Câu hỏi Đáp án 2 năm trước 13

Phả hệ dưới đây mô tả sự di truyền bệnh ở hai gia đình. Alen A quy định màu da bình thường trội hoàn toàn so với alen a quy định da bị bạch tạng (gen nằm trên NST thường). (1) và (2) là hai chị em song sinh cùng trứng.

Biết rằng không có đột biến xảy ra ở tất cả các người trong phả hệ, có bao nhiêu phát biểu dưới đây về phả hệ trên là đúng?

I. Có thể xác định được chính xác kiểu gen của 4 người trong hai gia đình trên.

II. Nếu cặp vợ chồng (2) và (4) dự định sinh thêm con thì xác suất sinh ra người con mang gen bệnh ở lần sinh thứ 3 là 75%.

III. Nếu người đàn ông (3) mang kiểu gen đồng hợp trội thì xác suất người con gái (5) mang gen bệnh là 50%.

IV. Nếu người con gái (7) kết hôn với một người đàn ông có kiểu gen giống bố của của cô ấy thì xác suất sinh lần lượt 2 người con bình thường của cặp vợ chồng này là 17/24.

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án chính xác ✅

Lời giải của giáo viên

verified HocOn247.com

- (2) x (4) sinh ra người con trai bị bạch tạng (6) → (6) mang kiểu gen aa; (2) và (4) đều mang kiểu gen dị hợp (Aa) → (1) cũng mang kiểu gen dị hợp là (Aa).

Vì người đàn ông (3) chưa cho biết kiểu hình về tính trạng đang xét → không thể xác định được kiểu gen của người đàn ông (3) và người con gái (5); mặt khác, người con gái bình thường (7) có bố mẹ đều mang kiểu gen Aa → (7) có thể mang kiểu gen AA hoặc Aa → trong gia đình trên chỉ có thể xác định chính xác được kiểu gen của 4 người là (1); (2); (4) và (6) → I đúng

- Cặp vợ chồng (2) và (4) đều mang kiểu gen Aa → nếu cặp vợ chồng người em dự định sinh thêm con thì xác suất sinh ra người con mang gen bệnh (aa; Aa) ở lần sinh thứ 3 là: \(\frac{1}{4}\left( {aa} \right) + \frac{1}{2}\left( {Aa} \right) = \frac{3}{4} = 75\% \) → II đúng

- Vì (1) mang kiểu gen Aa nên nếu người đàn ông (3) mang kiểu gen đồng hợp trội (AA) thì xác suất người con gái (5) mang gen bệnh (có kiểu gen Aa) là: 50%(a). 100%(A) = 50% → III đúng.

- Người con gái (7) mang kiểu gen Aa hoặc AA với xác suất: \(\frac{1}{3}AA:\frac{2}{3}Aa\) → nếu người con gái (7) kết hôn với một người đàn ông có kiểu gen giống bố (Aa) thì xác suất sinh ra 2 người con bình thường của cặp vợ chồng này là:

\(\frac{1}{3}.100\% .\left( {A - } \right).100\% .\left( {A - } \right) + \frac{2}{3}.\frac{3}{4}.\left( {A - } \right).\frac{3}{4}\left( {A - } \right) = \frac{1}{3} + \frac{3}{8} = \frac{{17}}{{24}}\) → IV đúng.

Vậy có 4 phát biểu đưa ra là đúng

CÂU HỎI CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1: Trắc nghiệm

Phép lai P: ♀\({X^A}{X^a}\)\({X^A}Y\), thu được F1. Biết rằng trong quá trình giảm phân hình thành giao tử đực, cặp nhiễm sắc thể giới tính không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường; quá trình giảm phân hình thành giao tử cái diễn ra bình thường. Theo lí thuyết, trong số các cá thể F1, có thể xuất hiện cá thể có kiểu gen nào sau đây?

Xem lời giải » 2 năm trước 27
Câu 2: Trắc nghiệm

Trong diễn thế sinh thái, dạng sinh vật mào sau đây có vai trò quan trọng nhất đối với việc hình thành quần xã mới?

Xem lời giải » 2 năm trước 19
Câu 3: Trắc nghiệm

Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố tiến hóa nào sau đây làm phong phú vốn gen của quần thể?

Xem lời giải » 2 năm trước 18
Câu 4: Trắc nghiệm

Trong trường hợp các gen liên kết hoàn toàn và mỗi gen quy định một tính trạng trội lặn hoàn toàn, phép lai nào dưới đây cho đời con đồng tính?

Xem lời giải » 2 năm trước 18
Câu 5: Trắc nghiệm

Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1 : 1 : 1: 1 ?

Xem lời giải » 2 năm trước 17
Câu 6: Trắc nghiệm

Trường hợp nào sau đây nó về hậu quả của đột biến cấu trúc NST là đúng?

(1) Ở người, mất một đoạn nhỏ ở đầu NST số 21 sẽ gây ra bệnh Đao.

(2) Lặp đoạn NST làm tăng hoạt tính sinh học của enzim amilaza ở lúa đại mạch.

(3) Ở nhiều loài ruồi, quá trình đảo đoạn được lặp đi lặp lại trên các NST đã góp phần tạo lên loài mới.

(4) Ở người mất một phần vai ngắn NST số 5 gây lên hội chứng tiếng mèo kêu

Xem lời giải » 2 năm trước 17
Câu 7: Trắc nghiệm

Trẻ em chậm lớn hoặc ngừng lớn, chịu lạnh kém, não ít nếp nhắn, trí tuệ thấp là do cơ thể không đủ hoocmôn

Xem lời giải » 2 năm trước 17
Câu 8: Trắc nghiệm

Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, các nhóm linh trưởng phát sinh ở kỉ nào sau đây?

Xem lời giải » 2 năm trước 17
Câu 9: Trắc nghiệm

Trong các nhân tố tiến hóa, nhân tố làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể chậm nhất là gì?

Xem lời giải » 2 năm trước 15
Câu 10: Trắc nghiệm

Cho các phép lai sau:

(1) 4n x 4n → 4n.  (2) 4n x 2n → 3n.  (3) 2n x 2n → 4n.  (4) 3n x 3n → 6n.

Có bao nhiêu phép lai đời con có thể được hình thành do đa bội hóa?

Xem lời giải » 2 năm trước 15
Câu 11: Trắc nghiệm

Trong quá trình phát sinh phát triều của sự sống trên Trái Đất, thực vật có hoa xuất hiện vào kỉ nào?

Xem lời giải » 2 năm trước 15
Câu 12: Trắc nghiệm

Ở một số vùng nông thôn, quần thể ruồi nhà xuất hiện nhiều vào một khoảng thời gian xác định trong năm, còn vào thời gian khác hầu như giảm hẳn. Quần thể này

Xem lời giải » 2 năm trước 15
Câu 13: Trắc nghiệm

Dạng đột biến thường gây chết hoặc làm giảm sức sống là gì?

Xem lời giải » 2 năm trước 14
Câu 14: Trắc nghiệm

Dạng thông tin di truyền được trực tiếp sử dụng trong dịch mã là gì?

Xem lời giải » 2 năm trước 14
Câu 15: Trắc nghiệm

Giả sử lưới thức ăn trong quần xã sinh vật được mô tả như sau:

Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về lưới thức ăn này?

I. Gà chỉ thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2.

II. Hổ tham gia vào ít chuỗi thức ăn nhất.

III. Thỏ, dê, cáo đều thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3.

IV. Cáo có thể thuộc nhiều bậc dinh dưỡng khác nhau.

Xem lời giải » 2 năm trước 13

📝 Đề thi liên quan

Xem thêm »
Xem thêm »

❓ Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »