Một số bài toán về đường cố định và điểm cố định
Tài liệu gồm 71 trang, tuyển chọn một số bài toán về đường cố định và điểm cố định hay và khó, có đáp án và lời giải chi tiết, giúp học sinh tham khảo trong quá trình ôn tập thi vào lớp 10 môn Toán và ôn thi học sinh giỏi môn Toán bậc THCS.
I. MỘT SỐ KIẾN THỨC CẦN NHỚ
Bài toán về đường cố định và điểm cố định là một bài toán khó, đòi hỏi học sinh phải có kĩ năng phân tích bài toán và suy nghĩ, tìm tòi một cách sâu sắc để tìm ra được lời giải. Một vấn đề quan trọng khi giải bài toán về đường cố định và điểm cố định dự đoán được yếu tố cố định. Thông thường ta dự đoán các yếu tố cố định bằng các phương pháp sau:
+ Giải bài toán trong trường hợp đặc biệt để thấy được yếu tố cố định cần tìm. Từ đó ta suy ra trường hợp tổng quát.
+ Xét các đường đặc biệt để của một họ đường để thấy được yếu tố cố định cần tìm.
+ Dựa vào tính đối xứng, tính độc lập, bình đẳng của các đối tượng để hạn chế phạm vi của hình tứ đó có thể tìm được yếu tố cố định.
Khi giải bài toán về đường cố định và điểm cố định ta thường thực hiện các bước như sau:
a) Tìm hiểu bài toán: Khi tìm hiểu bài toán ta xác định được:
+ Yếu tố cố định: điểm, đường ….
+ Yếu tố chuyển động: điểm, đường ….
+ Yếu tố không đổi: độ dài đoạn, độ lớn góc ….
+ Quan hệ không đổi: song song, vuông góc, thẳng hàng ….
b) Dự đoán điểm cố định: Dựa vào những vị trí đặc biệt của yếu tố chuyển động để dự đoán yếu tố cố định. Thông thường ta tìm một hoặc hai vị trí đặc biệt cộng thêm với các đặc điểm bất biến khác như tính chất đối xứng, song song, thẳng hàng … để dự đoán điểm cố định.
c) Tìm tòi hướng giải: Từ việc dự đoán yếu tố cố định tìm mối quan hệ giữa yếu tố đó với các yếu tố chuyển động, yếu tố cố định và yếu tố không đổi.
II. CÁC VÍ DỤ MINH HỌA
III. BÀI TẬP TỰ LUYỆN
IV. HƯỚNG DẪN GIẢI