Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam từ sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô là?
A. Kiên định con đường xã hội chủ nghĩa, giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản
B. Tập trung cải cách hệ thống chính trị và đổi mới tư tưởng
C. Thừa nhận chế độ đa nguyên, đa đảng
D. Kiên định con đường tư bản chủ nghĩa, giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng
Lời giải của giáo viên
Từ sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô, bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam bao gồm:
- Một là, phải thường xuyên chăm lo xây dựng đảng để giữ vững vai trò cầm quyền của Đảng, bộ má chính quyền trong sạch vững mạnh và gắn bó với nhân dân. Xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức luôn luôn gắn bó mật thiết với nhân dân, nắm chắc quần chúng và động viên được sức mạnh của nhân dân.
- Hai là, vấn đề then chốt có ý nghĩa quyết định là xây dựng và thực hiện tốt chiến lược công tác cán bộ, nhất là cán bộ chủ trì và xây dựng nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lí kề cận, kế tiếp ở các cấp từ Trung ương dến địa phương.
- Ba là, xây dựng nền kinh tế ổn định và phát triển vững chắc, giữ được độc lập tự chủ trong hội nhâp kinh tế có hiệu quả, giữ vững sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế.
- Bốn là, tăng cường công tác chính trị tư tưởng, nâng cao nhận thức, trách nhiệm và bản lĩnh chính trị của cán bộ, đảng viên, nhân dân phòng chống có hiệu quả chiến lược “diễn biến hòa bình” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”
- Năm là, Đảng cầm quyền phải nắm chắc lực lượng vũ trang, đặc biệt phải chăm lo xây dựng quân đội nhân dân và công an nhân dân thực sự trung thành,tin cậy về chính trị, có chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu cao, làm nòng cốt trong nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.
Xuất phát từ nguyên nhân quan trọng nhất đưa đến sự sụp đổ của hệ thống XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu, đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan duy ý chí (chấp nhận chế độ đa nguyên đa đảng và tiến hành tổng tuyển cử, chấm dứt chế độ xã hội chủ nghĩa) => bài học quan trọng nhất là bài học thứ nhất: kiên định con đường xã hội chủ nghĩa, giữ vững quyền lãnh đạo của đảng.
Chọn đáp án: A
CÂU HỎI CÙNG CHỦ ĐỀ
Yếu tố nào sau đây làm thay đổi chính sách đối nội, đối ngoại của Mĩ khi bước vào thế kỉ XXI?
Nhận định nào sau đây đúng khi nói về sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô?
Việc Liên Xô tạo thành công bom nguyên tử (1949) có ý nghĩa như thế nào?
Nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự bùng nổ của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) là?
Đặc điểm của kinh tế Mĩ từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1973 là?
Nguyên nhân chung nhất đến sự phát triển của kinh tế Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản trong thời kì hoàng kim là?
Sự kiện nào sau đây mở ra thời kì phát triển mới của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)?
Cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) đã tác động tới các nước Tây Âu như thế nào?
Trong các nội dung dưới đây, đâu là điểm chung trong nội dung của Hiệp ước Bali (1976) và Định ước Hen-xin-ki (1975)
Định ước Henxinki được kí kết (1975) có tác động như thế nào tới quan hệ quốc tế?
Nước nào được coi là “Lá cờ đầu” trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh sau chiến tranh thế giới thứ hai?
Trong giai đoạn từ năm 1952 đến năm 1973, nền kinh tế Nhật Bản có điểm hạn chế là?
Ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới được hình thành vào những năm 70 của thế kỉ XX là?
Ở châu Phi, cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nước nào chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất từ chiến thắng Điện Biên Phủ (năm 1954) của nhân dân Việt Nam?
Mục đích của Mĩ khi thực hiện kế hoạch Mác – san (1947) là?