Một chục. Tia số

Lý thuyết về một chục. tia số môn toán lớp 1 với nhiều dạng bài cùng phương pháp giải kèm bài tập vận dụng
(384) 1281 02/08/2022

I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

- Nhận biết ban đầu về một chục và mối quan hệ chục – đơn vị:

- Tia số, đọc và viết số trên tia số:

II. CÁC DẠNG TOÁN

Dạng 1: Mối quan hệ giữa một chục và ${\bf{10}}$ đơn vị

- Đếm số lượng các vật đã cho và vẽ thêm hoặc khoanh tròn cho đủ \(1\) chục.

\(1\) chục \( = 10\) đơn vị

Ví dụ: Vẽ thêm cho đủ \(1\) chục chấm tròn.

Giải:

Trong hình đã cho có \(7\) chấm tròn.

Vì \(1\) chục \( = 10\) đơn vị và \(7 + 3 = 10\) nên cần vẽ thêm \(3\) chấm tròn nữa.

Dạng 2: Điền số thích hợp vào tia số.

Em xác định các khoảng cách được chia trên tia số, số đơn vị cách đều rồi đếm và điền các số tương ứng.

Ví dụ: Điền số thích hợp vào chỗ chấm:

Giải:

Từ \(0\) đến \(2\) có \(2\) khoảng bằng nhau nên mỗi đoạn là \(1\) đơn vị.

Từ \(3\) đến \(5\) ta cũng làm tương tự và điền vào số \(4\)

Các số điền vào chỗ chấm sẽ được tia số như sau:

Dạng 3: So sánh, tính toán với ${\bf{1}}$ chục.

Ghi nhớ : \(1\) chục \( = 10\) đơn vị

Khi so sánh hoặc tính toán \(1\) chục với các số thì:

- Đổi \(1\) chục sang đơn vị.

- So sánh, tính toán với các số.

Ví dụ: Điền dấu >; < hoặc = vào chỗ trống:

\(1\) chục \(....\,\,9\) đơn vị

Giải:

Ta có: \(1\) chục \( = 10\) đơn vị

Mà      \(10\) đơn vị \( > 9\) đơn vị.

Vậy \(1\) chục \(>\,\,9\) đơn vị

Dấu cần điền vào chỗ trống là “>”.

(384) 1281 02/08/2022