Oxit

Lý thuyết về oxit môn hóa lớp 8 với nhiều dạng bài cùng phương pháp giải nhanh kèm bài tập vận dụng
(390) 1301 31/07/2022

I. ĐỊNH NGHĨA 

* Định nghĩa: Oxit là hợp chất của hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi.

Ví dụ: CuO, Na2O, FeO, SO2, CO2...

II. CÔNG THỨC

* Công thức chung: ${{\overset{n}{\mathop{M}}\,}_{x}}{{\overset{II}{\mathop{O}}\,}_{y}}$ với n là hóa trị của M

- Theo quy tắc hóa trị, ta có: n.x = II.y                

III. PHÂN LOẠI

2 loại chính: Oxit axit và oxit bazơ.

1. Oxit axit: Thường là oxit của phi kim và tương ứng với một axit.

- VD: CO2, SO2, SO3, P2O5, N2O5...

+ CO2 tương ứng với axit cacbonic H2CO3

+ SO tương ứng với axit sunfurơ H2SO3

+ P2O5 tương ứng với axit photphoric H3PO4

2. Oxit bazơ: Là oxit của kim loại và tương ứng với một bazơ. 

- VD: K2O, CuO, ZnO, FeO...

+ K2O tương ứng với bazơ kali hiđroxit KOH.

+ CuO tương ứng với bazơ magie hiđroxit Cu(OH)2.

+ ZnO tương ứng với bazơ kẽm hiđroxit Zn(OH)2.

IV. CÁCH GỌI TÊN

Tên oxit bazơ = Tên kim loại (kèm theo hoá trị nếu kim loại có nhiều hóa trị) + oxit

Ví dụ: FeO : Sắt (II) oxit.

Fe2O3 : Sắt (III) oxit.

CuO : Đồng (II) oxit.

MgO : Magie oxit.

Tên oxit axit = Tiền tố chỉ số nguyên tử phi kim + tên phi kim + tiền tố chỉ số nguyên tử oxi + oxit

Tiền tố:  - Mono: nghĩa là 1.

              - Đi      : nghĩa là 2.

              - Tri     : nghĩa là 3.

              - Tetra : nghĩa là 4.

              - Penta : nghĩa là 5.

Ví dụ: SO2 : Lưu huỳnh đioxit.

CO2 : Cacbon đioxit.

N2O3 : Đinitơ trioxit.

N2O5 : Đinitơ pentaoxit.

* Phương pháp giải bài tập xác định công thức oxit:

Bước 1: Gọi công thức của oxit có dạng R2On

Bước 2: Dựa vào khối lượng mol phân tử hoặc phần trăm khối lượng => xác định mối liên hệ giữa R và n

Bước 3: Lập bảng xác định R dựa vào n, cho n từ 1, 2, 3, 4… Nếu đầu bài đã cho biết R hoặc n thì không cần lập bảng.

Bước 4: Chọn giá trị R phù hợp với n và kết luận nguyên tố R

(390) 1301 31/07/2022