Đề thi thử THPT QG môn Lịch Sử năm 2018 - Trường THPT Yên Lạc Vĩnh Phúc
Đề thi thử THPT QG môn Lịch Sử năm 2018 - Trường THPT Yên Lạc Vĩnh Phúc
-
Hocon247
-
40 câu hỏi
-
90 phút
-
255 lượt thi
-
Dễ
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới được hình thành vào những năm 70 của thế kỉ XX là?
- Mĩ: khoảng 20 năm sau chiến tranh thế giới thứ 2, Mĩ trở thành trung tâm kinh tế – tài chính lớn nhất thế giới.
- Tây Âu: đầu thập kỉ 70, Tây Âu trở thành một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính của thế giới (cũng với Mĩ và Nhật Bản).
- Nhật Bản: Từ đầu những năm 70 trở đi, Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính lớn nhất thế giới (cùng với Mĩ và Tây Âu)
=> Vào những năm 70 của thế kỉ XX, hình thành ba trung tâm kinh tế – tài chính của thế giới là: Mĩ, Tây Âu và Nhật Bản.
Chọn đáp án: D
Đặc điểm của kinh tế Mĩ từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1973 là?
Trong giai đoạn 1945 – 1973, nền kinh tế Mĩ phát triển mạnh mẽ:
- Sản lượng công nghiệp Mĩ chiếm hơn 1 nửa sản lượng công nghiệp thế giới (năm 1848 là hơn 56%).
- Sản lượng nông nghiệp Mĩ bằng hai lần sản lượng nông nghiệp của 5 nước: Anh, Pháp, CHLB Đức, Italia và Nhật Bản cộng lại (1949).
- Nắm trong tay 50% số tàu bè đi lại trên mặt biển, ¾ trữ lượng vàng của thế giới.
Khoảng 20 năm sau chiến tranh, Mĩ trở thành trung tâm kinh tế – tài chính lớn nhất thế giới.
Đến năm 1973, do tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới, kinh tế Mĩ lâm vào tình trạng khủng hoảng và suy thoái kéo dài tới năm 1982.
Chọn đáp án: A
Giai đoạn phát triển thần kì của kinh tế Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 -1945) là giai đoạn
Sau khi phục hồi, từ năm 1952 đến năm 1960, kinh tế Nhật Bản có bước phát triển nhanh, nhất là từ năm 1960 đến năm 1973, thường được gọi là giai đoạn phát triển thần kì.
- Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của Nhật Bản từ năm 1960 đến năm 1969 là 10,8%; từ năm 1970 đến năm 1973, tuy có giảm nhưng vẫn đạt bình quân 7,8%.
- Năm 1968, kinh tế Nhật Bản đã vượt Anh, Pháp, CHLB Đức, Italia và Canada vươn lên đứng thứ hai sau thế giới tư bản (sau Mĩ).
Chọn đáp án: C
Nguyên nhân chung nhất đến sự phát triển của kinh tế Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản trong thời kì hoàng kim là?
Dựa vào các nguyên nhân phát triển của kinh tế Mĩ, Tây Âu và Nhật Bản, có thể thấy áp dụng các thành tựu khoa học_ kĩ thuật hiện đại vào sản xuất là nguyên nhân chung nhất.
Cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại bắt nguồn từ Mĩ và dần lan ra các nước khác đạt được nhiều thành tựu nổi bật trên nhiều lĩnh vực. Đặc biệt là giai đoạn thứ hai (từ năm 1973 đến nay), nhiều thành tựu công nghệ đã được phát minh và đưa vào phục vụ đời sống. Cách mạng khoa học – kĩ thuật đã làm thay đổi các nhân tố sản xuất, đưa đến sự phát triển cho nhiều quốc gia.
Chọn đáp án: D
Nhận định nào sau đây đúng khi nói về sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô?
Một trong những nguyên nhân quan trọng nhất đưa đến sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô là: Mô hình chủ nghĩa xã hội có nhiều khuyết tật và thiếu sót, đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí, thực hiện cơ chế tập trung quan liêu bao cấp làm cho sản xuất trì trệ.
=> Sự sụp đổ của hệ thống Xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô không phải là sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa mà sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội chưa phù hợp, chưa đứng đắng và khoa học.
Chọn đáp án: A
Nội dung nào không đúng khi nói về nội dung mà Quốc dân đại hội ở Trung Quốc đã thong qua trong cuộc họp ngày 29-12-1911?
Ngày 29-12-1911, Quốc dân đại hội (gồm đại biểu các tỉnh nổ ra cách mạng), họp ở Nam Kinh:
- Tuyên bố thành lập Trung Hoa Dân Quốc.
- Bầu Tôn Trung Sơn làm đại Tổng Thống, đứng đầu chính phủ lâm thời.
- Thông qua Hiến pháp lâm thời, công nhận quyền bình đẳng và tự do dân chủ của mọi công dân nhưng không đề cập đến vấn đề ruộng đất của nông dân như đã được ghi trong Cương lĩnh của Đồng minh hội.
Chọn đáp án: C
Nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự bùng nổ của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) là?
Đáp án A
Nguyên nhân sâu xa dẫn tới bùng nổ chiến tranh thế giới thứ nhất: Chủ nghĩa tư bản phát triển theo quy luật không đều làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các đễ quốc ở cuối XIX đầu XX.
- Sự phân chia thuộc địa giữa các đế quốc cũng không đều. Đế quốc già (Anh, Pháp) nhiều thuộc địa. Đế quốc trẻ (Đức, Mĩ) ít thuộc địa.
- Mâu thuẫn giữa các đề quốc về vấn đề thuộc địa nảy sinh và ngày càng gay gắt.
- Các cuộc chiến tranh giành thuộc địa đã nổ ra ở nhiều nơi vào cuối thế kỷ XIX:
Thời gian |
Chiến tranh |
Kết quả |
1894-1895 |
Chiến tranh Trung - Nhật |
Nhật chiếm Đài Loan, Triều Tiên, Mãn Châu, Bành Hồ |
1898 |
|
Mĩ cướp được Phi-lip-pin, Cu-ba, Guy-a-na, Pu-éc-tô Ri-cô |
1899-1902 |
Chiến tranh Anh – Bô ơ |
Anh chiếm Nam Phi |
1904-1905 |
Chiến tranh Nga - Nhật |
Nhật thống trị Triều Tiên, Mãn Châu và một số đảo ở Nam-kha-lin |
=> Có thể rút ra hai điểm:
- Sự phát triển không đều của các nước đế quốc, mâu thuẫn giữa các đế quốc và thuộc địa ngày càng gay gắt (trước tiên là giữa đế quốc Anh với đế quốc Đức) là nguyên nhân cơ bản dẫn đến chiến tranh.
- Sự tranh giành thị trường thuộc địa giữa các đế quốc với nhau.
Sai lầm và chú ý: phân biệt nguyên nhân sâu xa và nguyên nhân trực tiếp
Mục đích của Mĩ khi thực hiện kế hoạch Mác – san (1947) là?
“Kế hoạch Macsan” ra đời (6-1947), với khoản viện trợ 17 tỷ USD, Mĩ đã giúp các nước Tây Âu phục hồi nền kinh tế bị tàn phá sau chiến tranh. Mặt khác, qua kế hoạch này, Mĩ còn nhằm tập hợp các nước Tây Âu vào liên minh quân sự chống Liên Xô và các nước Đông Âu.
Chọn đáp án: C
Trong giai đoạn từ năm 1952 đến năm 1973, nền kinh tế Nhật Bản có điểm hạn chế là?
Những khó khăn và hạn chế của nền kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn từ năm 1952 đến năm 1973 là:
- Lãnh thổ Nhật Bản không rộng, tài nguyên khoán sản rất nghèo nàn, nền công nghiệp Nhật Bản hầu như phụ thuộc vào nguồn nguyên, nhiên liệu nhập khẩu từ bên ngoài.
- Cơ cấu vùng kinh tế của Nhật Bản thiếu cân đối, tập trung chủ yếu vào ba yếu tố trung tâm là Tokyo, Oxaca và Nagoia, giữa công nghiệp và nông nghiệp cũng mất cân đối.
- Nhật Bản luôn gặp sự canh tranh quyết liệt của Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản, các nước NICs, Trung Quốc, ...
Chọn đáp án: A
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cuộc đấu tranh của nhân dân Ấn Độ diễn ra dưới sự lãnh đạo của tổ chức nào dưới đây?
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, cuộc đấu tranh chống thực dân Anh, đòi độc lập của nhân dân Ấn Độ dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc điạ phát triển mạnh mẽ.
Chọn đáp án: D
Nước cộng hòa da đen đầu tiên được thành lập ở khu vực Mĩ Latinh đầu thế kỉ XIX là?
Cuộc đấu tranh giành độc lập của các nước Mĩ Latinh diễn ra quyết liệt và nhiều nước đã giành được độc lập ngay từ đầu thế kỉ XIX. Năm 1791 ở Ha-i-yi bùng nổ cuộc đấu tranh lớn của người da đen dưới sự lãnh đạo của Tút-xanh Le-véc-a. Năm 1804, cuộc đấu tranh giành thắng lợi. Ha-i-ti trở thành nước cộng hoà da đen đầu tiên ở Mĩ latinh.
Chọn đáp án: D
Ở châu Phi, cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nước nào chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất từ chiến thắng Điện Biên Phủ (năm 1954) của nhân dân Việt Nam?
Năm 1954, nhân dân Việt Nam đã đấu tranh kiên cường làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ, phá sản hoàn toàn kế hoạch Nava của Pháp. Sự kiện này đã tác động mạnh mẽ tới phong trào giải phóng dân tộc trên toàn thế giới. Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định chiến thắng Điên Biên Phủ: “Là thắng lợi vĩ đại của nhân dân ta mà cũng là thắng lợi chung của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới”.Trong số ấy, Angieri có số phận giống Việt Nam nhất, trong điều kiện cuộc kháng chiến ở quốc gia nà đang đi vào vế tắc thì Điện Biên Phủ giống "kim chỉ nam" cho con đường cách mạng phía trước.
Chọn đáp án:A
Nước nào được coi là “Lá cờ đầu” trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh sau chiến tranh thế giới thứ hai?
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mĩ bùng nổ và phát triển. Tiêu biểu là thắng lợi của cách mạng Cuba dưới sự lãnh đạo của Phiden Catxtoro.
Ngày 1-1-1959 chế độ độc tài Ratixa sụp đổ, nước Cộng hòa Cuba ra đời, Cách mạng Cuba có ảnh hưởng và là nguồn cổ vũ to lớn để các quốc gia còn lại ở khu vực Mĩ Latinh đứng lên đấu tranh giành độc lập. Từ các thập kỉ 60-70, phong trào đấu tranh chống Mĩ và chế độ độc tài thân Mĩ giành độc lập ở khu vực ngày càng phát triển và giành nhiều thắng lợi.
Cách mạng Cuba là tiêu biểu nhất và là lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Chọn đáp án: D
Kẻ thù chính của nhân dân Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là?
Các nước Mĩ Latinh đã sớm giành được độc lập từ tay thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha từ đầu thế kỉ XIX, nhưng ngay sau đó lại lệ thuộc vào Mĩ. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, với ưu thế về kinh tế và quân sự, Mĩ tìm cách biến Mĩ Latinh thành “sân sau” của mình và xây dựng chế độ độc tài thân Mĩ. Cũng vì thế cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mĩ bùng nổ và phát triển. Như vậy, kẻ thù chính của nhân dân Mĩ Latinh cũng chính là đối tượng các nước này chống lại để dành độc lập cho dân tộc:đó chính là chế độ độc tài thân Mĩ.
Chọn đáp án: B
Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam từ sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô là?
Từ sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô, bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam bao gồm:
- Một là, phải thường xuyên chăm lo xây dựng đảng để giữ vững vai trò cầm quyền của Đảng, bộ má chính quyền trong sạch vững mạnh và gắn bó với nhân dân. Xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức luôn luôn gắn bó mật thiết với nhân dân, nắm chắc quần chúng và động viên được sức mạnh của nhân dân.
- Hai là, vấn đề then chốt có ý nghĩa quyết định là xây dựng và thực hiện tốt chiến lược công tác cán bộ, nhất là cán bộ chủ trì và xây dựng nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lí kề cận, kế tiếp ở các cấp từ Trung ương dến địa phương.
- Ba là, xây dựng nền kinh tế ổn định và phát triển vững chắc, giữ được độc lập tự chủ trong hội nhâp kinh tế có hiệu quả, giữ vững sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế.
- Bốn là, tăng cường công tác chính trị tư tưởng, nâng cao nhận thức, trách nhiệm và bản lĩnh chính trị của cán bộ, đảng viên, nhân dân phòng chống có hiệu quả chiến lược “diễn biến hòa bình” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”
- Năm là, Đảng cầm quyền phải nắm chắc lực lượng vũ trang, đặc biệt phải chăm lo xây dựng quân đội nhân dân và công an nhân dân thực sự trung thành,tin cậy về chính trị, có chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu cao, làm nòng cốt trong nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.
Xuất phát từ nguyên nhân quan trọng nhất đưa đến sự sụp đổ của hệ thống XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu, đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan duy ý chí (chấp nhận chế độ đa nguyên đa đảng và tiến hành tổng tuyển cử, chấm dứt chế độ xã hội chủ nghĩa) => bài học quan trọng nhất là bài học thứ nhất: kiên định con đường xã hội chủ nghĩa, giữ vững quyền lãnh đạo của đảng.
Chọn đáp án: A
Định ước Henxinki được kí kết (1975) có tác động như thế nào tới quan hệ quốc tế?
Do ảnh hưởng của chiến tranh lạnh, bắt đầu từ khi “kế hoạch Macsan” được thực hiện đã tạo ra sự đối lập về kinh tế và quân sự giữa khối các nước Tư bản chủ nghĩa Tây Âu và khối các nước Xã hội chủ nghĩa Đông Âu. Đầu tháng 8-1973, 33 nước Châu Âu cùng với Mĩ và Canada kí kết định ước Henxinki. Định ước tuyên bố khẳng định những nguyên tắc trong quan hệ giữa các nước như: bình đẳng, chủ quyền, sự bền vững của đường biên giới, giải quyết bằng biện pháp hòa bình các cuộc tranh chấp, … nhằm đảm bảo an ninh châu Âu và sự hợp tác các nước về kinh tế, khoa học – kĩ thuật, bảo vệ môi trường,…
Định ước Henxinki là mốc đánh dấu sự chấm dứt tình trạng đối đầu giữa hai khối nước: TBCN Tây Âu – XHCN Đông Âu ở châu lục này.
Chọn đáp án: C
Để giữ gìn chủ quyền của đất nước, vua Ra-ma V (Xiêm) đã thực hiện chính sách nào?
Trong cải cách của mình, vua Rama V đặc biệt quan tâm đến chính sách ngoại giao. Nhờ chính sách ngoại giao mềm dẻo, nước Xiêm vừa lợi dụng vị trí nước đệm giữa hai thế lực đế quốc Anh-Pháp, vừa cắt nhượng một số vùng đất phụ thuộc (vốn là lãnh thổ của Cam-pu-chia, Lào và Mã Lai) để giữ được độc lập, mặc dù chịu nhiều lệ thuộc về chính trị, kinh tế vào Anh và Pháp.
Chọn đáp án: B
Nhận định nào sau đây đúng khi nói về điều kiện của Liên Xô khi bước vào công cuộc khôi phục kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
Liên Xô là nước chịu tổn thất nặng nề nhất trong chiến tranh thế giới thứ hai: khoảng 27 triệu người chết, 1710 thành phố, hơn 7 vạn làng mạc, gần 32000 xí nghiệp bị tàn phá nặng nề.
Chọn đáp án: B
Yếu tố nào sau đây làm thay đổi chính sách đối nội, đối ngoại của Mĩ khi bước vào thế kỉ XXI?
Trong bối cảnh Liên Xô tan rã, Mĩ muốn thiết lập một trật tự thế giới “ đơn cực” trong đó Mĩ là siêu cường duy nhất, đóng vai trò lãnh đạo. Tuy nhiên, thế giới không bao giờ chấp nhận một trật tự do Mĩ đơn phương sắp đặt. Vụ khủng bố ngày 11-09-2001 cho thấy nước Mĩ cũng rất dễ bị tổn thương và chủ nghĩa khủng bố sẽ là một trong những yếu tố dẫn đến sự thay đổi quan trọng trong chính sách đối nội và đối ngoại của Mĩ khi bước vào thế kỉ XXI
Chọn đáp án: B
Sự kiện nào sau đây mở ra thời kì phát triển mới của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)?
Trong giai đoạn đầu (1967 – 1975), ASEAN là một tổ chức non trẻ, sự hợp tác khu vực còn lòng lẻo, chưa có vị trí trên trường quốc tế. Sự khởi sắc của ASEAN được đánh dấu bằng Hội nghị cấp cao lần thứ nhất họp tại Bali (Indonexia) tháng 2-1976, với việc kí Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (gọi tắt là Hiệp ước Bali)
Hiệp ước Bali mở ra thời kì phát triển mới của ASEAN.
Chọn đáp án:A
Cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) đã tác động tới các nước Tây Âu như thế nào?
Chiến tranh thế giới thứ hai đã để lại cho các nước Tây Âu hậu quả nặng nề:
- Nhiều thành phố, bến cảng, nhà máy các trung tâm công nghiệp bị tàn phá. Hàng triệu người chết, mất tích hoặc bị tàn phế.
- Ở Pháp năm 1945, sản xuất công nghiệp chỉ bằng 38%, sản xuất nông nghiệp chỉ bằng 50% so với năm 1938
- Ở Italia, khoảng 1/3 tài sản quốc gia bị tổn thất.
Chọn đáp án: A
Thực chất cuộc nội chiến 1946-1949 ở Trung Quốc là?
Cuộc nội chiến ở Trung Quốc diễn ra từ năm 1946 – 1949 giữa Quốc Dân đảng và Đảng Công sản.
- Quốc Dân đảng là đảng do Tưởng Giới Thạch đứng đầu trong quá trình hoat động có hậu thuẫn của Mĩ, nếu Quốc Dân đảng thắng trong cuộc nội chiến này sẽ đưa Trung Quốc phát triển theo con đường Tư bản chủ nghĩa.
- Đảng cộng sản là đảng vô sản, sau chiến tranh thế giới thứ hai có sự phát triển mạnh mẽ về lực lượng nên tương đối ưu thế. Nếu thắng, Đảng Cộng sản sẽ đưa Trung Quốc phát triển theo con dường Xã hội chủ nghĩa.
=> Như vậy, thực chất của cuộc nộ chiến 1946-1949 ở Trung Quốc là cuộc cuộc đấu tranh để lựa chọn con đường phát triển của dân tộc: tư bản chủ nghĩa hay xã hội chủ nghĩa.
Chọn đáp án: A
Nước nào có tốc độ tăng trưởng nhanh và cao nhất thế giới từ thập niên 80-90 của thế kỉ XX?
Trung Quốc là quốc gia có tốc độ tăng trưởng nhanh và cao nhất thế giới từ thập niên 80-90 của thế kỉ XX do:
- Trong thập niên 70, tăng trưởng kinh tế bắt đầu diễn ra mạnh mẽ theo những cải tổ từng bước từ phía chính quyền trung ương. GDP bình quân đầu người vào thời điểm đó tăng trưởng không đáng kể vào thập niên 1960 lên 70% vào thập niên 1970; Trung Quốc đã vượt qua Ấn Độ và đat được tốc độ đáng kể 63% vào thâp niên 1980 và đạt đỉnh điểm với mức 175% vào thập niên 1990. Tuy nhiên, sự thịnh vượng của Trung Quốc vẫn tập trung vào các tỉnh duyên hải và các tỉnh phía Nam. Trong những năm gần đây, Chính phủ Trung Quốc đã có các nỗ lực trong việc mở rộng sư phát triển đến các tỉnh ở sâu trong nội địa và vùng Đông Bắc.
- Trong thập niên 1980, Trung Quốc đã cố gắng kết hợp các cải tổ kế hoạch hóa tập trung với định hướng thị trường để tăng năng suất, mức sống và chất lượng công nghệ mà không làm tăng lạm phát, thất nghiệp, và thâm hụt ngân sách. Chính phủ đã theo đuổi chính sách cải cách nông nghiệp, xóa bỏ chế độ công xã và áp dụng chế độ khoán đến hộ gia đình,cho người nông dân quyền quyết định lớn hơn trong nghề nông, đồng thời cũng khuyến khích các ngành phi nông nghiệp như các xí nghiệp hương trấn ở vùng nông thôn, tăng cường quyền tự chủ trong các doanh nghiệp quốc doanh, tăng tính cạnh tranh trên thị trường và tạo điều kiện thuận lợi cho sự tiếp xúc giữa các doanh nghiệp Trung Hoa đại lục với các doanh nghiệp thương mại nước ngoài. Trung Quốc cũng dựa nhiều hơn vào các nguồn tài chính nước ngoài và nhập khẩu.
Các cải cách này đã giúp cho sản lượng nông nghiệp và công nghiệp hàng năm đạt tốc độ tăng trưởng lên tới 10% hay hơn. Thu nhập thực tế bình quân đầu người ở nông thôn đã tăng gấp đôi.Ngành công nghiệp đã đạt được thành tựu lớn, đặc biệt ở các khu vực duyên hải gần Hồng Kong và khu vực đối diện với eo biển Đài Loan, những nơi mà vốn đầu tư nước ngoài đã giúp thúc đẩy sản lượng của cả hàng hóa nội địa và hàng xuất khẩu. Trung Quốc đã trở thành một nước tự túc được về ngũ cốc; các ngành công nghiệp ở nông thôn đã chiếm 23% sản lượng nông nghiệp, giúp thu hút lực lượng lao động ở vùng quê. Lượng hàng tiêu dùng và công nghiệp nhẹ đã tăng lên. Các cuộc cải cách đã được bắt đầu trong các hệ thống tài chính công, tài chính, ngân hàng, định giá và lao động.
Chọn đáp án: D
Trong cơ cấu tổ chức của Liên hợp quốc, cơ quan giữ vai trò trọng yếu trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới là?
Trong 6 cơ quan quan trọng của Liên hợp quốc, Hội đồng Bảo an giữ vai trò trọng yếu trong việc duy trì hòa bình và thế giới. Mọi quyết định của Hội đồng Bảo an phải được nhất trí của năm nước Ủy viên thường trực là Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp và Trung Quốc mới được thông qua và có giá trị.
Chọn đáp án: C
Theo thỏa thuận của Hội nghị Ianta (tháng 2-1945) khu vực Đông Nam Á thuộc phạm vi ảnh hưởng của?
Theo thỏa thuận của các nước tại Hội nghị Ianta, các vùng còn lại của Châu Á (bao gồm Đông Nam Á, Tây Á) vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước Phương Tây.
Chọn đáp án: C
Sự kiện nào dưới đây được xem là sự khởi đầu của Chiến tranh lạnh?
Sự kiện được xem khởi đầu cho chính sách chống Liên Xô, gây nên cuộc chiến tranh lạnh là thông điệp của tổng thống Truman tại Quốc hội Mĩ (12-03-1947). Trong đó, Tổng thống Mĩ khẳng định: sự tồn tại của Liên Xô là nguy cơ lớn đối với nước Mĩ và đề nghị viện trợ khẩn cấp 400 triệu USD cho hai nước Hi Lạp và Thổ Nhĩ Kì.
Chọn đáp án: D
Lực lượng nắm giữ vai trò lãnh đạo cuộc đấu tranh ở Ấn Độ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX là
Từ giữa thế kỉ XIX, giai cấp tư sản đã dần đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Năm 1855, Đảng Quốc dân đại hội (gọi tắt là Đảng Quốc Đại), chính đảng đầu tiên của giai cấp tư sản Ấn Độ được thành lập đánh dấu giai đoạn mới – giai đoạn giai cấp tư sản đóng vai trò bước lên vũ đài chính trị. Đảng Quốc đại đã lãnh đạo nhân dân Ấn Độ đấu tranh chống thực dân Anh bằng biện pháp ôn hòa diễn ra mạnh mẽ, nổi bật nhất là phong trào 1905 – 1908, sau khi thực dân Anh thực hiện chính sách chia để trị,mở đầu là ban hành đạo luật xứ Bengan (07-1905)
Chọn đáp án: B
Theo nguyên tắc nhất trí giữ 5 nước Ủy viên thường trực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc, một quyết định của Hội đồng bảo an chỉ được thông qua khi?
Trong 6 cơ quan quan trọng của Liên hợp quốc, Hội đồng Bảo an giữ vai trò trọng yếu trong việc duy trì hòa bình và thế giới. Mọi quyết định của Hội đồng Bảo an phải được nhất trí của năm nước Ủy viên thường trực là Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp và Trung Quốc mới được thông qua và có giá trị.
Như vậy, một quyết định của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc được thông qua không có nước nào bỏ phiếu trống.
Chọn đáp án: B
Trong giai đoạn sau của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại, cuộc cách mạng chủ yếu diễn ra trong lĩnh vực nào?
Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật ngày nay phát triển qua hai giai đoạn:
- Giai đoạn đầu: từ những năm 40 đến những năm 70 của thế kỉ XX
- Giai đoạn sau: từ năm 1973 đến nay, cuộc cách mạng chủ yếu diễn ra về công nghệ với sự ra đời của hệ máy tính điện tử mới (thế hệ thứ ba), về vật liệu mới, về những dạng năng lượng mới và công nghệ sinh học, phát triển tin học
Chọn đáp án: C
Đảng ta nhận định như thế nào về tác động của xu thế toàn cầu hóa đối với Việt Nam?
Xu thế toàn cầu hóa là thời cơ lịch sử,là cơ hội rất to lớn cho các nước phát triển mạnh mẽ,đồng thời cũng tạo ra những thách thức to lớn, Việt Nam cũng nằm trong xu thế chung đó. Do vậy, vượt qua thách thức, phát triển mạnh mẽ trong thời kì mới, đó là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với Đảng và nhân dân ta.
(văn kiện Đại Hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB chính trị quốc gia, H, 2001)
Chọn đáp án: C
Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) được thành lập nhằm mục đích gì?
Ngày 04-04-1949, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) được thành lập, đây là một liên minh quân sự lớn nhất của các nước tư bản phương Tây do Mĩ cầm đầu nhằm chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.
Chọn đáp án: B
Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Nhật Bản đầu thế kỉ XX là?
Mặc dù tiến lên chủ nghĩa tư bản,song Nhật Bản vẫn duy trì quyền sở hữu ruộng đất phong kiến. Tầng lớp quý tộc, đặc biệt là giới võ sĩ Samirai vẫn có ưu thế về chính trị rất lớn. Họ chủ trương xây dựng Nhật Bản bằng sức mạnh quân sự. Tình hình đó làm cho đế quốc Nhật có đặc điểm là chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt.
Chọn đáp án: D
Thành tựu quan trọng nhất mà Liên Xô đạt được trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội là
Cách giải: Trong những năm từ 1950 đến nửa đầu những năm 70, Liên Xô đã thực hiện kế hoạch dài hạn nhằm tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội. Các kế hoạch này về cơ bản đều hoàn thành với nhiều thành tựu to lớn. Trong đó, thành tựu to lớn nhất là Liên Xô thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới (sau Mĩ), một số ngành công nghiệp có sản lượng cao vào loại nhất thế giới như: dầu mỏ, than, thép,… Liên Xô đi đầu trong công nghiệp vũ trụ, điện hạt nhân, …
Chọn đáp án: D
Lực lượng lãnh đạo cuộc vận động Duy tân (1898) ở Trung Quốc là?
Cuộc vận động duy tân năm Mậu Tuất (1898) do hai nhà Nho yêu nước là Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu lãnh đạo,với sự đồng tình ủng hộ của vua Quang Tự. Phong trào phát triển chủ yếu trong các tầng lớp quan lại, sĩ phu có ý thức tiếp thu tư tưởng tiên tiến mà không dựa vào lực lượng nhân dân, vì thế phong trào đã nhanh chóng thất bại khi vấp phải sự chống đối mạnh mẽ của phải thủ cựu trong giai cấp phong kiến do thái hậu Từ Hi cầm đầu
Chọn đáp án: B
Quốc gia nào được coi là con rồng “nổi trội” nhất trong bốn con rồng kinh tế ở châu Á?
Bốn “con rồng” nhỏ Châu Á (hay bốn “con hổ” châu Á) là thuật ngữ để chỉ các nền kinh tế của Hong-kong, Singapore, Hàn Quốc và Đài Loan.
- Các quốc gia và vùng lãnh thổ này nổi bật vì đã duy trì một tốc độ tăng trưởng cao và công nghiệp hóa nhanh giữa thập niên 1960 và thập niên 1990.
- Bắt đầu từ 1963, Singapore đã tìm được những bước đi thích hợp cho mình, và đưa đất nước vào thời kì phát triển mới với những điều “thần kỳ” trong sự phát triển kinh tế. Sau ba thập kỉ xây dựng và phát triển kinh tế, Singapore đã bước vào hàng ngũ các “ nước công nghiệp mới” (NICs) trên thế giới, trở thành “con rồng” nổi trội nhất trong bốn “con rồng”. Trong vòng 25 năm (1966-1991), tổng sản phẩm quốc dân tăng gấp 8,9%, năm 1994 mức tăng trưởng đạt 10,2%, thu nhập bình quân tính theo đầu người là 18,025 USD.
Chọn đáp án: B
Trong các nội dung dưới đây, đâu là điểm chung trong nội dung của Hiệp ước Bali (1976) và Định ước Hen-xin-ki (1975)
Nội dung |
Hiệp ước Bali (1976) |
Định ước Hen-xin-ki (1975) |
Điểm chung |
Xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước |
|
Điểm khác |
- Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. - Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. - Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa bằng vũ lực đối với nhau. - Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình. - Hợp tác và phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và xã hội |
- Bình đẳng, chủ quyền, sự bền vững của đường biên giới - Giải quyết bằng biện pháp hòa bình các cuộc tranh chấp,… |
Chọn đáp án: C
Những nước nào sau đây thuộc khối Liên minh được hình thành vào cuối thế kỉ XIX?
Năm 1882 Đức cùng Áo – Hung và Italia thành lập liên minh tay ba,được gọi là phe Liên minh, Sau này,Italia rời khỏi Liên minh (1915) chống lại Đức
Chọn đáp án: D
Nguyên nhân chính dẫn tới sự đối đầu căng thẳng giữa các nước ASEAN và ba nước Đông Dương từ năm 1979 đến cuối những năm 80 là
Trong giai đoạn này, nhân dân Campuchia chống chế độ diệt chủng Khơ-me đỏ (pôn-pốt Iêng-xa-ri), để giúp đỡ nhân dân Campuchia, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã cử quân tình nguyện sang Campuchia giúp đỡ nhân dân Campuchia chống lại chế độ Khơ-me đỏ đồng thời giúp đỡ xây dựng lực lượng quân đội Campuchia. Tuy nhiên sự việc này bị một số nước ASEAN cho rằng quân đội Việt Nam sang xâm lược Campuchia phá vỡ nền hòa bình của Campuchia nói riêng và Đông Nam Á nói chung.
Như vậy, vấn đề Campuchia là nguyên nhân chính dẫn tới sự đối đầu căng thẳng giữa các nước ASEAN và ba nước Đông Dương từ năm 1979 đến cuối những năm 80
Chọn đáp án: B
Việc Liên Xô tạo thành công bom nguyên tử (1949) có ý nghĩa như thế nào?
Về khoa học – kĩ thuật của Liên Xô, sau chiến tranh thế giới thứ hai, năm 1949, Liên Xô đã chế tạo thành công bom nguyên tử, phá thế độc quyền vũ khí nguyên tử của Mĩ.
Chọn đáp án: C
Nội dung trọng tâm của đường lối đổi mới ở Trung Quốc là?
Tháng 12-1978, Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc đề ra đường lối đổi mới, do Đặng Tiểu Bình khởi xướng, mở đầu cho công cuộc cải cách kinh tế - xã hội. Đường lối này được nâng kên thành đường lối chung của đại hội XII (09-1982), đặc biệt là đại hội XIII(10-1987), trong đó có nội dung lấy phát triển kinh tế làm trung tâm.
Chọn đáp án: A
Đề thi liên quan
-
Đề thi thử THPT QG môn Lịch Sử năm 2018 - Trường THPT Yên Lạc Vĩnh Phúc
-
40 câu hỏi
-
90 phút
-