Vùng Đồng bằng sông Cửu Long - Phần 2 - Kinh tế

Lý thuyết về vùng đồng bằng sông Cửu Long - phần 2. Kinh tế môn địa lớp 9 với nhiều dạng bài cùng phương pháp giải nhanh kèm bài tập vận dụng
(392) 1306 29/07/2022

1. Tình hình phát triển kinh tế.

a) Nông nghiệp.

- Là vùng trọng điểm lúa lớn nhất của cả nước (chiếm 51,1% diện tích và 51,4% sản lượng lúa cả nước).

+ Bình quân lương thực theo đầu người đạt 1066,3 kg; gấp 2,3 lần trung bình cả nước (năm 2002).

+ Là vùng xuất khẩu gạo chủ lực của nước ta.

- Vùng trồng cây ăn quả nhiệt đới lớn nhất nước ta: xoài, dừa, cam, bưởi … 

- Nghề nuôi vịt đàn phát triển mạnh.

- Tổng sản lượng thủy sản chiếm hơn 50% cả nước, nghề nuôi trồng thủy sản, đặc biệt nghề nuôi tôm, cá nước ngọt xuất khẩu phát triển mạnh.

- Nghề rừng cũng giữ vị trí rất quan trọng, đặc biệt là trồng rừng ngập mặn ven biển và trên bán đảo Cà Mau.

b) Công nghiệp.

- Tỉ trọng sản xuất công nghiệp còn thấp (khoảng 20% GDP toàn vùng năm 2002).

- Các ngành công nghiệp quan trọng: chế biến lương thực thực phẩm (chiếm tỉ trọng cao nhất), vật liệu xây dựng, cơ khí nông nghiệp và một số ngành công nghiệp khác.

- Công nghiệp phân bố chủ yếu ở các thành phố, thị xã, đặc biệt là Cần Thơ.

c) Dịch vụ.

- Các ngành chủ yếu: xuất nhập khẩu lương thực thực phẩm, vận tải thủy và du lịch sinh thái bắt đầu phát triển.

+ Hoạt động xuất khẩu: hàng xuất khẩu chủ lực là gạo, thủy sản đông lạnh, hoa quả.

+ Giao thông đường thủy giữ vai trò quan trọng trong đời sống và hoạt động giao lưu kinh tế.

+ Du lịch sinh thái phát triển: du lịch sông nước, miệt vườn, biển đảo.

2. Các trung tâm kinh tế.

- Các thành phố: Cần Thơ, Mỹ Tho, Long Xuyên, Cà Mau là những trung tâm kinh tế của vùng.

 - Cần Thơ là trung tâm kinh tế lớn nhất.

(392) 1306 29/07/2022