Đề thi thử THPT QG môn Lịch Sử năm 2018 - Trường THPT Yên Lạc Vĩnh Phúc

Đề thi thử THPT QG môn Lịch Sử năm 2018 - Trường THPT Yên Lạc Vĩnh Phúc

  • Hocon247

  • 40 câu hỏi

  • 90 phút

  • 256 lượt thi

  • Trung bình

Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com

Câu 1: Trắc nghiệm ID: 220263

Thành công của Mĩ trong chính sách đối ngoại sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp: phân tích

Cách giải:

Trong việc thực hiện “chiến lược toàn cầu”, Mĩ đã vấp những thất bại nặng nề (thắng lợi của cách mạng Trung Quốc 1949, thắng lợi của cách mạng Cuba 1959, thắng lợi của Cách mạng hồi giáo Iran năm 1979…) Nhưng thất bại nặng nề nhất, gây hậu quả nghiêm trọng về nhiều mặt đối với nước Mĩ là thất bại trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam mà “hội chứng Việt Nam” vẫn còn in sâu đến tận nay trong lòng nước Mĩ

Nhưng mặt khác, Mĩ cũng đã thực hiện được một số mưu đồ của họ, mà tiêu biểu là góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô

Câu 2: Trắc nghiệm ID: 220264

Ý nghĩa bao quát về tích cực nhất của khối EU là gì?

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp: phân tích

Cách giải:

Ý nghĩa bao quát, tích cực nhất là ý nghĩa đối với bản thân EU

- Đáp án A: việc liên kết giữa các nước Tây Âu sẽ tạo nhiều điều kiện thuận lợi để các nước Tây Âu có thị trường chung để cùng phát triển kinh tế và trao đổi hàng hóa, khoa học – kĩ thuật giữa các nước. Việc ứng dụng khoa học – kĩ thuật cũng dễ dàng hơn khi có sự liên kết của nhiều nước

- Đáp án B: việc cạnh tranh về kinh tế với các nước khác có được hay không thì trước tiên tổ chức đó phải có sự liên kết chặt chẽ trước

- Đáp án C: Phát hành đồng EURO chỉ là một trong những chính sách của EU trong việc thống nhất đồng tiền chung, thể hiện trong một lĩnh vực cụ thể, không phải là ý nghĩa

Đáp án D: Thống nhất trong chính sách đối nội và đối ngoại cũng là chính sách của EU

Câu 3: Trắc nghiệm ID: 220265

Từ năm 1954 đến năm 1970, Chính phủ Campuchia thực hiện chính sách ngoại giao như thế nào?

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp: Sgk 12 trang 28

Cách giải:

Từ năm 1954 đến năm 1970, Chính phủ Xihanuc thực hiện đường lối hòa bình, trung lập, không tham gia bất cứ khối liên minh quân sự hoặc chính trị nào; tiếp nhận viện trợ từ mọi phía, không có điều kiện ràng buộc.

Câu 4: Trắc nghiệm ID: 220266

Nước nào được mệnh danh là “người khổng lồ về kinh tế, nhưng là chú lùn về chính trị”

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp: liên hệ

Cách giải:

Hiện nay, Nhật đã trở thành siêu cường về kinh tế, cường quốc kinh tế thứ hai trên toàn thế giới, một trong bat rung tâm kinh tế tài chính thế giới, Nhật là người khổng lồ về kinh tế nhưng là chú lùn về chính trị

=>Nhật đang cố gắng vươn lên thành một cường quốc chính trị để tương xứng với vị thế siêu cường về kinh tế

Câu 5: Trắc nghiệm ID: 220267

Sự kiện khởi đầu cho chiến tranh lạnh là

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp: Sgk 12 trang 58

Cách giải:

Sự kiện được xem là khởi đầu cho chính sách chống Liên Xô, gây nên chiến tranh lạnh là thông điệp của Tổng thông Truman tại Quốc hội Mĩ ngày 12-3-1947. Trong đó, tổng thống Mĩ khẳng định sự tồn tại của Liên Xô là nguy cơ lớn đối với nước Mĩ và đề nghị viện trợ khẩn cấp 400 triệu USD cho hai nước Hi Lạp và Thổ Nhĩ Kì

Câu 6: Trắc nghiệm ID: 220268

Tổ chức “tiền thân” của Đảng Cộng sản Việt Nam là

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp: Sgk 12 trang 87, suy luận

Cách giải:

HVNCMTN là tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam do: từ tổ chức này vào cuối năm 1929 đã có sự phân hóa thành các tổ chức cộng sản

- Tháng 6-1929: Đông Dương Cộng sản đảng

- Tháng 8-1929: An Nam Cộng sản đảng

- Tháng 9-1929: Đông Dương cộng sản liên đoàn

Tháng 2-1930, ba tổ chức cộng sản được hợp nhất thành một đảng duy nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam

Câu 7: Trắc nghiệm ID: 220269

Tại sao cho rằng cuộc bãi công của công nhân Ba Son (8-1925) là một mốc quan trọng trên con đường phát triển của phong trào công nhân Việt Nam?

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp: Sgk 12 trang 81, suy luận

Cách giải:

- Từ năm 1919 đến trước tháng 8-1925: công nhân đấu tranh tự phát, đòi mục tiêu kinh tế

- Tháng 8-1925, thợ máy xưởng Bason không chịu sửa chữa chiến hạm Misơlê của Pháp trước khi chiến hạm này chở binh lính sang đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc=> Sự kiện này đánh dấu bước tiến mới của phong trào công nhân, bước đầu chuyển sang đấu tranh tự giác

Câu 8: Trắc nghiệm ID: 220270

Tính chất của Chiến tranh thế giới thứ hai thay đổi với sự kiện nào?

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp: phân tích

Cách giải:

- Tính chất:

+ Giai đoạn 1939 – 1941: là cuộc chiến tranh đế quốc, xâm lược phi nghĩa. Sự bành trướng của phát xít Đức ở châu Âu đã chà đạp nghiêm trọng lên quyền độc lập, tự chủ thiêng liêng của các dân tộc, đã đẩy hàng triệu người dân vô tội vào chết choc.

+ Giai đoạn 1941-1945: là cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa phát xít do các cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh đi đầu => chiến tranh mang tính chất chính nghĩa

- Vai trò:

+ Liên Xô, Mĩ và Anh đều là lực lượng trụ cột trong việc tiêu diệt phát xít Đức (thời gian 1944 – 1945) Việc Liên Xô mở mặt trận tấn công Đức ở mặt trận phía Đông và quân Đồng minh mở cuộc tấn công ở mặt trận phía Tây đã làm cho phát xít Đức bị kẹp giữa hai gọng kìm, bị uy hiếp về tinh thần và nhanh chóng đi đến thất bại.

Liên Xô đã đóng vai trò lớn lao trong trận công phá Béc-lin, tiêu diệt chủ nghĩa phát xít Đức tại sào huyệt cuối cùng của chúng.

+ Ở mặt trận Thái Bình Dương từ năm 1944 liên quân Mĩ Anh đã triển khai các cuộc tấn công đánh chiếm Miến Điện và quần đảo Philippin

+ Liên Xô, Mĩ, Anh đề là lực lượng trụ cột giữa bai trò quyết định trong việc tiêu diệt phát xít Nhật.

Cuộc tấn công của Mĩ, Anh ở khu vực chiếm đóng của Nhật ở Đông Nam Á đã thu hẹp dần thế lực của phát xít Nhật. Việc quân Mĩ uy hiếp, đánh phá các thành phố lớn của Nhật bằng không quân, đặc biệt việc Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản đã có tác dụng lớn trong việc phá hủy lực lượng phát xít Nhật cả về vật chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận việc Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản là một tội ác, gieo rắc thảm họa chết chóc kinh hoàng cho nhân dân Nhật Bản.

Câu 9: Trắc nghiệm ID: 220271

Đồng tiền EURO chính thức được sử dụng ở nhiều nước EU thay cho đồng bản tệ vào năm?

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp: Sgk 12 trang 52

Cách giải:

Ngày 1-1-2002, đồng tiền EURO chính thức được sử dụng ở nhiều nước EU thay cho đồng bản tệ

Câu 10: Trắc nghiệm ID: 220272

Chính sách đối ngoại của Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp: Sgk 12 trang 11

Cách giải:

Chính sách đối ngoại của Liên Xô sâu chiến tranh thế giới thứ hai là: thực hiện chính sách bảo vệ hòa bình thế giới, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc và giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa

Câu 11: Trắc nghiệm ID: 220273

Hãy nêu những mâu thuẩn của xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất?

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp: Sgk 12 trang 79

Cách giải:

Những mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất bao gồm”

- Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp

- Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến

- Mâu thuẫn giữa công nhân với tư sản

……….

Câu 12: Trắc nghiệm ID: 220274

Việc thực dân Anh đưa ra phương án “Maobatton” chia cắt đất nước Ấn Độ thành hai quốc gia tự trị Ấn Độ và Pakixtan đã chứng tỏ:

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp: Sgk 12 trang 33, suy luận

Cách giải:

Trước sức ép của phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ, thực dân Anh buộc phải nhượng bộ, hứa sẽ trao quyền tự trị theo “Phương án Maobaotton” chia đất nước thành hai quốc gia theo cơ sở tôn giáo: Ấn Độ của người theo Ấn Độ giáo, Pakixtan của người theo Hồi giáo. Ngày 15-8-1947, hai nhà nước tự trị Ấn Độ và Pakixtan được thành lập

Sự nhượng bộ này của thực dân Anh tạo điều kiện để nhân dân Ấn Độ tiếp tục đấu tranh giành độc lập hoàn toàn vào năm 1950

Câu 13: Trắc nghiệm ID: 220275

Nguyên nhân trực tiếp đòi hỏi Liên Xô phải bắt tay vào công cuộc khôi phục kinh tế trong những năm 1945 – 1950 là:

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp: Sgk 12 trang 10, suy luận

Cách giải:

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô là nước chịu tổn thất nặng nề nhất

- Khoảng 27 triệu người chết

- 1710 thành phố

- hơn 7 vạn làng mạc

Gần 32000 xí nghiệp bị tàn phá nặng nề

=> Nhân dân Liên Xô bước vào công cuộc khôi phục kinh tế bằng kế hoạch 5 năm đầu tiên (1946-1950)

Câu 14: Trắc nghiệm ID: 220276

Cho các sự kiện:

(1) Nhà nước Cộng hòa Liên ban Đức và Cộng hòa Dân chủ Đức ra đời

(2) Liên Xô giúp đỡ các nước Đông Âu xây dựng bộ máy nhà nước dân chủ nhân dân

(3) Liên Xô và Đông Âu thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế SEV

(4) Mĩ đề ra kế hoạc Mác-san nhằm giúp đỡ các nước Tây Âu

Hãy sắp xếp các sự kiện theo trình tự thời gian hình thành hai hệ thống xã hội đối lập: Tây Âu TBCN và Đông Âu XHCN.

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp: sắp xếp

Cách giải:

(1) Nhà nước Cộng hòa Liên bang Đức và Cộng hòa Dân chủ Đức ra đời (tháng 9 và tháng 10-1949)

(2) Liên Xô giúp đỡ các nước Đông Âu xây dựng bộ máy nhà nước dân chủ nhân dân (1944-1945)

(3) Liên Xô và Đông Âu thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế SEV (1-1949)

(4) Mĩ đề ra kế hoạch Mác-san nhằm giúp đỡ các nước Tây Âu (6-1947)

Câu 15: Trắc nghiệm ID: 220277

Nội dung nào của lịch sử thế giới hiện đại 1945 – 2000 được xem là nhân tố chi phối nền chính trị thế giới và các quan hệ quốc tế trong phần lớn thời gian nửa sau thế kỉ XX?

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp: Sgk 12 trang 72

Cách giải:

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, một trật tự thế giới mới đã được xác lập. Đó là trật tự thế giới hai cực Ianta với đặc trưng nổi bật là thế giới bị chia thành hai phe – tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa, do hai siêu cường Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi phe. Đặc trưng hai cực hai phe là nhân tố hàng đầu chi phối nên chính trị thế giới và các quan hệ quốc tế trong phần lớn thời gian nửa sau thế kỉ XX

Câu 16: Trắc nghiệm ID: 220278

Điểm khác nhau căn bản giữa các cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật ngày nay so với các cuộc cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII – XIX là

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp: So sánh

Cách giải:

Các cuộc cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII – XIX các phát minh bắt nguồn từ thực tiễn cuộc sống, từ kinh nghiệm thực tiễn để sáng tạo ra

Cách mạng khoa học – kĩ thuật ngày nay, các phát minh đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học, khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp

Câu 17: Trắc nghiệm ID: 220279

Cho biết đặc điểm của phong trào công nhân Việt Nam giai đoạn 1919 đến trước tháng 8-1925?

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp: Phân tích, đánh gia

Cách giải:

Phong trào công nhân Việt Nam từ năm 1919 đến trước tháng 8- 1925 mang tính tự phát, chủ yếu đòi quyền lợi về kinh tế (tăng lương, giảm giờ làm), mang tính tự phát với các hình thức đấu tranh như đập phá máy móc, bỏ làm, …

Cho đến tháng 8 – 1925, phong trào bãi công của nhân dân Bason với đánh dấu phong trào công nhân bước đầu chuyển sang tự giác, đấu tranh cho mục tiêu chính trị

Câu 18: Trắc nghiệm ID: 220280

Thực dân Pháp chính thức nổ sung xâm lược nước ta vào thời gian nào?

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp: Sgk 11 trang 108

Cách giải:

- Chiều 31-8-1858 liên quân Pháp – Tây Ban Nha kéo tới dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng

- Sáng 1-9-1858, địch gửi tối hậu thư, đòi Trấn thủ thành Đà Nẵng trả lời trong vòng 2 giờ. Nhưng không đợi hết hạn, liên quân Pháp – Tây Ban Nha đã nổ súng đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà.

Câu 19: Trắc nghiệm ID: 220281

Nguyên nhân khách quan quan trọng nhất dẫn đến nền kinh tế Tây Âu nhanh chóng phục hồi sau chiến tranh thế giới thứ hai là

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp: Sgk 12 trang 47, suy luận

Cách giải: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Tây Âu chịu thiệt hại nặng nề.

=> Với sự cố gắng của từng nước và sự viện trợ của Mĩ trong khuôn khổ “ Kế hoạch Macsan”, đến khoảng năm 1950, kinh tế các nước tư bản Tây Âu cơ bản được phục hồi và đạt mức trước chiến tranh

=> Nhân tố khách quan quan trọng đưa đến sự nhanh chóng phục hồi của các nước Tây Âu sang chiến tranh thế giới thứ hai là: sự viện trợ của Mĩ thông qua kế hoạch Mácsan

Câu 20: Trắc nghiệm ID: 220282

Đến giữa những năm 50 của thế kỉ XX, tình huống nổi bật ở khu vực Đông Nam Á là gì?

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp: Sgk 12 trang 25, 26, suy luận

Cách giải:

Đến giữa những năm 50 của thế kỉ XX, hầu hết các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á đã giành được độc lập

- Năm 1945: Lào, Inđônêxia, Việt Nam

- Năm 1946: Philippin

- Năm 1948: Miến Điện

- Năm 1957: Mã Lai

Câu 21: Trắc nghiệm ID: 220283

Sự kiện đánh dấu chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi cùng hệ thống thuộc địa của nó cơ bản bị sụp đổ đó là

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp: Sgk 12 trang 36

Cách giải:

Năm 1975, với thắng lợi của nhân dân Môdămbích và Ănggôla trong cuộc đấu tranh chống thực dân Bồ Đào Nha, chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi cùng với hệ thống thuộc địa của nó cơ bản bị tan rã.

Câu 22: Trắc nghiệm ID: 220284

Ý nào đúng để hoàn thiện đoạn dữ liệu sau: “Thời kì đầu sau khi giành được độc lập, năm nước Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Philippin và Thái Lan đã tiến hành …, với mục tiêu nhanh chóng …, xây dựng nên kinh tế tự chủ”.

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp: điền từ

Cách giải:

Thời kì đầu sau khi giành được độc lập, năm nước Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Philippin và Thái Lan đã tiến hành công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu (chiến lược kinh tế hướng nội), với mục tiêu nhanh xóa bỏ nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng nên kinh tế tự chủ

Câu 23: Trắc nghiệm ID: 220285

Quan hệ quốc tế bắt đầu chuyển dần từ đối đầu sang đối thoại trong thời gian nào?

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp: Sgk 12 trang 62

Cách giải:

Từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX, xu hướng hòa hoãn Đông – Tây bắt đầu xuất hiện với cuộc gặp gỡ thương lượng Xô – Mĩ, mặc dù còn những diễn biến phức tạp

Câu 24: Trắc nghiệm ID: 220286

Kết cục nằm ngoài mong muốn của các nước đế quốc khi gây ra Chiến tranh thế giới thứ nhất là gì?

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp: phân tích

Cách giải:

Trong quá trình diễn ra chiến tranh thế giới thứ nhất, thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga và sự thành lập Nhà nước Xô viết đánh dấu bước chuyển lớn trong cục diện chính trị thế giới, chủ nghĩa tư bản không còn là hệ thống duy nhất nữa.

Tháng 11-1917, dưới sự lãnh đạo của Lê-nin và Đảng Bônsêvich, nhân dân Nga đứng lên làm cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa – được gọi là cách mạng tháng Mười Nga. Nhà nước Xo viết ra đời, thông qua Sắc lện hòa bình, kêu gọi chính phủ các nước tham chiến chấm dứt chiến tranh

Câu 25: Trắc nghiệm ID: 220287

Đến đầu thế kỉ XX, nước nào ở Đông Nam Á vẫn giữa được nền độc lập (tuy bị lệ thuộc vào nước ngoài về nhiều mặt):

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp: Sgk 11 trang 25

Cách giải:

Nhờ chính sách ngoại giao mềm dẻo, nước Xiêm vừa lợi dụng vị trí nước đệm giữa hai thế lực đế quốc Anh – Pháp, vừa cắt nhượng một số vùng đất phụ thuộc để gìn giữ chủ quyền lãnh thổ đất nước

=> Cho đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Xiêm không bị biến thành thuộc địa như các nước trong khu vực, mặc dù vẫn chịu lệ thuộc nhiều về chính trị, kinh tế vào Anh và Pháp

Câu 26: Trắc nghiệm ID: 220288

Đặc điểm riêng của chủ nghĩa đế quốc Nhật là:

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp: Sgk 11 trang 7, suy luận

Cách giải:

Dù tiến lên chủ nghĩa tư bản nhưng Nhật Bản vẫn duy trì quyền sở hữu ruộng đất phong kiến. Tần lớp quý tộc vẫn có ưu thế về chính trị rất lớn. Họ chủ trương xây dựng Nhật Bản bằng sức mạnh quân sự. Tình hình đó làm cho đế quốc Nhật có đặc điểm riêng là chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt.

Câu 27: Trắc nghiệm ID: 220289

Ảnh hưởng của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai đã phân hóa các giai cấp trong xã hội Việt Nam như sau:

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp: Sgk 12 trang 78

Cách giải: Dưới ảnh hưởng của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 2, xã hội Việt Nam phân hóa thành các giai cấp sau: địa chủ phong kiến, nông dân, công nhân, tư sản, tiểu tư sản

Câu 28: Trắc nghiệm ID: 220290

Cách mạng tháng Mười Nga là cuộc cách mạng:

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp: suy luận

Cách giải:

Cách mạng tháng Hai đã đưa đến sự thành lập hai chính quyền song song. Tháng 4-1917, Lê – nin có bản báo cáo quan trọng trước Trung ương Đảng Bônsêvich (Luận cương tháng Tư) chỉ ra mục tiêu và đường lối chuyển từ cách mạng dân chủ tư sảng sang cách mạng xã hội chủ nghĩa

=> Cách mạng tháng Mười là cách mạng vô sản

Câu 29: Trắc nghiệm ID: 220291

Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ hai đã gây ra những hậu quả tiêu cực đến đời sống con người

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp: phân tích

Cách giải:

Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật thứ hai đã chế tạo ra nhiều loại máy móc mới => phát triển nhiều ngành công nghiệp hiện đại => tăng cường khai thác tài nguyên thiên nhiên để phục vụ cho các ngành công nghiệp => cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, môi trường bị ô nhiễm nặng

Câu 30: Trắc nghiệm ID: 220292

Ý nào được coi là thời cơ lịch sử do xu thế toàn cầu hóa đem lại cho tất cả các quốc gia trên thế giới

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp: phân tích

Cách giải:

- Đáp án A, B: biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa

- Đáp án C: trong xu thế toàn cầu hóa, mối quan hệ giữa các nước được tăng cường ,hợp tác cùng nhau phát triển, nhất là đối với các nước đang phát triển thì toàn cầu hóa là thời cơ để các nước này thu hút vốn đầu tư, kĩ thuật công nghệ của nước ngoài, kinh nghiệm quản lí của các nước phát triển

- Dáp án D: sư xung đột giữa các nền văn hóa là một trong những vấn đề cản trợ sự giao lưu giữa các nước, không phải là thời cơ của xu thế toàn cầu hóa

Câu 31: Trắc nghiệm ID: 220293

Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 ở Mĩ bắt đầu từ ngành nào?

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp: Sgk 12 trang 70

Cách giải: Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 bắt nguồn từ ngành tài chính – ngân hàng

Câu 32: Trắc nghiệm ID: 220294

Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, nhằm độc chiếm thị trường Đông Dương, Pháp đã

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp: suy luận

Cách giải: Đối với thương nghiệp, thực dân Pháp độc quyền về xuất nhập khẩu, hàng hóa Pháp ở thị trường Việt Nam chiếm 27% số lượng hàng hóa nhập khẩu, tổng số vốn Pháp đầu tư vào Việt Nam gần 1 tỷ đồng

Pháp cũng ban hành các đạo luật đánh thuế nặng vào hàng hóa nước ngoài nhập vào Việt Nam nói riêng và Đông Dương nói chung để hạn chế số lượng hàng hóa của nước ngoài Việt Nam => độc chiếm thị trường nước ta

Câu 33: Trắc nghiệm ID: 220295

Trật tự thế giới mới được xác lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp: Sgk 12 trang 6

Cách giải: Toàn bộ những quyết định của Hội nghị Ianta và những thỏa thuận sau đó của ba cường quốc đã trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới, thường được gọi là trật tự hai cực Ianta

Câu 34: Trắc nghiệm ID: 220296

Nguyễn Ái Quốc thay mặt những người Việt yêu nước sống ở Pháp tới hội nghị Vécsai (18-6-1919) bản yêu sách đòi

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp: Sgk 12 trang 81

Cách giải:

Ngày 18-6-1919, thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, Nguyễn Tất Thành với tên gọi mới là Nguyễn Ái Quốc gửi đến Hội nghị Vécxai bản Yêu sách của nhân dân An Nam đòi chính phủ Pháp và cách nước đồng minh thừa nhận các quyền tự do, dân chủ, quyền bình đẳng và quyền tự quyết của dân tộc Việt Nam

Câu 35: Trắc nghiệm ID: 220297

Bốn “con rồng” kinh tế châu Á bao gồm

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp: Sgk 12 trang 20, 29

Cách giải: Bốn con rồng kinh tế của châu Á bao gồm: Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Xingapo

Câu 36: Trắc nghiệm ID: 220298

Đảng Cộng sản đã khẳng định được vai trò lãnh đạo của cách mạng ở quốc gia Đông Nam Á nào dưới đây

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp: phân tích

Cách giải:

Đầu năm 1930, với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (từ tháng 10-1930) đã mở ra thời kì mới của cách mạng ở Đông Dương. Sau đó, Đảng cộng sản đã khẳng định được vị trí lãnh đạo của mình, đưa cách mạng Đông Dương phát triển, giành được nhiều thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ

Câu 37: Trắc nghiệm ID: 220299

Ý nào không phản ánh đúng vai trò của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên?

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp:

Cách giải:

* Vai trò của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên với sự thành lập Đảng

- Đào tào đội ngũ cán bộ cách mạng đông đảo từ chủ nghĩa yêu nước sang chủ nghĩa cộng sản.

- Góp phần truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê nin về nước, thúc đẩy phong trào công nhân, phong trào yêu nước phát triển, góp phần đánh bại quan điểm “phi vô sản”

- Là mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển của cách mạng Việt Nam, lần đầu tiên ở Việt Nam xuất hiện một tổ chức chính trị theo khuynh hướng vô sản

- Hội Việt Nam cách mạng thanh niên là một sáng tạo độc đáo của Nguyễn Ái Quốc trong việc tuyên truyền,tổ chức cách mạng ở Việt Nam. Đây là một bước quá độ nhằm chuẩn bị cho sự ra đời 1 chính đảng Cộng sản sau này

HVNCMTN không trực tiếp lãnh đạo các phong trào đấu tranh của công nhân mà là thúc đẩy phong trào công nhân chuyển sang tư phát sang tự giác thông qua tuyên truyền lí luận giải phóng dân tộc đến giai cấp công nhân

Câu 38: Trắc nghiệm ID: 220300

Điểm giống nhau về chính sách đối ngoại của Nga và Mĩ sau chiến tranh lạnh là

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp: so sánh

Cách giải:

- Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô sụp đổ, trong bối cảnh đó Liên bang Nga kế tục Liên Xô và thực hiện chính sách đối ngoại ngã về phương Tây và hi vọng nhận được sự viện trợ về kinh tế; mặc khác nước Nga khôi phục và phát triển mối quan hệ với các nước châu Á

- Kết thúc chiến tranh lạnh, trật tự hai cực Ianta tan rã, Mĩ càng tìm cách vươn lên, chỉ phối lãnh đạo toàn thế giới bằng việc thực hiện chiến lược “Cam kết và mở rộng” và điều chỉnh chính sách đối ngoại để mở rộng ảnh hưởng của mình.

Sai lầm và chú ý: Chính đối ngoại của các nước lớn luôn là nội dung quan trọng chưa khi nào bẳng bóng trong các đề thi

Câu 39: Trắc nghiệm ID: 220301

Ngày 15-8-1945, nhân cơ hội Nhật đầu hàng đồng minh, các nước ở Đông Nam Á đã đứng lên giành độc lập là

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp: Sgk 12 trang 25

Cách giải: Tận dụng thời cơ Nhật đầu hàng đồng minh không điều kiện, vào giữa tháng 8-1945, nhân dân Đông Nam Á đứng lên đấu tranh, có ba nước đã giành nổi dậy và tuyên bố độc lập là :In-đô-nê-xi-a (17-8-1945), Việt Nam (2-9-1945), Lào (12-10-1945)

Câu 40: Trắc nghiệm ID: 220302

Ý không đúng về nguyên nhân tan rã của chế độ XNCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu là

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp: Sgk 12 trang 7, suy luận

Cách giải:

Nguyên nhân tan rã của chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu là:

- Đường lối lãnh đạo chủ quan, duy ý chí, quan lieu bao cấp làm cho sản xuất trì trệ, đời sống nhân dân không được cải thiện

- Thiếu dân chủ, thiếu công bằng, … làm nhân dân bất mãn

- Không bắt kịp bước phát triển của khoa học – kĩ thuật tiên tiến, dẫn đến tình trạng trì trệ, khủng hoảng kinh tế - xã hội.

- Phạm phải nhiều sai lầm trong cải tổ làm khủng hoảng thêm trầm trọng

- Sự chóng phá của các thế lực thù địch ở trong và ngoài nước

Bắt đầu thi để xem toàn bộ câu hỏi trong đề

📝 Đề thi liên quan

Xem thêm »
Xem thêm »

❓ Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »