Sự đa dạng của thế giới sinh vật. Các đới thiên nhiên trên Trái Đất. Rừng nhiệt đới (tiếp theo)
I. Đới nóng
- Vị trí: nằm trong khoảng từ 30oB – 30oN
- Khí hậu: Là nơi có nhiệt độ cao và lượng mưa lớn
- Đặc điểm
+ Giới thực, động vật hết sức đa dạng và phong phú.
+ Sinh vật tiêu biểu: rừng nhiệt đới, xavan, linh dương, ngựa vằn,…
II. Đới ôn hoà
- Vị trí: nằm trong khoảng từ vĩ tuyến 30 độ đến 60 độ ở cả hai bán cầu.
- Khí hậu:
+ Mang tính trung gian giữa đới nóng và đới lạnh
+ Nhiệt độ và lượng mưa trung bình
+ Các mùa trong năm rõ rệt
- Cảnh quan thay đổi theo vĩ độ và ảnh hưởng của dòng biển nóng cùng gió Tây ôn đới.
+ Thực vật chủ yếu là cây lá kim (thông, linh sam, vân sam, tuyết tùng,...), rừng hỗn hợp, rừng lá rộng, thảo nguyên,...
+ Động vật đa dạng về số loài và số lượng các loài, chủ yếu là sóc, nhím, gấu nâu, chó sói, hổ Tai-ga,…
III. Đới lạnh
- Vị trí: nằm trong khoảng từ 60o đến cực ở cả hai bán cầu.
- Khí hậu:
+ Vô cùng khắc nghiệt, băng tuyết quanh năm.
+ Nhiệt độ thấp, lượng mưa ít.
- Thực vật: nghèo nàn, thấp lùn, chủ yếu là rêu, địa y và các loại cây thân thảo tồn tại trong mùa hạ ngắn ngủi, tạo nên cảnh quan đài nguyên.
- Động vật là các loài thích nghi được với khí hậu lạnh như gấu trắng, chim cánh cụt, tuần lộc, chồn Bắc Cực,...