.
B sai. có tối đa 4×7 = 28 kiểu gen; 4×3=12 loại kiểu hình
C đúng. Kiểu hình mang 3 tính trạng lặn chiếm tỉ lệ 0,205×0,25 =5,125%
D đúng, Số cá thể cái dị hợp tử về một trong 3 cặp gen chiếm tỉ lệ 2×0,09×2×0,5 ×0,25 + 2×0,41×0,5 ×0,25 =14,75%
 

Câu 39: Trắc nghiệm ID: 205902

Một quần thể lưỡng bội, xét một gen có 2 alen nằm trên nhiễm sắc thể thường, alen trội là trội hoàn toàn. Thế hệ xuất phát (P) có số cá thể mang kiểu hình trội chiếm 80% tổng số cá thể của quần thể. Qua ngẫu phối, thế hệ F có số cá thể mang kiểu hình lặn chiếm 6,25%. Biết rằng quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

Xem đáp án

Gọi tần số kiểu gen Aa ở thế hệ ban đầu là x.
Tỉ lệ kiểu gen aa = 100 – 80 = 20% = 0,2.
→ P: (0,8 – x) AA : xAa : 0,2aa = 1
Qua một thế hệ ngẫu phối tần số alen a = 0,2 + x/2 → Qua một thế hệ ngẫu phối tỉ lệ kiểu gen
Xét các phát biểu đưa ra:
A sai vì thế hệ P quần thể không cân bằng
+ p2 x q2 = 0,7x0,2 = 0,14
\({\left( {\frac{{2pq}}{2}} \right)^2} = {\left( {\frac{{0,1}}{2}} \right)^2} = 0,0025 \to {p^2}x{q^2} \ne {\left( {\frac{{2pq}}{2}} \right)^2}\) => quần thể chưa cân bằng
B sai vì thế hệ P số cá thể mang kiểu gen đồng hợp tử (AA + aa) = 0,7 + 0,2 = 0,9 = 90%
C sai.
Trong tổng số cá thể mang kiểu hình trội ở thế hệ P, số cá thể có kiểu gen dị hợp tử chiếm 0,1/0,7 = 12,5%
D đúng
Cá thể có kiểu hình trội ở thế hệ P: (0,7AA : 0,1Aa)  hay (7/8AA :1/8Aa) = (15/16A :1/16a)
Tất cả các cá thể mang kiểu hình trội ở thế hệ P giao phối ngẫu nhiên, thu được đời con có số cá thể mang kiểu hình lặn chiếm tỉ lệ: 1/16 x 1/16 = 1/256
 

Câu 40: Trắc nghiệm ID: 205903

Cho sơ đồ phả hệ sau:

Cho biết mỗi bệnh do một gen quy định, 2 gen này đều thuộc một nhóm gen liên kết trên NST thường và các gen liên kết hoàn toàn. Bệnh Q do gen lặn quy đinh và người số 1 không mang alen gây bệnh Q. Cho các phát biểu về phả hệ như sau:
I. Có thể xác định được chính xác kiểu gen của 6 người trong phả hệ.
II. Người số (6) và người số (7) có thể đều mang cả 2 gen gây bệnh P và Q.
III. Người số (6) và người số (9) đều có thể không mang gen gây bệnh Q.
IV. Xác suất để cặp vợ chồng (6) và (7) sinh được đứa con gái đầu lòng chỉ bị một trong hai bệnh là 7/24.

Xem đáp án

Các phát biểu đúng là I, II, IV.
I đúng.
1 và 2 đều không bị bệnh nhưng sinh được 5 bị bệnh P → bệnh P do gen lặn quy định.
Quy ước gen: A_: bình thường > aa: bệnh P.
B_: bình thường, bb: bệnh Q.

Người số (8) có kiểu gen \(\frac{{ab}}{{ab}}\)→ (3) \(\frac{{Ab}}{{ab}}\) ; (4) \(\frac{{AB}}{{ab}}\)

Người số (5) có kiểu gen \(\frac{{aB}}{{ab}}\), người số (2) có kiểu gen \(\frac{{Ab}}{{ab}}\)

Người số (1) có kiểu gen \(\frac{{AB}}{{aB}}\)

II đúng.
(1) – (2) = \(\frac{{AB}}{{aB}}x\frac{{Ab}}{{ab}} \to 1\frac{{AB}}{{Ab}}:1\frac{{AB}}{{ab}}:1\frac{{Ab}}{{aB}}:1\frac{{aB}}{{ab}}\)→ (6) có thể có 3 kiểu gen là \(1\frac{{AB}}{{Ab}}:1\frac{{AB}}{{ab}}:1\frac{{Ab}}{{aB}}\)
(3) – (4) = \(\frac{{Ab}}{{ab}}x\frac{{AB}}{{ab}} \to 1\frac{{AB}}{{Ab}}:1\frac{{AB}}{{ab}}:1\frac{{Ab}}{{ab}}:1\frac{{ab}}{{ab}}\) → (7) có thể có 2 kiểu gen là \(1\frac{{AB}}{{Ab}}:1\frac{{AB}}{{ab}}\)
→ (6) và (7) đều có thể có kiểu gen mang gen gây AB bệnh P và Q.
III sai.
Người số (6) và người số (9) đều mang gen gây bệnh Q và có kiểu gen là Bb.
(3) – (4) = \(\frac{{Ab}}{{ab}}x\frac{{AB}}{{ab}} \to 1\frac{{AB}}{{Ab}}:1\frac{{AB}}{{ab}}:1\frac{{Ab}}{{ab}}:1\frac{{ab}}{{ab}}\) → (9) có thể có 2 kiểu gen là \(1\frac{{AB}}{{Ab}}:1\frac{{AB}}{{ab}}\)
IV sai.
(6) – (7) = \(\left( {1\frac{{AB}}{{Ab}}:1\frac{{AB}}{{ab}}:1\frac{{Ab}}{{aB}}} \right)x\left( {1\frac{{AB}}{{Ab}}:1\frac{{AB}}{{ab}}} \right)\)

GP : (2AB : 2Ab :1aB :1ab)x(2AB :1Ab :1ab)
Xác suất đứa con gái đầu lòng chỉ bị một trong hai bệnh = \(\frac{2}{6}x\frac{2}{4} + \frac{1}{6}x\frac{1}{4} + \frac{1}{6}x\frac{1}{4} = \frac{1}{4} = 25\% \)

Bắt đầu thi để xem toàn bộ câu hỏi trong đề

📝 Đề thi liên quan

Xem thêm »
Xem thêm »

❓ Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »