Bài 3. Nguồn gốc loài người

HocOn247 - Học toán và các môn với bài tập, lý thuyết và đề thi đầy đủ
(396) 1321 26/09/2022

I. Sơ đồ tư duy Nguồn gốc loài người sách Cánh diều

Sơ đồ tư duy nguồn gốc loài người sách Cánh diều

II. Quá trình tiến hóa từ vượn thành người

* Mở đầu: Đã bao giờ em đặt câu hỏi: Loài người xuất hiện như thế nào? Nhiều người chấp nhận giả thuyết con người xuất hiện lần đầu ở châu Phi. Bắt đầu từ những bộ xương hóa thạch tìm thấy ở đây các nhà khoa học đã khám phá bí ẩn về sự xuất hiện của loài người.

Quá trình tiến hoá từ vượn thành người trải qua các giai đoạn như sau:

- Ở chặng đầu, khoảng 5-6 triệu năm, đã có một loại vượn người sinh sống.

- Loài vượn người đến khoảng 4 triệu năm đã phát triển lên thành Người tối cổ.

- Đến khoảng 15 vạn năm thì Người tối cổ biến thành Người tinh khôn.

Tham khảo một số sơ đồ hình ảnh:

III. Dấu tích của Người tối cổ ở khu vực Đông Nam Á và Việt Nam

2.1. Dấu tích của Người tối cổ ở khu vực Đông Nam Á.

- Tại khu vực Đông Nam Á đã diễn ra quá trình tiến hóa từ vượn thành người từ sớm. Dấu tích của Người tối cổ đã được tìm thấy ở khắp Đông Nam Á và ở Việt Nam.

- Di cốt Vượn người sống cách ngày nay khoảng 5 triệu năm đã tìm thấy ở In-đô-nê-xi-a và Mi-an-ma. Đặc biệt, hóa thạch phát hiện trên đảo Gia-va (In-đô-nê-xi-a) có niên đại khoảng 2 triệu năm là dấu vết xưa nhất của Người tối cổ ở Đông Nam Á. Di cốt, những công cụ bằng đá, được tìn thấy ở nhiều nơi khác như Thái Lan, Việt Nam, Phi-lip-pin.

- Như vậy,từ những bằng chứng đó, có thể chứng tỏ sự xuất hiện của người nguyên thủy ở Đông Nam Á.

2.2. Dấu tích Người tối cổ ở Việt Nam

- Tại Việt Nam. Những dấu tích của Người tối cổ có niên đại sớm nhất từ khoảng 800 000 năm trước.

+ Ở Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn) phát hiện răng hóa thạch Người tối cổ (khoảng 400 000 - 300 000 năm trước).

+ Ở núi Đọ, Thanh Hóa phát hiện công cụ bằng đá ghè đẽo thô sơ (khoảng 400 000 năm trước)

+ Ở An Khê (Gia Lai) phát hiện công cụ bằng đá ghè đẽo thô sơ (khoảng 800 000 năm trước)

+ Ở Xuân Lộc (Đồng Nai) phát hiện công cụ bằng đá ghè đẽo thô sơ (khoảng 40 000 - 30 000 năm trước).

=> Các dấu tích Người tối cổ phân bố đều ở các nơi trên phạm vi nước Việt Nam. Điều này chứng tỏ, từ lâu đời, con người đã sinh sống và sinh hoạt ở trên mọi miền của đất nước ta.

IV. Thời nguyên thủy trên đất nước ta

1. Những dấu tích của người tối cổ

a. Điều kiện tự nhiên

- Địa hình: hang động, sông suối, bờ biển dài.

- Khí hậu: thuận lợi cho cho phát triển của muông thú, cổ cây và con người (hai mùa nóng – lạnh rõ rệt)

b. Dấu tích

 

2. Giai đoạn đầu người tinh khôn sống như thế nào?

3. Giai đoạn phát triển của người tinh khôn

- Thời gian: Từ 12000 đến 4000 năm cách nay.

- Địa bàn: Hòa Bình; Bắc Sơn (Lạng Sơn); Hạ Long (Quảng Ninh); ...

- Công cụ:

+ Công cụ đá: mài lưỡi cho sắc, rìu.

+ Công cụ đá cuội, xương, sừng.

 Ở các địa điểm thuộc Bắc Sơn, Quỳnh Văn, Hạ Long người ta còn tìm thấy đồ gồm và lưỡi cuốc đá.

=> Những cố gắng và sáng tạo trong chế tác công cụ vừa tạo điều kiện mở rộng sản xuất, vừa nâng cao dần cuộc sống.

(396) 1321 26/09/2022