Có bao nhiêu phát biểu sau đây là không đúng khi nói về đột biến gen?
(1) Đột biến gen gây biến đổi ít nhất là một cặp nuclêôtit trong gen.
(2) Đột biến gen luôn làm phát sinh một alen mới so với alen trước đột biến.
(3) Đột biến gen có thể làm biến đổi đồng thời một số tính trạng nào đó trên cơ thể sinh vật.
(4) Đột biến gen chỉ làm thay đổi cấu trúc mà không làm thay đổi lượng sản phẩm của gen.
(5) Đột biến gen không làm thay đổi số lượng gen trong tế bào.
(6) Đột biến gen không làm thay đổi nguyên tắc bổ sung trong gen.
A. 1
B. 4
C. 3
D. 2
Lời giải của giáo viên
Đáp án D
(1) đúng vì đột biến gen theo định nghĩa SGK, phải biến đổi ít nhất 1 cặp, cho dù thay thế cũng loại thì cũng tính là biến đổi.
(2) sai, đột biến có thể làm xuất hiện một alen mới hay có thể làm xuất hiện alen có sẵn trong quần thể ban đầu.
(3) đúng, do hiện tượng đột biến ở các gen đa hiệu.
(4) sai, vì đột biến có thể xảy ra tại vùng vận hành có thể làm thay đổi lượng sản phẩm của gen (liên quan đến điều hòa hoạt động gen).
(5) đúng, đột biến gen tạo ra alen mới thì chỉ là 1 trạng thái khác của gen nên không thể làm thay đổi số lượng gen trong tế bào.
(6) đúng, đột biến gen là biến đổi ở đơn vị 1 hoặc 1 số cặp nu nghĩa là không thể làm thay đổi nguyên tắc bổ sung (tiền đột biến ko phải là đột biến gen vì chỉ mới biến đổi trên 1 mạch).
CÂU HỎI CÙNG CHỦ ĐỀ
Điều kiện quan trọng nhất của quy luật phân li là gì?
Hiện tượng nào sau đây gây ra đột biến lệch bội nhiễm sắc thể?
Ở một loài thực vật tự thụ phấn bắt buộc, tính trạng hình dạng quả được quy định bởi một cặp gen gồm có 3 alen tương quan trội lặn hoàn toàn theo thứ tự: A1>A2>A3; trong đó A1 quy định quả tròn, A2 quy định quả bầu, A3 quy định quả dài. Trong quần thể loài này, người ta lấy ngẫu nhiên 2 cây quả tròn cho tự thụ phấn thu được đời F1. Giả sử không có đột biến xảy ra, sức sống các cá thể là như nhau. Theo lý thuyết, trong số các trường hợp phát sinh tỉ lệ kiểu hình sau đây, có bao nhiêu trường hợp có thể xảy ra ở đời F1?
(1) 100% cây quả tròn. (2) 75% cây quả tròn : 25% cây quả bầu. (3) 75% cây quả tròn : 25% cây quả dài.
(4) 87,5% cây quả tròn : 12,5% cây quả bầu. (5) 50% cây quả tròn : 50% cây quả bầu. (6) 87,5% cây quả tròn : 12,5% cây quả dài.
(7) 50% cây quả tròn : 25% cây quả bầu : 25% cây quả dài. (8) 75% cây quả tròn : 12,5% cây quả bầu : 12,5% cây quả dài.
Trong quá trình giảm phân của một tế bào sinh dục đực ở một loài đã xảy ra hiện tượng được mô tả ở hình dưới đây:
Cho một số nhận xét sau: (1) Hiện tượng đột biến trên là chuyển đoạn không tương hỗ.
(2) Hiện tượng này đã xảy ra ở kỳ đầu của lần giảm phân 2.
(3) Hiện tượng này xảy ra do sự trao đổi chéo không cân giữa 2 cromatit cùng nguồn gốc thuộc cùng một cặp NST tương đồng.
(4) Sức sống của cơ thể bị xảy ra đột biến này hoàn toàn không bị ảnh hưởng.
(5) Tỉ lệ giao tử mang đột biến tạo ra từ tế bào này là 1/2.
(6) Giao tử chỉ có thể nhận được nhiều nhất là một chiếc NST ĐB từ bố nếu quá trình phân li NST diễn ra bình thường.
Số kết luận đúng là:
Khi lai giữa chuột lông ngắn, quăn nhiều với chuột lông dài, thẳng được F1 đồng loạt là chuột ngắn, quăn nhiều. Cho chuột F1 giao phối với chuột có kiểu gen chưa biết được thế hệ lai phân li theo tỉ lệ:
37,5% chuột lông ngắn, quăn ít. 37,5% chuột lông dài, quăn ít
12,5% chuột lông dài, thắng. 6,25% chuột ngắn, thẳng. 6,25% chuột lông dài, quăn nhiều.
Cho biết gen quy định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể thường; ngoài các tính trạng đã nêu, trong loài không xét các tính trạng tương phản khác, thế hệ lai được sinh ra từ 16 kiểu tổ hợp giữa các loại giao tử đực và cái, không có sự tác động của hiện tượng tương tác át chế. Nhận định nào sau đây đúng cho trường hợp trên?
Ở một loài thực vật, nghiên cứu quá trình tổng hợp sắc tố cánh hoa của một loài cây xảy ra theo cơ chế: chất trắng chuyển thành sắc tố vàng nhờ enzim do alen A quy định; sắc tố vàng chuyển thành sắc tố đỏ nhờ enzim do alen B quy định, sắc tố đỏ chuyển thành sắc tố tím nhờ enzim do alen D quy định. Các alen tương ứng a, b, d không tạo ra enzim có chức năng. Phép lai P : AaBbDd × AaBbDd tạo ra F1. Có bao nhiêu dự đoán sau đây đúng với F1?
(1) Các cây hoa trắng có 9 kiểu gen.
(2) Các cây hoa vàng chiếm tỉ lệ 18,75%.
(3) Tỉ lệ cây đỏ dị hợp một cặp gen trong tổng số cây đỏ là 44,4%.
(4) Tỉ lệ cây hoa tím mang 3 alen trội trong tổng số cây hoa tím là 4,6875%.
Giả sử có hai quần thể gà rừng ở trạng thái cân bằng di truyền đang sống ở hai bên sườn núi của dãy Hoàng Liên Sơn. Quần thể 1 sống ở sườn phía Đông, quần thể 2 sống ở sườn phía Tây. Quần thể 1 có tần số alen lặn rất mẫn cảm với nhiệt độ (kí hiệu là tsL) là 0,8; trong khi ở quần thể 2 không có alen này. Sau một đợt lũ lớn, một “hẻm núi” hình thành và nối thông hai sườn dãy núi. Do nguồn thức ăn ở sườn phía Tây phong phú hơn, một số lượng lớn cá thể từ quần thể 1 đã di cư sang quần thể 2 và chiếm 30% số cá thể đang sinh sản ở quần thể mới. Tuy nhiên, do nhiệt độ trong môi trường sống ở sườn phía Tây thay đối nên alen tsL trở thành một alen gây chết phôi khi ở trạng thái đồng hợp tử. Mặc dù, alen này không làm thay đổi khả năng thích nghi của các cá thể dị hợp tử cũng như của các cá thế đồng hợp tử trưởng thành di cư từ quần thể sang. Tần số alen tsL ở quần thể mới phía Tây và ở chính quần thể này sau 5 thế hệ sinh sản ngẫu phối được mong đợi lần lượt là:
Một phân tử ADN có cấu trúc xoắn kép, giả sử phân tử ADN này có 1500 cặp nuclêôtit và tỉ lệ \(\frac{{A + T}}{{G + X}} = \frac{1}{4}\). Trong các kết luận dưới đây, có bao nhiêu kết luận đúng khi nói về phân tử ADN trên?
(1) A = T = 600, G = X = 900. (2) Tổng số liên kết phôtphođieste có trong phân tử ADN là 2998.
(3) %A = %T = 10%, %G = %X = 40%. (4) Tổng số liên kết hiđrô nối giữa 2 mạch của phân tử ADN là 3900.
(5) Khối lượng trung bình của phân tử ADN là 450000 đvC.
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sản lượng SV sơ cấp tinh (sản lượng thực tế để nuôi các nhóm SV dị dưỡng)?
Khi nói về quá trình phiên mã và dịch mã, nhận định nào dưới đây là đúng?
Trong quần thể người có một số bệnh, tật và hội chứng di truyền như sau:
(1) Bệnh ung thư máu. (2) Bệnh hồng cầu hình liềm. (3) Bệnh bạch tạng.
(4) Hội chứng Claiphentơ. (5) Tật dính ngón tay số 2 và 3. (6) Bệnh máu khó đông.
(7) Hội chứng Tớcnơ. (8) Hội chứng Đao. (9) Bệnh mù màu.
Những thể ĐB lệch bội trong các bệnh, tật và hội chứng trên là:
Một gen cấu trúc của sinh vật nhân thực có vùng mã hóa gồm 5 intron đều dài bằng nhau, mỗi đoạn êxôn có kích thước bằng nhau và dài gấp 4 lần mỗi đoạn intron. Chuỗi pôlipeptit tham gia cấu tạo prôtêin do gen trên mã hóa có 358 axitamin. Biết tất cả các đoạn êxôn đều tham gia quá trình dịch mã. Trong các kết luận sau, có bao nhiêu kết luận đúng?
(1) Chuỗi pôlipeptit tham gia cấu tạo prôtêin có 357 liên kết peptit.
(2) Vùng mã hóa của gen có chiều dài 4080
(3) Tổng các đoạn intron có chiều dài 850.
(4) Vùng mã hóa của gen có 5 đoạn êxôn.
(5) Mỗi đoạn êxôn có chiều dài 170.
Có bao nhiêu phát biểu sau đây phù hợp với phép lai thuận nghịch?
(1) Dạng này được làm bố ở phép lai này thì sẽ được làm mẹ ở phép lai kia.
(2) Dùng để xác định vị trí của gen trong tế bào.
(3) Dùng để xác định kiểu gen của cơ thể được chọn làm bố.
(4) Dùng để xác định kiểu hình nào là trội, kiểu hình nào là lặn.
Cơ thể có kiểu gen \(\frac{{AbD}}{{aBd}}\). Khi giảm phân có trao đổi chéo kép sẽ cho tối đa bao nhiêu loại giao tử?