Trong các phát biểu sau đây về đột biến, có bao nhiêu phát biểu không chính xác?
1. Trong tự nhiên, đột biến gen gồm có ba dạng : thay thế một cặp nuclêôtit, thêm một cặp nuclêôtit, mất một cặp nuclêôtit.
2. Đột biến gen chỉ xảy ra ở các tế bào lưỡng bội (2n).
3. Cơ chế phát sinh thể lệch bội là sự rối loạn trong quá trình nguyên phân làm cho một hoặc một số cặp NST tương đồng không phân li.
4. Đột biến đảo đoạn thường được sử dụng để xác định vị trí của gen trên NST.
A. 4
B. 3
C. 1
D. 2
Lời giải của giáo viên
Trong tự nhiên, đột biến gen có thể xảy ra ở một cặp nuclêôtit (đột biến điểm) hoặc ở nhiều cặp nuclêôtit khác nhau trong gen → nhận định 1 không chính xác
Đột biến gen có thể xảy ra ở mọi tế bào (đơn bội, lưỡng bội, đa bội, dị bội,...) → nhận định 2 không chính xác
Cơ chế phát sinh thể lệch bội là sự rối loạn trong quá trình phân bào (bao gồm cả nguyên phân và giảm phân) làm cho một hoặc một số cặp NST tương đồng không phân li → nhận định 3 không chính xác
Đột biến đảo đoạn không ảnh hưởng nhiều đến sự biểu hiện tính trạng của các gen trên đoạn đảo nên người ta không sử dụng dạng đột biến này để xác định vị trí của gen trên NST → nhận định 4 không chính xác.
Vậy số nhận định không chính xác là 4.
CÂU HỎI CÙNG CHỦ ĐỀ
Điều nào dưới đây không đúng về đặc điểm cấu trúc di truyền của quần thể tự phối?
Thành tựu nào sau đây là ứng dụng của công nghệ tế bào?
Cho các thông tin về vai trò của các nhân tố tiến hóa như sau, các thông tin nói về vai trò của đột biến gen là:
I. Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể theo một hướng xác định.
II. Làm phát sinh các biến dị di truyền của quần thể, cung cấp nguồn biến dị sơ cấp cho quá trình tiến hóa.
III. Có thể loại bỏ hoàn toàn một alen nào đó ra khỏi quần thể cho dù alen đó là có lợi.
IV. Không làm thay đổi tần số alen nhưng làm thay đổi thành phần kiển gen của quần thể.
V. Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể rất chậm.
Các khu sinh học (Biôm) dược sẳp xếp theo thứ tự giảm dần độ đa dạng sinh học là:
Một NST ban đầu có trình tự gen là: ABCD.EFGH. Sau đột biến, NST có trình tự là: D.EFGH. Dạng đột biến này thường gây ra hậu quả gì?
Khi nói về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong hệ sinh thái trên cạn, có bao nhiêu phát biểu đúng?
I. Trong cùng một hệ sinh thái, các chuỗi thức ăn có số lượng mắt xích dinh dưỡng giống nhau.
II. Trong cùng một lưới thức ăn, bậc dinh dưỡng cấp 1 luôn có tổng sinh khối lớn nhất.
III. Trong một chuỗi thức ăn, mỗi bậc dinh dưỡng có thể có nhiều loài khác nhau.
IV. Lưới thức ăn là một cấu trúc đặc trưng, nó có tính ổn định và không thay đổi trước các tác động của môi trường.
Một phân tử glucôzơ bị ôxi hoá hoàn toàn trong đường phân và chu trình Crep, nhưng 2 quá trình này chỉ tạo ra một vài ATP. Một phần năng lượng còn lại mà tế bào thu nhận từ phân tử glucôzơ cho sơ đồ sau:
Từ sơ đồ trên ta có các phương án:
I - quá trình lên men, sản phẩm tạo ra etylic hoặc axit lactic.
II - quá trình hô hấp hiếu khí, sản phẩm tạo ra là ATP, CO2, H2O.
III - quá trình hô hấp hiếu khí, sản phẩm tạo ra là CO2, H2O và năng lượng.
IV - quá trình lên men, sản phẩm tạo ra là các chất hữu cơ. Tổ hợp đúng:
Một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền có thành phần kiểu gen là: 0,04AA : 0,32Aa : 0,64aa. Tần số alen A của quần thể này là bao nhiêu?
Vai trò của hô hấp đối với đời sống thực vật là gì?
Nhận định nào sau đây là đúng cho tất cả quá trình truyền đạt thông tin di truyền trong nhân tế bào động vật?
Thành phần nào của màng sinh chất tham gia vào quá trình vận chuyển thụ động?
Khi nói về cơ chế di truyền và biến dị ở sinh vật nhân thực, trong điều kiện không có đột biến xảy ra, phát biểu nào sau đây là sai?
Biết rằng mỗi gen qui định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn và các gen phân li độc lập, thực hiện phép lai: (♂ AaBbCCDd x ♀AabbCcDd. Không xét đến trường hợp đột biến, trong các nhận định sau, có bao nhiêu nhận định đúng về phép lai trên?
1. Số cá thể mang kiểu hình trội về ít nhất một tính trạng ở đời F1 chiếm tỉ lệ 50%.
2. Số cá thể mang kiểu gen khác bố mẹ ở đời F1 chiếm tỉ lệ 25%.
3. Số cá thể có kiểu hình giống mẹ ở đời F1 chiếm tỉ lệ 28,125%.
4. Tỉ lệ kiểu gen thuần chủng ở đời F1 là 18,75%.
Cho phép lai: P: \(\frac{{Ab}}{{aB}} \times \frac{{AB}}{{ab}}\).Biết rằng mỗi gen qui định một tính trạng trội lặn hoàn toàn, hoán vị gen xảy ra ở cả hai bên với tần số 20%, tỉ lệ cá thể mang một tính trạng trội, một tính trạng lặn ở đời sau chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
Ở một loài thực vật lưỡng bội, tính trạng màu hoa do 2 cặp gen Aa và Bb tương tác theo kiểu bổ trợ. Khi có cả A và B thì qui định hoa đỏ, các kiểu gen còn lại qui định hoa trắng; gen D qui định quả to trội hoàn toàn so với alen d qui định quả nhỏ, các gen phân li độc lập với nhau. Cho cây hoa đỏ, quả nhỏ (P) tự thụ phấn, thu được F1 gồm 2 loại kiểu hình, trong đó kiểu hình hoa đỏ, quả nhỏ chiếm tỉ lệ 56,25%. Cho cây P giao phấn với một cây khác thu được đời con có 4 loại kiểu hình với tỉ lệ 1:1:1:1. Cho rằng không phát sinh đột biến mới. Theo lí thuyết, có bao nhiêu sơ đồ lai phù hợp với kết quả nói trên?