Xác định phương hướng ngoài thực địa
I. Xác định phương hướng bằng quan sát Mặt Trời mọc và Mặt Trời lặn
Cách xác định hướng dựa vào: Mặt Trời mọc đằng Đông, lặn đằng Tây
- Quan sát hướng Mặt Trời mọc (hướng đông), đưa tay phải lên.
- Đưa tay Trái sang ngang: hướng tây.
- Phía trước mặt: hướng bắc.
- Phía sau lưng: hướng nam.
II. Xác định phương hướng bằng quan sát sự dịch chuyển của bóng nắng
- Áp dụng khi Mặt Trời đã lên cao trên bầu trời.
- Cách xác định:
+ Lấy 1 cây gậy dài đóng xuống đất
+ Vào buổi sáng, khi Mặt Trời mọc ở phía đông => bóng của cây gậy ngả về phía tây (điểm A)
+ Chờ 15 phút sau, quan sát thấy bóng của cây gậy dịch chuyển từ Tây sang Đông (từ điểm A sang điểm B)
+ Đặt gót chân trái lên điểm A, gót chân phải lên điểm B => lúc này mắt chúng ta đang nhìn thẳng về hướng Bắc
+ Xác định được các hướng còn lại dựa vào hướng Bắc: phía sau lưng là hướng Nam, bên tay phải là hướng Đông, bên tay trái là hướng Tây.
Ngoài ra, có thể xác định phương hướng dựa vào các hiện tượng tự nhiên: quan sát tán cây hướng nhiều hơn về phía có nhiều ánh nắng mặt trời, quan sát hướng gió chủ yếu ở nước ta về mùa đông (gió mùa đông bắc) và về mùa hạ (gió mùa tây nam). Hoặc xác định được phương hướng dựa vào việc quan sát sao Bắc Đẩu.
III. Xác định phương hướng bằng la bàn
a. Cấu tạo la bàn
Một la bàn bao gồm các bộ phận cơ bản:
- Kim nam châm làm bằng kim loại có từ tính, thường có dạng hình thoi. Đầu kim nam và kim bắc có màu khác nhau để phân biệt.
- Vòng chia độ: Trên vòng chia độ có ghi 4 hướng chính và số độ từ 00 đến 3600. Hướng bắc 00 (3600), hướng nam 1800, hướng đông 900, hướng tây 2700
b. Cách sử dụng
- Đặt la bàn thăng bằng trên mặt phẳng, tránh xa các vật bằng kim loại có thể ảnh hưởng tới kim nam châm.
- Mở chốt hãm cho kim chuyển động, khi đứng yên, ta xác định được hướng bắc – nam
- Xoay vòng chia độ sao cho hướng bắc – nam của vòng chia độ trùng với hướng bắc – nam của kim nam châm
- Dựa vào số độ trên mặt la bàn, người ta có thể biết được độ lệch hướng của các đối tượng địa lí so với hướng bắc.