Vùng Tây Nguyên - Phần 2. Kinh tế

Lý thuyết về vùng Tây Nguyên - phần 2. Kinh tế môn địa lớp 9 với nhiều dạng bài cùng phương pháp giải nhanh kèm bài tập vận dụng
(390) 1301 29/07/2022

1. Tình hình phát triển kinh tế.

a) Nông nghiệp.

* Trồng trọt:

- Là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn của nước ta.

- Cây công nghiệp lâu năm phát triển khá nhanh,  các loại cây quan trọng là cà phê, cao su, chè, điều…

=> Phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa phục vụ xuất khẩu và cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

- Cây lương thực và cây công nghiệp ngắn ngày cũng được phát triển.

- Trồng hoa quả ôn đới nổi tiếng ở Đà Lạt.

- Khó khăn: thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô, sự biến động của giá cả nông sản và công nghiệp chế biến chưa phát triển.

* Chăn nuôi:

 Chăn nuôi gia súc lớn được đẩy mạnh (bò, trâu).

* Lâm nghiệp:

- Phát triển mạnh, kết hợp khai thác với trồng mới, khoanh nuôi, giao khoán bảo vệ rừng; gắn khai thác với chế biến.

b) Công nghiêp.

- Chiếm tỉ lệ thấp trong cơ cấu GDP nhưng đang chuyển biến tích cực.

- Các ngành quan trọng nhất là chế biến nông – lâm sản và thủy điện.

+ Công nghiệp chế biến nông, lâm sản phát triển khá nhanh.

+ Công nghiệp thủy điện: các nhà máy thủy điện với quy mô lớn đã và đang được triển khai trên sông Xê Xan và Xrê Pôk.

c) Dịch vụ.

- Xuất khẩu nông sản lớn thứ 2 cả nước, sau đồng bằng sông Cửu Long.

- Du lịch: có xu hướng phát triển mạnh. Du lịch sinh thái và văn hoá, nghỉ dưỡng phát triển (Đà Lạt, Bản Buôn).

- Việc xây dựng thủy điện, khai thác bô xít, xây dựng đường Hồ Chí Minh, đồng thời với việc nâng cấp mạng lưới đường ngang nối với các thành phố Duyên hải Nam Trung Bộ, Hạ Lào và Đông Bắc Cam-pu-chia à làm thay đổi diện mạo kinh tế - xã hội của Tây Nguyên.

2. Các trung tâm kinh tế.

- Buôn Ma Thuột là trung tâm công nghiệp.

- Đà Lạt: trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.

- Plây Ku: phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản, là trung tâm thương mại, du lịch.

(390) 1301 29/07/2022