Oxygen
I. Oxygen trên Trái Đất
Dù sống trên mặt đất, trong nước hay trong lòng đất, các loài động vật, thực vật đều cần oxygen (oxi) cho quá trình hô hấp.
Ví dụ: Cá sống được trong nước vì trong nước có một lượng oxygen hòa tan, dù rất nhỏ.
II. Tính chất vật lí của oxygen
- Ở điều kiện thường, oxygen ở thể khí, không màu, không mùi, không vị, ít tan trong nước và nặng hơn không khí.
- Oxygen hóa lỏng ở -183oC, hóa rắn ở -218oC. Ở thể lỏng và rắn, oxygen có màu xanh nhạt.
III. Vai trò của oxygen với sự sống
- Oxygen là thành phần quan trọng nhất đối với hoạt động hô hấp của con người, động vật và thực vật.
- Nhờ oxygen mà sự sống của các sinh vật trên Trái đất mới có thể duy trì.
- Ngoài ra, nhờ tính dễ nén, oxygen được nén vào những bình khí đặc biệt cùng một số khí khác và được dùng trong y tế, chinh phục độ cao hay khám phá đại dương…
IV. Vai trò của oxygen với sự cháy và quá trình đốt nhiên liệu
- Oxygen cần cho quá trình đốt cháy nhiên liệu như củi, than đá, dầu mỏ, khí thiên nhiên,…
- Trong công nghiệp sản xuất gang thép, người ta thổi khí oxi để tạo ra nhiệt độ cao, nâng hiệu suất và chất lượng gang thép.
- Chế tạo mìn phá đá.
- Oxi lỏng dùng để đốt nhiên liệu trong tên lửa.
Biểu tượng tam giác lửa:
Muốn có ngọn lửa phải đủ đồng thời ba yêu tố: chất đốt (nhiên liệu), nhiệt và oxygen.
Vì vậy, muốn dập tắt đám cháy, ta chỉ cần làm mất đi một trong ba yếu tố trong tam giác lửa.