Bài 2. Thời gian trong lịch sử

HocOn247 - Học toán và các môn với bài tập, lý thuyết và đề thi đầy đủ
(391) 1303 26/09/2022

I. Vì sao phải xác định thời gian trong lịch sử?

*Mở đầu: Trên tờ lịch ghi hai ngày khác nhau đó là ngày âm và ngày dương. Bởi vì, nước chúng ta là nước phương Đông từ xưa các ngày lễ lớn của dân tộc thường tính theo ngày âm. Tuy nhiên, ngày nay thế giới đang dùng một thứ lịch chung đó là Công lịch cho nên tờ lịch sẽ có hai ngày tháng khác nhau.

- Lịch sử là những gì đã xảy ra trong quá khứ theo trình tự thời gian. Muốn hiểu và dựng lại lịch sử cần sắp xếp tất cả theo đúng trình tự của nó.

- Để đo đếm thời gian, ta cần biết cách tính. Từ xa xưa, các dân tộc đã sáng tạo ra nhiều cách tính thời gian khác nhau như : đo đồng hồ cát, đồng hồ nước, đồng hồ mặt trời.

II. Cách tính thời gian trong lịch sử như thế nào?

- Người xưa dựa vào quan sát và tính toán đã phát hiện quy luật di chuyển của Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất để tính thời gian và làm ra lịch. Hiện nay, có các cách tính thời gian như sau:

+ Âm lịch là hệ lịch được tính theo chu kì chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất.

+ Dương lịch là hệ lịch được tính theo chu kì chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.

- Ngày nay để thuận tiện cho việc giao lưu, trao đổi, các quốc gia đều sử dụng Công lịch. Vì thế, Lịch chính thức của thế giới hiện nay dựa vào cách tính thời gian của dương lịch, gọi là Công lịch. Công lịch lấy năm 1 là năm tương truyền chúa Giê-su ra đời làm năm đầu tiên của Công nguyên.

- Ngoài cách tính thời gian là ngày, tháng, năm, người ta còn dùng các tính khác như : thập kỉ, thế kỉ, thiên nhiên kỉ,…

+ Trước công nguyên: là năm trước năm đầu tiên của Công nguyên.

+ Công nguyên: là năm từ sau năm 1.

+ 1 Thập kỉ: là 10 năm.

+ 1 Thế kỉ : là 100 năm.

+ 1 Thiên niên kỉ: là 1000 năm.

(391) 1303 26/09/2022