Vùng Tây Nguyên - Phần 1. Tự nhiên và dân cư - xã hội
1. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ.
- Diện tích: 54.475km2 .
- Dân số: 4,4 triệu người (2002).
- Phía đông giáp vùng duyên hải Nam Trung Bộ, phía nam giáp Đông Nam Bộ, phía tây giáp Lào và Campuchia.
=> Ý nghĩa:
+ Tây Nguyên nằm ở ngã ba biên giới Việt Nam, Lào, Campuchia, có khả năng mở rộng giao lưu kinh tế, văn hoá với các nước trong tiểu vùng sông Mê Công.
+ Có vị trí quan trọng về mặt an ninh quốc phòng.
2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
* Thuận lợi:
Có nhiều tài nguyên thiên nhiên phong phú, thuận lợi cho phát triển kinh tế đa ngành.
- Địa hình: bề mặt các cao nguyên xếp tầng rộng lớn, khá bằng phẳng -> thuận lợi cho hình thành các vùng quy canh quy mô lớn.
- Đất ba dan: chiếm diện tích lớn nhất cả nước, thích hợp với cây công nghiệp nhiệt đới như cà phê, cao su, hồ tiêu…
- Khí hậu nhiệt đới cận xích đạo thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp nhiệt đới; khí hậu cao nguyên mát mẻ đem lại thế mạnh về du lịch (Đà Lạt).
- Sông ngòi: là nơi bắt nguồn của nhiều sông như: Sông Ba, sông Đồng Nai, sông Xêxan, …có nhiều thác gềnh, sông có trữ lượng thủy năng lớn (chiếm 21% trữ năng thủy điện cả nước).
- Rừng tự nhiên: gần 3 triệu ha rừng.
- Khoáng sản: Bô-xit với trữ lượng lớn (hơn 3 tỉ tấn), có giá trị phát triển công nghiệp luyện kim màu.
* Khó khăn:
- Mùa khô kéo dài -> nguy cơ thiếu nước và cháy rừng nghiêm trọng.
- Nạn chặt phá rừng quá mức ảnh hưởng xấu đến môi trường và đời sống dân cư.
* Biện pháp:
- Bảo vệ môi trường tự nhiên.
- Khai thác hợp lí tài nguyên đặc biệt là tài nguyên rừng.
3. Đặc điểm dân cư - xã hội.
- Dân cư:
+ Là vùng thưa dân nhất nước ta (81 người/km2 năm 2002)
+ Dân cư phân bố không đều: phân bố chủ yếu ở các đô thị, ven đường giao thông, với mật độ cao hơn (chủ yếu là người Kinh), khu vực thưa dân chủ yếu là nơi cư trú của các dân tộc ít người.
- Xã hội:
+ Đời sống dân cư còn nhiều khó khăn: tỉ lệ hộ nghèo còn cao (21,2% cả nước năm 1999).
+ Trình độ dân trí thấp.
=> Vấn đề đặt ra hiện nay là:
+ Nâng cao chất lượng cuộc sống định canh định cư, xoá nghèo, nâng cao mặt bằng dân trí.
+ Xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn.